185
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CÁC MỨC DL-METHIONINE
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG CHO THỊT
CỦA CON LAI (NGAN X VỊT)
Lương Thị Thủy
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam
Lê Đức Ngoan
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Nguyễn Đức Hưng
Đại học Huế
TÓM TẮT
Thí nghiệm đã được tiến hành trên 360 con lai (Ngan x Vịt - NV) có tỷ lệ đực cái như
nhau nuôi trong nông hộ ở Tam Kỳ (Quảng Nam) nhằm xác định ảnh hưởng các mức bổ sung
DL-methionine (Met) vào khẩu phần tự phối chế có 18% protêin thô (18% CP). Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 6 lần lặp lại (CRD). Gia cầm được nuôi
một trong 4 khẩu phần có bổ sung 0,1 hoặc 0,2 và hoặc 0,3% DL-methionine hoặc không bổ
sung (Đối chứng). Kết quả cho thấy, tất cả các khẩu phần có bổ sung Met đều cho tăng trọng
cao hơn đối chứng (P<0,05), nhưng không ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn (P>0,05);
tăng tỷ lệ thịt xẻ và khối lượng phần thịt ăn được (P<0,05). Bổ sung 0,1% Met trong khẩu phần
cho kết quả tốt hơn các mức 0,2 và 0,3% Met. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi
nên bổ sung 0,1% Met vào khẩu phần chứa 18% CP cho con lai NV.
Từ khóa: Con lai NV, bổ sung DL-methionine, chất lượng thịt xẻ, tăng trọng.
I. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi, tỷ lệ thành phần các acid amin trong thức ăn và nhu cầu của
động vật luôn khác nhau, đặc biệt là các acid amin thiết yếu. Một số acid amin trong
thức ăn thường rất thấp so với nhu cầu, những axit amin đó thường làm giảm hiệu suất
sử dụng các acid amin còn lại (Lê Đức Ngoan, 2006). Methionine (Met) là một trong số
các acid amin thiết yếu cho động vật, đặc biệt là gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm,
methionine được phân loại là axit amin hạn chế đầu tiên (giới hạn 1) do thức ăn cho gia
cầm chủ yếu từ các nguồn protein thực vật và yêu cầu cao đối với hỗ trợ tăng trưởng
lông và tổng hợp protein. Do đó, DL-methionine tổng hợp phải được bổ sung trong chế
độ ăn của gia cầm. Sự thiếu hụt Met sẽ có tác động tiêu cực đến vật nuôi như sụt giảm
hiệu suất tăng trưởng, gây ra rối loạn chuyển hoá và giảm khả năng phòng bệnh
(Chaiyapoom Bunchasak, 2008).
186
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khẩu phần tốt nhất cho sinh trưởng và
hiệu quả kinh tế cao ở gà thả vườn BT2 nuôi thịt với mức 0,6% Met cho giai đoạn 1 và
0,37% Met cho giai đoạn 2 (Nguyễn Thị Lê và cộng sự, 2003). Đối với gà thịt thương
phẩm, Met thích hợp 0,45 - 0,56% (Bùi Đức Lũng và cộng sự, 2003). Nghiên cứu ảnh
hưởng của các mức protein và axit amin (Met và lysine) trong khẩu phần thức ăn đến
khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sao thương phẩm, Phùng Đức Tiến và cộng sự
(2007) cho thấy mức lysine 1,35; 1,10 và 0,95%; Met 0,57; 0,50 và 0,43% tương ứng
với các giai đoạn 0-4, 5-8 và 9-12 tuần tuổi gà phát triển tốt nhất.
Bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã tạo
ra con lai giữa ngan và vịt (NV) có sức sống cao, tốc độ tăng trọng nhanh, tận dụng
được ưu thế lai siêu trội (Hoàng Văn Tiệu và cộng sự, 2009). Kết quả nuôi thử nghiệm
tại các vùng địa lý khác nhau của Quảng Nam cho thấy con lai NV có tỷ lệ nuôi sống
cao 98 – 99%, sinh trưởng tốt, lúc 10 tuần tuổi đạt khối lượng 3,3-3,5kg, tăng trọng 50
g/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn 2,7-2,8 (Lương Thị Thủy, Nguyễn Đức Hưng,
2007). Thí nghiệm gần đây cho thấy với mức protein thô là 18% con lai NV cho sinh
trưởng và hiệu quả kinh tế tốt (Lương Thị Thủy, Nguyễn Đức Hưng, 2009). Tuy nhiên,
hàm lượng Met có trong khẩu phần này khá thấp (0,31%) so với yêu cầu về hàm lượng
methionine trong thức ăn hỗn hợp của gia cầm thấp nhất là 0,44% (do Singh, 1988) đã
đưa ra. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung các mức DL-methionine khác
nhau trong khẩu phần 18%CP tự phối chế từ nguồn nguyên liệu có ở địa phương để
nuôi con lai NV, nhằm sử dụng nguồn thức ăn có hiệu quả và nâng cao khả năng sinh
trưởng, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu của nghiên cứu này.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2009 tại nông hộ ở
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành trên 360 con lai NV (tỷ lệ đực cái như nhau) 1
ngày tuổi và được phân ngẫu nhiên hoàn toàn vào 4 nghiệm thức: (I)- Đối chứng - ĐC;
(II) - 01Met; (III) - 02Met và (IV) - 03Met, tương ứng với tỷ lệ bổ sung DL.Met (0; 0,1;
0,2 và 0,3% theo vật chất khô khẩu phần). Mỗi nghiệm thức có 6 lần lặp lại với 15
con/lần lặp. Con lai NV được nuôi bằng khẩu phần tự phối chế từ các nguyên liệu sẵn
có ở địa phương, bao gồm tấm gạo, bắp, đậu tương, bột cá, cám gạo, bánh dầu, bột
xương (Bảng 1). Nuôi dưỡng con lai theo 3 giai đoạn sinh trưởng (0 - 3, 4 - 7 và 8 - 10
tuần tuổi). Mức Met trước khi bổ sung ở 3 giai đoạn là 0,31; 0,28 và 0,27% ở dạng cho
ăn (giá trị phân tích 0,33; 0,31 và 0,30). Phương pháp chế biến: xay các nguyên liệu
thành bột, sau đó trộn đều, nén thành viên bằng máy nén thức ăn thủ công và phơi khô.
187
Bảng 1a. Tỷ lệ thành phần thức ăn trong các khẩu phần thí nghiệm
Nghiệm thức
(I)-Đối chứng-
0%Met bổ sung
(II)- 0,1%
Met bổ sung
(III)- 0,2%
Met bổ
sung
(IV)- 0,3%
Met bổ
sung
Thức ăn (g/kg)
Giai đoạn 0-21 ngày tuổi
Tấm gạo 598 598 598 598
Bắp 20 20 20 20
Đậu tương 53 53 53 53
Bột cá 129 129 129 129
Cám gạo 100 100 100 100
Bánh dầu 90 90 90 90
Bột xương 10 10 10 10
Methionine 0 1 2 3
Giai đoạn 22-49 ngày tuổi
Tấm gạo 200 200 200 200
Bắp 500 500 500 500
Đậu tương 90 90 90 90
Bột cá 60 60 60 60
Bánh dầu 135 135 135 135
Bột xương 15 15 15 15
Methionine 0 1 2 3
Giai đoạn 50-70 ngày tuổi
Tấm gạo 167 167 167 167
Bắp 570 570 570 570
Đậu tương 195 195 195 195
Bột cá 3 3 3 3
Bánh dầu 60 60 60 60
Bột xương 60 60 60 60
Methionine 0 1 2 3
Bảng 1b. Giá trị dinh dưỡng ở các lô thí nghiệm
Nghiệm thức
(I)-Đối chứng-
0%Met bổ sung
(II)- 0,1%
Met bổ sung
(III)- 0,2%
Met bổ
sung
(IV)- 0,3%
Met bổ
sung
Giai đoạn 0-21 ngày tuổi
ME (kcal/kg) 2678 2678 2678 2678
Protein (%) 17,8 17,8 17,8 17,8
