Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỰ THAY ĐỔI TRONG CHIẾN LƯỢC SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA CÁC NÔNG HỘ VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2003-2008" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.37 KB, 10 trang )



75
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010


SỰ THAY ĐỔI TRONG CHIẾN LƯỢC SINH KẾ VÀ THU NHẬP
CỦA CÁC NÔNG HỘ VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ,
GIAI ĐOẠN 2003-2008
Nguyễn Đăng Hào
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

TÓM TẮT
Dựa trên tiếp cận sinh kế và sử dụng đồng thời cả phương pháp đánh giá sinh kế có sự
tham gia và phỏng vấn hộ, nghiên cứu này tập trung đánh giá tiến trình chiến lược sinh kế và
thu nhập của các hộ ở vùng Cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng chiến lược sinh kế hết sức đa dạng và có sự khác biệt lớn giũa các điểm nghiên cứu và
giữa các nhóm hộ. Mặc dầu chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp vẫn được áp dụng phổ biến
nhưng có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng đa dạng hóa. Nhờ chuyên môn hóa cao hơn vào
phát triển chăn nuôi - các ngành nghề, dịch vụ - nuôi trồng thủy sản thu nhập của nhóm hộ khá
đã tăng nhanh trong thời kỳ 2003-2008. Ngược lại, do phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, làm công
và đi làm ăn xa thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng chậm trong cùng thời kỳ đó. Nghiên cứu này
cho thấy rằng trong lĩnh vực phát triển nông thôn các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong thời
gian gần đây có tác động lớn trong việc tăng thu nhập của nông hộ, tuy vậy các chính sách
nông nghiệp chung đó không đáp ứng nhu cầu phát triển của tất cả địa phương, các nhóm hộ
bởi vì có sự khác biệt lớn về tài sản sinh kế, đặc biệt là nguồn nhân lực, đất đai, tài chính và
vốn xã hội.

1. Đặt vấn đề
Nằm ở phía Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng cát ven biển đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Diện tích của khu vực này chiếm


18,2 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhưng dân số sống trong vùng lại chiếm đến
45% tổng dân số toàn tỉnh và phần lớn dân cư phụ thuộc vào nông nghiệp, đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản cho sinh kế của mình. Nhờ các chính sách đổi mới của Chính phủ
Việt Nam, trong hơn mười năm qua nền kinh tế địa phương đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 10 %
1
. Cũng trong thời gian đó
tăng trưởng nông nghiệp luôn duy trì ở mức 3 - 4 % /năm.



1
Tốc độ tăng GDP thời kỳ 2001-2005 là 12,94 % ở Phú Lộc, 11,7 % ở Phú Vang.


76
Mặc dù có những chuyển đổi năng động trong chiến lược sinh kế của các nông
hộ, khu vực này vẫn bộc lộ nhiều thách thức, bởi vì đây là vùng thường bị ảnh hưởng
thiên tai lớn, tài nguyên tự nhiên nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất đai bị suy thoái, ô
nhiễm môi trường. Hậu quả là khu vực này vẫn là nơi có tỷ lệ đói nghèo cao, thu nhập
thấp, thiếu việc làm, khai thác và sử dụng tài nguyên kém bền vững.
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá sự thay đổi chiến lược sinh kế của
các nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế và thu nhập của các nông hộ. Các
câu hỏi chính đặt ra trong nghiên cứu này như sau:
- Các chiến lược sinh kế chính của các nông hộ trong vùng là gì? Các thay đổi
trong chiến lược sinh kế của các loại nông hộ trong những năm qua như thế nào?
- Các chiến lược sinh kế có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của các loại
nông hộ?
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Tiếp cận phân tích sinh kế

