Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Văn học Pháp ngữ Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.72 KB, 10 trang )

Văn học Pháp ngữ Việt
Nam
Việc người Việt coi trọng họcvấn, tri thức chắc chắnđã tạo ra ý muốn học chương
trìnhđã đượcgiảm nhẹ củahệ thống trườngPháp-Việt.Nguyễn PhanLong đã
truyền đạt lại ý muốn đó, nói lên cái tìnhtrạng nướcđôi văn hoávà sức hấp dẫn
của nhữngđiều Pháp đưalại qua đoạnvăn sautrong cuốn Indochinela douce
(Đông Dương ngọt ngào) củaông.
Người Pháp đọc một người Annam đã chọn cách thể hiện mình bằng thứ tiếng
của Racine và Voltaire thường không hay biết rằng nhà văn đó không phải bao giờ
cũng mới tốt nghiệp các trường đại học ở chính quốc, tự hào với những nét tinh tế
vùng Địa Trung Hải, sung sướng viết được những câu văn cân đối. Không, đó thường
chỉ đơn giản là một người “tự học”, một đầu óc bị ám ảnh bởi con quỷ của nó. Đó là
một tâm hồn tuyệt đối cần được thổ lộ ra, và nếu nó chọn một thứ tiếng không phải
là tiếng mẹ đẻ của nó, thì chao ôi đó là vì tận trong sâu thẳm những cảm hứng của
mình nó cảm thấy gần gũi với những người nói thứ tiếng đó hơn với những người
cùng chung dòng máu với mình. Nhưng dòng máu đó ràng buộc, níu kéo, ra lệnh cho
nó. Bị giằng xé tứ bề, nó lâm vào cảnh nhục nhã không còn được gần gũi những cái
lôi cuốn nó, cũng không thoát được những cái nó tin là có thể chạy trốn nhưng vẫn
tiếp tục yêu mến. Giới phê bình đổ lên đầu nó, thậm chí thường khi những lời khen
ngợi nó tiếp nhận được lại đi kèm với những lời khuyên răn đừng nên chạy theo cái
không thể được. Nó nên từ bỏ hay nên tự bằng lòng với danh tiếng chỉ khoanh lại
trong khu vực địa phương? Nhưng đây có phải là chuyện danh tiếng không? Không,
đây là một chuyện hoàn toàn khác. Đây là một cú lao mình không thể kìm lại được,
một cú lao mình giống như tình yêu vậy.
ý muốn tự biểu hiện bằngtiếng Pháp phản ánh một xu hướng chungtìm
kiếmnhững hình thức hiện đại cách tân- như tiểu thuyếttrong văn học- mà Việt
Nam khôngcó. Hướngtới tươnglai, những người Việt Namcó học muốn cắt đứt
với cái họ coilà di sảnvăn hoá vôdụng trong xã hội công nghiệphiện đại.Điều
nghịch lý là những tácphẩm viết bằng thứ ngônngữ khác lại không bị coi là xalạ,
khônggây sợ hãi, vẫn đượcxem như disản văn hoácùng loại. Như chúng ta sẽ
thấy,vào thế kỷ haimươi giới thượng lưu văn hoá vẫn tiếp tụcviết bằng tiếng Hán


hơnlà tiếng Việt.Vậy là tronggiới trí thức, việc sáng tạo bằng mộtthứ tiếng khác
là một chuyệnhoàn toàn bìnhthường, giốngnhư các nhà nhobắt chướcthời cổ.
Việc dùng tiếngPháp hơn tiếng Hán chỉ là một biến thể của một đề tài quenthuộc
từ xưa.
