Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

vai trò , chức năng của vitamin e , c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.35 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN HÓA SINH


Tiểu luận chuyên đề
Vai trò , chức năng của vitamin E , C

Người Hướng Dẫn : TS. Nguyễn Văn Rư
Người Thực Hiện : Giàng Thanh Hiệp
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 1
MSV : 1003035 Lớp : D1K1
MỤC LỤC
I, Đặt vấn đề ………………………………………………… 3
II, Vitamin E ( TOCOPHEROL ) ……………………… 3
1, Cấu tạo hóa học của vitamin E
2/ Lý tính
3/Hấp thu và dự trữ:
4 . phân loại vitamin
5. vai trò và chức năng của vitam
6, lưu ý khi Sử dụng vitamin E
7, nguồn vitamin có trong thực phẩm
III, vitamin C ( acid ascorbic )……………………… 14
1.Đôi nét về vitamin C
2 , sự hấp thu của cơ thể với vitamin C
3, Những nguồn cung cấp vitamin C
4. vai trò , chức của vitamin C
IV, Kết luận …………………………………………………… 27
I, Đặt vấn đề
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 2
Vitamin là một nhóm các hợp chất hữu cơ có phân tử nhỏ bé , có cấu tạo hóa
học khác nhau có tính chất hóa học cũng như lý học khác nhau , nhưng chúng


giống nhau ở chỗ rất cần cho hoạt động sống bình thường của bất kỳ cơ thể nào
, nó cần thiết cho quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng cũng như
tham gia xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể . Vitamin phần lớn không tổng hợp
được trong cơ thể mà phải vào theo thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật.
Nhu cầu về vitamin ít nhưng bắt buộc phải có.Hiện nay người ta đã nghiên cứu
và phân lập được trên 30 loại vitamin khác nhau đồng thời đã nghiên cứu các
thành phần , cấu tạo tác dụng sinh lý của chúng. Căn cứ vào tính hòa tan của
vitamin mà ngày nay người ta chia vitamin ra làm 2 nhóm :
- Vitamin tan trong lipid : A , D , E và K
- Vitamin tan trong nước : C và nhóm B
Trong bài tiểu luận này em xin được trình bầy về vai trò , chức năng của 2
vitamin có trong thực vật là vitamin E và vitamin C.
II, Vitamin E ( TOCOPHEROL )
Vitamin E là tên gọi chung để chỉ hai lớp các phân tử (bao gồm các
tocopherol và các tocotrienol) có tính hoạt động vitamin E trong dinh dưỡng.
Vitamin E không phải là tên gọi cho một chất hóa học cụ thể, mà chính xác hơn
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 3
là cho bất kỳ chất nào có trong tự nhiên mà có tính năng vitamin E trong dinh
dưỡng. Chức năng chính của α-tocopherol trong cơ thể người dường như là của
một chất chống ôxi hóa. Nhiều phân tử được đề cập trong các bài chính về
chúng như nói trên đây có thể chuyển hóa lẫn nhau trong cơ thể.
1, Cấu tạo hóa học của vitamin E
Vitamin E được tìm ra khoảng năm 1922, tới năm 1936 được cô lập lần đầu
tiên. Bao gồm 8 loại, phân thành 2 nhóm lớn là tocopherol và tocotrienol. Trong
mỗi nhóm lớn là 4 đồng phân alpha beta, gamma, denta, mỗi loại khác nhau bởi
tính oxi hóa. Cơ thể chúng ta hấp thu cả 8 loại vitamin E, nhưng ta chỉ tích trữ
dạng alpha tocopherol
Ta có thể thấy tocotrienol nhiều hơn tocopherol ba nối đôi trong công thức cấu
tạo, vì thế nên tính chống oxi hóa cũng cao hơn. Thông thường tocotrienol có
trong thực phẩm tự nhiên. Với các viên E tổng hợp, người ta thường dùng alpha

tocopherol do dễ bảo quản hơn.
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 4
2/ Lý tính:
Vitamin E có màu vàng nhạt, bền trong môi trường axit. Trong không khí,
vitamin E dễ bị phá hủy bởi tia tử ngoại.Vitamin E còn khá bền nhiệt, nó có thể
chịu được 170
o
C trong không khí. Nếu ta kết tinh nó trong rượu ở nhiệt độ thấp
-35
o
C, ta sẽ thu được các tinh thể hình kim
Trong cơ thể, vitamin E còn ở các dạng liên kết với các gốc khác như axetat
hoặc succinate
3/Hấp thu và dự trữ:
Vì là 1 vitamin tan trong dầu nên quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra như sau
a. Dưới tác dụng của muối mật, dầu mỡ bị nhũ tương hóa, giọt dầu lớn bị
xé nhỏ ra thành nhiều giọt dầu nhỏ, trong đó có hòa tan vitamin E
b. Vitamin e bị hấp thu ở ruột non, thông qua các lông ruột, theo hệ bạch
huyết chạy về gan. Tại đây sẽ đươc phân phối đến tế bào theo các lipoprotein.
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 5
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hấp thu và dự trữ vitamin E
 Khi ta ăn không đủ vitamin C thì kéo theo việc hấp thu vitamin E sẽ
sụt giảm và ngược lại. Tuy nhiên tác hại do thiếu C gây ra sẽ nghiêm
trọng hơn thiếu E. Cơ thể dễ bị tấn công bới các tác nhân oxi hóa.
Thí nghiệm trên được người ta khảo sát trên chuột, thực hiện trong
21 ngảy, người ta chia chúng ra làm 4 nhóm: nhóm ăn thiếu
vitamin C, nhóm ăn thiếu vitamin E, nhóm ăn đầy đủ và nhóm ăn
thiếu cả hai loại vitamin trên
 Thí nghiệm bằng cách phân lập riêng tế bào gan cho ta kết quả là
vitamin E sẽ có tương tác với nguyên tố canxi trong việc bảo vệ tế

