193
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011
NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU PHỤC VỤ CHO VIỆC QUY HOẠCH
MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Thám, Phan Văn Trung
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Trong các nhân tố sinh thái, nhân tố khí hậu tác động đến thực vật nhiều nhất và khó
cải tạo nhất nên thực vật buộc phải thích nghi. Vì vậy, nghiên cứu khí hậu để bố trí các loại cây
trồng, vật nuôi ở mỗi lãnh thổ cụ thể là điều rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bài
viết này tập trung nghiên cứu tài nguyên khí hậu, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và
phát triển một số cây công nghiệp dài ngày (CNDN) ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Mở đầu
A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ hộ nghèo
ở khu vực nông thôn chiếm 52,6% (năm 2005). Việc phát triển một số cây CNDN như
cao su, cà phê, hồ tiêu được xem là cây xoá đói giảm nghèo của huyện A Lưới. Tính đến
hết năm 2008 cả huyện đã trồng được 600 ha cao su và 820 ha cà phê [3]. Mặc dù vậy,
A Lưới còn nhiều tiềm năng để phát triển cây CNDN. Vì thế, nghiên cứu khí hậu huyện
A Lưới phục vụ cho phát triển một số cây CNDN là việc làm cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn.
2. Nội dung
2.1. Tiềm năng khí hậu huyện A Lưới trong việc phát triển một số cây CNDN
2.1.1. Chế độ nhiệt
+ Phân bố nhiệt theo không gian: Nhiệt độ huyện A Lưới có xu hướng giảm dần
từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình (TB) năm đạt 21,5
o
C, ở độ cao > 1.000 m đạt
khoảng 18
o
C. [1].
+ Phân bố nhiệt theo thời gian: Biến trình nhiệt độ không khí năm ở huyện A
Lưới thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa - biến trình đơn gồm
một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu vào mùa đông. Cực đại thường xảy ra vào
tháng VI hoặc VII với nhiệt độ TB khoảng 25
0
C và cực tiểu thường xuất hiện vào tháng
I và nhiệt độ TB khoảng 17
0
C .
+ Biên độ nhiệt độ: Chênh lệch nhiệt độ các tháng mùa đông và mùa hè khá lớn.
Từ tháng III đến tháng IV nhiệt độ tăng nhanh nhất, từ tháng XI đến tháng XII nhiệt độ
194
giảm nhanh nhất. Biên độ nhiệt ngày ở A Lưới tương đối lớn, dao động khoảng 9 - 12
0
C
trong các tháng từ tháng III - V, cao hơn so với vùng đồng bằng ở Huế từ 3 - 4
o
C [2].
Tóm lại, A Lưới có nền nhiệt không cao so với các khu vực khác của tỉnh Thừa
Thiên Huế, nhiệt độ TB năm khoảng 21,5
o
C, tương đương với tổng nhiệt xấp xỉ 8.000
o
C
nên cho phép cây trồng có thể phát triển quanh năm.
2.1.2. Chế độ mưa
+ Phân bố lượng mưa: Do đặc điểm của hoàn lưu khí quyển và địa hình nên tỉnh
Thừa Thiên Huế nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng có lượng mưa nhiều nhất ở
nước ta. Lượng mưa TB năm ở A Lưới dao động trong khoảng 2.800 – 3.400 mm. Nơi
có lượng mưa TB năm lớn nằm ở vùng núi phía Tây Bắc của huyện A Lưới, đạt trên
3.400 mm. Nơi ít mưa hơn là khu vực giáp với huyện Hương Trà, khoảng từ 2.800 –
3.200 mm. Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có lượng mưa TB năm cao hơn so với các
khu vực khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế [4].
+ Chế độ mưa: Ở A Lưới, mùa mưa bắt đầu từ tháng V kết thúc vào tháng XII,
trong đó tháng X, XI mưa lớn nhất. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng I đến tháng IV. Trong
đó 2 tháng II, III mưa ít nhất, chỉ vào khoảng 30 – 65 mm [2].
