1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là tài sản quý giá của con người, do đó việc chăm sóc sức khỏe
rất cần thiết và được chăm sóc từ khi đang còn trong bào thai cho đến trước
khi qua đời. Nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời thì bên cạnh
chăm sóc sức khỏe chung có một số vấn đề sức khỏe khác cần đặc biệt quan
tâm, thường gắn liền với cấu tạo - chức năng sinh lý của ở mỗi giai đoạn phát
triển đó của cơ thể.
Mãn kinh là giai đoạn cuối cùng của kinh kỳ trong cuộc đời người phụ
nữ, là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi 45-55,
với biểu hiện ngừng kinh nguyệt vĩnh viễn một cách tự nhiên do buồng trứng
không còn hoạt động, nồng độ các hormon giảm thấp. Sự biến đổi này kéo
theo những thay đổi về tâm sinh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh
phúc, cũng như có những nguy cơ mới về sức khỏe có thể xảy ra đối với
người phụ nữ [8], [16]. Tuy mãn kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường
mà tất cả những phụ nữ trung niên đều phải trải qua, nhưng những biến động
về nội tiết, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt estrogen gây nên những biến đổi về
tâm lý, rối loạn vận mạch, xơ vữa động mạch, nguy cơ loãng xương, khó khăn
trong quan hệ tình dục, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh Alzheimer những vấn đề
đó càng đặt thêm gánh nặng lên tuổi tác (thời kỳ lão hóa) ở người phụ nữ,
khiến họ có nhu cầu thiết thực chăm sóc về sức khỏe [15].
Ngày nay, do nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân
trong cộng đồng được nâng cao, cùng với những tiến bộ khoa học về y học
nên tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Riêng đối với phụ nữ, tuổi thọ trung
bình ngày càng tăng, trong khi đó tuổi mãn kinh trung bình là 51 và không
thay đổi từ hơn 125 năm qua [10], [29]. Điều này có nghĩa đời sống sau mãn
kinh của người phụ nữ ngày càng kéo dài chiếm 1/3 thời gian sống của phụ
2
nữ. Do vậy số phụ nữ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh trên thế giới ngày một
tăng. Nếu như năm 2000, con số này là ở mức 556 triệu người thì đến năm
2050 sẽ lên tới 1,5 tỷ người. Ở Việt Nam số phụ nữ từ 50 tuổi trở lên năm
2000 là 5,2 triệu người, đến năm 2050 ước tính sẽ là trên 20 triệu người [20].
Thế nên bản thân người phụ nữ mãn kinh nói riêng và những người thân
trong gia đình cần có những hiểu biết, có hành vi đúng đắn trong chăm sóc
sức khỏe với phụ nữ mãn kinh giúp người phụ nữ phòng ngừa tốt hay phát
hiện sớm những vấn đề sức khỏe của lứa tuổi.
Phường Xuân Phú là địa bàn dân cư thuộc Thành phố Huế nên có nhiều
cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều kiện sống của người
dân khá ổn định là những thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe nói chung. Đó
là các yếu tố khách quan còn yếu tố chủ quan về kiến thức thái độ thực hành
về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh tại đây cho đến nay chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện. Việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ,
hành vi chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh tại phường Xuân phú -
Thành phố Huế giúp công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của địa phương
xem xét đánh giá các vấn đề cần quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng
này.
Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến
thức, thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh tại
phƣờng Xuân Phú - Thành Phố Huế” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả về kiến thức, thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ
mãn kinh.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về chăm sóc sức khỏe
của phụ nữ mãn kinh.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM SỨC KHỎE VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
1.1.1. Khái niệm sức khỏe
Tại hội nghị Alma Ata năm 1978 của Tổ chức Y tế Thế giới, Hội nghị
đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một tình trạng hoàn
toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội biểu hiện không chỉ qua việc
không mắc bệnh hoặc không ốm yếu”.
1.1.2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên
những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia
đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy
đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức
sức khỏe cao nhất có thể được. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến
những vấn đề sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe,
phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe [13].
1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ MÃN KINH
1.2.1. Khái niệm về mãn kinh
Hiện tượng mãn kinh là thuật ngữ để chỉ chu kỳ kinh sinh lý cuối cùng
của một người phụ nữ trước khi hết kinh hoàn toàn [1].
Định nghĩa mãn kinh: Mãn kinh là tình trạng thôi hành kinh vĩnh viển,
một vô kinh thứ phát do suy giảm tự nhiên hoạt động của buồng trứng và
không hồi phục [11].
4
1.2.2. Phân loại mãn kinh
Mãn kinh tự nhiên: Là hiện tượng mãn kinh sinh lý của người phụ nữ
khi đến độ tuổi không chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài. Mãn kinh
tự nhiên được khẳng định sau 12 tháng không có kinh trở lại. Như vậy thời
điểm mãn kinh chỉ xác định được bằng hồi cứu [3].
Mãn kinh nhân tạo: Là hiện tượng mãn kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn
gây ra dưới ảnh hưởng của các tác động bên ngoài như dùng thuốc, cắt bỏ
buồng trứng, cắt tử cung [3].