bào gan. Nếu thiếu một trong hai loại thì đầu gây ảnh hưởng đến
khả năng làm việc của loại kia
Việc dự trữ vitamin E
Vitamin E sẽ dự trữ trong mô mỡ, tử cung và tinh dịch, ở gan có một
lương nhỏ, đã bị oxi hóa. Ngoài ra, trong sữa mẹ rất giàu vitamin E, gấp khoàng
2 lần sữa bò, tùy thuộc giai đoạn cho sữa .
4 . phân loại vitamin
Có hai loại vitamin E: Loại có nguồn gốc thiên nhiên và loại tổng hợp.
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 6
- Vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên: Ðược chiết xuất từ dầu thực vật như đậu
tương, ngô, mầm lúa mạch, các loại hạt có dầu như hạt hướng dương. Vitamin E
thiên nhiên là một đồng phân duy nhất của d-alpha tocopherol. Có 4 loại
tocopherol là alpha, beta, gamma và delta, nhưng alpha là dạng chính (Cũng là
vitamin E thiên nhiên) tồn tại trong cơ thể, có tác dụng cao nhất. Tuy nhiên các
dạng khác như beta, gamma và delta dù hoạt tính thấp hơn loại alpha nhưng
cũng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho sức khỏe con người.
- Mặc dù có tác dụng tốt nhất trong các loại tocopherol, nhưng do chiết xuất từ
các thực phẩm thiên nhiên nên không kinh tế, vì vậy người ta đã sản xuất ra loại
vitamin E tổng hợp. có công thức là dl - alpha tocopherol, gồm 8 đồng phân
nhưng chỉ có 1 đồng phân giống vitamin E thiên nhiên là d - alpha tocopherol
(chỉ chiếm 12,5%), vì vậy tác dụng của vitamin E tổng hợp thấp hơn so với loại
có nguồn gốc thiên nhiên.
Vì loại d - alpha tocopherol có tác dụng chính, vì vậy Hội đồng nghiên cứu Quốc
gia Mỹ đã lấy nó làm tiêu chuẩn và dùng đơn vị quốc tế IU để đánh giá hoạt tính
của vitamin E trong các chế phẩm thương mại trên thị trường.
Về cơ chế hấp thu và sử dụng hai loại vitamin E thiên nhiên và tổng hợp trong
cơ thể không có gì khác nhau, nhưng loại vitamin thiên nhiên được sử dụng
nhiều hơn khoảng 50% so với loại tổng hợp. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả
mong muốn thì khi sử dụng vitamin E tổng hợp, phải uống tăng liều lên gấp 1,4
lần so với loại thiên nhiên. Lượng vitamin E dư thừa trong cơ thể do không được

sử dụng sẽ nhanh chóng bị đào thải.
Các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin E có tác dụng chống lại
gốc tự do NO (Oxid Nitric) trong cơ thể (khi chất này dư thừa sẽ gây tác dụng
xấu).
5. vai trò và chức năng của vitamin
a. Tác dụng của vitamin E đối với thai nghén
Khi phát hiện ra vitamin E và nhận thấy nó có tác dụng tốt đối với thai nghén,
người ta đã đặt tên khoa học cho vitamin E là Tocopherol, theo tiếng Hy Lạp
nghĩa là mang lại sự sinh sản. Trong những trường hợp thai nghén thường có
nguy cơ cao như hội chứng rối loạn tăng huyết áp trong thai nghén (Trước đây
gọi là nhiễm độc thai nghén), người ta đã cho thai phụ ở tình trạng tiền sản giật
uống hàng ngày vitamin E phối hợp với vitamin C. Kết quả đã làm giảm nhẹ
bệnh và 76% số bệnh nhân không còn tình trạng tiền sản giật. Người ta cũng
nhận thấy nếu được uống bổ sung thường xuyên 400 đơn vị vitamin E và
1.000mg vitamin C hàng ngày vào 3 tháng giữa của thai kỳ, sẽ làm giảm tỷ lệ
thai phụ bị tiền sản giật. Loại vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên được hấp thu
vào máu và truyền sang thai nhi nhiều hơn và hiệu quả hơn so với loại vitamin E
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 7
tổng hợp. Sở dĩ vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát
triển của thai nhi và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non là do đã trung hòa
hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể.
b. Các tác dụng khác của vitamin E đối với cơ quan sinh sản phụ nữ.
Vitamin E cũng làm giảm nhẹ các triệu chứng chuột rút, đau các bắp cơ hoặc
đau bụng khi hành kinh ở các em gái tuổi vị thành niên. Các em gái nếu được
dùng vitamin E ngay từ đầu của kỳ kinh sẽ giảm được 36% đau khi hành kinh.
- Qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy vitamin E có thể ức
chế quá trình oxy hóa DNA nên đã ức chế hoạt động của chuỗi tế bào ung thư vú,
làm giảm được 95% sự gia tăng tế bào ung thư vú ở người sử dụng alpha
tocopherol, nghĩa là vitamin E có thể gây độc có tính chọn lọc đến các tế bào ung
thư vú.

- Các nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ được bổ sung vitamin E thì tỷ lệ bị
ung thư buồng trứng thấp hơn 67% so với nhóm không được sử dụng. Liều
vitamin E bổ sung hàng ngày là 75mg, tương đương với 110 đơn vị vitamin E
thiên nhiên. Người ta cũng khuyến cáo: Bổ sung vitamin E kèm với vitamin C
hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Ngoài ra vitamin E còn góp phần cải thiện tình dục, giúp noãn (trứng) và tinh
trùng phát triển tốt hơn, nâng cao kết quả điều trị vô sinh.
C . Sự hoạt động của cơ
Thiếu viamin E có thể gây ra hiện tương đau bắp thịt, gây canxi hóa, chai cứng
bắp thịt, có liên quan tới bệnh đau tim, thể hiện rõ ở gà. Ở người, người ta
nghiên cứu thấy rằng, vitamin E cũng góp phần trong việc chữa lành chấn
thương ở cơ bắp do tập luyện quá mức
D. Vitamin E và Ca cùng tương tác với nhau để bảo vệ tế bào gan
E. Vitamin E tham gia bảo vệ hệ thần kinh và não bộ
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 8
Vì trong não và hệ thần kinh có một hàm lượng cholesterol và các acid béo
không no rất lớn, nên vitamin E được xem như có thể bảo vệ não khỏi các tác
nhân oxi hóa. Tuy nhiên, việc này vẫn đang tiến hành nghiên cứu thêm, trước
khi có kết luận cụ thể
F,. Vitamin E đóng vai trò của 1 coenzym trong cơ thể
Vitamin E tham gia trong hệ vận chuyển electron của các phản ứng oxi hóa khử
liên quan tới sự tích lũy năng lượng
G, .Vitamin E cũng góp phần chống lại quá trình suy giảm thị lực ở người già
Một nghiên cứu cho thấy những người dùng vit E khoảng 30IU/ngày sẽ giảm
nguy cơ mù khoảng 15% so với những người dùng ít (<15IU/ngày). Tuy nhiên
nghiên cứu lại không cho kết quả tương tự với liều cao trên 400IU/ngày. Vậy vit
E có thể ngăn cản hoặc làm giảm quá trình mất thị lực ở người già, nhưng
nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành để xác định rõ liều lượng cần thiềt
H, Ngăn cản sự hình thành một số loại ung thư
Người ta tin rằng vitamin e có thể giảm được chứng ung thư ruột, ung thư vú.

