Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Văn học Pháp ngữ Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.47 KB, 11 trang )

Văn học Pháp ngữ
Việt Nam
ự hiện diện về chínhtrị của nướcPhápở Việt Namđi kèm theo sự du
nhập, cả bằng con đườngtự do và thiết chế, củatiếng Pháp, một trunggiới
khôngthể thiếuđối vớicác nhà vănPháp ngữ. Trongbài viết “Tìnhhình của
Pháp ở ba nướcĐôngDương”PierreBandon đã tổngkết sự phổ biến tiếng
Pháp ở Đông Dương thông quacác thiết chế tôngiáo và giáo dục, trong đó chỉ
ra quá trìnhlịch sử lâu dài của những sự chuyển đổi quyền lựcchính trị ở vùng
này và những sự phân nhánh ngôn ngữ của chúng. Bandondẫn lời Bùi Xuân
Bào về vấn đề này như sau:“Nhờ tiếp xúc vớitiếng Pháp, cấu trúc câu trở nên
lôgich hơn, những sự cấu âm phatrộn vừa uyển chuyểnvừa hợp lý hơn”.
Trongtiến trình tiếng Việt, những sự phát triểnquan trọng nhất diễn ra
vào cuối thế kỷ mười chín. Các viên quan thạoba thứ tiếng đượcgiao nhiệmvụ
dịch các tài liệu chínhthức. Theo Bandoncho hay, các viên quanđó đã cố rèn
giũacác “công cụ” ngônngữ mới trong tiếng Việtđể dịch cho có hiệuquả, các
công cụ phái sinhtừ tiếng Hán hoặc vay mượntừ tiếng Pháp. Vìvậy“ trong
khuôn khổ ngônngữ và tư tưởng hệ đượctạo nên bởi tiếng Pháp vàtiếng Hán
tiếngViệt hiện đạiđã phát triển. Sự tiến triển củavăn họcPháp ngữ như vậy là
đi kèmvới sự tiến triển của tiếngViệtthay vì đối lập lại: tìnhhìnhmớiđã được
chú ý nhiều”. Năm 1912,các khoathi đã có thêm phần tiếng Pháp và tiếngViệt,
ngoài phần tiếng Hán vốnđã cótừ xưa nay.
Việc truyền bá tiếngPháp mộtcách có quy củ cóthể thấyngaykhimới
bắt đầu áp đặtchính quyền thuộc địaở Nam Kỳ,nơicác cơ quan hànhchính
thuộcđịa và doanhnghiệp Pháp đang rất cần cócác viên thông ngôn,thư ký,
trợ lý.Nhân tố này gắn với việc một hệ thống trường Pháp-Việt dần dầnđược
thành lập để đàotạo nguồn nhân công cần thiết và quảngbá việc dùng tiếng
Pháp trên khắp vùng thuộc địa.Hệ thốngđó không loạitrừ ngôn ngữ và văn
hoá bản xứ; ở cấp sơ họctiếngViệtđược dùng như mộttrung gian giảng dạy.
Sangcác cấp tiếp theotiếng Pháp đượcdùng ngàycàng nhiều hơn.
Tiếng Pháp và tiếng Việt đượcsử dụngngang bằng nhautrong lớp học,ít
nhất là về mặt lý thuyết. Hệ thốngnàyđã hỗ trợ choviệc đàotạo maitres


locaux, các giáo viên người Việt dạy ở các trường bình thườngcủaViệt Nam,
những người có thể dạy được cả hai thứ tiếng.Việc xuất bản các sách giáo khoa,
báo chí,ấn phẩm bằng tiếng Pháp do các nhà xuất bản ở Việt Namtiếnhành đã
tăng thêm hiệu quả giáo dục. Thực tế,như GailParadiseKelly đã chỉ ratrong
công trình nghiên cứu sâu sắc của bàvề hệ thống trường Pháp-Việt thời kỳ
giữahai cuộc Thế chiến,phạm vitiếng Pháp đượcdùng tronglớphọc và được
đưa vào chươngtrình giảng dạythay đổi rất nhiều từ trườngnày sang trường
khác.Nhìn chung,nhữngsự khác nhau đó phản ánhvàlàm đậmthêm sự phân
chia địa lý và giai cấp;tầng lớp khá giả về kinhtế ở thành thị cởi mở với tiếng
Pháp - và cóthái độ kỳ thị tiếngViệt - hơnlớp dân nghèo thôn quê.