Trong nghiên cứu này, tiếp cận phân tích sinh kế được sử dụng như là phương
pháp chính. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (bao gồm cả nguồn lực tinh thần và nguồn
lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để mưu sinh. Sinh kế được xem là bền vững khi nó
có thể đối phó, vượt qua và phục hồi từ các sức ép, các cú sốc, có khả năng duy trì hoặc là
tăng cường năng lực các tài sản sinh kế ở cả thời gian hiện tại và trong tương lai mà
không làm hủy hoại các tài nguyên thiên nhiên (Carney, 1998; Ashley and Carney,1999;
Chambers and Conway, 1992). Dựa vào định nghĩa này, khung sinh kế bao gồm ba hợp
phần chính, đó là tài sản sinh kế, chiến lược (hoạt động), và kết quả. Ba hợp phần có
tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau dưới tác động của môi trường sinh kế (Scoones, 1998;
Ellis, 2000) (Sơ đồ 1). Chiến lược sinh kế bao gồm các hoạt động như là phương tiện để
mưu sinh của các nông hộ (Ellis, 2000). Nói cách khác, các chiến lược sinh kế phản ánh
các phương án kết hợp các hoạt động, các sự lựa chọn có thể để tối ưu hóa việc sử dụng
các tài nguyên hiện có nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế của nông hộ (bao gồm các
hoạt động sản xuất, chiến lược đầu tư, sự lựa chọn cho tái sản xuất ).





Sơ đồ 1. Khung phân tích chiến lược sinh kế
Nguồn: Mô phỏng từ Scoones, 1998 và DFID 2000.
Chính sách, thiết chế và mức độ tổn thương
and vulnerability

Tài sản sinh kế

Chiến lược sinh kế
Kết quả sinh kế
Phân tích thay đổi tài
sản sinh kế


Phân tích thay đổi chiến
lược sinh kế
Phân tích thay đổi kết
quả sinh kế


77
Dựa theo phương pháp đánh giá có sự tham gia, trong nghiên cứu này các chiến
lược sinh kế được phân loại theo thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ
2
. Các chiến
lược sinh kế được xác định là: i) Chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp, bao gồm chủ
yếu dựa vào trồng trọt và chủ yếu dựa vào chăn nuôi; ii) Chiến lược kết hợp nông
nghiệp với ngành nghề, dịch vụ; iii) Chiến lược kết hợp nông nghiệp - làm thuê - đi làm
ăn xa; iv) Chiến lược dựa vào nuôi trồng thủy sản; v) Chiến lược hỗn hợp.
2.2. Nguồn số liệu
Nghiên cứu này sử dụng cả số liệu từ các hoạt động đánh giá có sự tham gia
thông qua các cuộc thảo luận nhóm, hội thảo, phỏng vấn bán cấu trúc và số liệu phỏng
vấn hộ do dự án PIC
3
thực hiện trong năm 2004 và năm 2008-2009. Bằng phương pháp
chọn mẫu phân tầng, 146 hộ gia đình đã được lựa chọn từ 7 thôn
4
ở năm 2004, sau đó
138 hộ đã được phỏng vấn lặp lại vào năm 2008-2009. Các hộ được phỏng vấn được
phân chia thành ba nhóm gồm: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Chiến lược sinh kế
3.1.1. Chiến lược sinh kế khác biệt giữa các loại hộ

Biểu đồ 1 chỉ rõ rằng tỷ trọng các hộ có chiến lược sinh kế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp đã giảm dần trong thời kỳ 2003-2008. Tuy vậy, chiến lược sinh kế này vẫn
phổ biến và được áp dụng với phần lớn các nông hộ ở vùng cát ven biển. Trong năm
2007-2008, khoảng 60% số hộ được phỏng vấn áp dụng chiến lược chủ yếu dựa vào
nông nghiệp, trong đó các hộ khá có chiến lược sinh kế phụ thuộc lớn hơn vào chăn
nuôi – đây là ngành cho phép các hộ khá có thu nhập cao hơn, bởi vì trong những năm
gần đây thị trường chăn nuôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, giá các sản phẩm chăn
nuôi tăng khá khi mà mức sống của người được cải thiện nhanh. Số liệu thống kê trong
những năm qua cho thấy rằng các sản phẩm chăn nuôi có tốc độ tăng giá hàng năm
nhanh nhất, chẳng hạn giá thịt bò, thịt lợn có mức tăng giá hàng năm khoảng 25%. Kết
quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm hộ nghèo thường thiếu các nguồn lực sản xuất
như vốn, đất đai và kiến thức. Bởi vậy, các hộ nghèo thường sử dụng các nguồn lực hạn
chế hiện có cho lựa chọn ưu tiên hàng đầu là sản xuất lương thực.