Song vẫn đang được nghiên cứu thêm. Nếu ta dùng quá liều vitamin E, thì ta lại
có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn
I, Vitamin E tốt cho người có tiền sử nhồi máu cơ tim
Nó có thể hạn chế sự oxi hóa các LDL, được xem là nguyên nhân của chứng xơ
vữa dộng mạch. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn việc tạo thành các cục máu đông,
gây nghẽn mạch, là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ
J, Vitamin E gia cố thành tế bào máu, chống vón cục lại với nhau
K, Tác dụng chính của vitamin E đối với da và tóc
Hàng ngày, da thường tiếp xúc với ánh nắng có nhiều tia cực tím nên dễ bị hủy
hoại, mất tính chun giãn và sạm lại. Dùng kem bôi da có chứa vitamin E sẽ giúp
giảm sự bốc hơi nước và giảm mức độ nhạy cảm đối với tia cực tím, chống được
sạm da. Ðối với người bị viêm da dị ứng (làm rối loạn màu sắc của da và gây
ngứa do da chứa nhiều IgE), vitamin E có tác dụng giảm nồng độ IgE, trả lại
màu sắc bình thường và làm mất cảm giác ngứa.
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 9
Khi có tuổi, da mất tính chun giãn, đồng thời do tác dụng của lượng gốc tự do
dư thừa sẽ làm da nhăn nheo, mất độ chun giãn, tóc xơ cứng, giòn, dễ gãy,
vitamin E có thể giúp cải thiện tình trạng trên (làm da mềm mại, tóc mượt ít khô
và gãy như trước) do đã làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc.
- Mặt nạ mờ sẹo
Trộn bột mì, bột nghệ, nước và một nửa viên nang vitamin E thành hỗn hợp đắp
mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Mặt nạ có tác dụng làm sạch,
cải thiện sắc tố da và làm mờ sẹo.
- Nước hoa hồng
Trộn một nửa viên nang vitamin E với nước hoa hồng để thoa lên mặt sau khi
rửa mặt sẽ có tác dụng giữ ẩm và giảm sẹo thâm.
- Trị sẹo
Bôi trực tiếp vitamin E trên vết sẹo sẽ làm sáng vết sẹo một cách bất ngờ nếu
mỗi ngày sử dụng 2 lần.
- Điều trị da nhạy cảm

Với những Eva có làn da nhạy cảm, hãy bôi vitamin E lên toàn bộ khuôn mặt
trước khi trang điểm sẽ giảm triệu trứng kích ứng da.
- Điều trị vết bỏng
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 10
Thoa dầu vitamin E vào vết bỏng sẽ có tác dụng giảm bớt vết sẹo do bỏng sau
này.
- Chăm sóc móng
Trước khi đi ngủ, hãy thoa dầu vitamin E lên móng tay có tác dụng nuôi dưỡng
móng chắc khỏe.
- Trị quầng mắt
Thoa vitamin E lên vùng quầng mắt sẽ giúp giảm phần da sậm màu sau một thời
gian sử dụng.
- Trị nếp nhăn
Thoa dầu vitamin E lên mặt và để qua đêm có tác dụng giảm nếp nhăn, làm da
căng mịn.
- Trị cháy nắng
Khi làn da bị cháy nắng, bạn có thể thoa dầu vitamin E vào vùng da ửng đỏ để
giảm bớt tình trạng phồng rát của da.
- Xóa vết rạn da
Với phụ nữ mang thai hoặc tăng cân quá nhanh có thể sử dụng vitamin E thoa
vào vùng da rạn để chữa trị.
6, lưu ý khi Sử dụng vitamin E
Nói chung việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa, không được sử
dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Liều cần thiết cho cơ thể sử dụng
hàng ngày trung bình khoảng từ 100-400 đơn vị. Vitamin E hầu như không có
tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi lạm dụng vitamin
E, dùng liều quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy,
chóng mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh
chóng mất đi sau khi ngừng thuốc.
Tuy nhiên vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống động gây chảy

máu. , Khi dùng chung với A
7 nguồn vitamin có trong thực phẩm
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 11
-Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, các loại rau cải, xà lách, đặc biệt
trong mầm hạt, và trong dầu hạt cây như hướng dương, lạc
-Trong thực phẩm, các nguồn phổ biến nhất chứa vitamin E là các loại
dầu thực vật như cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu. Các loại
quả kiên, hạt hướng dương, quả nhót gai (Hippophae spp.), dương đào
(Actinidia spp.) và mầm lúa mì cũng là các nguồn cung cấp vitamin E. Các
nguồn khác có hạt ngũ cốc, cá, bơ lạc, các loại rau lá xanh. Mặc dù ban
đầu vitamin E được chiết ra từ dầu mầm lúa mì, nhưng phần lớn các
nguồn bổ sung vitamin E tự nhiên hiện nay lại tách ra từ dầu thực vật,
thông thường là dầu đậu tương
– Trong trái cây người ta cũng tìm thấy vitamin E, tuy nhiên với số
lượng không nhiều
III, vitamin C ( acid ascorbic )
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 12
1. Đôi nét về vitamin C
a, khái niệm
Vitamin C, sinh tố C hay acid ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho
các loài sinh trưởng bậc cao, và cho một số nhỏ các loài khác. Sự hiện diện của
ascorbat là cần thiết trong một loạt các phản ứng trao đổi chất trong tất cả các
động vật và cây cối và được tạo ra trong cơ thể bởi hầu như tất cả các cơ thể
sinh vật, loại trừ loài người. Đây là một chất được mọi người biết đến rộng rãi
là một vitamin mà thiếu nó thì sẽ gây ra bệnh scorbut cho con người.
b, Tính chất
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 13
-Vitamin C kết tinh không màu hoặc hơi vàng, rất dễ tan trong nước 300g/lít).
Dung dịch nước 5% có pH=3. Có khi dùng dạng muối natri dễ tan trong nước
hơn (900g/lít).