1.2.3. Các giai đoạn của mãn kinh
Giai đoạn chuyển tiếp là quãng thời gian nối tiếp thời kỳ hoạt động sinh
sản và mãn kinh thật sự bao gồm giai đoạn tiền mãn kinh và giai đoạn quanh
mãn kinh.
Giai đoạn quanh mãn kinh là quãng thời gian ngay trước khi mãn kinh,
khi mà chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc có giai đoạn vô kinh kéo dài hơn
3 tháng nhưng không kéo dài hơn 12 tháng, giai đoạn này bao gồm cả năm
đầu sau khi mãn kinh [4].
Giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi mãn kinh, khi mà chu kỳ
kinh nguyệt vẫn đều đặn ở phụ nữ 40 tuổi đôi khi mất kinh nhưng không kéo
dài quá 3 tháng [2], [4].
Giai đoạn hậu mãn kinh là giai đoạn sau khi không có kinh liên tục 12
tháng (WHO 1981), giai đoạn này kết thúc vào độ tuổi 65 trước khi chuyển
sang giai đoạn già lão.
1.2.4. Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh trên thế giới và ở Việt Nam
Cùng với sự bùng nổ gia tăng dân số trên thế giới, tuổi thọ ngày càng
gia tăng, số phụ nữ mãn kinh cũng tăng theo. Vào năm 1960 số phụ nữ trên 60
tuổi không quá 250 triệu người trên toàn thế giới. Đến năm 1990 ước tính có
khoảng 467 triệu phụ nữ trên 50 tuổi toàn thế giới, trong đó 40% sống ở các
5
nước công nghiệp. Theo dự đoán thống kê dân số thì vào năm 2030 có xấp xỉ
1,2 tỷ phụ nữ mãn kinh (PNMK) và tỷ lệ sống ở các nước đang phát triển lên
đến 76% [4], [29].
Ở Việt Nam số PNMK cũng ngày càng gia tăng theo dân số. Tính đến
tháng 4 năm 1999, số phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi là 5.806.500 người chiếm
15% tổng số phụ nữ và 7,6% toàn bộ dân số. Số người trên 60 tuổi vào năm
2000 là 6,3 triệu, sẽ tăng lên 6,9 triệu vào năm 2010 [25].
1.3. THỜI KỲ MÃN KINH
1.3.1. Thay đổi nội tiết
Trong thời kỳ mãn kinh do sự suy thoái liên tục, buồng trứng teo dần
không còn khả năng tạo ra những nang trứng trưởng thành để tiết Estradiol.
Buồng trứng trở nên kém nhạy cảm đối với những kích thích từ trục hạ đồi -
tuyến yên dẫn đến giảm lượng 17 beta estradiol (E2) và tăng tương đối lượng
estrone (E1). Đáp ứng của Gonadotropin đối với tác dụng của Gonadotropin
Releasing Hormone (GnRH) thường quá mức, kích thích thùy trước tuyến yên
làm tiết ra một lượng lớn Follicle Stimulating Hormone (FSH) và Luteinizeng
Hormone (LH) trong máu. Hơn nữa buồng trứng bị teo không còn khả năng
tiết ra Inhibin chất ức chế lại sự tiết FSH của tuyến yên. Hậu quả các nội tiết
tố hướng sinh dục FSH tăng khoảng gấp 10 lần, LH tăng gấp 3 lần, estradiol
giảm < 50 pg/ml [3], [14]. Nội mạc tử cung sẽ không xuất huyết với
progesteron test, vì vậy những phụ nữ đang điều trị bằng progesteron vì
những rối loạn tiền mãn kinh, nếu sau khi ngừng thuốc mà không gây được
xuất huyết tử cung thì cũng được xem là mãn kinh [3].
Các androgen trong cơ thể người phụ nữ bình thường được sản xuất từ
tuyến thượng thận, mô liên kết của rốn và tủy buồng trứng. Hoạt động sản
xuất androgen này vẫn tiếp tục cho đến giai đoạn sau mãn kinh. Một lượng
nhỏ androstenedione được gắn với nhân thơm bởi enzym aromatase ở tổ chức
6
ngoại vi cơ, da, tử cung chủ yếu là mô mỡ để trở thành E1. Như vậy E1 là loại
estrogen chủ yếu trong thời kỳ mãn kinh, xuất phát từ ngoài buồng trứng và
ngoài tuyến nội tiết. Estrone tác dụng rất kém, yếu hơn estradiol 8-10 lần [14].
Nói chung mãn kinh được coi như là trạng thái thiếu hụt hormon nhất
là estrogen. Thụ thể estrogen có ở hầu hết các mô trong cơ thể, do đó sự thiếu
estrogen ảnh hưởng đến một diện rộng bao gồm nhiều cơ quan đích.
1.4.2. Thay đổi ở da
Da trở nên mỏng, ngứa, khô mất đàn hồi, dễ có bạch biến, teo nhăn, và
dễ tổn thương các triệu chứng này cũng có thể do thoái tuổi già nhưng cũng
có sự góp phần của việc suy giảm hormon. Sự thay đổi ở da phụ thuộc
estrogen có thể phục hồi nhờ dùng estrogen thay thế. Tuy nhiên các tác nhân
môi trường cũng gây nhiều ảnh hưởng trên sự thay đổi da. Các phần phụ của
da như tuyến mồ hôi,tuyến bả, hệ thống lông cũng bị teo, giảm hoạt động nên
da bị khô, lông tóc bị rụng, thưa, hói đầu [11].