DM (VCK %) 88,4 88,4 88,4 88,4
188
Xơ thô (%) 5,2 5,2 5,2 5,2
Ca (%) 1 1 1 1
P (%) 0,76 0,76 0,76 0,76
Methionine (%) 0,31 0,41 0,51 0,61
Giai đoạn 22-49 ngày tuổi
ME (kcal/kg) 2965 2965 2965 2965
Protein (%) 17,2 17,2 17,2 17,2
DM (VCK %) 88,6 88,6 88,6 88,6
Xơ thô (%) 5,2 5,2 5,2 5,2
Ca (%) 1,02 1,02 1,02 1,02
P (%) 0,93 0,93 0,93 0,93
Methionine 0,28 0,38 0,48 0,58
Giai đoạn 50-70 ngày tuổi
ME (kcal/kg) 3100 3100 3100 3100
Protein (%) 16 16 16 16
DM (VCK %) 89,2 89,2 89,2 89,2
Xơ thô (%) 4,7 4,7 4,7 4,7
Ca (%) 1,11 1,11 1,11 1,11
P (%) 1,06 1,06 1,06 1,06
Methionine (%) 0, 27 0, 37 0, 47 0, 57
Chế độ ăn Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do
Con lai NV được nuôi chuồng có sân vườn và mương tắm. Quy trình chăm sóc
nuôi dưỡng và phòng bệnh theo hướng dẫn về chăn nuôi ngan Pháp của Trung tâm vịt
Đại Xuyên trong điều kiện thực tế của nông hộ ở Quảng Nam.
2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
Tỷ lệ nuôi sống: theo dõi gia cầm trong suốt quá trình nuôi, ghi chép tình hình
bệnh tật, số con chết và tính tỷ lệ sống theo tuần.
Tăng trọng: cân con lai lúc nở đã khô lông, và con lai được cân theo phương
pháp cân từng cá thể, vào buổi sáng sớm trước lúc cho ăn ở 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10
tuần tuổi và xác định tăng trọng theo ngày.
Tiêu tốn thức ăn: hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho con lai ăn vào lúc
7 giờ sáng và ngày hôm sau cân thức ăn còn thừa trong máng để xác định lượng thức
ăn thừa. Gia cầm được nuôi theo nhóm nên lượng ăn vào sẽ được tính trên cơ sở của
nhóm và chia đều cho từng cá thể. Theo đó, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) được tính
bằng tỷ số giữa lượng ăn vào và tăng trọng hàng ngày.
Năng suất thịt: để đánh giá chất lượng thân thịt xẻ, cuối đợt thí nghiệm, tiến
hành mổ khảo sát 24 con, mỗi lô 6 con (3 con trống và 3 con mái). Mổ khảo sát theo
189
phương pháp của Bùi Quang Tiến (1993). Các chỉ tiêu đã được xác định bao gồm khối
lượng sống khi giết thịt, khối lượng thân thịt (tỷ lệ thịt xẻ), khối lượng và tỷ lệ cơ lườn,
khối lượng và tỷ lệ cơ đùi, khối lượng mỡ bụng và tỷ lệ mỡ bụng, khối lượng gan.
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên hàm
tương quan tuyến tính (GLM) của phần mềm MINITAB Ver 15 (2005). Số liệu được
trình bày với giá trị bình quân nhỏ nhất (least square mean) và sai số của số trung bình
(SEM).
Mô hình thuật toán thống kê như sau:
Y
ij
= µ + A
i
+ e
ij
Trong đó, Y
ij
: Giá trị của biến phụ thuộc vào con vật j trong nghiệm thức i; A
i
:
ảnh hưởng của các mức methionine bổ sung; µ: giá trị trung bình chung các nghiệm
thức; e
ij
là hiệu dư.
Giá trị các bộ phận của thân thịt xẻ được covariate với khối lượng giết thịt nhằm
hạn hạn chế ảnh hưởng của nó.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của bổ sung methionine đến tăng trọng và hệ số chuyển hóa
thức ăn
Về tỷ lệ nuôi sống của con lai NV ở cả lô đối chứng và các nghiệm thức, trong
quá trình thí nghiệm chỉ có 2 con lai NV bị chết khi ở tuần tuổi đầu tiên. Như vậy, tỷ lệ
sống của đàn gia cầm thí nghiệm rất cao (94,6%).