-Sự hiện diện của ascorbat là cần thiết trong một loạt các phản ứng trao đổi
chất trong tất cả các động vật và cây cối và được được tạo ra trong cơ thể bởi
hầu như tất cả các cơ thể sinh vật, ngoại trừ loài người .
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 14
2 , sự hấp thu của cơ thể với vitamin C
Sự hấp thu ở ruột của các vitamin C được quyết định bởi liều phụ thuộc, từ đó
kích hoạt sự vận chuyển. Tế bào tích lũy vitamin C thông qua một protein vận
chuyển riêng biệt thứ 2. Nghiên cứu invitro phát hiện ra rằng vitamin C đã
OXH, , hoặc acid dehydro ascorbic, đi vào trong tế bào thông qua các qúa trình
vận chuyển thuận lợi Glucose, sau đó phân giải để tạo thành Acid Ascorbic. Tầm
quan trọng về mặt sinh lý của việc hấp thu acid dehydro ascorbic, và sự đóng
góp của nó cho việc sử dụng vitamin C nói chung là chưa được biết đến. Vitamin
C theo đuờng uống có trong mô và nồng độ trong huyết tuơng luôn đựợc cơ thể
kiểm soát chặt chẽ. Khoảng 70 % - 90% lượng vitamin C được hấp thụ và đưa
vào cơ thể trung bình khoảng 30 – 50mg/ngày. Tuy nhiên, với liều cao hơn 1 g /
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 15
ngày , sự hấp thụ sẽ giảm xuống dưới 50% và phần hấp thu cũng như không
chuyển hóa của acid ascorbic bị thải ra ngoài qua nứoc tiểu. Kết quả từ các
nghiên cứu dược động học cho thấy rằng với liều uống acid ascorbic 1,25 g /
ngày thì nồng độ vitamin C trong huyết tuơng là 135 micromol / L, và cao hơn
hai lần so với những người sử dụng 200-300 mg / ngày từ thực phẩm giàu
vitamin C. Mô hình dược động học cũng dự đoán rằng thậm chí với liều 3 g acid
ascorbic uống sau mỗi 4 giờ thì cũng chỉ tạo nông độ vitamin C trong huyết
tuơng khoảng 220 micromol / L.
Tổng luợng vitamin C của cơ thể vào khoảng 300mg ( gần mức bị bệnh Scorbut
) đến khoảng 2g. Mức nồng độ cao của vitamin C ( tính theo mili mol) đuợc duy
trì trong tế bào và mô, và cao nhất trong bạch cầu ( các tế bào máu trắng ) mắt,
tuyến thượng thận, tuyến yên, và não . Mức nồng độ tương đối thấp của vitamin
C ( nồng độ micro mol ) có trong trong dịch ngoại bào như huyết tương , các tế
bào hồng cầu , và nước bọt.


Bảng 1: Chế độ dinh duỡng khuyến nghị đối với vitamin C [8]
Lứa tuổi Nam Nữ
Phụ nữ có
thai
Phụ nữ
cho con

0-6 tháng 40 mg* 40 mg*
7-12 tháng 50 mg* 50 mg*
1–3 tuổi 15 mg 15 mg
4–8 tuổi 25 mg 25 mg
9–13 tuổi 45 mg 45 mg
14–18 tuổi 75 mg 65 mg 80 mg 115 mg
19+ tuổi 90 mg 75 mg 85 mg 120 mg
Người hút
thuốc lá
Những người hút thuốc cần 35 mg / ngày luợng
vitamin C,
nhiều hơn so người không hút thuốc .
3, Những nguồn cung cấp vitamin C
Trái cây và rau quả là nguồn chứa nhiều vitamin C nhất ( bảng 2 ). Các loại
quả họ cam quýt, cà chua, nước ép cà chua và khoai tây cung cấp vitamin C
chính cho chế độ ăn của người Mỹ. Các nguồn thực phẩm khác bao gồm ớt đỏ, ớt
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 16
xanh , quả kiwi , bông cải xanh, dâu tây, bắp cải , và dưa đỏ ( bảng 2 ). Mặc dù
vitamin C không phải là thành phần tự nhiên có sẵn trong các loại ngũ cốc,
nhưng nó đuợc tăng cừong thêm vào các bữa ăn nhẹ . Vitamin C có trong thực
phẩm có thể bị giảm bởi quá trình bảo quản dài hay quá trình nấu nuớng vì acid
ascorbic tan trong nước và dễ bị phá hủy bởi nhiệt. Hấp hoặc nuớng trong lò vi

sóng có thể làm giảm bớt sự phân hủy vitamin C. May mắn là những nguồn thức
ăn cung cấp nhiều nhất vitamin C , chẳng hạn như trái cây và rau quả , thường
được ăn sống . Tiêu thụ 5 loại trái cây và rau quả mỗi ngày có thể cung cấp hơn
200 mg vitamin C cho cơ thể.
Bảng 2: Lựa chọn nguồn thức ăn chứa Vitamin C
Thức ăn Miligam cung cấp Phần trăm giá trị hàng ngày
Ớt đỏ, ớt ngọt,
ăn sống, ½ cốc
95 158
Nứoc Cam, ¾
cốc
93 155
Cam , 1 quả
vừa
70 117
Nứoc ép bưởi,
¾ cốc
70 117
Quả kiwi , 1
quả
64 107
Ớt xanh, ngọt,
ăn sống, ½ cốc
60 100
Bong cải xanh,
nấu canh, ½
cốc
51 85
Dâu tây. Còn
tuỏi,cắt lát. ½

cốc
49 82
Bắp cải, nấu
canh, ½ cốc
48 80
Buởi, ½ quả 39 65
Bông cải xanh,
ăn sống, ½ cốc
39 65
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 17
Bảng 2: Lựa chọn nguồn thức ăn chứa Vitamin C
Thức ăn Miligam cung cấp Phần trăm giá trị hàng ngày
Nứoc ép cà
chua, ¾ cốc
33 55
Dưa đỏ, ½ cốc 29 48
Cải bắp, nấu
canh, ½ cốc
28 47
Súp lơ, ăn sống,
½ cốc
26 43
Khoai tây,
nuớng, 1 củ
17 28
Cà chua , sống,
1 quả
17 28
Rau chân vịt,
nấu canh, ½