1.3.3. Thay đổi ở đƣờng sinh dục
1.3.3.1. Buồng trứng
Buồng trứng đạt trọng lượng trung bình 10g vào tuổi 20 và giảm dần
trọng lượng 5g vào tuổi 60. Số nang noãn nguyên thủy cao nhất lúc mới ra đời
sẽ bị mất dần đi do rụng trứng và teo trong thời kỳ sinh đẻ. Đến thời kỳ mãn
kinh buồng trứng teo nhỏ, vỏ mỏng dần đi, không còn hoạt động của nang
noãn. Tổ chức đệm buồng trứng có thể tăng sinh là nơi chế tiết nội tiết sau khi
các nang noãn không còn. Các mạch máu ở rốn và tủy buồng trứng xơ cứng,
thoái hóa kính và tắc nghẽn, khi cắt ngang giống các bạch thể [1], [6], [18].
1.3.3.2. Vòi trứng
Kích thước giảm dần, lớp biểu mô vòi trứng xẹp, các lông mao mất,
khả năng chế tiết cũng mất dần, hoạt động vòi trứng giảm [6].
7
1.3.3.3. Thay đổi ở cổ tử cung
Cổ tử cung teo nhỏ ngắn lại, niêm mạc ống cổ tử cung mỏng dần và
nhạt màu. Ranh giới giữa biểu mô trụ và biểu mô lát lùi sâu vào phía trong lỗ
ngoài cổ tử cung. Khi nồng độ estrogen tụt xuống, chất nhầy cổ tử cung dần
dần giảm về số lượng, trở thành đặc có nhiều tế bào và không kết tinh dương
xỉ [24].
1.3.3.4. Tử cung
Tử cung giảm dần kích thước và trọng lượng do giãn mỏng dần bề dày
lớp cơ. Niêm mạc tử cung có thể có những biến đổi hình thái khác nhau. Theo
tác giả Novak có ba hình thái thường gặp là [24]:
- Niêm mạc mỏng, teo đét, thoái hóa. Đâylà hình thái hay gặp nhất.
- Niêm mạc tăng sinh bề dày thay đổi, có hiện tượng quá sản không
hoạt động, nhiều tuyến nang hóa giãn to, một số các tuyến khác nhỏ và teo.
Hình thái này chiếm 5%.
- Niêm mạc quá sản ở trạng thái hoạt động lan tỏa hoặc rãi rác từng
vùng, đôi khi polyp hóa. Hình thái này chiếm 20%.
1.3.3.5. Thay đổi âm hộ, âm đạo
Âm hộ: Môi lớn nhỏ lại và mỏng hơn do lớp mỡ dưới da mất. Môi bé
nhỏ đôi khi mất hẳn hoặc dính lại với nhau phía dưới âm vật, âm vật nhỏ dần.
Một số trường hợp xơ, teo âm hộ. Các tuyến nhờn ở âm hộ như tuyến
Bartholin và Skene cũng bị teo và không được estrogen kích thích nên ít hoặc
không chế tiết chất nhờn khiến giao hợp khó khăn và gây đau [16].
Âm đạo: Trở nên chật và ngắn, các nếp gấp âm đạo giảm, phẳng. Niêm
mạc âm đạo mỏng nhạt màu. Sự teo âm đạo xãy ra khi nồng độ estrogen giảm
thấp hơn nồng độ estrogen đủ để gây kinh nguyệt. Triệu chứng ở âm đạo bao
gồm cảm giác nóng rát, do teo các tuyến nhờn âm hộ, giảm máu ở vùng hồi
âm, âm đạo [16], [21].
8
Niêm mạc âm đạo dễ bị viêm nhiễm, và thương tổn. Giao hợp khó, đau
là hậu quả của teo âm đạo. Dùng estrogen tại chổ cải thiện hoặc làm mất các
triệu chứng trên [14].
1.3.4. Thay đổi ở vú
Vú cũng như đường sinh dục là cấu trúc phụ thuộc vào nội tiết. Sự lớn
lên và phát triển của vú lúc dậy thì là biểu hiện sự phụ thuộc của vú vào các
nội tiết của buồng trứng.
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, vú thường trở nên căng hơn, đau và có
khi tăng kích thước do tác dụng của estrogen không bị ức chế của các chu kỳ
không phóng noãn và sự tăng kích thích của tuyến yên [24].
Trong những năm sau mãn kinh, vú thường giảm kích thước và trở nên
nhẽo. Đó là do sự giảm biểu mô tuyến cả về chất đệm lẫn về mỡ. Các nang
tuyến dần biến mất, các ống dẫn sữa giảm kích thước và biểu mô giới hạn trở
thành dẹt lại. Cũng có cả sự giảm kích thước các núm vú và sự giảm tính chất
cương của chúng [4], [24].