Khả năng sản xuất của con lai NV khi sử dụng khẩu phần ăn với các mức bổ
sung DL-methionine khác nhau, được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của bổ sung DL-Methionine
đến tăng trọng và chuyển hóa thức ăn của con lai NV
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
SEM P
(I)-Đối
chứng-
0%Met
bổ sung
(II)-
0,1%
Met bổ
sung
(III)-
0,2%
Met bổ
sung
(IV)-
0,3%
Met bổ
sung
Khối lượng bắt đầu
(g)
51,67 50,67 50,33 50,67 0,67 0,54
Khối lượng kết thúc
(kg)
3,05
a
3,43
b
3,18
b
3,22
b
0,08 0,009
190
Tăng
trọng
(g/ngày)
0-3
tuần tuổi
30,44
a
35,17
b
31,17
c
32,83
cb
0,77 0,001
4-7
tuần tuổi
55,89 59,40 57,29 52,89 2,94 0,469
8-10
tuần tuổi
37,82
a
46,67
b
41,55
a
47,70
b
1,67 0,008
Chung 42,83
a
48,31
b
44,73
b
45,31
b
1,07 0,001
Lượng ăn
vào
(g/ngày)
0-3
tuần tuổi
47,61
a
51,66
b
48,69
a
48,99
a
2,43 0,001
4-7
tuần tuổi
136,49
a
123,96
b
127,06
b
130,72
b
2,89 0,024
8-10
tuần tuổi
186,77 178,69 177,50 183,45 2,95 0,111
Chung 124,91
a
118,69
b
118,68
b
122,02
a
1,51 0,014
Hệ số
chuyển
hóa thức
ăn (FCR)
0-3
tuần tuổi
1,57 1,48 1,58 1,50 0,04 0,160
4-7
tuần tuổi
2,53 2,14 2,30 2,60 0,16 0,170
8-10
tuần tuổi
4,40
a
3,71
b
3,98
b
4,07
ab
0,11 0,001
Chung 2,95
a
2,47
b
2,67
b
2,71
a
0,07 0,001
*
a±b≠c
trong cùng hàng với P<0,05
Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, ngoại trừ khối lượng bắt đầu thí nghiệm của con lai NV,
tất cả các chỉ tiêu còn lại đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố thí nghiệm (P<0,05). Khối lượng
khi kết thúc thí nghiệm cao ở các nghiệm thức có bố sung Met (P=0,009) so với đối
chứng (3,18-3,43 so với 3,05 kg/con). Trong các nghiệm thức có bổ sung Met, khối lượng
con lai NV ở nghiệm thức bổ sung 0,1% Met - có xu hướng cao hơn bổ sung 0,2% Met và
0,3%Met, tuy nhiên không có sai khác thống kê. Tương tự, tăng trọng của gia cầm qua
các giai đoạn tuổi cũng ảnh hưởng bởi việc bổ sung Met vào khẩu phần (p<0,05), ngoại
trừ 4-7 tuần (P>0,05). Ở các nhóm bổ sung Met, tăng trọng đều cao hơn đối chứng (44,77
- 48,35 so với 42,87 g/ngày). Ở các nghiệm thức bổ sung 0,1%Met và 0,2% Met, lượng
ăn vào thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn
(FCR) từ 0-7 tuần tuổi không sai khác thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), nhưng
giai đoạn cuối (8-10 tuần tuổi) và cho cả thời gian thí nghiệm (0-10 tuần tuổi) có sự sai
khác thống kê (P<0,05). FCR thấp hơn ở 2 nghiệm thức bổ sung 0,1% Met và 0,2% Met
so với ĐC và 0,3% Met (P<0,05). Các kết quả này cho thấy việc bổ sung 0,1 - 0,2% Met
vào khẩu phần làm cải thiện FCR và dẫn đến giảm chi phí thức ăn.