Hệ thống trường Pháp-Việt thunhậnngười học có chọnlọc, chỉ 10phần
trămhọc sinh được nhận vào mỗicấp, dođó tạo ratầng lớp thượnglưu bảnxứ
mà người Pháptìm kiếmđể bổ sungvào cácngạch hành chính và dân sự cấp
thấp.Ngược lại, các trườngPhápở Việt Namcho phép 90 phần trăm học sinh
đã tốt nghiệptiểu học đượcghi tên vào trườnglycée. Một tỷ lệ nhỏ học sinh
trong các trườngPháp nhữngnăm giữahai thế chiến là người ViệtNam.
Các hệ thống trườngnày được duytrì chođến năm 1955và đã đóng vai
trò quan trọng trongviệc tạo ravà tăng cường hiện tượng songngữ ở Đông
Dương,mặc dù song ngữ chỉ giới hạn chủ yếu ở các viên chức dân sự và các
nhânviên thươngmại.Như Bandonchỉ ra, đâylà mộtđiều đáng chú ý, bởi vìtỷ
lệ thấp của người Pháp so với người Việt Nam- năm1936 bamươi nghìn so
với mười hai triệu. Vàothời ấyđã tính được là cứ mười người Việt Namthì có
một người songngữ.
Hiện tượng song ngữ này đượctạo nên chủ yếu bởi cáctrường Pháp-
Việt, bởi việc đào tạocác giáoviên ViệtNam cho các trường đó và số lượng lớn
ấn phẩm sách báo Pháp được in ra. Nhưng theo Bandon,tất cả các việc đó sẽ
khôngcó hiệu quả nếu như thiếumột đường lối chínhtrị thích hợp, mặc dù đã
có hệ thống trườnghọc đặc tuyển vàriêng biệt,về phíaPhápvà sự ưng thuận
của một bộ phận dân chúng bản xứ. Các mụcđích của hệ thốngđó - khai thác
kinh tế thuộc địa, pháttriển nền hành chínhthôngqua việc nâng caotrình độ

văn hoácủa dân chúng, và đàotạo cácnhân viêndân sự - minhhoạ chosự thích
hợp này.Đối với người Việt, giaicấp trung lưucó thể gửicon cái mình vào
trường lycée để đổi lại lòngtrungthànhcủa họ, trong khicác giai cấp khácnhìn
thấycác trường Pháp-Việt như một công cụ để leo lên trên bậcthang xã hội.
Bandonkết luận:
Sự đoàn kết về mặt kinh tế và xã hội giữa chính quyền thuộc địa và giai
cấp tư sản bản xứ đã bảo đảm chắc chắn cho sự thành công của việc phổ biến
tiếng Pháp ở Đông Dương. Điều hay là sự cố kết vững chắc đó đã giữ cho tình
hình này được nguyên trạng cho đến năm 1950, ngay cả ở Bắc Việt Nam, dù đã
có những biến động xảy ra bắt đầu từ 1945.
Việc người Việt nắm vững tiếngPhápđã lát đườngcho sự xuất hiện của
văn họcPháp ngữ Việt Nam.Trongtám tranggiới thiệu về phần ViệtNam trong
bài Văn học viếtbằngtiếng Pháp ở ngoàinước Pháp, Bùi Xuân Bào viết:
Các tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của người Việt Nam,xét về số lượng
và chất lượng,đã tạo nên một nền văn học có lý dotồn tại tronglòng cộng đồng
dân tộc và cómộtđịa vị xứng đáng tronglòng văn học thế giới. Làhiện thực
Việt Nam,trong đó có sự nhập cuộc của số phậnvà tự do, sự chuyển động
khôngthể đảo ngược của lịch sử và những nguyên cớ của hành động sángtạo,
văn họcViệt Namviết bằngtiếngPháp tiếntriển trong bối cảnhcủalịch sử Việt
Nam.