1.3.5. Thay đổi ở hệ tiết niệu
Biểu mô niệu đạo và vùng tam giác bàng quang trở nên mỏng giống
như biểu mô của lớp niêm mạc âm đạo. Cơ thắt bàng quang có thể mất trương
lực, lổ niệu đạo mở rộng, máu tưới quanh niệu đạo giảm làm teo cơ quanh
niệu đạo. Những thay đổi teo đét do sự giảm sút estrogen có thể ảnh hưởng
đến hệ thống nâng đở của những cơ quan trong tiểu khung như tử cung, bàng
quang, trực tràng làm thuận lợi cho sự phát triển sa tử cung, sa bàng quang, sa
trực tràng. Bàng quang, niệu đạo có thể bị sa xuống với nhiều mức độ và làm
mất đi góc bàng quang - niệu đạo dẫn đến sự thay đổi niệu động học ảnh
hưởng đến việc giữ nước tiểu ở bàng quang. Tất cả những thay đổi này gây ra
cho người phụ nữ mãn kinh triệu chứng mót tiểu, són tiểu, tiểu nhiều lần đôi
khi tiểu không tự chủ giống như viêm bàng quang mà không tìm ra nguyên
9
nhân viêm nhiễm [17], [21], [23]. Tất cả những triệu chứng trên có thể được
cải thiện bằng estrogen tại chổ liều thấp [28].
Sự giảm estrogen còn ảnh hưởng làm giảm lớp mucopolysaccharide
trên niêm mạc niệu đạo làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ thâm nhập vào niệu
đạo, gây nhiễm trùng đường tiểu [23].
1.3.6. Những thay đổi tâm sinh lý
Những rối loạn vận mạch đặc trưng của thời kỳ mãn kinh là bốc hỏa
kèm theo vã mồ hôi, bực bội cáu gắt, trầm cảm, đau đầu [24].
Căn nguyên của các triệu chứng rối loạn vận mạch đã được nghiên cứu
nhiều. Sự giảm sút estrogen không phải là nguyên nhân chính vì các rối loạn
vận mạch không xảy ra ở các bệnh nhân bị suy giảm estrogen thứ phát, sau
thiểu năng tuyến yên. Về mặt sinh lý học, cơn bốc hỏa tương ứng với thời
điểm gia tăng đáng kể tần số và cường độ giải phóng G
n
RH từ vùng dưới đồi,
tuy nhiên sự gia tăng từng đợt này cũng chỉ là một dấu hiệu của rối loạn trung
ương, kể cả hoạt động của trung tâm điều hòa thân nhiệt là lý do dẫn đến các
cơn bốc hỏa [27].
Các triệu chứng thay đổi tâm lý như cáu gắt, mất ngủ, thay đổi tính
tình, lo lắng là những hình thái thường gặp nhất ở lứa tuổi mãn kinh. Một
số trường hợp khác biểu hiện rối loạn dạng trầm cảm. Tuy vậy người ta chưa
chứng minh được mối liên quan trực tiếp giữa trạng thái trầm cảm và sự thay
đổi nội tiết. Các triệu chứng trầm cảm trong độ tuổi này còn liên quan đến các
biến đổi tâm lý như cảm thấy già đi, mất đi tuổi xuân, mất khả năng sinh sản
cộng thêm các thay đổi trong xã hội, gia đình như về hưu, con cái lớn lên ra ở
riêng, góa chồng, bản thân ít được quan tâm [21].
1.3.7. Các biến đổi chuyển hóa Lipid và nguy cơ xơ vữa động mạch
Trong thời kỳ mãn kinh có sự gia tăng nồng độ cholesterol toàn phần,
tăng LDL-cholesterol (Low-density lipoprotein), tăng triglycerid và giảm
10
HDL-cholesterol (High-density lipoprotein) trong máu. Những thay đổi này
làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch [3].
Ngày nay hệ mạch được xem là một trong những mô đích quan trọng
của estrogen. Estrogen chống lại sự thành lập và phát triển mãng xơ vữa trong
động mạch nhờ những ảnh hưởng có lợi lên chuyển hóa Lipid. Estrogen làm
tăng tái tạo tế bào nội mô, ức chế sự tăng sinh và di chuyển của tế bào cơ trơn
lớp trung mạc ra lớp nội mạc. Ngoài ra estrogen làm giảm trương lực thành
mạch gây giãn mạch. Vì những lý do trên mà có sự gia tăng tỷ lệ xơ vữa động
mạch ở PNMK khi mà lượng estrogen giảm thấp [9], [19], [29].
1.3.8. Sự mất xƣơng sinh lý và nguy cơ loãng xƣơng ở phụ nữ mãn kinh
Như mọi tổ chức khác trong cơ thể, hệ xương cũng bị lão hóa ở cả nam
và nữ. Sau khi đạt đến giá trị tối đa lúc tuổi trưởng thành, khối lượng xương
giảm dần theo tuổi. Từ sau 30 tuổi sự mất xương là 1% mỗi năm cả hai giới
nhưng đến tuổi mãn kinh sự mất xương mỗi năm tăng lên 2-3%. Tốc độ mất
xương tăng cao ở phụ nữ trong 5-10 năm đầu mãn kinh, khối lượng xương
mất lên đến 15% [26].
