Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI BỀN VỮNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.82 KB, 10 trang )



151
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010


PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG NHẰM ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI BỀN VỮNG Ở
HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Dương Viết Tình
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý là một xu hướng đang được Đảng và Chính
phủ quan tâm hiện nay. Muốn vậy, phải phân tích rõ các mâu thuẫn thường xảy ra trong nội bộ
cộng đồng, giữa người bên trong và bên ngoài rừng cộng đồng cũng như phân tích vai trò trách
nhiệm của các bên liên quan trong quản lý rừng ở cộng đồng. Chia sẻ lợi ích về tài nguyên
trong rừng cộng đồng hợp lý là giải pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên
liên quan trong quản lý rừng cộng đồng. Để quản lý tốt rừng cộng đồng cần phải có sự nỗ lực
của cộng đồng trong tổ chức bảo vệ rừng và chia sẽ lợi ích nguồn tài nguyên rừng hợp lý, đồng
thời có sự giám sát tích cực và hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan cấp huyện để cộng đồng thực
hiện quản lý rừng bền vững.

1. Đặt vấn đề
Nghị quyết Trung ương (TW) 7 đã tập trung bàn về Tam nông: Nông dân, Nông
nghiệp và Nông thôn. Tài nguyên rừng, đất rừng với nông dân nông thôn vùng núi có
mối quan hệ rất mật thiết. Tuy nhiên, mâu thuẫn thường xảy ra ở nông thôn vùng núi là
tranh chấp, cạnh tranh đất lâm nghiệp, thiếu sự công bằng trong chia sẻ lợi ích của tài
nguyên rừng, nếu giải quyết tốt các mâu thuẫu này sẽ góp phần phát triển nông thôn
vùng núi bền vững.
Giao đất, giao rừng cho nông dân trong các cộng đồng quản lý bảo vệ rừng
(QLBVR) là một xu hướng đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hiện nay. Thừa


Thiên Huế là một trong những tỉnh đã giao rừng cho cộng đồng quản lý trên 4.000 ha
rừng tự nhiên ở 10 xã trên địa bàn 4 huyện Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới, Phong Điền.
Huyện Nam Đông đã thực hiện giao rừng tự nhiên từ năm 2003, đến nay tổng
diện tích đã giao cho các đối tượng là 2.374,8 ha chiếm 5,25% diện tích rừng tự nhiên.
Trong đó đã giao cho 7 cộng đồng dân cư thôn quản lý với 691 ha, chiếm 1,5% diện tích
rừng tự nhiên. Thôn quản lý diện tích lớn nhất là 173 ha và thôn ít nhất là 60,2 ha, bình
quân đạt 98,7 ha/thôn.
Tuy nhiên, để cộng đồng quản lý rừng bền vững cần phải nghiên cứu các xung


152
đột thường xảy ra trong quản lý rừng để tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế sự
suy giảm của nguồn tài nguyên rừng, vì vậy, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu
trường hợp tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa thiên Huế.
2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Bảng 1. Khung lôgíc về mục tiêu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
1. Phân tích
các mâu
thuẫn trong
quản lý
rừng ở cộng
đồng vùng
núi
- Cấu trúc quản lý rừng
- Các loại mâu thuẫn;
Tính chất mâu thuẫn và
mức độ mâu thuẫn
- Khả năng giải quyết
- Phỏng vấn chủ rừng (5 người/mỗi chủ

rừng); thảo luận nhóm; phỏng vấn 3 nhóm
hộ. Quản lý rừng theo hộ phỏng vấn 1 thôn.
- Định lượng thông tin bằng phần mềm
Excel
- Lập bảng so sánh các hình thức khác nhau
2. Đánh giá
chia sẻ lợi
ích trong
quản lý
rừng ở cộng
đồng vùng
núi
- Các lợi ích trong quản
lý rừng của điểm nghiên
cứu
- Phân tích mức lợi ích
- So sánh lợi ích của các
hình thức khác nhau.
- Phỏng vấn chủ rừng (5 người/mỗi chủ
rừng); thảo luận nhóm; phỏng vấn 3 nhóm
hộ. Quản lý rừng theo hộ phỏng vấn 1 thôn.
- Định lượng thông tin bằng phần mềm
Excel
- Lập bảng so sánh lợi ích của các h
́
ình
thức
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Cấu trúc về tổ chức trong quản lý rừng cộng đồng
Giao rừng cho cộng đồng quản lý không có nghĩa khoán trắng cho cộng đồng,