cốc
9 15
Đậu xanh, ướp
lạnh, nấu canh,
½ cốc
8 13

4. vai trò , chức của vitamin C
Do Vitamin C là một chất chống oxy hóa và vai trò của nó trong chức năng
miễn dịch ,nên vitamin C được coi như một phương tiện giúp ngăn chặn, điều trị
các chứng bệnh của cơ thể.Ở phần này chúng ta tập trung vào bốn bệnh và các
rối loạn mà trong đó vitamin C đóng một vai trò nhất định: ung thư (bao gồm cả
dự phòng và điều trị ) , bệnh tim mạch , thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi
tác (AMD), đục thủy tinh thể , và cảm lạnh thông thường.
a, Tác dụng phòng chống điều trị ung thư
- phòng chống ung thư
Bằng chứng dịch tễ học cho thấy rằng một nguời tiêu thụ nhiều loại trái cây và
rau quả sẽ có nguy cơ thấp đối với hầu hết các loại ung thư có lẽ một phần là
do hàm lượng vitamin C cao hơn vì vitamin C có thể hạn chế sự hình thành các
chất gây ung thư , như nitrosamines, và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch xảy
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 18
ra trong cơ thể thông qua chức năng chống oxy hóa và làm giảm tác hại của
các phản ứng oxy hóa có thể dẫn đến ung thư.
Hầu hết các nghiên cứu bệnh chứng tìm thấy rằng có mối liên quan thuận
nghịch giữa chế độ ăn uống bổ sung vitamin C và các loại ung thư , phổi, vú, đại
tràng hoặc trực tràng dạ dày, thanh quản, miệng , khoang miệng họng , thực
quản. Nồng độ trong huyết tương của vitamin C cũng thấp hơn ở những người
mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên ,nguời ta nhận thấy rằng bằng chứng từ các cuộc nghiên cứu thuần
tập tương lai là không phù hợp , có thể là do lượng vitamin C cung cấp cho cơ

thể khác nhau giữa các nghiên cứu. Trong một nghiên cứu thuần tập với 82.234
phụ nữ trong độ tuổi từ 33-60 năm từ chuơng trình nghiên cứu sức khỏe phụ
nữ,thi những nhóm trung bình tiêu thụ khoảng 205 mg / ngày vitamin C từ thực
phẩm ( nhóm được cung cấp nhiều nhất ) so với nhóm trung bình tiêu thụ 70 mg
/ ngày (nhóm cung cấp ít nhất) và từ đó có liên hệ nhóm 63% có nguy cơ bị ung
thư vú thấp ở phụ nữ tiền mãn kinh có tiền sử gia đình có nguời bị bệnh ung
thư vú .Trong khi đó, Kushi và các đồng nghiệp không nhận thấy nguy cơ ung
thư vú thấp đáng kể ở phụ nữ sau mãn kinh đưa vào 198 mg vitamin C / ngày
(cao nhất) từ thức ăn so với những người tiêu thụ ít hơn 87 mg / ngày ( thấp
nhất) . Một đánh giá của Carr và Frei kết luận rằng trong phần lớn các nghiên
cứu thuần tập tương lai không báo cáo đuợc về nguy cơ thấp của bệnh ung thư
,hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều có lựong vitamin C đưa vào
tương đối cao , với lựong đưa vào cao hơn 86 mg / ngày ở những nhóm thấp
nhất .Những nghiên cứu báo cáo về mức nguy cơ thấo bệnh ung tư đã tìm thấy
có những mối liên quan ở các cá nhân với vitamin C đưa vào cơ thể ít nhất là
80-110 mg / ngày , một mức gần với sự bão hòa vitamin C ở mô.
Bằng chứng từ hầu hết các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy rằng bổ
sung vitamin C , kết hợp với các vi chất dinh dưỡng khác , không ảnh hưởng đến
nguy cơ ung thư . Trong nghiên cứu về việc bổ sung chất dinh dưỡng và chất
khoáng, đuợc thực hiện ngẫu nhiên, mù đôi, thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát
giả dược đối với 13.017 người lớn khỏe mạnh ở Pháp đã được bổ sung chất
chống oxy hóa với 120 mg acid ascorbic, 30 mg vitamin E , 6 mg beta-carotene,
100 mcg selen, và 20 mg kẽm , hoặc giả dược. Sau thời gian theo dõi trung bình
khoảng 7,5 năm ,nhận thấy việc bổ sung chất chống oxy hóa làm giảm tỷ lệ ung
thư ở nam giới, nhưng không làm giảm ở phụ nữ . Ngoài ra , còn liên quan đến
những chất chống oxy hóa có mối liên hệ với nguy cơ ung thư ở nam giới ,
nhưng phụ nữ thì không.
Bổ sung vitamin C 500 mg / ngày cộng với 400 IU/ngày vitamin E trong một
thời gian theo dõi trung bình khoảng 8 năm,nhận thấy không thành công trong
việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hoặc các bệnh ung thư khác so với

Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 19
dùng giả dược ở nam giới trung niên và cao tuổi tham gia trong các cuộc
nghiên cứu về sức khỏe của bác sĩ. Kết quả tương tự đối với những phụ nữ tham
gia vào chưong trình nghiên cứu về chống oxi hóa ở phụ nữ có bệnh tim mạch
[35] . So với giả dược ,việc bổ sung vitamin C với lượng 500 mg / ngày trong
thời gian trung bình 9,4 năm cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ mắc
ung thư hoặc tử vong do ung thư . Trong một thử nghiệm can thiệp lớn thực
hiện ở Linxian , Trung Quốc, bổ sung hàng ngày của vitamin C 120g cộng với
molypden 30 mcg/ngày trong vòng 5-6 năm cũng ảnh hưởng không đáng kể
đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư thực quản hoặc dạ dày. Hơn nữa, trong
quá trình theo dõi 10 năm , chế độ bổ sung này không ảnh hưởng đáng kể đến
các bệnh khác hoặc tử vong do ung thư dạ dà, thực quản và các loại ung thư
khác . Theo một đánh giá năm 2008 về bổ sung vitamin C và các chất chống oxy
hóa khác để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa thì không tìm được bằng
chứng thuyết phục nào cho thấy rằng vitamin C (hoặc beta-carotene , vitamin A,
vitamin E) ngăn ngừa được bệnh. Một khảo sát tương tự của Coulter và các
cộng sự phát hiện ra rằng bổ sung vitamin C, kết hợp với vitamin E , không có
ảnh hưởng đáng kể tới nguy cơ tử vong do ung thư ở người khỏe mạnh.
Hiện tại ,các bằng chứng đang trái nguợc nhau về việc liệu rằng chế độ ăn
uống bổ sung vitamin C có ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư hay không?. Kết
quả từ hầu hết các thử nghiệm lâm sàng cho thấy một cách khiêm tốn rằng khi
bổ sung vitamin C riêng rẽ hoặc cùng với các chất dinh dưỡng khác không có lợi
ích gì trong việc phòng chống ung thư.
Một hạn chế đáng kể trong việc làm sáng tỏ những nghiên cứu này là do các
nhà nghiên cứu không đo được nồng độ trước và sau khi bổ sung vitamin C.
Nồng độ Vitamin C trong huyết tuơng và mô luôn được kiểm soát chặt chẽ ở
người. Nếu lượng đưa vào cơ thể là 100 mg hoặc cao hơn , thì nồng độ vitamin C
ở tế bào sẽ đạt bão hòa còn nếu bổ sung 200 mg/ngày thì nồng độ trong huyết
tương chỉ tăng nhẹ . Nếu mức nồng độ vitamin C đã gần bão hòa ở thời điểm ghi
chép của nghiên cứu , thì sẽ có ít hoặc không có sự khác biệt về kết quả đo.