Sau mãn kinh, sự giảm tiết hormon sinh dục của buồng trứng xãy ra
nhanh và nhiều trong khi sự tiết các corticosteroid vỏ thượng thận gần như
bình thường nên quá trình tạo xương bị giảm và quá trình tiêu xương tăng lên
tạo ra điều kiện cho loãng xương xuất hiện [11]. Biến chứng nặng nề nhất là
gãy xương thường gặp gãy xẹp cột sống, gãy Pouteaucolles, gãy cổ xương
đùi. Loãng xương trở thành vấn đề sức khỏe lớn của cộng đồng, làm giảm
chất lượng cuộc sống PNMK và là gánh nặng cho toàn xã hội.
1.4. CÁC UNG THƢ PHẦN PHỤ THƢỜNG GẶP Ở TUỔI MÃN KINH
1.4.1. Ung thƣ vú
Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần
suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000
11
dân) và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh suất độ chuẩn hóa theo tuổi là
16 (trên 100 000 dân) sau ung thư cổ tử cung mà xuất độ chuẩn hóa theo tuổi
là 28,6 (trên 100 000 dân) [5].
Cho đến nay, tình trạng tăng nồng độ estrogen kéo dài có thể là yếu tố
nguy cơ gây ung thư vú. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh, nếu có ra
máu âm đạo bất thường hay đau vú cần được khảo sát cẩn thận về bệnh lý
tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú [4].
1.4.2. Ung thƣ niêm mạc tử cung
Ung thư biểu mô tuyến niêm mạc tử cung phát triển trong thân tử cung
còn được gọi là ung thư thân tử cung. Đỉnh cao của bệnh là tuổi 55-65.
Chảy máu sau mãn kinh là triệu chứng thường gặp nhất và gặp sớm
trong quá trình bệnh. Việc chẩn đoán dựa vào kết quả giải phẩu bệnh lý qua
sinh thiết nội mạc tử cung [2], [4].
1.4.3. Ung thƣ cổ tử cung
Đây là một bệnh lý có thể gặp trong độ tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh,
nhưng nguyên nhân gây bệnh không phải do rối loạn nội tiết. Một phần của
điều này là do tỷ suất phát triển chậm của các thương tổn, tiền ung thư cổ tử
cung, nhưng ở người già các trường hợp loạn sản và ung thư vi thể tăng [2].
1.5. CHĂM SÓC SỨC KHỎE KHI MÃN KINH
1.5.1. Sử dụng thuốc nội tiết
Vào thời kỳ mãn kinh, estrogen giảm trông thấy. Cho nên mãn kinh cần
được trị liệu thay thế. Tuy nhiên kích thích tố thay thế cũng gây ra vài rủi ro
nếu dùng lâu, do đó việc sử dụng cần được cân nhắc kỹ cho từng cá nhân.
Cần được bác sỹ theo dõi và khám phụ khoa định kỳ, làm Pap Smears và chụp
phim vú để phát hiện bất thường. Estrogen có thể dùng dưới dạng uống,
chích, dán trên da. Nếu dùng dưới 5 năm thì ít có nguy cơ bị ung thư vú [10].
12
1.5.2. Chế độ ăn uống, chăm sóc, sinh hoạt hợp lý
Cần khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm để phát hiện và xử trí kịp thời
khi có các bệnh lý mắc phải.
Ăn uống điều độ, cân bằng đủ dinh dưỡng, đầy đủ loại sinh tố, khoáng
chất calcium, phosphate, ăn chế độ ít chất béo. Nên bớt ăn gia vị cay chua,
cần uống nhiều nước, đủ lượng nước trong ngày từ 1 đến 2 lít, tránh đồ uống
có cồn hay cà phê. Bổ sung nhiều vitamin nhóm B, ăn uống nhiều thực phẩm
có nguồn gốc từ đậu nành. Tránh các thức ăn có nhiều muối.
Tập thể dục đều đặn làm tăng độ cứng chắc của xương cũng như làm
phấn khởi tinh thần. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng
gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan.
Về tâm sinh lý, cần tạo cho mình có một cuộc sống với môi trường vui
tươi - thoải mái, tránh những lo âu phiền muộn, tăng cường giao lưu với bạn
bè, xây dựng một kế hoạch làm việc thật khoa học nhằm tạo điều kiện thuận
lợi để không ngoài mục đích bảo vệ sức khỏe [8], [10].
1.5.3. Sinh hoạt tình dục với phụ nữ mãn kinh
Trong đời sống vợ chồng, để tránh các tổn thương niêm mạc gây đau
do khô teo ở âm hộ - âm đạo, có thể dùng các chất bôi trơn như KY để tăng
độ cảm giác, nên trao đổi thẳng thắn và chân tình về sức khỏe và tâm lý trong
giai đoạn này, chồng cần có trách nhiệm, biết cảm thông để cùng chia sẻ [10].
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.6.1. Các nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay đề tài nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe nói chung của phụ nữ
mãn kinh chưa thấy, một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số khía cạnh
về sức khỏe của phụ nữ mãn kinh như:
- Góp phần nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý và bệnh lý âm hộ - âm
đạo của phụ nữ mãn kinh (Nguyễn Vũ Quốc Huy 2001).