Trong điều kiện chăn nuôi tự do, hầu hết các giống gia cầm đều có khả năng tự
điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào để thỏa mãn nhu cầu năng lượng của chúng (Lesson và
191
Summers, 2001; NRC, 1991). Khả năng này đặc biệt nổi trội ở ngan và vịt (scott và
Dean, 1991). Như vậy trong thí nghiệm này các mức năng lượng và protein giống nhau
ở các lô, chứng tỏ rằng sự khác nhau giữa các lô về khối lượng, tăng trọng và lượng ăn
vào là do khác nhau về mức methionine. Theo Nguyễn Quốc Việt ) và cộng sự (2009),
khi nghiên cứu trên ngan Pháp thương phẩm nuôi hỗn hợp trống mái trong điều kiện
chăn nuôi tập trung thì nhu cầu methionine thích hợp ở 3 giai đoạn 0-3; 4-7; 8-12 tuần
tuổi tương ứng là 0,45; 0,41 và 0,38%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của
chúng tôi ở các mức methionine tương ứng là 0,43; 0,41 và 0,40%. Tuy nhiên, theo
Phùng Đức Tiến và cộng sự (2009) không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về khối lượng cơ thể của ngan ở các nhóm được ăn khẩu phần có hàm lượng axit amin
khác nhau vào các thời điểm 12, 16, 24 và lúc đẻ 5% mặc dù về số tuyệt đối, khối lượng
cơ thể của ngan ở các nhóm được ăn khẩu phần có mức axit amin cao có xu hướng cao
hơn so với nhóm được ăn khẩu phần có mức axit amin thấp. Đối với khẩu phần của gà
thịt Hubbard-ISA giai đoạn sinh sản với mức protein 18,5% và methionine 0,41%, mức
tiêu tốn thức ăn trung bình tính trên 10 quả trứng đã được cải thiện đáng kể (Phùng Đức
Tiến, 2007). Trong khi đó, khẩu phần cho đà điểu sinh sản với mức protein 20% và
methionine 0,42% thì tiêu tốn thức ăn trung bình/đà điểu con hiệu quả hơn so với khẩu
phần có mức protein 20%, methionine là 0,36 % và mức protein 20%, methionine
0,49 % (24,81 so với 27,75 và 28,72 kg/đà điểu con).
3.2. Ảnh hưởng của bổ sung methionine đến chất lượng thân thịt
Kết quả trình bày trên bảng 3
Bảng 3. Ảnh hưởng việc bổ sung DL-Methionine đến chất lượng thân thịt
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
SEM P
(I)-Đối
chứng-
0%Met
bổ sung
(II)-
0,1%
Met bổ
sung
(III)-
0,2%
Met bổ
sung
(IV)-
0,3%
Met bổ
sung
Khối lượng giết thịt
(kg)
3,04 3,41 3,19 3,16 0,09 0,10
Khối lượng thịt xẻ (kg) 2,04
a**
2,40
b
2,18
b
2,15
b
0,07 0,027
Tỷ lệ thịt xẻ (%)* 64,2
a
75,3
b
68,2
b
68,0
b
2,2 0,035
Khối lượng cơ lườn
(gam)
356,1
a
382,0
b
365,8
b
363,8
b
5,12 0,029
Tỷ lệ cơ lườn (%)* 17,5 15,8 16,9 17,1 0,55 0,28
Khối lượng cơ đùi (g) 292,9
a
344,8
b
318,2
b
314,1
b
10,06 0,042
Tỷ lệ cơ đùi (%)* 14,4 14,4 14,6 14,6 0,23 0,81
Khối lượng mỡ (g) 30,7
a
37,0
b
32,6
b
34,0
b
1,11 0,015
Tỷ lệ mỡ (%)* 0,02 0,02 0,01 0,02 0,002 0,019
192
*tỷ lệ so với khối lượng thịt xẻ
**a≠b: trong cùng hàng với p<0,05
Ngoại trừ hai chỉ tiêu: tỷ lệ cơ lườn và cơ đùi, các chỉ tiêu còn lại đều bị ảnh
hưởng bởi việc bổ sung Met (P<0,05). Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ cao ở các nghiệm thức
có bổ sung Met hơn đối chứng (2,15 - 2,40 so với 2,04 kg/con, và 68 - 75,3 so với
64,2%, tương ứng). Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ cao hơn ở nghiệm thức bổ sung 0,1%
Met so với nghiệm thức bổ sung 0,2% Met và 0,3% Met, nhưng không có sự sai khác
thống kê. Tuy khối lượng cơ lườn và cơ đùi cao ở các nghiệm thức có bổ sung Met
(P<0,05), nhưng tỷ lệ so với thịt xẻ sự sai khác chưa đáng tin cậy (P>0,05). Khối lượng
mỡ và tỷ lệ mỡ bụng cũng bị ảnh hưởng bởi bổ sung Met (P<0,05).
4. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có kết luận và đề xuất như sau:
Bổ sung 0,1% đến 0,3% methionine vào khẩu phần có 18% protein thô được
phối hợp từ các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương cho con lai NV, đã cải thiện tăng
trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, cải thiện tỷ lệ thịt xẻ và khối lượng phần thịt ăn được.
Để có hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi con lai NV ở điều kiện nông hộ, nên nuôi
với khẩu phần phối chế từ nguyên liệu địa phương có mức protein thô 18% và bổ sung
0,1% methionine (tính theo vật chất khô khẩu phần).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thị Kim Anh và cộng sự. Xác định nhu cầu năng lượng,
protein, axit amin trong thức ăn của gà thịt thương phẩm qua 3 giai đoạn nuôi ở miền
Bắc Việt Nam. Viện chăn nuôi, (2003).
2. Nguyễn Đức Hưng, Lê Đức Ngoan, Lương Thị Thủy. Một số chỉ tiêu sinh lý máu, khả
năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của con lai (ngan x vịt) nuôi ở tỉnh Quảng
Nam, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 5/2009 (2009), 55 - 58
3. Nguyễn Đức Hưng, Lê Đức Ngoan, Lương Thủy. Ảnh hưởng của các mức protein đến
khả năng con thịt của con lai (ngan x vịt) nuôi trong điều kiện nông hộ tại Quảng Nam,
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế số 52/2009 (2009), 135 - 141
4. Nguyễn Thị Lê, Đặng Thị Hạnh và cộng sự. Xác định mức protein và Lysine thích hợp
cho gà thả vườn BT2. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học. Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam, (2003).
5. Lê Đức Ngoan, Giáo trình dinh dưỡng gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
(2006).
193
6. Hoàng Văn Tiệu và cộng sự. Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần các dòng vịt nội, ngoại
và tạo các cặp lai có năng suất cao, phù hợp với phương thức nuôi chăn thả. Tuyển tập
các công trinh nghiên cứu khoa học vật nuôi. Viện Chăn nuôi, (2009).
7. Phùng Đức Tiến, Trần Quốc Việt và cộng sự. Xác định nhu cầu năng lượng, protein và
một số a xit amin thiết yếu (Ly sine, Methionine) dạng tổng số và tiêu hóa cho ngan
pháp ở các giai đoạn tuổi. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học vật nuôi.
Viện Chăn nuôi, (2008).
8. Chaiyapoom Bunchasak. Using Synthetic Amino Acid in broiler Chiken Diet. Asian
Australian Journal of Animal Sciences 13th (2008), 7-18.
EFFECTS OF DL-METHIONINE SUPPLEMENTATION IN DIETS
ON PERFORMANCE AND CARCASS CHARACTERISTICS OF CROSBRED
(DUCK x MOSKOVI DUCK)
Luong Thi Thuy
Department of Animal Health of Quang Nam
Le Duc Ngoan
College of Agriculture and Forestry, Hue University
Nguyen Duc Hung
Hue University
SUMMARY
The experiment was carried out to determine the effects of DL-methionine (Met)
supplementation on the diets composing an available feed resource which contained 18% CP on
the performance and carcass traits of crosbred (Duck x Moscovi duck). Total 360 chicks (half of
which were female) of about 50g live weight at 1 day of age were randomly allocated into 4
dietary treatments whith/without Met supplementation (CRD) with 6 replicates. Chicks were fed
with one of the four diets without Met supplementation (as the control) or with 0,1 or 0,2 and or
0,3% Met supplementation (as DM). Results show that supplementation of Met (0,1 – 0,3%)
incresaed the growth performance and improved the feed conversion ration (P<0,05). It is also
indicated that Met supplementation in diets significantly increased the carcass percentage and
eadible meat (P<0,05). However, supplementing 0,1% Met in diets containing 18% CP was
technically and economically recommended for chick raisers at household conditions.
Key words: Carcass characteristics, crosbred (Duck x Moscovi duck), methionine
supplementation, growth performance .