Theo đó,ông chialịch sử văn họcPháp ngữ rabốn giaiđoạn, mỗi giai
đoạn ứng với các sự kiệncủa lịch sử chínhtrị.
Đầu tiên là giaiđoạn chuẩn bị, bắt đầuvới việc đưa tiếng Phápvào Việt
Nam giữa thế kỷ XIX và kết thúcnăm 1913,khi sáng tácvăn họcbằng tiếng
Pháp của các tác giả người Việt Nam viết lần đầutiên được côngbố. ÔngBào
ghi nhận rằngviệc quan tâm học tiếng Pháp là nguyên nhân sâu xacủa văn học
Pháp ngữ Việt Nam;trướcthời thuộc địa triều đìnhHuế và một số họcgiả đã
quan tâm đặc biệt đến tiếng Pháp như một thứ tiếng ngoại giao và văn học.
Năm 1862,chính quyềnthuộc địa tuyên bố lấy tiếng Pháp làm trunggian ngôn
ngữ cho hệ thốnggiáo dục mới, thúc đẩysự chú ý đến cả tiếng Pháp và

chữ quốc ngữ. Đối với một số người, tiếng Pháp thể hiện thứ văn học hiệnđại, do
đó nóthậm chí được coi trọng hơn bởinhững người đề xướng cách tâncác
hình thức và cách diễnđạt vănhọc. Hai nhà văn được biết đến như những
người Việt Namđầu tiên tích cựcdùngchữ quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký và Huỳnh
Tịnh Của, cũng thuộc số những nhà văn Việt Nam đầu tiên dùng tiếngPháp.
Những tác phẩmđầutiên bằng Pháp văn xuất hiện năm1913: tập thơ Mes
heures perdues (Những giờ khắc đã mất của tôi) của Nguyễn Văn Xiêm và tập
Conte et légendes dupays d’Annam(Truyện cổ và truyền thuyếtxứ AnNam)
của LêVăn Phát.
Tiếp đếnlà giai đoạn phát triển văn học trong bốicảnh thuộc địakéodài
tới năm 1940, khiquân Nhật tràn vào. Phầnlớncác nhàvăn đềulà song ngữ và
coi sứ mệnh vănchương của mìnhlà bảo vệ và phát triển nền văn hoá dântộc.
Tác phẩm độc đáo đủ mọi thể loại xuấthiện vàothời gian này. Cácbài tiểuluận
và phêbình bộclộ sự uyên bác và chín muồi về trí tuệ đến mức, theo ông Bào,
có thể đọ được về mặt “khoahọc độc đáo với các học giả Pháp”. Phạm Quỳnh
đăng các bài tiểu luậnvề văn học và văn hoá; Nguyễn Mạnh Tường vàTrần Văn
Tùng đi sâu vào suy tư của thế hệ nàytrong rấtnhiều bàiviết về phản ứng của
họ khiở Pháp vàtừ Pháp về. Loại văn học tự thuật vàdu ký xuất hiện, một
trong những tiểu thuyết đầu tiên thuộcloại này là cuốn Le romande
Mademoiselle Lys(Truyện cô Huệ) củaNguyễnPhanLong innăm 1921.Cũng
tác giả này theobước Lê Văn Phát trong tập truyện cổ Cannibalespar
persuasion (Chuyện ăn thịt người).Trương Đình Tricộng tác với Albertde
Teneuileviết cuốn tiểu thuyết BàĐầm innăm 1930.Nguyễn Tiến Lãng thể hiện
tài năngcủa mình trong các bàitiểu luận,biên niên và dịch thuật.