13
- Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ Việt Nam mãn
kinh và đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của phụ nữ lứa tuổi này (Phạm Thị Minh Đức và cộng sự 2002).
- Nghiên cứu những đặc điểm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ mãn kinh
một số phường thành phố Huế (Tôn Nữ minh Quang 2002).
- Nghiên cứu tình trạng loãng xương và các yếu tố liên quan của phụ nữ
mãn kinh tại bệnh viện trường ĐH Y Dược Huế (Bùi Nữ Thanh Hằng 2008).
Những công trình nghiên cứu này đã đưa ra được các vấn đề sức khỏe
cần quan tâm trong chăm sóc sức khỏe của lứa tuổi mãn kinh. Hiện nay nhờ
những tiến bộ của y học và y tế, do đời sống ngày càng được nâng cao, cơ cấu
dân số đang có xu hướng lão hóa, do đó quãng đời sau mãn kinh của phụ nữ
ngày càng kéo dài. Xét về cả 3 phương diện nhân khẩu học, xã hội học và y
học việc chăm sóc sức khỏe thời kỳ mãn kinh đang trở thành vấn đề cần được
quan tâm trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.
1.6.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Từ sau hội nghị quốc tế về chủ đề phụ nữ thời kỳ mãn kinh được tổ
chức lần đầu tiên tại miền Nam nước Pháp năm 1976, vấn đề phụ nữ mãn
kinh ngày càng được chú ý một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Trong 3 thập
kỷ qua, nhiều tác giả nước ngoài đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ đã nghiên
cứu về sức khỏe của phụ nữ mãn kinh, nhìn chung các công trình nghiên cứu
quanh các chủ đề như: tuổi mãn kinh, các biểu hiện về tâm lý, hành vi tuổi
mãn kinh, mãn kinh sớm và nguy cơ nhồi máu cơ tim, mối liên quan giữa
loãng xương và thiếu hụt estrogen, các khối u đường sinh dục Nhưng các
thông tin về mãn kinh ở các nước đang phát triển còn rất ít.
Gần đây người ta tập trung nghiên cứu về nhận thức, niềm tin, thái độ,
hành vi của phụ nữ mãn kinh, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh, các
vấn đề về tình dục, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, thay đổi về sinh hóa,
miễn dịch tuổi mãn kinh.
14
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành điều tra 390 phụ nữ mãn kinh có hộ khẩu thường trú
tại phường Xuân Phú - Thành phố Huế bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
để ghi nhận và đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe
của phụ nữ mãn kinh.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Tháng 9/2011 đến tháng 4/2012.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Phường Xuân Phú - Thành phố Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả, cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp lấy mẫu
2.2.2.1. Tính cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu :
n =
2
2
)1(
c
ppZ
Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu.
Z: Tương ứng với độ tin cậy 95% thì bằng Z = 1,96.
15
p: Dự đoán tỷ lệ nghiên cứu và ước lượng trong quần thể về kiến thức,
thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh, do chưa có
nghiên cứu trước nên chọn p = 0,5.
c: Mức chính xác mong muốn, chấp nhận sai số (giữa kết quả nghiên cứu
và con số thật trong quần thể), c = 0,05.
n =
2
2
)05,0(
5,05,0)96,1(
= 384
Vậy cở mẫu nghiên cứu tính được n= 384, lấy tròn n= 390.
2.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu
Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên.
Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu không hoàn lại.
Đơn vị mẫu: Phụ nữ mãn kinh thực sự (> 12 tháng không có kinh) có hộ
khẩu thường trú tại phường Xuân Phú - Thành phố Huế.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những phụ nữ có bệnh ác tính, tâm thần.
- Những phụ nữ đã phẩu thuật cắt tử cung và hai phận phụ trước và sau
mãn kinh.
- Những phụ nữ quá già, lú lẫn không còn minh mẫn để trả lời chính xác
các câu hỏi được phỏng vấn.
2.2.3. Phƣơng tiện nghiên cứu
Phiếu điều tra được thiết kế sẵn bao gồm các chỉ tiêu nghiên cứu cần thiết.
Phỏng vấn trực tiếp người dân để ghi nhận và đánh giá kiến thức, thái độ,
hành vi chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh.
2.2.4. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp người dân để ghi nhận và đánh giá kiến thức, thái độ
và thực hành về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh.
16
Ghi nhận vào phiếu điều tra.
Thu thập số liệu.
Xử lý số liệu.
Phân tích số liệu bằng lập bảng, biểu đồ.
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá
2.2.5.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
- Nhóm tuổi: 45-49 tuổi, 50-54 tuổi, 55-60 tuổi, trên 60 tuổi.
- Nghề nghiệp: công nhân viên chức (CNVC), nội trợ, làm nông, nghĩ
hưu, buôn bán, khác.
- Trình độ học vấn: mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung
học phổ thông (THPT), trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH).
- Tình trạng hôn nhân: Đang có chồng, không còn chồng (chồng qua
đời hoặc ly dị), độc thân.
- Tiền sử kinh nguyệt và sinh đẻ.
2.2.5.2. Tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh
Có kiến thức tốt khi trã lời tốt 5 câu hỏi trở lên, chưa tốt khi trã lời tốt
4 câu hỏi trở xuống.