Một cách giảithích khác choviệc viết bằng Pháp văn liên quan nhiềuhơn
đến sự “bảo vệ và minh hoạ văn hoáViệt Nam” mà ôngBào đã sớm nêu lên. Người
Việt làdân tộc bị thuộc địa hoá, là côngdân hạng haitrong đất nướcriêng của
mình. Họ phải bị đươngđầu với một nền văn minhkhác mình,nền văn minhcông
nghiệp hoá, bị buộc phải chấp nhận nó. Cái mission civilisatrice (sứ mạng khaihoá
văn minh)với tư cách một chínhsách thuộcđịa rốt cuộcđã gây nêncho người Việt
cảm giác về địa vị hết sức thấpkém của mình, đó là điều không còn phải nghingờ;
thêmnữa, người Pháp đếnViệt Nam vàđánh bại đội quân bản xứ hoàn toàndễ
dàng với các thứ vũ khítối tân của họ. Xuhướng vănhoá Pháp-chống-Việt được
thể hiệntrong đường lối giáodục thuộc địa như một bộ phận củanhững mục tiêu
rộng lớnhơn của chủ nghĩa thực dân càng khẳng định ấn tượngban đầu về sự ưu
việt này. Các nhà văn Pháp ngữ Việt Nam,như vậy, đã lấy một trong các thứ “vũ
khí” của kẻ đi áp bức - ngôn ngữ của chúng - làm công cụ tự vệ cho mình. Nhưng,
như Nguyễn TiếnLãngđã chỉ ra,việc nàyđi kèm với mộtcảm giác xáo trộn, một
thế lưỡng phân thể hiện ngaytrong địavị của tiếng Pháp ở Việt Nammà Thượng
Vương-Riddickđã quan sátthấy:“Là biểu tượng của tình trạng nô lệ nhưng lạilà
công cụ cách mạng,tiếng Phápvì vậy đã giữ một trạngthái nước đôi, nó chothấy
phần nàotấn kịch mà các nhà vănPháp ngữ Việt Nam phải trải qua”.
Khi chữ quốc ngữ được dùng như một thứ vũ khí chốnglại chủ nghĩa thực
dân Pháp, việcdùngtiếng Pháp có thể xemnhư một côngcụ chiến đấuvới ưu thế
Pháp từ bêntrong, mộtcông cụ giáo dục vàthuyết phụcngười Pháp,ở thuộcđịa
cũng như chính quốc, về phẩmchất và nềntảng vữngvàng của cả dân tộc và văn
hoá ViệtNam. Trong phạmvi này, tiếng nói Pháp trở thành mộtphươngtiện giải
phóng.Và, mặc dù trong cuộc chiếnđấu đó sự biến dạng văn hoá là điều khôngthể
tránh khỏi, các tác giả Phápngữ này ở chừngmực nhất định đã tái tạo lạitiếng
Pháp vàcùng với nó là các quanniệm thẩm mỹ văn học.

MauricePiron, khi xemxétvốn từ Francophone,đã phân loại nhữngcấp độ
từ vựng khác nhauđược đưa vào tiếng Phápkhi nó được dùng ở ngoài Pháp:lớp
từ cổ, lớptừ mới (sự tạora các cái biểu đạt/cái được biểu đạt mới hoặc chỉ cái
được biểu đạt mới, vàthêm vào haymở rộngnghĩa),lớp “phương ngữ” (những
hình thức sao chép từ khẩu ngữ bản địa sau khiđã biến đổi âmvị chothích hợp),
và lớp từ vay mượn (nhữnghình thức từ các ngôn ngữ lân cận). Lấy thí dụ cái mà
Pirron gọi là “từ mới”, khi một tácgiả Việt Nam viết bằngtiếng Pháp, một hệ đo
quy chiếu mới - có tínhthuộc địa haytính xứ lạ đốivới độc giả Pháp, tính bảnxứ
hay tính quen thuộc đối với người Việt đọc văn họcPháp ngữ của nước mình- là
thêmvào tiếng Pháp nhữngyếu tố từ vựng,mở rộng các trườngngữ nghĩa liên
tưởng. Việc chêm các từ Việt vào văn bản tiếng Pháp làmphongphú thêm văn bản
đó cũng cóhiệu quả bao trùmnhư vậy. Tương tự, cácdiễn ngôn Francophone
mang nội dungchính trị sẽ được, như Gavronskynêu lên trong khi phân tích tác
phẩm củaAimé Césaire,xác địnhkép bởi cái đượcbiểu đạt khôngPháp(nghĩa của
từ) - và cái biểu đạt Pháp (bảnthân từ đó). Đồngthời, giới hạn thẩm mỹ đượcáp
đặt ở đây còn mở rộng bao trùmcác sáng tạo laicủa hai nền văn hoá. Các bộ lọc
ngônngữ và văn hoátự thay đổi theoquá trình vàsản phẩm củasự sáng tạo văn
học.