Trongnhững năm 1930,một số nhà thơ cótác phẩm xuấtbản: Nguyễn
Vỹ, PremièresPoésies (Những bài thơ đầu tiên)vàBạchNga; NguyễnVăn Yêm,
Chansonspour elle(Nhữngbài ca dâng nàng); PhạmVăn Ký, UneVoix sur la
voie (Giọng nói trên đường); vàPierre Đỗ Đình nổi tiếng, với bài thơ dàiLe
Grand Tranquille(Niềm thanh thản lớn, 1937) thể hiệncuộc vậtlộn bêntrong
của một ngườiViệt cải sangđạo Cơ đốc.Vi Huyền Đắc, người đã nổi tiếngvới

các vở kịch của mình, xuất bản tập Eternels regrets(Nỗiluyến tiếc khôn nguôi)
năm 1938,tác phẩm đã manglại cho ôngBằng ĐạiDanh Dự hạng nhất với lời
khentặng từ Bangiám khảo Cuộc thi mùa đông1936-37của Viện Hàn lâm Jeux
Florauxde Nice.Những khác biệtvề thế hệ và học vấn và những nỗ lực sáng tạo
được bộc lộ trongcác ấn phẩm tập thể của nhóm“Trách nhiệm” ở Huế và báo
trướcnhững sự xungđộtcông khaicủa giaiđoạn này đối với giai đoạn sau.
Giai đoạn thứ ba từ 1940đến 1945được đánhdấubởi biếnđộng chính
trị vàxungđột vũ trang. Trong Thế chiến II, Việt Nambị áchthống trị của đế
quốcNhật Bản thông quacáccấu trúc chínhquyền của thực dânPháp, tạo nên
tình thế “một cổ hai tròng”. Sau chiến tranh, nhữngngười Cộng Sản lãnhđạo
cuộc đấutranh giành độc lập dân tộc mà giaiđoạn đầukết thúc với sự đại bại
của Pháp ở ĐiệnBiên Phủ năm 1954và với sự chia cắt đất nước. Thậm chí dù
cho Việt Namlàquốc giabị bao vây trong thời giannày, phần lớn các tácphẩm
văn họcviết ra cũng không phảnánh chủ đề nhạy cảm nhất đó.
Trongthời kỳ Pháp-Nhật chiếm đóng,hai chiến dịch tuyên truyền đã
được phát động. Phápmuốn biến Việt Nam thành mộtbộ phận trong khối Liên
Hiệp Pháp trongkhi Nhật muốn tập hợp tất cả các nướcvùngViễn Đông dưới
quyền lựccủa nó để đối lại vớiphươngTây. Các hoàn cảnhđó đã thúc đẩy chủ
nghĩa quốc gia mới nẩy lênở Việt Nam tìmcáchquay về nguồn, không chỉ
nhằmvào ngườiViệt ở trongnước, màđếncả những ngườiViệt sống ở Pháp.
Theo nguồn mạch này,các sáchtiểu luận và biên khảo về văn hoávà lịch sử
Việt Namnhư LaCivilisationannamite(Văn minhAnnam) và Le Culte des
immortelles en Annam (Tục thờ cúng tổ tiên ở Annam) của NguyễnVăn Huyên,
cả haicuốn đềura năm1944, có tầm quantrọng hàng đầu. Do đó không cógì là
ngạc nhiên khi các tập truyệncổ Việt Namxuấthiện:TrịnhThục Oanhcộngtác
với Marguerite viết LaTortued’or (Rùa vàng);Trần Văn Tùng, LeCoeur
dediamant (Trái tim kim cương); và Phạm Duy Khiêm, Légendes des terres
sereines (Truyền thuyết xứ sở thanh bình) và La Jeune Femme de Nam Xương
(Thiếu phụ Nam Xương). Cuốn Légendes des terres sereines (1942) đã mang lại
Giải thưởng Đông Dương cho tác giả của nó. Ông Khiêm cũng đã ghi lại quãng

đời binhnghiệpcủa mình trong cuốn DeHanoi à La Courtine (Từ Hà Nộiđến
Cuốctin) về sauđược xuất bản ở Pháp với nhan đề La Placede l’homme(Chỗ
đứng của một con người). Tài năngthơ ca củaTrần Văn Tùng và Phạm Văn Ký
được khẳng địnhtrongcác tập Muses deParis (Suy tưởngParis) vàFleur de
jade (Hoa ngọc). HoàngXuânNhị củng cố sự về nguồn bằngcách phóngtác ra
tiếngPháp hai tác phẩmcổ điểnChinh phụ ngâm và Truyện Kiều.