- Biết đúng về mãn kinh: là thôi không còn hành kinh nữa.
- Các ảnh hưởng của mãn kinh đến sức khỏe.
+ Da khô + Dễ bị són đái
+ Dễ viêm nhiễm đường sinh dục + Béo lên
+ Dễ bị bệnh tim mạch + Dễ rụng răng
+ Khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng + Loãng xương
Hiểu biết tốt trả lời được 5 ảnh hưởng trở lên.
Hiểu biết chưa tốt trả lời 4 ảnh hưởng trở xuống.
17
- Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe ở phụ nữ mãn kinh là do
thiếu chất nội tiết tố của buồng trứng.
- Các bệnh ung thư phần phụ thường gặp ở tuổi mãn kinh.
+ Ung thư cổ tử cung
+ Ung thư niêm mạc tử cung
+ Ung thư vú
Hiểu biết tốt trả lời được 2 câu trở lên.
Hiểu biết chưa tốt trả lời được 1 câu trở xuống.
- Chế độ ăn uống hợp lý cho phụ nữ mãn kinh.
+ Ăn bớt thịt trứng + Ăn nhiều rau quả
+ Tránh các chất kích thích + Uống nhiều nước
+ Ăn nhiều thức ăn có chất khoáng + Ăn ít mỡ
+ Ăn, uống nhiều thực phẩm từ đậu nành + Ăn bớt muối
Hiểu biết tốt trả lời được 5 câu trở lên.
Hiểu biết chưa tốt trả lời được 4 câu trở xuống.
- Phụ nữ mãn kinh cần bổ sung canxi phòng chống loãng xương ngoài
chế độ ăn như uống viên canxi hàng ngày, uống sữa dành cho người lớn tuổi.
- Phụ nữ mãn kinh nên có chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý.
+ Tập luyện thể dục thường xuyên
+ Tăng giao lưu với bạn bè
+ Khám sức khỏe định kỳ
Hiểu biết tốt: trả lời được 2 câu trở lên.
Hiểu biết chưa tốt: trả lời được 1 câu trở xuống.
- Cần dùng thuốc bổ sung nội tiết cho PNMK có các thay đổi ảnh hưởng
sức khỏe.
18
2.2.5.3. Thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh.
- Rất cần quan tâm, quan tâm đến các thay đổi ở phụ nữ do mãn kinh.
- Rất cần thiết, cần thiết chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau mãn kinh.
- Phụ nữ mãn kinh sinh hoạt tình dục (SHTD) là bình thường.
- Phụ nữ mãn kinh nên có chế độ ăn hợp lý để giử gìn sức khỏe.
- Phụ nữ mãn kinh nên tập luyện thể dục thường xuyên, tăng giao lưu
với bạn bè, khám sức khỏe định kỳ, sử dụng thuốc nội tiết tố nữ khi cần thiết.
2.2.5.4. Các yếu tố liên quan kiến thức về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ
mãn kinh
- Liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức của phụ nữ mãn kinh
- Liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức của phụ nữ mãn kinh
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số câu hỏi khác để khảo sát thực
hành cụ thể của phụ nữ không dùng để đánh giá vào kiến thức hay thực hành
và một số phương án sai trong phiếu phỏng vấn để đánh giá khách quan hơn
về kiến thức của người dân.
2.2.6. Xử lý số liệu
- Tổng hợp các chỉ số điều tra, xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0.
- Lập các bảng, biểu đồ và phân tích kết quả nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả dựa theo khoảng tin cậy (với độ tin cậy 95%)
+ p > 0,05: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
+ 0,01 ≤ P ≤ 0,05: Khác biệt có ý nghĩa thống kê.
+ p < 0,01: Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua phỏng vấn điều tra 390 phụ nữ về tìm hiểu kiến thức, thái độ hành
vi chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh tại Phường Xuân Phú, thành phố
Huế chúng tôi có một số kết quả sau :
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1. Phụ nữ mãn kinh được phân bố theo tuổi
Tuổi
Số lƣợng (n)
Tỷ lệ (%)
44-49
32
8,21
50-54
169
43,33
55-60
157
40,26
> 60
32
8,21
Tổng cộng
390
100
8,21
43,33
40,26
8,21
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
44-49 50-54 55- 60 >60
Tỷ lệ
Nhó
m
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
20
Phụ nữ mãn kinh ở nhóm 50-54 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,33%),
nhóm 44-49 tuổi và > 60 tuổi tương đương nhau (8,21%).
Độ tuổi trung bình
SDX
54,53 ± 4,57
3.1.2. Nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số lƣợng (n)
Tỷ lệ (%)
CNVC
72
18,46
Buôn bán
167
42,82
Nông dân
4
1,03
Nội trợ
77
19,74
Nghỉ hưu
60
15,38
Khác
10
2,56
Tổng cộng
390
100
Số phụ nữ mãn kinh có nghề buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất 42,82%,
tiếp đến Nội trợ (19,74%) và CNVC (18,46%), thấp nhất là nông dân 1,03% .