Sau cùng, khi được hỏi thẳng vì sao một số người Việt Nam lại lựa chọn viết
bằngtiếng Pháp, Nguyễn Trần Huân trả lời là các nhà văn đó muốn chứngtỏ họ là
những người nhạy cảm,thông minh,duy lý, cónăng khiếu -tóm lại, là người “văn
minh”. Câu trả lờiphù hợp vớiđối tượng mà loạivăn học này hướngđến - các kiều
dân, cácnhà cai trị,người Pháp. Quả vậy,ở mộtchỗ khácông Huân viết “Khát vọng
của người Việt Namtự thể hiện mình qua tiếng Pháp trước hếtlà do ý muốn
được mọi người hiểu, đặcbiệt là người Pháp”. Bằngchứng trên vănbản của tư
tưởng này có thể nhận thấynhiều trongchính các tiểu thuyết.
Như có thể thấy, một trongnhững cuốn tiểu thuyết Pháp ngữ Việt Namđược
công bố sớm nhất,cuốn Le Roman de Mademoiselle Lys(1921) của Nguyễn Phan
Long, làmột thídụ cho thấy độc giả có khả nănglà ngườiPháp nhiều hơn người
Việt. Thực tế, cuốn tiểuthuyết nàylà một bảntóm tắt các phươngpháp giảnggiải

nhằmlàm sáng tỏ những điểm về văn hoá chođộc giả không phải người Việt,
những điểm không cần phải giải thích nếu cuốn sách đượcviết dànhcho công
chúng độc giả Việt Nam.
Các từ Việt Nam đôi khiđược định nghĩa ngay trong văn bản tiểu thuyết:
“une assiette deđường phổi,cassonadeen tablettesqui passepour être fort
appréciée” (tr.29);“leĐốc-phủ, déléguéadministratifdela circonscription”(tr.33);
hoặc dưới hìnhthức đảo: “un grand tambour,le trống-chầu” (tr.47).Lời dịch cũng
được đưa ra ở chú thích. Chẳng hạn một câu tục ngữ Việt Namđược dịch ra ngoài
văn bản, đặt ở chú thích (tr.66).Các chú thích trong văn bản này cũng có chứcnăng
là diễngiải, soi sáng hoặc đưa thêm thông tin. Sự thay thế từ vựng đôikhi cũng
được dùng như phương tiệnđể chỉ nghĩa từ; bốn dòng sau câu“Buvez,Monsieur,
cette coupe d’alcool” làcâu “Le père vide le petit verrede chum-chum”(tr.53).
Thường văn cảnh trong cuốn tiểu thuyết của ôngLong giúp độc giả xác định
được nghĩa củacái từ Việt được dùng. Để diễn tả cảm giác dodự của mình trước
việc lựa chọn món ăn trong bữa cơm, Hải - người kể chuyệntrong vaimột nhà báo,
viết “les đũa[sic] hésitaient entre mesdoigts” (tr.56), ở đây ngườita có thể đoán
ra từ đũa của tiếng Việtlà chỉ mộtthứ dụng cụ bằngque dùng để ăn cơm.Nhắc lại
chuyến thăm nhà bạn nhân ngày Tết, Hải viết “Notre automarche à viveallure et
nousdéposedevant les cai nhàs, d’où nous ressortons presqueaussitôt” (tr.36);
khi đượcdùng theo cách này, dễ đoán ra nghĩacủa cai nha là gì.
Những đoạn giảng giải văn hoácũng có nhiều trongcuốn Le Roman
de Mademoiselle Lys. ở một chỗ người kể chuyện viết “Le serpent polycéphaleest un
motif décoratif aussicommundans l’architecturecambodgienne que le dragon
dans l’architecturechinoise, d’oùdérive la nôtre” (Conrắn nhiều đầu là một môtíp
trangtrí chung trong kiếntrúc Campuchiacũng như con rồng trongkiến trúc
Trung Hoa, từ đó truyềnsang ta, tr.226-27). Trong đoạn nàyngười kể chuyện đã
tạo ra một sự gián cách giữa bản thân vàđộc giả bằng cách dùng đại từ nhânxưng
ngôi thứ nhất số nhiều, củngcố tri giác xem độc giả như lànhững người ngoài.
Hình thức nhậtký của tiểuthuyết này cho phép giảnggiải các phong tục
thông qua việc người kể chuyện ghi lại các cảm xúc,phản ứng,ký ức của mình: “Le

Tet s’est bienpassé. Troisjours durant,notammentpendantles deux premiers,
notremaisona été envahie parune foule sans cesse renouvelée. J’ai été étourdie
par le crépitementdes pétards, les bavardages et les rires” (tr.32),(Tếtđã trôi qua.