- Điều tri ung thư
Khoảng những năm 1970,những nghiên cứu của Cameron , Campbell, và
Pauling đề nghị rằng với liều cao vitamin C có mang lại lợi ích về triệu chứng và
thời gian sống ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối . Tuy nhiên, những
nghiên cứu tiếp theo bao gồm cả nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi , thử nghiệm
lâm sàng đối chứng giả dược của Moertel và các cộng sự tại Bệnh viện Mayo
đồng tình với những phát hiện này . Trong nghiên cứu của Moertel , bệnh nhân
ung thư đại trực tràng được cung cấp 10 g / ngày vitamin C có tình trạng không
được cải thiện hơn so với những người nhận giả dược . Trong nghiên cứu đánh
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 20
giá những tác động của vitamin C ở những bệnh nhân bị ung thư năm 2003, các
tác giả đã kết luận rằng vitamin C trao không có lợi ích đáng kể tới tỷ lệ tử vong.
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng những đuờng đưa vitamin C vào cơ thể
(đường tĩnh mạch,đường uống) có thể giải thích cho việc xảy ra xong đột giữa
kết quả của các nghiên cứu . Hầu hết các thử nghiệm can thiệp , trong đó có thí
nghiệm của Moertel và các cộng sự tiến hành mà chỉ sử dụng đường uống ,
trong khi Cameron và các đồng nghiệp đã sử dụng cả đường uống và tiêm tĩnh
mạch (IV) . Dùng đường uống vitamin C, thậm chí liều rất lớn ,chỉ có thể nâng
nồng độ vitamin C huyết tuơng tối đa chỉ khoảng 220 micromol / L , trong khi
dùng đường tiêm tĩnh mạch có thể nồng độ trong huyết tương lên tới 26.000
micromol / L .Với mức nồng độ này sẽ gây độc chọn lọc trên các tế bào khối u
trong ống nghiệm.
Nghiên cứu ở chuột cho thấy với liều dược lý của vitamin C theo đường tĩnh
mạch có thể cho thấy hứa hẹn trong điều trị điều trị u . Một nồng độ cao vitamin
C có thể phản ứng như một chất có khả năng oxy hóa và tạo ra hydrogen
peroxide có độc tính chọn lọc đối với các tế bào ung thư . Dựa trên những phát
hiện và báo cáo về một vài trường hợp bệnh nhân ung thư tiến triển có thời gian
sống sót đáng kể sau khi tiêm liều cao IV vitamin C, các nhà nghiên cứu đã đánh
giá lại việc sử dụng tiêm tĩnh mạch liều cao vitamin C như là một loại thuốc để

điều trị ung thư.
Như đã thảo luận dưới đây,nguời ta không chắc chắn rằng liệu bổ sung
vitamin C và chất chống oxy hóa khác có thể tương tác với phưong pháp hóa trị
và xạ trị trong điều trị ung thư hay không ?. Do đó , cá nhân trải qua các liệu
pháp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ung thư trước khi uống
vitamin C hoặc bổ sung chất chống oxy hóa khác , đặc biệt là với liều lượng cao.
b, Bệnh tim mạch:
Bằng chứng từ nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng bổ sung nhiều loại
trái cây và rau quả có liên quan với việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Sự liên hệ
này có thể là là do trong các thực phẩm này có các chất chống OXH do đó làm
giảm tác hại của các phản ứng OXH trong cơ thể,tác dụng này bao gồm việc
thay đổi đặc tính OXH của lipoprotein mật độ thấp ,đây là nguyên nhân chính
của bệnh tim mạch. Ngoài đặc tính chống oxy hóa, vitamin C đã được chứng
minh làm giảm hoạt động bạch cầu đơn nhân trong nội mô , cải thiện việc sản
xuất nitric oxid phụ thuộc nội mô và giãn mạch , làm giảm sự chết của tế bào cơ
trơn mạch máu, ngăn ngừa sự mất ổn định mảng trong xơ vữa động mạch.
Kết quả từ các nghiên cứu tiền cứu xem xét mối liên hệ giữa lượng vitamin C
đưa vào cơ thể và nguy cơ bệnh tim mạch là mâu thuẫn nhau. Trong một nghiên
cứu sức khỏe y tá, một nghiên cứu triển vọng kéo dài 16 năm với sự tham gia
của 85.118 nữ y tá ,nhận thấy tổng lượng vitamin C từ chế độ ăn uống và các
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 21
nguồn bổ sung lệ nghịch với nguy cơ bệnh mạch vành . Tuy nhiên, lượng vitamin
C từ chế độ ăn uống riêng rẽ cho thấy không có liên hệ đáng kể nào cho thấy
rằng người sử dụng bổ sung vitamin C có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch
vành . Một nghiên cứu khác, nhỏ hơn nhiều chỉ ra rằng phụ nữ mãn kinh bị bệnh
tiểu đường cung cấp ít nhất 300 mg / ngày vitamin C thì tăng nguy cơ tử vong
do bệnh mạch vành.
Một nghiên cứu tiềm năng với 20.649 người truởng thành ỏ Anh phát hiện ra
rằng những nhóm mà có nồng độ vitamin C huyết tương cao nhất có nguy cơ bị
đột quỵ thấp hơn 42% so với các nhóm khác. Trong cuộc nghiên cứu sức khỏe