2
Thu nhập từ các hoạt động sinh kế chính được xác định chiếm trên 50% tổng thu nhập của hộ.
3
Dự án nghiên cứu phối hợp giữa Trường Đại học Nông Lâm Huế và Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng,
Université Catholique de Louvain, Faculté Universitaire des Sciences Agronomiques de Gembloux.
4
7 thôn của vùng cát ven biển được lựa chọn gồm: (1) Thôn Đức Phú - xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền; (2) thôn Đông Cao - xã Quảng Thái (3) Thôn Thủy Lập xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; (4)
Thôn Xuân Thiên Thượng - xã Vinh Xuân, (5) thôn Vinh Lưu - xã Phú Lương, (6) thôn Nghĩa Lập - xã
Vinh Phú, huyện Phú Vang; (7) thôn Phụng Chánh - xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Về mặt thống kê, các
thôn này được phân bổ một cách hợp lý và có tính chất đại diện cho tình hình phát triển kinh tế – xã hội
của vùng cát ven biển, tỉnh Thừa Thiên Huế.



78
Bên cạnh đó, nhóm hộ khá thường kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề phi
nông nghiệp và kết hợp nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động ngành nghề,
dịch vụ đang trở thành ngày càng quan trọng với các hộ khá. Ngược lại, các chiến lược
của nhóm hộ nghèo là nông nghiệp - làm thuê - đi làm ăn xa và chiến lược hỗn hợp.

Biểu đồ 1. Các loại chiến lược sinh kế chính của ba nhóm nông hộ và các điểm nghiên cứu, thời
kỳ 2003-2008 (% số hộ phỏng vấn)
3.1.2. Chiến lược sinh kế khác biệt giữa các điểm nghiên cứu
Biểu đồ 1 cũng cho thấy rằng, các chiến lược sinh kế rất khác biệt tại các điểm
nghiên cứu thuộc vùng cát ven biển. Chiến lược sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp
được áp dụng chủ yếu bởi các nông hộ ở các xã Phong Hòa, Quảng Thái, Quảng Lợi và
Phú Lương. Ở xã Phú Lương, nông hộ chủ yếu dựa vào trồng trọt (chủ yếu là sản xuất
lúa), khi mà có đến 90% các hộ phỏng vấn có thu nhập từ ngành trồng trọt chiếm trên


79
50% tổng thu nhập của hộ. Lí do chính giải thích cho phát hiện này là do sự khác biệt về
qui mô đất đai giữa các điểm nghiên cứu. Nhìn chung, quỹ đất nông nghiệp ở các xã
Phong Hòa, Phú Lương lớn hơn nhiều so với các xã Vinh Phú, Vinh Xuân và Vinh
Hưng. Chiến lược sinh kế dựa vào nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng cho các
hộ ở Vinh Hưng và Vinh Xuân. Trong khi đó, do qui mô diện tích đất đai thấp, chiến
lược sinh kế nông nghiệp - làm thuê - đi làm ăn xa lại trở nên quan trọng với các nông
hộ ở Vinh Phú và Vinh Xuân. Bên cạnh đó các nông hộ trong các xã này cũng áp dụng
chiến lược sinh kế hỗn hợp.
3.2. Thu nhập của các nông hộ
3.2.1. Giữa các nhóm hộ

Biểu đồ 2. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ, thời kỳ 2003-2008
(triệu đồng/hộ và %)