Suốtba ngày, nhất là tronghai ngày đầu, nhàtôi tràn ngập những đoàn người kéo
đến chúcTết. Tôi ngây ngất, choángváng trong tiếng ồn ào chúc tụng, cười nói).
Ngườikể chuyện tiếptục ghi lạiphong tục mừng Tết,việc người đến xôngđất đầu
tiên sẽ manglại phúc (hay họa)cho cả một năm, v.v Sau đó câu hỏi tu từ của Hải
(ngườikể chuyện) soi sáng thêm các chi tiết văn hoá khác: “Qui se douteraitque le
blanc virginalet candide estrévolutionnaireen ce pays enmatièrede cartes de
visite,et qu’il éffaroucheles bourgeois timorés quile prescrivent comme étantla
couler dudeuil?” (tr.36), (Ai có thể ngờ rằng cáimàu trắng trinhbạch, ngây thơ ấy
đã gây nên một cuộc cách mạng ở xứ này về mặt danhthiếp và rằng nó đã làm
choángváng tầng lớp tư sản sợ sệt, những người xemnó như là màu tangtóc?).
Bằng chứng cho thấy độcgiả được mong chờ của cuốn tiểuthuyết đặcbiệt
này là từ phương Tây lộ rõ qua nhữngso sánh được dùng như những lời giải thích:
“Phoebé, la belleHang Nga”(tr.215), (Phoebe, nàng Hằng Nga);và “Baion,le
Westminster de la grandemétropole” (tr.243),(Baion, một thứ Westminstercủa
đại chính quốc). Đặc biệt hơn, những sự so sánh khác gần gũingầm với văn hoá
Pháp: “le capitaineDo Huu Vi,notre Guynemer” (tr.373), (đạiuý Đỗ Hữu Vị, một
Guynemer củachúng ta); và “l’astucieux Không Minh,le Richelieude Luu Bi[une
piècede théâtrevietnamienne],profondpolitique etquelque peumagicien” (tr.44),
(quân sư KhổngMinh,một Richelieucủa Lưu Bị [trong một vở tuồng Việt Nam]là
nhà chínhtrị sâu sắc và là người cópháp thuật).
Cuối cùng, ý đồ của Nguyễn Phan Longcòn thể hiện ở lời đề tặng: “A
M.Maurice Long[,] Député de la Drome [,] Gouverneur Général de l’Indochine [,] je
dédie ce livre en témoignage de respectueuse sympathie etavec l’espoirque mon
oeuvre modestecontribuera àlui faire mieux connaitre et aimer le peupleaux
destinées duquelil préside”(tr.3), (Tôi dâng tặngcuốn sách này chongài
M.Maurice Long,Nghị sĩ xứ Drome, Toàn quyền Đông Dương, với lòngkínhtrọng
sâu sắc và hy vọngrằng tácphẩm nhỏ bé này của tôi sẽ giúp ngài hiểu biếtvà yêu

mến hơnnữa đốivới một dân tộc đã được giao phóvào tay ngài”.
Những kỹ thuật diễn giảivề mặttừ vựng và vănhoá như thế nàycũng thấy
có trongcác tiểu thuyết khác, điều đó chứng tỏ rằng các tiểu thuyết Pháp ngữ Việt
nNam được viếtra để cho người Phápđọc. Việc dịch nghĩa từ vựng ngaytrong văn
bản là phổ biến chungở nhiều tácphẩm: “Dehors! Ra!” (tr.39);“Rentrez! Vô!”
(tr.43); “la PoliceSecrète, la TrinhSat” (tr.67) trongcuốnLes Chemins dela
révolte của Nguyễn TiếnLãng; “uncertain vermicellearrosé de bouillon nommé
cà-cuông” trong cuốn Bà Đầmcủa Trương Đình Tri và Albert deTeneuille; “Le
choum-choum, alcool deriz” trong cuốn Frères de sang của Phạm Văn Ký; “la vieille
notion du quân-tu” trong cuốn La Place d’un hommeicủa Phạm DuyKhiêm, một
đoạn giải thích dài trong bức thư của nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất
gửi chomột người Việt Nam;“[le] TempleDôc-Cuoc, littéralement:Temple dédie
au génieUnijambe”trong cuốn VingtAnscủa NguyễnĐức Giang;và “Têt”,notre
Jour del’An” trong cuốn Namet Sylvie của Phạm Duy Khiêm.