nói cách khác quản lý rừng cộng đồng là sự kết hợp giữa nỗ lực của cộng đồng và hỗ trợ
tích cực của Nhà nước trong quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy cấu trúc về tổ chức trong quản lý rừng cộng đồng
gồm 2 bộ phận (xem sơ đồ 1)
(1) Bộ phận quản lý trực tiếp là các cơ quan của Nhà nước liên quan đến quản lý
lâm nghiệp như Ban quản lý rừng của thôn; các tổ bảo vệ rừng; các hộ nhận rừng; và
kiểm lâm địa bàn. Nhiệm vụ của họ là trực tiếp bảo vệ rừng, giám sát chia sẽ lợi ích
trong rừng cộng đồng, đề xuất các ý tưởng để quản lý rừng bền vững.
(2) Nhóm quản lý gián tiếp là các cơ quan của Nhà nước liên quan đến quản lý
lâm nghiệp như UBND huyện; Hạt kiểm lâm; phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài
nguyên Môi trường; khối mặt trận đoàn thể và UBND xã. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là
tạo ra các chính sách thông thoáng để hỗ trợ cộng đồng quản lý tốt rừng được giao,


153
giám sát các hoạt động quản lý rừng của cộng đồng theo đúng các chính sách quy định
và hỗ trợ công tác khuyến lâm. Mặc dù hoạt động gián tiếp nhưng nó có vai trò rất quan
trọng quyết định đến sự thành công trong quản lý rừng cộng đồng.

Sơ đồ 1. Cấu trúc tổ chức quản lý rừng cộng đồng ở xã Thượng Quảng, Nam Đông
3.2. Các mâu thuẫn trong quản lý rừng cộng đồng
Trong quá trình giao rừng cho cộng đồng quản lý đă nảy sinh một số mâu thuẫn
giữa các bên có liên quan trong sử dụng nguồn tài nguyên rừng thể hiện bảng 2.
3.2.1. Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng
Có 100 % cán bộ thôn và các hộ nhận rừng được khảo sát, họ cho rằng có mâu
thuẫn giữa các hộ và tổ quản lý rừng; mâu thuẫn giữa hộ có nhận rừng và hộ không
nhận rừng. Nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn là do mức đóng góp khác nhau nhưng cùng
mức hưởng lợi. Tuy nhiên, các mâu thuẫn thể hiện không gay gắt, hậu quả không
nghiêm trọng (ý kiến cán bộ xã 90%). Về bản chất, các mâu thuẫn này xuất phát từ cơ
chế quy định đóng góp và năng lực quản lý của ban quản lý cộng đồng, nếu cải thiện

được vấn đề này mâu thuẫn sẽ được giải quyết.
3.2.2. Mâu thuẫn giữa cộng đồng với người dân bên ngoài cộng đồng
Một trăm phần trăm các ý kiến cho là có mâu thuẫn liên quan đến việc khai thác
gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trong rừng giữa người bên trong và bên ngoài cộng đồng.
Nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn bắt đầu từ khi giao rừng cho thôn quản lý, đồng nghĩa
Chú dẫn
: Chỉ đạo, giám sát
: Thực thi, báo cáo
: Phối hợp


UBND XÃ
PHÒNG
NNPTNT
HẠT KIỂM
LÂM
UBND HUYỆN

TỔ
BẢO VỆ RỪNG

TỔ
BẢO VỆ RỪNG

BAN QUẢN LÝ
RỪNG THÔN

TỔ
BẢO VỆ RỪNG
HỘ THÀNH VIÊN

HỘ THÀNH VIÊN
HỘ THÀNH VIÊN
HỘ THÀNH VIÊN
HỘ THÀNH VIÊN
HỘ THÀNH VIÊN
Chi bộ đảng
Mặt trận, đoàn thể
BQL thôn