+ Số ngày mưa: Phân bố số ngày mưa nhìn chung phù hợp với phân bố lượng
mưa năm. TB hàng năm có khoảng 200 - 220 ngày mưa. Trong các tháng mùa mưa mỗi
tháng có từ 16 - 24 ngày mưa, trong mùa mưa ít mỗi tháng có 8 - 15 ngày mưa, riêng
mùa mưa phụ ở miền núi mỗi tháng cũng đạt tới 16 - 20 ngày mưa.
+ Cường độ mưa: Theo tài liệu [4] lượng mưa ngày lớn nhất ở khu vực nghiên
cứu có thể lên tới gần 1.000 mm ở vùng đồng bằng, núi thấp và 700 mm ở vùng núi cao.
Đặc biệt trong trận lũ lịch sử đầu tháng XI năm 1999 có lượng mưa ngày lớn nhất đo
được ở Huế là 978 mm (3/XI/1999) và A Lưới là 758 mm (2/XI/1999).
Như vậy, khu vực nghiên cứu có lượng mưa rất dồi dào, mùa mưa đến sớm và kết
thúc muộn, lượng mưa phân bố khá đều trong năm. Đây là những điều kiện lí tưởng cho
sự phát triển của cây CNDN nhất là cây cao su, cà phê, hồ tiêu. Đây là những loại cây
luôn cần lượng mưa TB trên 2.000 mm/năm.
2.1.3. Chế độ ẩm và bốc hơi
+ Độ ẩm: Khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí cao, độ ẩm tương đối TB
năm đạt từ 83 - 87%. Ở độ cao > 1.000 m độ ẩm TB năm khoảng 88 - 89%. Độ ẩm phân
bố theo qui luật tăng theo độ cao địa hình.
+ Khả năng bốc hơi: Lượng bốc hơi dao động trong khoảng từ 800 - 900
mm/năm. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tương đối tăng lên làm giảm khả
năng bốc hơi.
195
2.1.4. Chế độ gió
Trong thời gian từ tháng X đến tháng IV năm sau, ở trung tâm lãnh thổ A Lưới
có gió Đông Bắc chiếm ưu thế với tần suất 30 - 40%. Từ tháng V đến tháng IX, do ảnh
hưởng của địa hình nên hướng gió Tây Bắc lại chiếm ưu thế với tần suất từ 34 - 36%.
Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng, các yếu tố thời tiết, khí hậu ở
huyện A Lưới rất thích hợp cho phát triển một số cây CNDN, nhất là cao su, cà phê và
hồ tiêu. Vì vậy, huyện A Lưới cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư, quy hoạch, mở rộng các
vùng trồng cây CNDN này.
2.2. Thành lập bản đồ sinh khí hậu (SKH) phục vụ quy hoạch một số cây
CNDN huyện A Lưới
Hệ chỉ tiêu của bản đồ SHK phục vụ quy hoạch một số cây CNDN ở A Lưới
được chúng tôi thể hiện ở dạng ma trận tổ hợp của các chỉ tiêu nhiệt - ẩm. Kết quả, trên
lãnh thổ huyện A Lưới có tất cả 8 loại SKH, được thể hiện thông qua tổ hợp kí hiệu: IB,
IC, IIA, IIB, IIC, IIIA, IIIB, IIIC. Đồng thời các đơn vị SKH được thể hiện trên bản đồ
bởi hệ thống màu cụ thể.
Bảng 2.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp của bản đồ SKH huyện A Lưới
Lượng mưa
TB năm (mm)
Nhiệt độ
TB năm (
0
C)
A. Mưa rất nhiều
R
năm
≥ 3.400
B. Mưa nhiều
3.000 ≤
R
năm
< 3.400
C. Mưa TB
R
năm
< 3.000
I. Hơi nóng:
T
năm
≥22
IB IC (2)
II.Mát: 22 >
T
năm
≥ 18
IIA (2) IIB IIC (3)
III. Hơi lạnh:
T
năm
<18
IIIA IIIB (2) IIIC
[(1 ),(2),(3) là số lần lặp lại của các loại SKH].
Kết quả xây dựng bản đồ SKH huyện A Lưới: có 08 loại SKH và 13 khoanh vi
riêng biệt, bao gồm:
+ IB: Loại SKH hơi nóng, mưa nhiều
.
+ IC: Loại SKH hơi nóng, mưa trung bình
.
