Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ CHỈ VÀNG Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) Ở VÙNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.91 KB, 8 trang )



121
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010


ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ CHỈ VÀNG
Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) Ở VÙNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Hoàn
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009, chúng tôi đã
thu được 286 mẫu cá Chỉ vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Thừa Thiên
Huế để phân tích đặc điểm sinh trưởng của chúng. Cá Chỉ vàng được khai thác ở 4 nhóm tuổi,
nhóm nhỏ nhất là 0
+
và lớn nhất là 3
+
.
Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng theo Von Bertalanffy có dạng:
Chiều dài : L
t
= 228,6.[1 - e
-0,379( t + 0,947)
]
Khối lượng: W
t
= 215.[1 - e
-0,041(t + 0,2815)
]
2,84899



Thành phần thức ăn của cá Chỉ vàng không có thực vật, một số ít động vật có xương
sống (3 loại), và chủ yếu là động vật không xương sống (32 loại). Hệ số béo của nhóm tuổi 2
+

lớn nhất và thấp nhất ở nhóm tuổi 0
+
. Đồng thời, hệ số béo của cá đực thấp hơn của cá cái.

1. Mở đầu
Tỉnh Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 120km với vùng thềm lục địa biển Đông
rộng lớn, thích nghi với nhiều loài thủy sinh vật sinh sống. Cá Chỉ vàng - Selaroides
leptolepis (Cuvier, 1833) là loài cá nổi, cỡ nhỏ phân bố ven bờ. Cá Chỉ vàng có giá trị
dinh dưỡng cao, kích thước cá không lớn nhưng số lượng quần thể đông, vì thế có khả
năng cho sản lượng khai thác lớn và khai thác quanh năm. Hiện nay, việc khai thác loài
cá này chưa được quản lý chặt chẽ nên nguồn lợi cá Chỉ vàng tự nhiên đang có nguy cơ
suy giảm. Qua bài báo này chúng tôi mong góp một số liệu cơ bản nhằm đề xuất giải pháp
bảo vệ nguồn lợi, khai thác và sử dụng hợp lý loài cá kinh tế này.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Ngoài thực địa
Thu mẫu cá Chỉ vàng bằng cách trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân, mua, lập các
điểm quan trắc, phỏng vấn ngư dân thông qua các phiếu điều tra. Mẫu cá được xử lí
ngay khi đang còn tươi, cân khối lượng, đo chiều dài, lấy vẩy, giải phẫu cá để xác định
độ no, độ béo, xác định các giai đoạn chín muồi sinh dục (CMSD).


122
2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng của cá
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng: theo phương trình của R. J. H. Beverton -
S. J. Holt (1956): W = a.L

b
.
Trong đó: W: khối lượng cá (g); L: chiều dài toàn thân cá (mm); a và b là các hệ số
tương quan.
Xác định tuổi: tuổi cá Chỉ vàng được xác định bằng vẩy. Vẩy đem lên kính hiển
vi để quan sát vòng năm và đo kích thước.
Tốc độ tăng trưởng: sử dụng phương pháp của Rosa Lee (1920) để xác định mức
tăng chiều dài:
( )
aaL
V
V
L
t
t
+−=
. Tính tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm: T
t
= L
t

L
(t - 1).

Xác định các thông số sinh trưởng: dựa vào phương trình sinh trưởng của Von
Bertalanffy (1954) theo các công thức chung:
Chiều dài: L
t
= L


[1 – e
-k.(t – t
o
)
];
Khối lượng: W
t
= W

[1 – e
-k.(t – t
o
)
]
b

2.3.Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá
Xác định thành phần thức ăn: thức ăn được tách khỏi ruột dạ dày. Quan sát
dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Sử dụng khóa phân loại động vật thủy sinh.
Xác định cường độ bắt mồi của cá: dựa vào độ no dạ dày và ruột theo thang 5
bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep.
Xác định hệ số béo: chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp của Fulton và Clark.
Công thức Fulton (1902):
3
100 W
L
Q

=
; Công thức Clark (1928):

3
0
0
100W
L
Q

=

3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm sinh trưởng của cá chỉ vàng
3.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cá và các động vật nói chung, sự gia
tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể thường có mối liên hệ với nhau. Sau khi phân
tích 286 mẫu cá Chỉ vàng, cho thấy mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của
quần thể cá Chỉ vàng (bảng 1).