154
với không thừa nhận quyền sử dụng các sản phẩm từ rừng của các cộng đồng lân cận.
Về tính chất của mâu thuẫn là cơ hội vì rừng chưa có chủ nên người bên ngoài vào khai
thác; khi giao rừng cho từng cộng đồng rõ ràng, rừng gần cộng đồng nào giao cho cộng
đồng đó thì mâu thuẫn này đă không xảy ra.
Bảng 2. Phần trăm các ý kiến về các mâu thuẫn trong quản lý rừng cộng đồng (%)
Ý kiến
Các dạng
mâu thuẫn
Cán bộ xã và thôn:
Đồng ý/không ý
kiến (n= 30)
Tổ QLR thôn:
Đồng ý/không ý kiến

(n= 30)
Người dân thôn:

Đồng ý/không ý
kiến (n = 30)

1. Trong nội bộ cộ
ng
đồng (giữa các hộ)
95,6/4,4 100/0 100/0
2. Tổ
QLBVR và
những dân khác
76,5/23,5 83,3/14,7 70/30
3. Trong cộng đồ
ng
và ngoài cộng đồng
100/0 100/0 100/0
4. Cộng đồ
ng và cơ
quan QL lâm nghiệp
22,5/77,5 20/80 73,3/26,7
3.2.3. Mâu thuẫn giữa cộng đồng với các cơ quan quản lý rừng
Khoảng 77% ý kiến khảo sát cho là có mâu thuẫn trong quản lý rừng giữa cộng
đồng nhận rừng và Ban quản lý rừng phòng hộ. Trước đây, rừng do các cơ quan nhà
nước trực tiếp quản lý có mâu thuẫn xảy ra giữa người dân và cơ quan nhà nước liên
quan đến việc chia sẻ lợi ích từ khai thác gỗ, phần lớn là Nhà nước hưởng lợi từ khai
thác gỗ, trong khi đó dân phải tham gia bảo vệ. Về tính chất đây là mâu thuẫn cơ hội,
nếu có sự phối hợp giữa các đơn vị nhà nước với cộng đồng để hỗ trợ cho cộng đồng
quản lý tốt rừng đã giao cho họ thì rừng sẽ bền vững.
Nhìn chung, qua khảo sát các ý kiến có khác nhau tuỳ theo nhận thức, phần lớn
các ý kiến cho thấy có mâu thuẫn giữa cộng đồng và cơ quan quản lý lâm nghiệp là do
chế độ hưởng lợi và sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng kiểm lâm.
3.3. Các lợi ích được chia sẻ trong quản lý rừng cộng đồng
Để giải quyết được các xung đột nêu trên, cho đến nay, Nhà nước chưa có một
qui định cụ thể về quyền hưởng lợi của cộng đồng trong quản lý rừng tự nhiên, mặc dù

Nhà nước đã có chính sách giao rừng cho cộng đồng thôn quản lý được thể hiện trong
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, song quyền hưởng lợi của cộng đồng chủ yếu áp dụng
theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg mà còn nhiều điều còn bất cập. Nghiên cứu về
hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng thôn 4 xã Thượng Quảng cho thấy, thôn đang
quản lý 24 ha rừng nghèo kiệt (trạng thái IIA, IIB) và 31,7 ha rừng nghèo (trạng thái
IIIA1, IIIA2); đất chưa có rừng 4 ha. Trong quá trình quản lý cộng đồng đã hưởng lợi
như sau:


155
- Hưởng lợi về khai thác gỗ: Thông qua kế hoạch quản lý rừng 5 năm của cộng
đồng gỗ khai thác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu làm nhà (bảng 3). Thực tiễn khai thác
gỗ theo kế hoạch trên trong 3 năm qua không theo đúng kế hoạch. Lý do khi tính toán
nhu cầu của cộng đồng th
́
ì các hộ đều có nhu cầu khá lớn nhưng thực tế các hộ không
khai thác những cây gỗ < 25 cm để sử dụng vì tốn kém khá nhiều công sức và các hộ đã
dùng các vật liệu khác để thay thế cho nhu cầu sử dụng làm chuồng trại, hàng rào… Đối
với cây gỗ đường kính > 40 cm (Sóng) chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gỗ gia dụng với số
lượng 33 cây. Đến năm 2007, Uỷ ban Nhân dân huyện có quyết định cho phép Cộng
đồng thôn khai thác gỗ phục vụ nhu cầu gia dụng theo kế hoạch quản lý rừng.
Bảng 3. Kế hoạch khai thác gỗ 5 năm thôn 4, xă Thượng Quảng
TT
Số cây theo cấp
kính
Số cây chặt phân theo năm
2006 2007 2008 2009 2010
1 Vàng: 9.800 1.500 1.500 2.000 2.400 2.400
2 Đen: 60 10 10 13 13 14
3 Xanh: 89 14 15 20 20 20

4 Sóng: 33 5 5 7 7 9
Ghi chú: Phân loại cây theo màu sắc để cộng đồng dễ phân biệt. Vàng là cây có đường
kính từ 5-10 cm, đen có đường kính 10-15cm, Xanh có đường kính 20-25 cm, Sóng có đường
kính > 40cm.
Tuy nhiên, đến nay số cây gỗ trên vẫn chưa khai thác với lý do hầu hết các cây
gỗ trên thuộc nhóm gỗ chất lượng xấu không phù hợp với sở thích làm nhà và đồ gia
dụng. Một lý do quan trọng khác là số gỗ trên chỉ được phép sử dụng trong cộng đồng,
không được bán trên thị trường. Ngoài ra, nhu cầu gỗ gia dụng của thôn c
̣
òn được giải
quyết từ những nơi khác ngoài rừng của cộng đồng. Vì vậy, cộng đồng tiếp tục bảo vệ
để gỗ đạt đến kích thước thương mại sẽ khai thác. Thông qua chế độ hưởng lợi này cũng
cho ta bài học khi giao rừng cho cộng đồng quản lý nên có một diện tích rừng có trữ
lượng gỗ nhất định để họ được hưởng lợi nhằm động viên trong quá trình quản lý rừng.
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Nguồn lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trong phạm vi
quản lý rừng của cộng đồng chủ yếu là mây nước, lá nón với sản lượng còn lại rất hạn
chế. Quản lý, khai thác và sử dụng LSNG hầu như chưa được chú trọng do lợi ích mang
lại không lớn. Cộng đồng chưa có cơ chế nào để quản lý khai thác LSNG cho các hộ
trong cộng đồng và những hộ ngoài cộng đồng. Các hộ ngoài cộng đồng vẫn đang khai
thác LSNG trong rừng cộng đồng quản lý mà không có mối ràng buộc trách nhiệm nào.
Lợi ích từ nguồn LSNG từ rừng cộng đồng đem lại thu nhập cho các hộ với giá trị rất
thấp khoảng 300.000 đồng/tháng/hộ.
- Được khai thác củi đun: Theo qui định, các hộ gia đ
́
ình trong cộng đồng được


156
khai thác củi đun bao gồm cây khô, cây chết, các cây chặt nuôi dưỡng và luống phát khi
tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Thực tiễn tất cả các hộ gia đình trong thôn