+ IIA: Loại SKH mát, mưa rất nhiều.
+ IIB: Loại SKH mát, mưa nhiều.
+
IIC: Loại SKH mát, mưa trung bình.
+ IIIA: Loại SKH hơi lạnh, mưa rất nhiều.
196
+ IIIB: Loại SKH hơi lạnh, mưa nhiều.
+ IIIC: Loại SKH hơi lạnh, mưa trung bình.
2.3. Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi khí hậu phục vụ quy hoạch một
số cây CNDN huyện A Lưới
2.3.1. Phương pháp đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ quy hoạch nông
nghiệp
Xuất phát từ mục tiêu và
nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng
phương pháp định lượng thông qua
việc áp dụng bài toán trung bình
nhân theo công thức đề nghị của D.L
Armand (1975) để đánh giá mức độ
thích nghi của các loại khí hậu đối
với một số cây CNDN điển hình ở
huyện A Lưới. Bài toán có dạng:
Mo =
n
n
aaaa
321
Trong đó, Mo: điểm đánh giá
của loại khí hậu; a
1
.
a
2
. a
3
a
n
: điểm
của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n; n: số
lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá
Tham khảo công trình phân
hạng của FAO (Dent D. và Young A.
1981; Young A. 1989) và một số tác
giả đi trước, đề tài lựa chọn bậc phân
hạng đến lớp (class); bao gồm: S1
(rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3
(ít thích nghi), N (không thích nghi).
Do số lượng loại SKH đưa vào đánh
giá quá ít nên để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức khoảng
cách đều, công thức có dạng:
3
minmax
SS
S
−
=
Trong đó, S: giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng; S
max
: giá trị điểm tối
đa; S
min
: giá trị điểm tối thiểu; 3: số bậc phân hạng thích nghi.
2.3.2. Lựa chọn đối tượng đánh giá
So sánh những chỉ tiêu sinh thái của các cây CNDN với đặc điểm SKH khu vực
Hình 2.1.
Bản đồ sinh khí hậu huyện A Lưới –
t
ỉ
nh Th
ừ
a Thiên Hu
ế
197
nghiên cứu. Đồng thời, qua những điều tra thực tế về thực trạng phát triển, xem xét hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường của một số loại cây CNDN ở huyện A Lưới, chúng tôi
đưa vào đánh giá, phân hạng 3 loại cây gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu.
2.3.3. Đánh giá, phân hạng thích nghi khí hậu cho một số cây CNDN huyện A
Lưới
+ Xác định chỉ tiêu yêu cầu sinh thái của một số cây CNDN [5].
Bảng 2.2. Chỉ tiêu yêu cầu sinh thái cây cao su
Hạng
Chỉ tiêu
S1 S2 S3 N
Nhiệt độ TB năm (
0
C) ≥ 25 22 – 25 18 – 22 < 18
Lượng mưa TB năm (mm) > 3.000 2.000 - 3.000 1.000 - 2.000 < 1.000
Độ ẩm TB năm (%) > 80 70 - 80 60 – 70 < 60
Nhiệt độ tối cao (
0
C) ≤ 30 31 – 33 33 – 35 > 35
Nhiệt độ tối thấp (
0
C) > 18 15 – 18 12 – 15 < 12
Bảng 2.3. Chỉ tiêu yêu cầu sinh thái cây cà phê chè
Hạng
Chỉ tiêu
S1 S2 S3 N
Nhiệt độ TB năm (
0
C) > 20 18 – 20 15 – 18 < 15
Lượng mưa TB năm (mm) > 1.800 1.500 - 1.800 1.000 - 1.500 < 1.000
Độ ẩm TB năm (%) > 75 70 – 75 65– 70 < 65
Nhiệt độ tối cao (
0