123
Bảng 1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Chỉ vàng
Tuổi
Giới
tính
Chiều dài L (mm) Khối lượng W (g) N
L

L
tb
W


W
tb
n %
0
+
Juv 64 - 75 69,7 3 - 4 3,3 3 1,05
1
+
Juv 76 - 128 107,0 6 - 24 13,7 36 12,59
Đực
115 -
145
128,2 17 - 34 22,4 21 7,34
Cái
105 -
144
126,3 12 - 35 23,0 31 10,84
2
+

Đực
135 -
166
154,2 27 - 60 48,3 75 26,22
Cái
139 -
167
155,8 34 - 58 48,2 101 35,31
3
+


Đực
167 -
195
180,5 48 - 85 68,5 13 4,55
Cái
165 -
174
170,0 47 - 63 61,5 6 2,10
TB 64 - 195 137,4 3 - 85 54,5 286 100,0
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Chỉ vàng biến thiên theo hàm số
mũ theo công thức W = 2382
x
10
-8
x
L
2,84899
và được thể hiện trong hình 1.

Hình 1. Đồ thị tương quan chiều dài và khối lượng của cá Chỉ vàng
Từ kết quả bảng 1 và hình 1 cho thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng
của cá Chỉ vàng cũng không đều nhau. Cụ thể, ở giai đoạn đầu (tuổi 0
+
, 1
+
) chiều dài cá
tăng nhanh, khối lượng cá tăng chậm. Đến giai đoạn tuổi 2
+
, 3

+
cá tăng trưởng về chiều
0
20
40
60
80
100
120
0 5 10 15 20 25
W = 2382x10
-8
xL
2,84899


R
2

= 0,9307

L
(cm)
W
(g)



124
dài chậm lại, nhưng tăng trưởng về khối lượng lại tăng nhanh. Có thể sự tăng nhanh về

khối lượng ở cá có kích thước lớn liên quan đến việc tích luỹ chất dinh dưỡng để đạt
được trạng thái thành thục sinh dục, tham gia sinh sản trong quần thể.
3.1.2. Cấu trúc tuổi của quần thể

Hình 2. Biểu đồ thành phần tuổi của cá Chỉ vàng (%)
Đa số cá Chỉ vàng được khai thác tập chung ở nhóm tuổi 1
+
và 2
+
, khối lượng 6 -
60g (chiếm 92,31% tổng số mẫu). Không nên khai thác cá ở nhóm tuổi 1
+
vì đây là nhóm
cá có kích thước nhỏ, cho chất lượng và giá trị thương phẩm không cao, đa số chưa thành
thục sinh dục hoặc chỉ tham gia sinh sản lần đầu, là nguồn bổ sung quan trọng cho đàn cá
bố mẹ trong thời gian tới, nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất quần thể của đàn cá trong
tự nhiên. Với tình trạng khai thác như hiện nay, sẽ làm giảm nguồn giống tự nhiên bổ
sung cho quần thể.
3.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Chỉ vàng
Dựa trên quan điểm của Rosa Lee (1920), đã thiết lập mối liên hệ giữa sự gia tăng
chiều dài thân và sự gia tăng kích thước vẩy như sau:
( )
7,67,6 +−=
V
V
LL
t
t

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Chỉ vàng

Tuổi

Sinh trưởng chiều dài
trung bình hàng năm (mm)
Tốc độ tăng trưởng chiều dài
trung bình hàng năm (mm)
N
L
1
L
2
L
3
T
1
T
2
T
3

mm % mm %
1
+
113,0 113,0

88
2
+
107,1 147,7 107,1


40,6 37,9 176
3
+
96,1 143,0 170,6 96,1 47,0 48,9 27,6 28,72 19
TB 105,4 145,4 170,6 105,4

43,8 43,4 27,6 28,72 283
Thông số sinh trưởng theo phương trình Von Bertalanffy với kết quả:
L