đều sử dụng củi để đun, mỗi hộ tiêu tốn khoảng từ 8-10 kg củi/ngày, mỗi năm toàn thôn
tiêu thụ hết khoảng 97 tấn củi, trong đó nguồn củi lấy từ rừng tự nhiên khoảng 50%, còn
lại tận dụng củi khác như cành, nhánh cao su khô, sản phẩm khai thác rừng trồng…
- Được trồng rừng trên đất chưa có rừng: Thôn đă trồng được 4 ha rừng keo Tai
tượng bằng nguồn vốn tự có của thôn. Theo qui định, cộng đồng được quyền quyết định
thời điểm, phương thức khai thác, sản phẩm được tự do lưu thông trên thị trường, được
hưởng lợi toàn bộ sản phẩm của rừng trồng sau khi nộp thuế sử dụng đất. Đây là một
nguồn khả năng tạo ra được quĩ của cộng đồng khá lớn để phục vụ cho quản lý rừng.
- Ngoài ra cộng đồng có một số quyền hưởng lợi khác như được hưởng phần lớn
giá trị gỗ do cộng đồng tịch thu. Trong 3 năm quản lý rừng, thôn đă phát hiện 14 vụ vi
phạm, tịch thu 4,5m
3
gỗ các loại, thu nhập quĩ cộng đồng 14 triệu đồng.
- Các lợi ích to lớn khác như về pḥòng hộ đầu nguồn, cung cấp nguồn nước cho
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, cải thiện môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh
học…trong phạm vi nghiên cứu chưa thể lượng hoá hết được.
3.4. Phân tích các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng
Bảng 4. Phân tích các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng
TT

Các bên

Vai trò
Trách
nhiệm
Khó khăn
Độ
quan
trọng


1
Hộ

Nhóm
hộ nhậ
n
rừng
- Nhận rừng và bảo vệ rừng
- Tuần tra bảo vệ rừng, chăm sóc rừng
- Thực hiện đúng qui ước bảo vệ rừng
- Khi phát hiện có khai thác gỗ
trái
phép thì báo cho kiểm lâm đị
a bàn và
UBND xã.
Chủ độ
ng
quản lý bảo
vệ rừ
ng
trong mọ
i
tình huống.
- Thiế
u
phương tiện.
- Khô
ng có
kinh phi hỗ


trợ trong BVR

1
2
Ban
quả
n lý
rừng
thôn
- Tuyên truyền cho người dân về tầ
m
quan trọng của rừng và việc quản lý bả
o
vệ rừng.
- Kiểm tra việc quản lý bảo vệ rừng củ
a
các nhóm hộ, phân chia lợi ích từ rừng.
- Khi có vi phạm báo cho kiểm lâm.
- Đề xuất khai thác lâm sản.
Trực tiếp
nhắc nhở
ngườ
i dân
(nhóm hộ) về

quản lý bảo
vệ rừng.
- Năng lự
c
quản lý củ

a
cán bộ
thôn
còn hạn chế.
- Thiếu độ
i
ngũ đào tạo
1


157
3
Kiểm
lâm đị
a
bàn
- Tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng
- Hướng dẫn CĐ xây dựng kế hoạ
ch
quản lý và phát triển rừng.
- Tập huấn kỷ thuật trồ
ng, chăm sóc
rừng.
- Xử lý những đối tượng vi pham.
- Xử
lý vi
phạm và hỗ

trợ người
dân trong

quản lý bảo
vệ rừng.
- Chế độ
chưa
hợ
p lý cho
công việc.
- Quyền hạ
n
xử
lý còn
thấp.


1
4
UBND
Xã,
UBND
huyện
- Tuyên truyền, nhắc nhở quản lý bả
o
vệ rừng trên địa bàn toàn xã, huyện.
- Xử lý các vi phạm tài nguyên rừng.
- Chỉ đạo phối hợp với kiểm lâm đị
a
bàn thực hiện công tác QLBVR ở từ
ng
thôn.
Cầu nối giữa

huyệ
n và
cộng đồ
ng
thôn trong
quản lý rừng
- Chế độ
chưa
hợp lý.
- Quyền hạ
n
xử lý còn hạ
n
chế.
3
5
Hạt
kiểm
lâm

phòng
Nông
nghiệp
- Dự báo cấp cháy rừng.
- Xử lý những đối tượng vi phạ
m trong
khai thác gỗ.
- Kiểm soát các hoạt động về
khai thác
lâm sản và các hoạt đông lâm nghiệp.