của các bác sĩ , các bác sĩ nam được sử dụng bổ sung vitamin C trong thời gian
trung bình là 5,5 năm không liên quan đáng kể tới việc giảm tổng tỷ lệ tử vong
do tim mạch và bệnh mạch vành . Một phân tích khác bao gồm chín nghiên cứu
tiền cứu với 293.172 đối tượng không mắc bệnh mạch vành, phát hiện ra rằng
những người được bổ sung trên 700 mg / ngày có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn
25% so với nguời không bổ sung vitmin C . Các tác giả của một cuộc ngiên cứu
thuần tập tổng quát trong đó có 14 nghiên cứu báo cáo về theo dõi sử dụng
vitamin C trong 10 năm , đã kết luận rằng chế độ ăn uống, nhưng không bổ sung
thêm vitamin C lệ nghịch với nguy cơ bệnh mạch vành
Kết quả từ hầu hết các thử nghiệm can thiệp lâm sàng không cho thấy tác
dụng có lợi của việc bổ sung vitamin C về phòng, chống chống sơ cấp hay thứ
cấp bệnh tim mạch . Trong cuộc nghiên cứu về chất chống oxi hóa ở phụ nữ bị
bệnh tim mạch , với 8.171 phụ nữ độ tuổi 40 hoặc lớn tuổi với tiền sử bệnh tim
mạch ,đựoc bổ sung 500 mg Vitamin C / ngày trong thời gian bình quân 9,4
năm, cho thấy không có hiệu quả tổng thể trên các biến cố tim mạch. Tương tự
như vậy, bổ sung vitamin C (500 mg / ngày) trong thời gian trung bình là 8 năm
không có tác dụng trên các biến cố tim mạch với bác sĩ nam tham gia vào
chương trình nghiên cứu sức khỏe bác sĩ II
Các thử nghiệm lâm sàng khác đã kiểm tra ảnh hưởng của dạng bổ sung kết hợp
giữa vitamin C với các chất chống oxy hóa như vitamin E và beta- carotene tới
bệnh tim mạch, điều này khó khăn hơn việc đánh giá sự đóng góp của vitamin C
một cách riêng rẽ. Nghiên cứu SU.VI.MAX kiểm tra những tác động của dạng kết
hợp vitamin C (120 mg / ngày ) , vitamin E ( 30 mg / ngày ) , beta -carotene (6
mg / ngày ) , selenium (100 mcg / ngày) , và kẽm (20 mg / ngày ) ở 13.017
người dân Pháp . Sau thời gian theo dõi trung bình khoảng 7,5 năm ,dạng bổ
sung kết hợp này không có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch do thiếu máu cục bộ ở
cả nam và nữ giới . Trong nghiên cứu ( WAVE) chụp tia X mạch vitamin và
Estrogen, liên quan đến 423 phụ nữ mãn kinh đã có it nhất một lần bị hẹp động
mạch vành 15% -75% ,họ được bổ sung 500 mg vitamin C cộng với 400 IU
vitamin E hai lần mỗi ngày, và kết quả là sự bổ sung này cũng không có lợi ích

Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 22
cho tim mạch , nhưng tăng đáng kể tất cả các nguyên nhân gây tử vong so với
giả dược.
Trong một phân tích tổng quát các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát năm
2006, các tác giả đã kết luận rằng bổ sung các chất chống oxy hóa ( vitamin C
và E và beta-carotene hoặc selen ) không ảnh hưởng đến sự tiến triển của xơ
vữa động mạch. Tương tự như vậy, hệ thống các tác dụng của vitamin C về
phòng, chống và điều trị các bệnh tim mạch cũng không cho thấy có tác dụng
thuận lợi về phòng, chống bệnh tim mạch . Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã công
bố dữ liệu từ thử nghiệm Linxian , một thử nghiệm can thiệp về dinh dưỡng dân
số tiến hành ở Trung Quốc. Trong thử nghiệm này , bổ sung hàng ngày vitamin C
(120 mg ) cộng với molypden (30 mcg) trong 5-6 năm làm giảm đáng kể nguy
cơ tử vong do mạch máu não 8% trong thời gian 10 năm theo dõi đến khi kết
thúc sự can thiệp chủ động.
Mặc dù dữ liệu từ thử nghiệm Linxian cho thấy có thể có lợi ích trong bổ sung
các chất chống OXH,nhưng trên tổng thể , những phát hiện từ hầu hết các thử
nghiệm can thiệp không cung cấp đủ bằng chứng thuyết phục rằng bổ sung
vitamin C có chống lại bệnh tim mạch, làm giảm tình trạng bệnh hoặc tử vong
hay không? . Tuy nhiên, như được thảo luận trong phần phòng chống ung thư ,
các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đối với vitamin C được giới hạn bởi thực tế
rằng nồng độ vitamin C trong huyết tương và mô được kiểm soát rất chặt chẽ
trong cơ thể . Nếu nồng độ vitamin C đã gần bão hòa ở thời điểm bắt đầu nghiên
cứu thì sau khi bổ sung sẽ có ít hoặc không có sự khác biệt về kết quả đo.
c, Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) và đục thủy tinh thể:
Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và đục thủy tinh thể là hai trong
số những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở nguời cao tuổi. Rối loạn các
phản ứng oxy hoá cũng là nguyên nhân gây nên 2 bệnh trên . Vì vậy, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng vitamin C và các chất chống oxy hóa khác
đóng một vai trò nhất định trong điều trị các bệnh này.
Một nghiên cứu thuần tập tại Hà Lan phát hiện ra rằng người lớn từ 55 tuổi