= 228,6; k = 0,379; t
0
= -0,974; W

= 215; t
0
= - 0,2815; k = 0,041; b =
2,84899
30,77

1,05
6,64
61,54
0
+

1
+

2

+

3
+



125
Phương trình sinh trưởng của cá Chỉ vàng có dạng:
- Về chiều dài : L
t
= 228,6.[1 - e
-0,379.( t +0,947)
]
- Về khối lượng :

W
t
= 215.[1 - e
-0,041.(t + 0,2815)
]
2,84899

3.2. Đặc tính dinh dưỡng của cá chỉ vàng
3.2.1. Thành phần thức ăn của cá Chỉ vàng
Phân tích thức ăn có trong ống tiêu hoá của 286 dạ dày cá thấy thành phần thức
ăn của cá Chỉ vàng không có thực vật. Đã xác định được 35 giống loài động vật khác
nhau, chủ yếu là động vật không xương sống với 32 loại, động vật có xương sống 3 loại.
3.2.2. Cường độ bắt mồi của cá
Bảng 3. Độ no của cá Chỉ vàng chia theo nhóm tuổi

Nhóm
tuổi
Bậc độ no
N
1 2 3 4
n % n % n % n % n %
0
+
3 1,05 - - - - - - 3 1,05
1
+
26 9,09 33 11,54 23 8,04 6 2,10 88 30,77
2
+
52 18,18 68 23,78 37 12,94

19 6,64 176 61,54
3
+
6 2,10 11 3,84 2 0,70 - - 19 6,64
Tổng 87 30,42 112 39,16 62 21,68

25 8,74 286 100

Hình 3. Biểu đồ độ no của cá Chỉ vàng chia theo nhóm tuổi (%)
Qua bảng 3 và hình 3 cho thấy, cường độ bắt mồi của cá Chỉ vàng thay đổi theo
tuổi khác nhau. Trong giai đoạn đầu của vòng đời, do tập trung bắt mồi với cường độ
cao, nên cá tăng trưởng nhanh về chiều dài và khối lượng, đồng thời tích luỹ chất dinh
dưỡng trong cơ thể để sớm đạt trạng thái thành thục về sinh dục và tái sản xuất tạo nên
cân bằng số lượng cá thể trong quần thể.

% mẫu
Tuổi cá
0
5
10
15
20
25
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4

0
+
1
+
2
+
3
+


126
3.2.3. Độ mỡ của cá Chỉ vàng
Dựa theo quan điểm của G. V. Nikolxki (1963), chúng tôi sử dụng cả hai phương
pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định sự chênh lệch của độ béo, mức độ
tích luỹ dinh dưỡng của cá Chỉ vàng.
Từ số liệu bảng 4 cho thấy, hệ số béo Fulton và Clark khác nhau qua từng nhóm
tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi 2

+
và thấp nhất ở nhóm tuổi 0
+
. Đồng thời, hệ số béo khác
nhau về giới tính, trong hầu hết các nhóm tuổi, cá cái có hệ số béo cao hơn cá đực. Điều
này có thể là do cá cái có khả năng đồng hoá cao hơn.
Bảng 4. Hệ số béo của cá Chỉ vàng theo từng nhóm tuổi
Tuổi Giới tính Fulton (1902)

Clark (1928)
N
n %
0
+
Juv 976 x 10
-6
689 x 10
-6
3 1,05
1
+

Juv 1118 x 10
-6
936 x 10
-6
36 12,59
Đực 1063 x 10
-6
925 x 10

-6
21 7,34
Cái 1142 x 10
-6
975 x 10
-6
31 10,84
2
+

Đực 1317 x 10
-6
1190 x 10
-6
75 26,22
Cái 1275 x 10
-6
1144 x 10
-6
101 35,31
3
+