C) ≤ 25 26 – 28 28 – 30 > 30
Nhiệt độ tối thấp (
0
C) > 10 8 - 10 6 – 8 ≤ 5
Bảng 2.4. Chỉ tiêu yêu cầu sinh thái cây cà phê vối
Hạng
Chỉ tiêu
S1 S2 S3 N
Nhiệt độ TB năm (
0
C) > 24 20 – 24 16 – 20 < 16
Lượng mưa năm (mm) > 3.000 2.000 - 3.000 1.200 – 2.000
< 1.200
Độ ẩm TB năm (%) > 80 70 - 80 60 – 70 < 60
Nhiệt độ tối cao (
0
C) < 30 30 - 32 32 – 35 > 35
Nhiệt độ tối thấp (
0
C) > 16 13 - 16 10 – 13 < 10
198
Bảng 2.5. Chỉ tiêu yêu cầu sinh thái cây hồ tiêu
Hạng
Chỉ tiêu
S1 S2 S3 N
Nhiệt độ TB năm (
0
C) > 24 20 - 24 15 - 20 < 15
Lượng mưa TB năm (mm) ≥ 2.000 1.500 - 2.000 1.000 - 1.500 < 1.000
Độ ẩm TB năm (%) ≥ 85 75 – 85 65 – 75 < 65
Nhiệt độ tối cao (
0
C) ≤ 30 31 – 35 35 – 40 > 40
Nhiệt độ tối thấp (
0
C) > 15 13 – 15 10 – 13 < 10
+ Kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá cho thấy, trong 8 loại SKH trên lãnh thổ huyện A Lưới thích
nghi với các loại SKH ở các mức độ khác nhau. Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề
tài vận dụng công thức khoảng cách đều, công thức có dạng: (bài toán được trình bày ở
mục 2.3).
=> S =
3
13
−
= 0,66
Giá trị 0,66 là khoảng cách điểm trong một hạng. Theo chỉ số này, lãnh thổ
huyện A Lưới có 4 khoảng phân hạng:
- Hạng không thích nghi (N): Điểm TB nhân là 0 điểm.
- Hạng ít thích nghi (S3): Điểm TB nhân từ 1- 1,66 điểm.
- Hạng thích nghi (S2): Điểm TB nhân từ 1,67 – 2,33 điểm.
- Hạng rất thích nghi (S1): Điểm TB nhân từ 2,34 - 3,0 điểm.
Bảng 2.6. Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ thích nghi của cây CNDN đối với các loại SKH
ở huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế
Loại
SKH
Độ cao địa
hình (m)
Cao su Cà phê chè Cà phê vối Hồ tiêu
IC < 100 2,14 (S2) 0 (N) 1,78 (S2) 2,29 (S2)
IB 100 – 500 2,45 (S1) 2,33 (S2) 1,91 (S2) 2,29 (S2)
IIA 500 – 700 2,08 (S2) 2,62 (S1) 1,94 (S2) 2,62 (S1)
IIB 500 – 700 2,08 (S2) 2,62 (S1) 2,08 (S2) 1,94 (S2)
IIC 500 – 700 1,94 (S2) 2,14 (S2) 1,81 (S2) 1,94 (S2)
IIIB 700 – 1000 0 (N) 2,44 (S1) 1,94 (S2) 2,08 (S2)
199
IIIA 1000 – 1500 0 (N) 2,08 (S2) 2,08 (S2) 0 (N)
IIIC >1500 0 (N) 2,08 (S2) 0 (N) 0 (N)
2.4. Đề xuất quy hoạch một số cây công nghiệp dài ngày huyện A Lưới
Căn cứ vào hiện trạng phát triển, định hướng phát triển, kết quả đánh giá mức độ
thích nghi khí hậu của các loại hình sử dụng, hiệu quả KT - XH, môi trường của việc
phát triển cây CNDN ở huyện A Lưới, chúng tôi đề xuất bố trí một số cây CNDN, với
mục đích góp phần sử dụng tối ưu tài nguyên khí hậu của lãnh thổ như sau:
- Loại SKH IC: đây là khu
vực có độ cao địa hình dưới 100 m,
điều kiện khí hậu thích nghi với
trồng cao su và hồ tiêu, cà phê không
nên trồng ở vùng này, nhất là cà phê
chè do hạn chế về nhiệt độ tối cao.
- Loại SKH IB, IIA: thích
hợp với hầu hết các loại cây CNDN,
nhất là cao su, cà phê chè, hồ tiêu,
nhưng ít thích nghi với cà phê vối.