- Sẵ
n sàng
hổ trợ và xử
lý vi phạ
m
trợ
trong
QLBVR.
- Xa địa bàn
- Thiếu cán bộ

và nguồ
n kinh
phí để hỗ trợ

cộng đồng


2
6
BQLRPH
Nam
Đông

- Tuyên truyền, nhắc nhở quản lý bả
o
vệ rừng trên địa bàn toàn xã, huyện.
- Tham gia trong quả
n lý tài nguyên
rừng.

Hỗ trợ tron
g
quản lý bảo
vệ rừng.
Lực lượ
ng ít,
năng lự
c làm
việc hạn chế.

3
7
UBND
huyện
- Quyết định các chính sách về
công tác
quản lý bảo vệ rừng cho các thôn.
- Hạn chế các thủ tục hành chính.
Ban hành
chính sách
kịp thời.
Sợ
trách
nhiệm, quyề
n
lợi không rõ.
3
Chú ý: Rất quan trọng: 1 điểm, Quan trọng: 2 điểm, Không quan trọng: 3 điểm
Phân tích vai trò của các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng (bảng 4) là
rất cần thiết, điều này nhằm xác định trách nhiệm của các cơ quan ban ngành các cấp

trong việc hỗ trợ cộng đồng thực hiện tốt quản lý rừng mà họ được nhận, tránh tình
trạng hiện nay là khi chuyển rừng từ Nhà nước quản lý sang cộng đồng quản lý thì các
cơ quan ban ngành hết trách nhiệm, như khi cộng đồng thực hiện không tốt thi cho là
chủ trương này không phù hợp. Mặt khác, cộng đồng cũng phải thấy trách nhiệm của họ
trong quản lý bảo vệ rừng, tránh tình trạng cho rằng rừng là của chung, rừng là nguồn
tài nguyên vô tận.


158
Phân tích các bên liên quan cũng cho thấy thực hiện quản lý rừng cộng đồng có
điểm mạnh và điểm yếu như sau:
Điểm mạnh:
- Có lực lượng tuần tra bảo vệ đông hơn, tăng sức mạnh cho các tổ quản lý bảo
vệ rừng, đủ sức ngăn cản lâm tặc cũng như những người dân bản địa ở buôn khác.
- Phù hợp với tính cộng đồng vốn tồn tại từ lâu trong truyền thống của người
đồng bào dân tộc, đặc biệt là phù hợp với truyền thống chia sẽ lợi ích từ rừng.
- QLR cộng đồng có những điểm mạnh cơ bản đó là nhiều cộng đồng vẫn còn lưu
giữ các phong tục tập quán có ảnh hưởng tích cực đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng
(đặc biệt là hương ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng), đã có một số thử nghiệm về
giao đất giao rừng cho thôn, lãnh đạo tỉnh, huyện quan tâm đến QLR cộng đồng, và có
đội ngủ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm về QLR cộng đồng.
Điểm yếu:
- Có thể xuất hiện mâu thuẫn, tranh cãi trong nội bộ cộng đồng về hình thức
phân chia lợi ích từ rừng.
- Xuất hiện việc đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm trong tuần tra bảo vệ rừng ở
những cộng đồng không tổ chức tốt việc phân công trách nhiệm.
- Rừng giao cho cộng đồng phần lớn là rừng nghèo và xa khu dân cư, thời gian để
được hưởng lợi từ rừng tự nhiên quá dài, chưa có chính sách cụ thể về quy chế hưởng lợi
cho rừng cộng đồng và năng lực của Ban quản lý rừng của thôn còn hạn chế.
4. Kết luận và kiến nghị