Cuộc chiến tranh giànhđộc lập lần thứ nhất (1946-54) không ngăn cản
việc công bố của văn học Phápngữ. Nguyễn TiếnLãng khẳng định chủ nghĩa
quốcgia riêng của mìnhtrongcuốn tiểu thuyết Chúng tôi đã lựa chọn tình yêu
in nhiều kỳ trên báo Pháp-á (1952), về sau tập hợplại inthành sách nhan đề Les
Cheminsde la révolte (Những con đường nổiloạn). PhạmVăn Kýtiếp tụctiền
lệ của các nhà văn đi trước trong tập truyềnthuyết của mìnhL’Homme denulle
part(Người vô gia cư, 1946); cuốn tiểu thuyết đầu taycủa ông, Frères desang
(Anh em chung dòng máu) ra vào năm sau. Trần Văn Tùng tiếp tục viết về văn
hoá ViệtNamtrong khi nhà thơ Pierre Đỗ Đình quay sang phê bìnhvăn học
trong tuyển tậpLes Plus BeauxEcritsde L’Union Francaise et du Maghreb
(Những tác phẩm xuất sắc của khối Liên hiệp Pháp và Maghreb).Bùi Xuân Bào
cho rằngđộng lựcẩn sau văn học giai đoạn này là lòng yêu nướchừnghực, bất
chấpthực tế chính trị rasao, tình cảm này đượcdiễn tả trongbài thơ Từ ngữ
của Cung Giũ Nguyên đăng trên tờ Pháp-á năm 1948.
Sau năm1954 Việt Nambị chia làm haimiền. Việckết thúc thời kỳ thuộc
địa Pháp không làmsuy yếu tầmquantrọng của tiếngPháp, tuy nhiênbây giờ
nó đứng ở vị trí thứ hai sautiếngViệt với tư cách một phương tiện diễn đạt văn
học và một “côngcụ của sự tiến bộ”.
Ông Bào nhậnđịnh văn học giaiđoạn thứ tư là “đi tìm kiếm tínhdân tộc
và tính phổ quát”. Hai nhà văntiêu biểu nhấtgiai đoạn này là Phạm DuyKhiêm
và PhạmVăn Ký. Cuốn tiểu thuyết củaông Khiêm,Nam et Sylvie (Nam và Sylvi,
1957) đã mang lại cho ông giải thưởng Louis Barthoucủa Viện hàn lâm Pháp.
Các tiểu thuyếtcủa ông Ký - Les Yeux courroucée (Đôi mắt nổi giận, 1958), Les
Contemporains (Thời hiện đại, 1959)và cuốnđượcgiải thưởng Perde la

demeure(Mất chốn nươngthân,1961) - cho thấy sự phổ quát hoácủa ông đối
với cuộcxungđột Đông/Tây mà ôngđã nêu ra lần đầu trongcuốnFrères
de sang.