Vì vậy, vùng này nên ưu tiên phát
triển cây cao su, cà phê chè, hồ tiêu.
Hiện nay cây cao su đang được đầu
tư phát triển ở vùng này và khả năng
mở rộng diện tích còn khá lớn.
- Loại SKH IIB: thích nghi
với với cao su và cà phê. Đây là khu
vực rộng lớn, diện tích trồng cà phê
và cao su ở khu vực này còn hạn chế.
Vì thế, nên đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kĩ thuật, vốn mở rộng
diện tích cà phê và cao su trong thời
gian tới.
- Loại SKH IIC: thích nghi với việc phát triển cây cà phê chè, còn các loại cây
còn lại không phù hợp do hạn chế về nhiệt độ TB năm và nhiệt độ tối thấp.
- Loại SKH IIIA: ở đây thích hợp với trồng cà phê, các loại cây công nghiệp
khác không phù hợp. Tuy nhiên, chỉ quy hoạch phát triển cà phê ở các vùng bằng phẳng,
có độ dốc thấp, diện tích còn lại do độ cao lớn nên ưu tiên cho phát triển rừng.
- Loại SKH IIIB: ưu tiên phát triển cây cà phê, chè và hồ tiêu. Các cây công
Hình 2.2. Bản đồ đề xuất quy hoạch một số
cây công
nghiệp dài ngày ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
200
nghiệp còn lại ít thích nghi hoặc không thích nghi do nhiệt độ TB năm thấp. Cây cà phê
đang phát triển chủ yếu ở vùng này, cụ thể là các xã Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Thượng.
- Loại SKH IIIC: phân bố ở khu vực có độ cao địa hình trung bình cao nhất ở
huyện A Lưới trên 1500 m. Hơn nữa, địa hình bị chia cắt khá lớn nên không thích hợp
với cây cao su, cà phê vối, hồ tiêu, nhưng thích nghi với cây cà phê chè ở các khu vực
tương đối bằng phẳng, nhất là khu vực thuộc xã Hồng Thái, còn lại nên ưu tiên phát
triển rừng, nhất là rừng phòng hộ.
3. Kết luận
Qua nghiên cứu, đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ quy hoạch một số cây
CNDN ở huyện A Lưới, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
- Khí hậu huyện A Lưới rất độc đáo, mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu
miền Bắc và khí hậu miền Nam, giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển một số cây CNDN như: cao su, cà phê, hồ tiêu.
- Sau khi đánh giá phân hạng thích nghi các loại SKH phục vụ quy hoạch phát
triển một số cây CNDN ở huyện A Lưới. Chúng tôi nhận thấy, cây cao su thích nghi với
4 loại SKH, cà phê chè thích nghi với 7 loại SKH, cà phê vối thích nghi với 2 loại SKH,
hồ tiêu thích nghi với 4 loại SKH. Đây là cơ sở khoa học để huyện mở rộng quy mô
phát triển cây CNDN theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện chính sách xóa
đói giảm nghèo ở A Lưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Cư, Điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên huyện A Lưới, tỉnh Thiên - Huế, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa
Thiên Huế, 2007.
[2]. Hà Văn Hành, Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông,
lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Địa
lý, ĐHKHTN Hà Nội, 2002.
[3]. Phòng thống kê huyện A Lưới, Niên giám thống kê năm 2008, A Lưới, 2008.
[4]. Sở khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế, Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Thừa
Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004.
[5]. Trần Thị Thanh Thương, Nghiên cứu khí hậu phục vụ quy hoạch cây công nghiệp lâu
năm tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ Địa lí, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2008.
201
STUDY ON THE POTENTIALITY OF CLIMATE TO THE DELINEATION OF
SOME LONG-TERM INDUSTRIAL PLANTS IN A LUOI DISTRIST, THUA
THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Tham, Phan Van Trung
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
Among the various ecological factors, climate affects plants the most. It is difficult to
change the climate so plants must change in order to survive in different climate conditions.
Therefore, a study on climate to find ways of distributing kinds of plants and animals in each
region is very necessary and has both scientific and practical meanings. This study focuses on
climate which is the essential element for the delineation and development of some long–term
industrial plants in A Luoi district, Thua Thien Hue province.