trở lên với chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin C cũng như beta-carotene ,
kẽm và vitamin E có làm giảm nguy cơ AMD . Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu
tiền cứu không ủng hộ những phát hiện này . Các tác giả của một cuộc nghiên
cứu tổng hợp các nghiên cứu thuần tập tuơng lai và thử nghiệm lâm sang ngẫu
nhỉên năm 2007 kết luận rằng các bằng chứng hiện tại không đủ đê khẳng định
vai trò của vitamin C và chất chống oxy hóa khác , trong đó có chất chống oxy
hóa bổ sung, là có khả năng phòng ngừa tiên phát với AMD giai đoạn sớm.
Mặc dù các nghiên cứu đó đã không chỉ ra đựoc vai trò của các chất chống
OXH trong quá trình phát triển của AMD ,nhưng có một số bằng chứng cho thấy
rằng chúng có thể giúp làm chậm sự tiến triển của AMD. Nghiên cứu các bệnh về
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 23
mắt ở từng lứa tuổi ( AREDS ) , là ngiên cứu lớn, ngẫu nhiên, thử nghiệm lâm
sang có kiểm soát giả duợc , đánh giá hiệu quả của việc đưa vào cơ thể liều cao
các chất chống oxy hóa ( 500 mg vitamin C, 400 IU vitamin E , 15 mg beta-
carotene, 80 mg kẽm, và 2 mg đồng) trên 3.597 người lớn tuổi mắc AMD với
nhiều mức độ khác nhau. Sau một thời gian theo dõi trung bình là 6,3 năm ,
người tham gia bị AMD mức độ trung bình đã được bổ sung chất chống oxy hóa,
có nguy cơ tiến triển lên AMD nặng thấp hơn 28% so với những người tham gia
đuợc nhận giả duợc.
Chế độ ăn cung cấp nhiều vitamin C và nồng độ Ascorbat trong huyết tuơng
có liên quan với sự giảm nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể . Trong một
nghiên cứu thuần tập tương lai kéo dài 5 năm tại Nhật Bản với 30.000 người
trưởng thành độ tuổi từ 45-64, chế độ ăn uống giàu vitamin C có liên quan với
giảm nguy cơ đục thủy tinh thể tiến trỉển. Kết quả từ hai nghiên cứu bệnh chứng
chỉ ra rằng, đưa vào cơ thể 300 mg vitamin C / ngày làm giảm khoảng 70%
-75% nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể.Mặt khác, sử dụng bổ sung vitamin C
có liên quan với nguy cơ cao của đục thủy tinh thể theo lứa tuổi trong một
nghiên cứu thuần tập với 24.593 phụ nữ Thụy Điển từ 49-83 tuổi. Những phát
hiện này được áp dụng cho nghiên cứu với đối tuợng sử dụng vitamin C liều cao
( khoảng 1.000 mg / ngày ) và không để đối tuợng sử dụng vitamin tổng hợp có

chứa hơn đáng kể vitamin C ( khoảng 60 mg / ngày ) .
Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sang đều có giới hạn. Trong một nghiên cứu ,
người Trung Quốc bổ sung hàng ngày 120 mg vitamin C cộng với molypden 30
mcg trong 5 năm nhưng nguy cơ đục thủy tinh thể không thấp hơn đáng kể. Tuy
nhiên , người lớn từ 65-74 tuổi nhận đuợc khoảng 180 mg vitamin C cộng thêm
30 mcg molypden kết hợp với các chất dinh dưỡng khác trong một hỗn hợp đa
vitamin / khoáng chất, giảm đến 43% nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể so
với những người dùng giả dược . Trong nghiên cứu AREDS ,ở người lớn tuổi ,
được bổ sung 500 mg vitamin C, 400 IU vitamin E , và 15 mg beta-carotene
trong thời gian trung bình là 6,3 năm nguy cơ đục thủy tinh thể phát triển hay
tiến triển không thấp hơn đáng kể.
Nhìn chung , các bằng chứng hiện có không chỉ ra rõ ràng rằng vitamin C,
dùng đơn lẻ hoặc với các chất chống oxy hoá khác ,có ảnh hưởng đến nguy cơ
phát triển AMD , mặc dù một số bằng chứng cho từ nghiên cứu AREDS chỉ ra nó
có thể làm chậm AMD tiến triển . Một nghiên cứu theo dõi khác, AREDS 2, sẽ điều
tra những ảnh hưởng trên AMD của sự kết hợp có sửa đổi của các vitamin và
khoáng chất .Và mối liên hệ giữa lượng vitamin C và sự hình thành đục thủy tinh
thể cần phải được điều tra thêm.
d, Cảm lạnh thông thường
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 24
Trong những năm 1970 , Linus Pauling đề xuất ý kiến rằng vitamin C có thể
thành công trong việc điều trị và ngăn ngừa cảm lạnh thông thường .Nhưng kết
quả của các nghiên cứu tiếp có kiểm soát tiếp theo không phù hợp, dẫn đến sự
nhầm lẫn và tranh cãi , mặc dù mối quan tâm của công chúng cho các vấn đề
vẫn còn cao.
Năm 2007,Một cuộc thử nghiệm Cochrain sử dụng giả dựoc có kiểm soát
đánh giá với những cá nhân sử dụng ít nhất 200 mg / ngày vitamin C một cách
liên tục như là một đọt điều trị dự phòng hoặc dùng sau khi đã có khởi phát
triệu chứng cảm lạnh . Sử dụng dự phòng vitamin C không làm giảm đáng kể
nguy cơ phát triển cảm lạnh trong cộng đồng . Tuy nhiên , trong các thử nghiệm

trên các vận động viên marathon , trượt tuyết , và binh lính tiếp xúc với quá
trình luyện tập khắc nghiệt và môi trường lạnh , sử dụng vitamin C với liều
lượng khác nhau , từ 250 mg / ngày đến 1 g / ngày để phòng bệnh thì cung giảm
được tỷ lệ bị cảm lạnh đến 50%. Trong cộng đồng nói chung , việc sử dụng dự
phòng vitamin C phòng cảm lạnh, khá khiêm tốn khi chỉ giảm 8% ở người lớn và
14% ở trẻ em . Khi bổ sung sau khi khởi phát triệu chứng cảm lạnh , vitamin C
không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng, thời gian hoặc triệu chứng của
bệnh.
Nhìn chung , các bằng chứng cho đến nay cho thấy nếu đưa vào vitamin C ít
nhất 200 mg / ngày thì không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thông thường
trong cộng đồng, nhưng với lượng như vậy vẫn có thể rất hữu ích ở những
người tiếp xúc với môi truờng tập luyện khắc nghiệt, môi trường lạnh và nguời
có tình trạng vitamin C thấp , chẳng hạn như nguời cao tuổi và những nguời
nghiện thuốc lá mãn tính. Việc sử dụng bổ sung vitamin C có thể rút ngắn thời
gian của cơn cảm lạnh thông thường và cải thiện triệu chứng cũng như mức độ
nghiêm trọng của bệnh trong cộng đồng , có thể là do tác dụng chống histamine
khi sử dụng liều cao vitamin C . Tuy nhiên, uống vitamin C sau khi khởi phát
triệu chứng cảm lạnh thì không xuất hiện tác dụng
e, Thúc đẩy sự hình thành collagen.
Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết
thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch,
chảy máu dưới da, chảy máu lợi, vỡ mao mạch, gây nhiều đám xuất huyết),
thành mạch yếu…đặc biệt là hiện tượng thường thấy ở bệnh scorbut.
f,Chất kích hoạt enzyme.
Tiểu luận Vitamin E , Vitamin C Page 25

×