Trường THPT Nguyễn Du đề kiểm tra môn: vật lí 12-ban cơ bản
Họ và tên: ………………… Thời gian: 45’
Lớp : ………
Đề 1
I. Trắc nghiệm (6 điểm):
Câu 1: Một chất điểm khối lượng m = 100g, dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương
trình
x= 4cos(2t) cm. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm là:
A. E = 3200J. B. E = 3,2J. C. E = 0,32J. D. E = 0,32 mJ.
Câu 2: Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, khi chiều dài của dây dẫn tăng lên 4 lần thì chu
kì của con lắc thay đổi như thế nào?
A. Giảm 2 lần. B. Tăng 2 lần.
C. Giảm 4 lần. D. Tăng 4 lần.
Câu 3: Phát biều nào sau đây là đúng?
Năng lượng của một vật dao động điều hoà:
A. Tỉ lệ nghịch với biên độ dao động. B. Tỉ lệ nghịch với bình phương biên
độ dao động.
C. Tỉ lệ thuận với biên độ dao động. D. Tỉ lệ thuận với bình phương biên độ dao
động.
Câu 4: Một vật dao động điều hoà có phương trình:
5cos(50 )
3
x t
(cm). Biên độ, chu kì của
dao động:
A. A = 5 cm; T = 0,04s. B. A = 5 cm; T = 25s.
C. A = 50
cm; T = 5s. D. A = 10 cm; T = 0,4s.
Câu 5: Con lắc lò xo gồm vật m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100 N/m (lấy
2
10
). Con lắc
dao động điều hoà với chu kì là:
A. T = 0,1s. B. T = 0,2s. C. T = 0,3s. D. T = 0,4s.
Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình
2cos(5 )
6
x t
(cm). Phương trình vận
tốc là:
A.
2
10cos(5 )
3
v t
(cm/s). B.
2
10sin(5 )
3
v t
(cm/s).
C.
2cos(5 )
6
v t
(cm/s). D.
10sin(5 )
6
v t
(cm/s).
Câu 7: Sóng âm truyền được trong những môi trường nào?
A. Chất lỏng. B. Chất lỏng, chất khí.
C. Chất lỏng, chất rắn, chất khí. D. Chất lỏng, chất rắn, chất khí, chân không.
Câu 8: Các đặc trưng vật lí của âm là?
A. Tần số âm, mức cường độ âm. B. Tần số âm, cường độ âm, mức cường độ
âm.
C. Tần số âm, đồ thị dao động của âm. D. Tần số âm, mức cường độ âm, đồ thị dao
động âm.
Câu 9: Một sóng cơ có tốc độ lan truyền 264 m/s và bước sóng 4,4m. Tần số và chu kì của sóng
có giá trị nào sau đây?
A. f = 60Hz; T = 0,017s. B. f = 60Hz; T = 0,17s.
C. f = 600Hz; T = 0,17s. D. f = 600Hz; T = 0,017s.
Câu 10: Trong hiện tượng giao thoa của hai sóng kết hợp, khoảng cách giữa hai cực đại giao
thoa gần nhau nhất có giá trị:
A. Bằng nguyên lần bước sóng. B. Bằng nửa bước sóng.
C. Bằng một phần tư bước sóng. D. Bằng bước sóng.
Câu 11: Phương trình sóng tại nguồn A có dạng:
cos
A
u A t
(cm), tốc độ truyền sóng bằng 60
cm/s. Bước sóng có giá trị bằng:
A. 120 cm. B. 12 cm. C. 60 cm. D. 80 cm.
Câu 12: Sóng dừng được tạo ra từ sự giao thoa của:
A. Hai sóng kết hợp.
B. Một sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyêng theo một phương.
C. Nhiều sóng kết hợp trong không gian.
D. Các sóng tới và sóng phản xạ truyền khác phương.
II. Tự luận (4 điểm):
Câu 1(1,5 điểm): Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số:
1
4cos(10 )
6
x t
(cm)
và
2
4cos(10 )
2
x t
(cm) . Viết phương trình dao động tổng hợp?
Câu 2(1,5 điểm): Một sơi dây AB có 2 đầu A, B cố định. Tạo sóng dừng trên sợi dây và quan sát
thì thấy có 8 nút sóng. Biết tốc độ truyền sóng là 4 m/s và tấn số sóng là 80 Hz. Tính chiều dài
của dây?
Câu 3(1 điểm): Viết phương trình sóng tại một điểm M cách nguồn sóng một đoạn là 20 cm, biết
tốc độ truyền sóng trong môi trường là 40 cm/s và phương trình sóng tại nguồn là:
15cos 4
O
u t
(cm)