Những vốn từ tương tự cũng cótrong cáctiểu thuyếtcủa Lý Thu Hồ: “J’ai du
bon ‘chao’ aujourd’huicar il y a unarrivage d’écrevissestoutes fraiches”(Au milieu
du carrefour);“le ‘gio bac’, ce ventfroid” (Printemps inachevé). Các dấu ngoặckép
cũng thườngđược dùng để dịch từ vựng ngaylập tứctừ Việt sang Pháp hayngược
lại: “Bach-Yên (HirondelleBlanche)”trong cuốn tiểu thuyết cùngtên của Trần Văn
Tung; “sapetitesoeur Ngoc (jade)” trong cuốnEn s’écartantdes ancêtres của Trịnh
Thục Oanh và Marguerite Triaire.
Cách dịch ở chú thích cũng là một cách chungđể giảng giải từ ngữ mới. Xin
kể rahai trongrất nhiềuthí dụ: “Les cây vong”trong cuốn Les Reflets de nos jours
của Nguyễn Hữu Châu được dịch là “Arbre tropical”(một thứ cây nhiệt đới) ở chú
thích; và từ “chị” đượcdịch là “grandesoeur,amie” (tr.36, 185)trongcuốn Vingt
Ans.
Trongcác tiểu thuyết khác, như LeRomande mademoiselle Lys,văn cảnh
đôi khi giúp hiểu nghĩatừ. ở câu “le boulevard ombragé deCo-Ngu”(tr.114) trong
cuốn Bach-Yên,từ “ombragé”đi với từ “boulevard”cho biết “Co-Ngu” là đường có
trồng cây. Trong cuốnLes Chemins de la révolte người kể chuyện nêu ra nghĩa từ

congai trong câu: [L’enfant]était accouru avec lapetite congaiqui le gardait”
(tr.15)bằng cách tạo văncảnh mộtcô gái giữ một đứatrẻ. Trongcuốn Bach-Yên
TrầnVăn Tung đôi khilấy ngaycâu dịch tiếng Pháp thay chotừ ngữ và tên gọi
tiếngViệt, thí dụ: “Lac del’Epée Restituée” (tr.50)thay cho “Hồ Hoàn Kiếm”.
Tương tự, Cung Giũ Nguyên dùng “Nouvel An” thaycho “Tết”(Le Fils de labaleine)
và “fête de lami-automne” thay cho “tết trungthu”(Le Domaine maudit).
Một số tác giả dùng chú thíchđể giúp độc giả hiểu rõ đặc điểm văn hóa.
Chẳnghạn,chú thích trong cuốn LesReflets de nosjours lý giải nhữngsự ámchỉ
đến một truyềnthuyết nổi tiếng củaViệt Namtrong câu “Ce n’est pasl’amour qui
devientcristal aufond des rivières” (tr.169).Trong cuốn BàĐầm (tr.26)đoạn chú
thích mang tínhphê phán đốivới đạo CaoĐài, một tôn giáo có khuynhhướng
chínhtrị chốnglại chế độ thuộc địa, là một cách tác giả muốn giànhthiện cảm của
độc giả Pháp. Cũngtrong cuốn tiểu thuyết này còn có hai đoạnchú thíchdài về việc
làm gạo.
Để giải thích về bài vị dùng trong việc thờ cúng tổ tiên, người kể chuyện
trong cuốn Heou-Tâm của Hoàng Xuân Nhị đã đưa ra ở chú thích mộtthủ pháp mà
lần đầu tiênthấy xuất hiệnở cuốn Le Roman deMademoiselle Lys. Chú thích viết
“Cet objet de culte en bois laqué est très répandudans nospays. Il avaguement la
formehumaine et représentele défuntdont il portele nom”(tr.42), (Vật thờ bằng
gỗ sơn này rất phổ biến ở nước ta. Nó hơi giống hìnhngườivà dùng thaycho
người quá cố mà nó mang tên). Việc dùng ngôi thứ nhất số nhiều tách người kể
chuyện với độcgiả, đặc biệt khinó đượcdùng theo cách này để giải thích và làm
sáng tỏ nhữngnét văn hoá chungmà độc giả là người đứng ngoài thấy xa lạ. Ngôi
thứ nhất số nhiều gián cách như vậy thấy rõ trongnhiều tác phẩm: Frères de sang
(tr.51),La Place d’un homme (tr.17), Vingt Ans (tr.18 và 81), Nam et Sylvie (tr.136
và 242).