Mặcdùphần lớnvăn họcđược viếttrongcác cuộc chiến tranh trước
khôngtrực tiếp phản ánhhiện thực chínhtrị, tình trạngxungđột ở Việt Namđã
để lại dấu ấn sâusắc trên các tácphẩm giaiđoạn này và được thể hiện theo
những cách khác nhau. Tiểuthuyết LesReflets denos jours (Nghĩ về thời chúng
ta, 1955) của Nguyễn Hữu Châu thươngxót tình yêu và lý tưởng đã bị mất. Lý
Thu Hồ ghi lại những thayđổi trong xã hộiViệt Namdo chiến tranh gây nên
trong các cuốn Printempsinachevé (Mùa xuân dangdở, 1962)và Aumilieu
du carrefour (Giữa ngã ba đường, 1969). Trong tập tiểu luận Volonté d’existence
(ý chí sinh tồn, 1954) Cung Giũ Nguyên xem xét quá khứ và tương laicủa quan
hệ Pháp-Việt. Trongcác tiểu thuyết của ông,cuốn Le Domaine maudit(Khuđất
bị nguyền rủa, 1961) thể hiện hậu quả củasự xungđột các hệ tư tưởng chính
trị đối với cá nhân, trong khicuốnLe Fils dela baleine(Đứacon của cá voi,
1956) mô tả đờisống truyền thống ở mộtlàng chàinhỏ và nhu cầucần có sự
thayđổixã hội.Vi Huyền Đắc phântích các nguyên nhânxungđột trong vở kịch
Genghis-Khan (1972).Võ Long Tê đi sâu vào sự huyền bí của tình yêu trongcác
tập thơ:Lumièredans la nuit(ánh sáng trong đêm, 1966), Festinde noces
(Tiệc cưới, 1966) và Symphonieorientale (Bản giao hưởng phương Đông,
1971). Các bài tiểu luận và phêbình giaiđoạn này hướngvề chiều sâu văn hoá
Việt Nam.Bùi Xuân Bào kết luậnrằngsự phát triển củavăn học Việt Namviết
bằngtiếng Pháp và tiếngViệt phụ thuộclẫn nhaubởi phầnlớn cácnhà văn sử
dụngcả hai ngữ;bởi tiếngPháp vẫn đượcdùng như một phương tiện diễnđạt;
và bởi việc dùng tiếngPháp không còn là một sự lựa chọn riêngbiệt mà chỉ là
một phương tiện để tìm kiếmvà mở rộngđộc giả.
Việc lựa chọn viết bằng tiếng Pháp đã mang lại hiệu quả gì? Serge
Gavronskyđã xemxét những sự ngầm ẩnngôn ngữ của các tác giả không phải
người Pháp viết bằng tiếng Pháp. Dùng thí dụ châuPhi,ông nhậnthấy tiếng
Pháp trở thànhcái máy lọc đối với các tác giả Phichâu trong khi đồngthời nó

áp đặt một hệ thống nguyên tắc mỹ học lên các nhà văn:“Đó làđịnhnghĩa về
tiểu thuyết của Pháp mà ông ta [tácgiả Phi châu] phải tuân theo;đó là cách lý
giảiđịnhnghĩa bi kịch cổ điển của Phápmà ông ta phải hoặc chấpnhận hoặc
chối bỏ; đó là việc thựchành luật thơ Pháp mà ông ta phải làm theo”. Nói tóm
lại, các tác giả này bị buộc phải lựa chọn sự biến dạng văn hoá mà tínhmơ hồ
của nólà điều hiển nhiên.