- Để quản lý tốt rừng cộng đồng cần phải có sự nỗ lực của cộng đồng trong tổ chức
bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích nguồn tài nguyên rừng hợp lý, đồng thời có sự giám sát tích
cực và hỗ trợ nhiệt tình của cơ quan cấp huyện để cộng đồng quản lý rừng bền vững.
- Đề nghị rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp huyện;
phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng trong hỗ trợ, giám sát quản lý rừng cộng đồng.
Tăng cường cán bộ lâm nghiệp ở cấp huyện và cấp xã để hỗ trợ cho cộng đồng. Các cơ
quan cấp huyện cần huy động các nguồn tài chính để hỗ trợ các cộng đồng trong giai
đoạn đầu để thiết lập cơ chế quản lý và xây dựng quỹ quản lý rừng.
- Trong các hình thức QLR cộng đồng thì mâu thuẫn giữa cộng đồng/nhóm nhận
rừng và không nhận rừng thường xảy ra, ngay cả trong nội bộ của cộng đồng/nhóm
nhận rừng vẫn xảy ra mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này chủ yếu bắt nguồn từ việc khai
thác Lâm sản ngoài gỗ. Việc giải quyết những mâu thuẫn này chủ yếu do UBND xã
(giải quyết mâu thuẫn giữa các thôn), Trưởng thôn (giải quyết mâu thuẫn giữa các hộ
trong thôn; giữa các hộ trong nhóm; và giữa các thôn) và Nhóm trưởng (giải quyết mâu
thuẫn giữa các hộ trong nhóm).


159
- Giữa người dân/cộng đồng và những “người bên ngoài” có quan điểm rất khác
nhau về vai trò của các bên liên quan về QLR cộng đồng. Trong đó, người dân/cộng
đồng đánh giá rất cao vai trò của Ban quản lý thôn.
- Giao rừng cho cộng đồng quản lý thì mọi người trong cộng đồng đều có quyền
hưởng lợi, đáp ứng nhu cầu thiết yếu đã tạo ra động lực mạnh hơn trong quản lý rừng;
không gây ra mâu thuẫn giữa các hộ gia đình trong cộng đồng. Tuy nhiên, thu nhập từ
rừng chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu nên động lực còn yếu bởi vì diện tích rừng qui
hoạch giao cho cộng đồng phần lớn nghèo kiệt, chưa có thu lợi trước mắt.
- Hầu hết các cộng đồng đều có BQLRT và các tổ bảo vệ rừng tuy nhiên vẫn
chưa lôi kéo được toàn bộ người dân của cộng đồng vào việc quản lý rừng, đặc biệt phụ
nữ chỉ chú trọng vào việc thu hái LSNG từ rừng, họ cho rằng việc tuần tra, bảo vệ rừng
là việc của nam giới, nên sự tham gia của phụ nữ trong việc quản lý, bảo vệ rừng còn rất

hạn chế.
Kiến nghị: Cần có nghiên cứu để xây dựng chính sách hưởng lợi về gỗ áp dụng
cho rừng cộng đồng nhằm tạo sự thông thoáng cho người dân cải thiện điều kiện sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi Cục Lâm nghiệp (2006). Báo cáo Quy hoạch thực hiện chương trình 661.
2. Chi Cục Lâm nghiệp (2005). Chiến lược Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2007). Nghị quyết 5b/2007/NQCĐ-HĐND
ngày 25/4/2007. Kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010.
4. Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai (2000). Hiện trạng và xu hướng phát triển quản lý
rừng cộng đồng. Bài trình bày tại Hội thảo Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản
lý rừng cộng đồng ở Việt Nam. Hà Nội, 1-2/6/2006
5. Phân viện Điều tra quy hoạch Trung Trung Bộ (2007). Rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
ANALYZING THE CONFLICTS IN COMMUNITY FOREST MANAGEMENT
TO PROPOSE SOME SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF
THE UPLAND RURAL IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Duong Viet Tinh
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
Allocating land and forest for community to manage is a current trend that is attracting
the attention of the Party and State. So we have to analyze the conflicts which frequently occur
in the community, between inside and outside community forest area and also analyze the roles


160
and the responsibilities of the stakeholders in managing community forests. Sharing the benefit
from the resource of community forest is the basic solution to solve the conflicts that we have
mentioned above. To manage the community forest well, the community needs to make efforts in
protecting forest and sharing the benefit from forest resource sensibly; they also need the
positive supervises and the enthusiastic supports from the government agency with district level,
from which the community can implement the sustainable management with community forest.

×