Đực 1175 x 10
-6
1088 x 10
-6
13 4,55
Cái 1252 x 10
-6

1042v10
-6
6 2,10
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ số béo Fulton ở các nhóm tuổi và giới tính
đều cao hơn hệ số béo Clark. Sự chênh lệch này là do sức chứa thức ăn trong ống tiêu hoá
của cá. Mặc dù cá Chỉ vàng rất tích cực bắt mồi, nhưng hệ số béo Fulton và hệ số béo Clark
có độ lệch thấp. Kết quả này có thể là do cá Chỉ vàng có dạ dày với cấu tạo lớp cơ dày, khả
năng co bóp nghiền nát thức ăn mạnh nên tiêu hoá nhanh, sức chứa nội quan không lớn.
Với mức độ tích luỹ mỡ khá lớn, nội quan không lớn và hệ số béo khá cao, cá Chỉ vàng là
loại thực phẩm dinh dưỡng cao.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
4.1.1. Về sinh trưởng
Thành phần tuổi của cá Chỉ vàng gồm 4 nhóm tuổi. Nhóm cá 2
+
có số lượng cao nhất
(61,54%), nhóm cá 0
+
có số lượng thấp nhất (1,05%).
Phương trình sinh trưởng của cá Chỉ vàng theo Von Bertalanffy được thể hiện như
sau:


127
- Về chiều dài : L
t
= 228,6[1 - e
-0,379( t +0,947)
]
- Về khối lượng :


W
t
= 215.[1 - e
-0,041(t + 0,2815)
]
2,84899

4.1.2. Về dinh dưỡng
Thành phần thức ăn của cá Chỉ vàng bao gồm 35 loại động vật, trong đó động vật
không xương sống có 32 loại và động vật có xương sống 3 loại, không có thực vật.
Hệ số béo theo Clark và Fulton khác nhau qua từng nhóm tuổi. Hệ số béo cao
nhất ở nhóm tuổi 2
+
và thấp nhất ở nhóm tuổi 0
+
. Đồng thời, hệ số béo khác nhau về
giới tính. Trong hầu hết các nhóm tuổi, cá cái có hệ số béo cao hơn cá đực.
4.2. Đề nghị
1. Cần xây dựng và thử nghiệm mô hình nuôi cá Chỉ vàng ở vùng ven biển để phát
huy các lợi thế của nguồn lợi này.
2. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách quy hoạch, quản lý nuôi trồng và khai
thác nguồn lợi thủy sản, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn và phát
triển bền vững đa dạng sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Phú (1979). Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương vùng nhiệt
đới (tài liệu dịch từ bản tiếng Nga – Những vấn đề nghiên cứu ngư loại học, Mát cơ va,
tập 20, 21).
2. Võ Văn Phú, Nguyễn Thanh Tùng (1996), Một số dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá

Chỉ vàng (Selaroides leptolepis) ở vùng biển miền Trung, Thông tin khoa học, Trường
ĐH Khoa học Huế, tập 2, số 10, tr.24 – 31.
3. FAO. Catalog of Fishes (1998), Volume 1, Introductory material spicies of fishes,
California Academy of sciences.
4. Pravdin I.F (1973). Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch), Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.



128
THE GROWTH CHARACTERISTICS OF YELLOW STRIPE TREVALLY
Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) IN COASTAL ZONE
OF THUA THIEN HUE PROVINCE
Vo Van Phu, Nguyen Thi Hoan
College of Science, Hue University
SUMMARY
Over the research period of from September 2008 to September 2009, we collected 286
individuals of Yellow stripe trevally - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) in coastal zone of
Thua Thien Hue province in order to analyse their growth characteristics. Yellow stripe trevally
were developed in four groups of age, the youngest age is 0+ and the oldest is 3+.
According to Von Bertalanffy, the equations of the growth of Yellow stripe trevally are:
Length: Lt = 228,6.[1 - e-0,379.( t + 0,947)]
Weight: Wt = 215.[1 - e-0,041.(t + 0,2815)]2,84899
In the food components of Yellow stripe trevally there was no plant but there were some
Vertebrata (3 kind) and mostly invertebrata (32 kind). In the groups of age 2+, the coefficient of
fat is the highest, of age 0+ the lowest. Also, the coefficient of fat of male fish is lower than that
of female fish.

×