Như vậy, nói rằngtiếng Pháp đã được lựachọn bởi vì nócó nhiềusức
hấp dẫn thì quả là đã đơn giản hoávấn đề. Khôngai có thể bàn cãi một thựctế
là số người nói tiếng Pháp nhiềuhơn nói tiếng Việt, dođó tự khắctạo ra lớp
công chúng tiềm tàng đông hơn.Chắcđây là mộtsự cân nhắc, dù có ý thức hay
không,về phía các nhàvăn Việt Namđã lựa chọn viếtbằngtiếng Pháp. Nguyễn
TrầnHuân lý giải: “TiếngPháp là một ngôn ngữ dễ hiểu [hơn tiếngHán],
trong sáng hơn và cóquy mô quốctế”. Ôngcũng tinchắcHồ Chí Minhđã chọn
tiếngPháp thay cho tiếng Việt hay tiếng Hánlàđể nhằm cho các bài viếtcủa
mình được đọc rộng rãi hơn. Léopold Sédar Senghor, cựu tổng thống Senegal,
cũng cảm thấy điều tươngtự; đối với ông tiếngPháp là thứ ngônngữ quốctế
trong sáng, phongphú, chính xác và nhiều sắc thái. Điều nàyhàmý chorằng,dù
là sailầmđến đâu, ngôn ngữ của kẻ điáp bức cóưu thế hơnhẳn về mặt văn hoá
và thẩm mỹ. Rằng cácngôn ngữ bản xứ của cácdân tộc bị thuộcđịa hoá là
khôngcó tính “quốctế”, không trong sáng, phongphú,chính xác, và giàusắc
thái ýnghĩa. Bất chấp điều hiểnnhiên tuylà đángngờ đó, người Việt sẽ vẫntạo
được bước quyết địnhdựa chỉ trên cơ sở này, vẫn đưa rađược cáchàm ẩn
chínhtrị và xã hội của nó. ở đâycần phải tìmnhữngnguyênnhân khác.
Uy tín củangôn ngữ như một tài liệu chứng minhtầm quantrọng của văn
hoá Pháp trong sự tiếntriển củatư tưởng vàvăn hoáphươngTây có thể là một
yếu tố tác động mạnh. Chắc chắn nhữngngười Việt có khả năngviết tiếng Pháp
thông thạo là đã có học ở trườngvà đã đạt đượctrình độ mà hệ thống giáo dục
quy địnhcủa Pháp quảngbá hoặc là về mặt trí tuệ đã bị chinhphụcbởi cái mà
Gavronskygọi là “tác độngquyềnuy của văn hoá Pháp”. Theo hướngnày, Kelly
cho rằnghệ thốngtrường Pháp-Việt chính là mộtthứ công cụ điều hành về mặt

chínhtrị-xã hội,bởi vì người Pháp quyết định chương trìnhgiảng dạy nhằm tạo
ra sự lệ thuộcvề kinh tế,văn hoá, xã hội vàchính trị. So với chươngtrình của
các trường dànhcho người Pháp, chương trình ở các trường Pháp-Việt giảm
nhẹ hơn,thu hẹp hơn, đơngiản hơn. Sự đánh giá về văn hoá bản xứ qua các
quan điểm củagiáo viên và trongnội dungchương trìnhlà một sự thách thức
nền giáo dục cổ truyềnViệt Nambên trongđơn vị gia đình và đưa ra một thông
điệp hết sứcrõ ràng rằngnền vănhoá Việt khôngthích ứng được với hiện đại,
công nghệ, tiến bộ. Nhữngsự khác biệt về khu vựcvà giai cấp quy định phạm vi
phản ứng của các sinhviên đối với cácquan điểm đó. Phần lớnngườiViệt
khôngchạy theo “sự tấn côngvào truyền thốngcủa họ vì chonó làthô thiển,
mục nát và thiếu sự thích ứng”.Tuy nhiên, tầng lớp tư sản thànhthị, nơi xuất
thân của các nhà lãnhđạo tương lai, thì đồngtình vớiviệc đó. Còn con em tầng
lớp trunglưuthành thị được đào tạođể vứt bỏ truyền thống và chấp nhận việc
tách khỏi khung cảnh văn hoá Việt Nam, không chỉ ở các thứ tiếng chúng học mà
còn ở các quan điểm về văn hoá và hệ quy chiếu đối với tri thức và quyền lực. Hệ
quy chiếu trong chương trình là Pháp với ngôn ngữ và văn hoá của nó. Chương
trình đào tạo lớp người cho tương lai chỉ dựa vào mô hình Pháp và công khai
cho biết rằng không có mô hình nào khác Hiện đại hoá, tri thức, văn hoá, khoa
học - tất cả đều là từ ngoài đến, không phải của Việt Nam.

×