3.1.3. Trình độ học vấn
Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Số lƣợng (n)
Tỷ lệ (%)
Mù chữ
4
1,03
Tiểu học
105
26,92
THCS+ THPT
191
48,97
TC - CĐ - ĐH
90
23,08
Tổng cộng
390
100
21
27,95
48,97
23,08
0
10
20
30
40
50
60
Tiểu học THCS+THPT >THPT
T
ỷ
T
Đ
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn
Phụ nữ mãn kinh có trình độ THCS và THPT chiếm tỷ lệ cao 48,97%.
Trình độ tiểu học chiếm 26,92%, TC-CĐ-ĐH chiếm 23,08%. Mù chữ vẫn còn
chiếm tỷ lệ 1,03%.
3.1.4. Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.4. Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân
Số lƣợng (n)
Tỷ lệ (%)
Có chồng
296
75,90
Không còn chồng
78
20,00
Độc thân
16
4,10
Tổng cộng
390
100
Nhóm phụ nữ mãn kinh có chồng chiếm ưu thế (75,90%), không còn
chồng chiếm 20%, số phụ nữ mãn kinh độc thân chiếm tỷ lệ thấp (4,10%).
≤
22
3.2. KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA PNMK
3.2.1. Hiểu biết về khái niệm mãn kinh
Bảng 3.5. Hiểu biết về khái niệm mãn kinh
Kiến thức về mãn kinh
Số lƣợng (n)
Tỷ lệ %
Không còn hành kinh nữa
355
91,03
Không còn là đàn bà
25
6,41
Khác
10
2,56
Tổng cộng
390
100
Có 355 phụ nữ hiểu biết về mãn kinh là “không còn hành kinh nữa” (chiếm
91,03%).
3.2.2. Hiểu biết về mãn kinh ảnh hƣởng đến sức khỏe
n=304
77,95%
n=86
22,05%
Có
Không
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hiểu biết về mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe
Có 304 phụ nữ biết mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe (chiếm 77,95%).
23
Bảng 3.6. Hiểu biết ảnh hưởng của mãn kinh đến sức khỏe (n=304)
Triệu chứng mãn kinh
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Da khô
84
27,63
Dẽ viêm nhiêm đường sinh dục
87
28,62
Loãng xương
262
86,18
Dễ bị bệnh tim mạch
172
56,58
Béo lên
144
47,37
Khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng
210
69,08
Dễ bị són đái
52
17,11
Dễ rụng răng
10
3,29
Trong 304 phụ nữ biết ảnh hưởng của mãn kinh có 86,16% cho là loãng
xương, khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng chiếm 69,08%, dễ bị bệnh tim mạch
chiếm 56,58%.
3.2.3. Hiểu biết nguyên nhân mãn kinh ảnh hƣởng đến sức khỏe của PN
Bảng 3.7. Hiểu biết nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe khi mãn kinh
Nguyên nhân
Số lƣợng (n)
Tỷ lệ %
Do nhiều tuổi cơ thể yếu đi
151
38,72
Do thiếu chất nội tiết của buồng trứng
125
32,05
Khác
23
5,90
Không biết
91
23,33
Tổng cộng
390
100
Phụ nữ biết nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe khi mãn kinh có 125
phụ nữ cho rằng do thiếu chất nội tiết của buồng trứng chiếm tỷ lệ 32,05%, do
24
nhiều tuổi cơ thể yếu đi chiếm tỷ lệ cao nhất (38,72%), có 23,33% không biết
nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ khi mãn kinh.
3.2.4. Hiểu biết các bệnh ung thƣ phần phụ thƣờng gặp ở tuổi mãn kinh
n=241
61,79%
n=149
38,21%
Có
Không
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hiểu biết bệnh ung thư thường gặp ở tuổi mãn kinh
Có 61,79% phụ nữ mãn kinh biết bệnh ung thư thường gặp.
Bảng 3.8. Hiểu biết bệnh ung thư phần phụ thường gặp (n=241)
Bệnh ung thƣ
Sô lƣợng
Tỷ lệ %
Ung thư cổ tử cung
171
70,95
Ung thư niêm mạc tử cung
52
21,58
Ung thứ vú
112
46,05
Trong 241 phụ nữ biết bệnh ung thư thường gặp ở tuổi mãn kinh là ung
thư cổ tử cung 70,95%.
25
3.2.5. Hiểu biết về chế độ ăn uống ở phụ nữ mãn kinh
Bảng 3.9. Hiểu biết về chế độ ăn uống ở phụ nữ mãn kinh
Chế độ ăn uống
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Ăn bớt thịt trứng
243
62,31
Tránh các chất kích thích
329
84,36
Ăn nhiều rau quả
345
88,46
Uống nhiều nước
125
32,05
Ăn bớt muối
126
32,31
Ăn thức ăn có chất khoáng
156
40,00
Ăn ít mỡ
206
52,82
Ăn, uống nhiều thực phẩm từ đậu nành
118
30,26
Ăn nhiều rau quả chiếm tỷ lệ cao nhất 88,46%.
3.2.6. Hiểu biết về bổ sung canxi phòng chống loãng xƣơng của PNMK
n=172
44,10%
n=218
55,90%
Có
Không
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ biết cần bổ sung canxi phòng chống loãng xương
của phụ nữ mãn kinh
Có 44,10% PNMK biết cần bổ sung canxi phòng chống loãng xương.