Có rấtnhiều thông tin về văn hoá trong các tiểu thuyết.Trong cuốn Bach-Yên
“Les deux ‘Soeurs Tring’ [sic] qui avaient chassé les Chinois hors denotre Royaume”
(tr.180)nhắc đến hainữ anh hùng dântộc Việt Nam.Các câu ngắn cũng thường
nhằmmục đích này:“[Le] plusgrand despoètes annamites, Nguyên Du”(tr.18)

trong VingtAns. hoặc “carle rouge portebonheur”(tr.73) trong Bà-Đầm.
Cuốn Frères de sang đầy thông tin như vậy. Tương tự, người kể chuyện trongLes
Yeux courroucés đưa racác chỉ dẫn về lịch sử và văn hoá, như Lý ThuHồ đã làm.
Trongcuốn Printempsinachevécủa bà, các sự kiệncơ bản của lịch sử Việt Nam
hiện ranhư một phần củacâu chuyện: “LeViêt-Nama été pendanttrès
longtemps, assujetti àla puissante etimmenseChine, malgré une
résistance continuelleet active,qui a donné à l’histoireles grand noms deNgô-
Quyên, deLê-Loiet des héroinescomme lessoeurs Trung”(tr.38), (Suốt một thời
kỳ dài, ViệtNambị nước TrungHoa hùngmạnh vàrộng lớn đô hộ, mặc dù liên tục
có nhữngcuộc nổi dậy kiêncường đưa lại cholịch sử những tên tuổinhư Ngô
Quyền, Lê Lợi và những nữ anh hùng như hai bà Trưng).
Cuối cùng, trongFrères de sang cónhững câu liên hệ đến văn hoáphương
Tây càngcủng cố giả thiếtđộc giả ở đây không phải là ngườiViệt Nam:“les
souvenirs, la sympathie -ce fil d’Arianequi les reliait”(tr.68) (những kỷ niệm, mối
thiện cảm - đó là sợi dây Arianthắt chặt họ lại với nhau);hoặc “Père hésita
devantun dilemmecornélien” (tr.139-40)(Ngườicha do dự trước tình thế
Cornélian). Tương tự, trong En s’écartantdes ancêtres có chỗ bầu trời được mô tả
là “ciel deProvence”(tr.253) (bầu trờixứ Provence). Và giống như lời đề tặng của
Nguyễn Phan Long,lời tựa do Nguyễn TrầnHuân viết chocuốn Aumilieu du
carrefourcủa LýThu Hồ kể tên nước Pháp, như thế là ngầmchỉ độc giả hàng đầu là
ai: “Puissece livretémoigner, enFranceet ailleurs ”(tr.8) (Cuốnsách này cóthể
là một bằng chứng, ở Pháp và những nơikhác ).
Mấy thí dụ nêu trên, rút ratừ rấtnhiều trườnghợp, chothấy mộtthực tế là
độc giả ngầm ẩn củacác tiểuthuyết này ít ra cũngkhông phải là người Việt.Việc
diễn giải các đặc điểm văn hoá chínhvà dịchcác từ vựngchứng tỏ độc giả ngầm ẩn
là một người khác, mộtngười đứng ngoài văn hoá Việt Nam.Sẽ không phảilà vô lý
khi cho rằng độc giả đứngngoài đó là ngườiphươngTây. Xét hoàn cảnh chính trị ở
Việt Namkhi xuất hiện các tiểu thuyết đó, nền tảng giáo dụcvà địa vị xã hội của các
tác giả, trình độ sử dụng tiếngPháp của họ, hoàn toàn có thể kết luậnrằngnhững
tác phẩm đó đượcviết nhằm đến công chúng độc giả Pháp.Thật vậy,cả PhạmVăn

Ký và PhạmDuy Khiêm đềunêurõ họ viếtbằng tiếngPháp vì chínhnhữnglý dođó.
ý muốn viết để giáo dục, gây ảnhhưởng và sauhết là thuyết phục giới độcgiả đó
cũng rất rõ ràng.

×