80
Biểu đồ 2 cho thấy, tổng thu nhập thực tế của các hộ đã tăng lên đáng kể trong
thời kỳ 2003-2004 và 2007-2008. Bình quân tổng thu nhập của các hộ đã tăng từ 14,91
triệu đồng năm 2003-2004 lên 25,18 triệu đồng năm 2007-2008. Tuy vậy, có sự khác
biệt lớn về thu nhập giữa các nhóm hộ ở vùng cát ven biển. Tổng thu nhập của nhóm hộ
khá cao hơn nhiều thu nhập của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Trong thời kỳ
2003-2008, tổng thu nhập của hộ khá tăng lên 20,33 triệu đồng. Cũng trong thời gian
đó, tổng thu nhập hộ nghèo chỉ tăng 4,79 triệu đồng. Kết quả là khoảng cách thu nhập
giữa hai nhóm hộ tăng lên, hệ số Gini tăng từ 0,30 năm 2003-2004 lên 0,34 năm 2007-
2008.
Bên cạnh sự khác biệt lớn về qui mô thu nhập, còn có sự khác biệt về cơ cấu thu
nhập của các nhóm hộ. Nông lâm ngư nghiệp vẫn còn vô cùng quan trọng đối với các
hộ vùng cát, bởi vì thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm xấp xỉ 60% tổng thu của các
nhóm hộ. So với nhóm hộ khá, thu nhập từ trồng trọt đóng vai trò quan trọng hơn đối
với nhóm hộ nghèo. Nó như là kết quả tất yếu khi mà nhóm hộ này lựa chọn chiến lược
sinh kế chủ yếu dựa vào trồng trọt (sự ưu tiên lớn nhất cho sản xuất lương thực) như
phân tích ở phần trước. Thu nhập từ chăn nuôi đang trở dần ngày càng quan trọng hơn
đối với nhóm hộ khá.
Cũng cần ghi nhận rằng, các hoạt động ngành nghề tạo ra nhiều thu nhập hơn
cho nhóm hộ khá khi mà thu nhập từ ngành nghề chiếm khoảng 19% tổng thu nhập của
nhóm hộ này. Thông tin các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn hộ cho thấy rằng trong
các năm gần đây nhóm hộ khá đã đầu tư nhiều vào các hoạt động ngành nghề như xay
xát, chế biến, buôn bán vật tư, hàng hóa, mua máy móc để kinh doanh các dịch vụ như
làm đất, thu hoạch, vận chuyển.
Ngược lại thu nhập từ đi làm thuê và tiền con cái làm ăn xa gửi về lại trở nên
quan trọng với nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình hơn là đối với nhóm hộ khá, với
mức đóng góp tương ứng 16% và 10%.
3.2.2. Giữa các điểm nghiên cứu

Có sự khác biệt đáng kể về qui mô thu nhập của các hộ tại các điểm nghiên cứu.
Biểu đồ 3 cho thấy rằng thu nhập bình quân của các hộ ở xã Phú Lương và Phong Hòa
là cao nhất. Phát hiện này cho thấy rằng mặc dầu các điểm nghiên cứu đều thuộc vùng
cát ven biển, nhưng thu nhập của các hộ rất khác biệt từ điểm này qua điểm khác. Lí do
dẫn đến sự khác biệt này trước hết là do sự khác biệt về tài sản sinh kế, đặc biệt là đất
đai và khả năng tiếp cận mà tương ứng với nó là các chiến lược sinh kế khác nhau áp
dụng bởi nông hộ tại các điểm nghiên cứu.
Xem xét cơ cấu thu nhập nông hộ cho thấy có sự khác biệt lớn giữa 7 điểm nghiên
cứu được phỏng vấn. Trong các xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp như Phong Hòa, Phú
Lương, Quảng Thái và Quảng Lợi, thu nhập được tạo ra chủ yếu bởi các hoạt động nông
nghiệp. Ví dụ, nông nghiệp đem lại khoảng 80% trong tổng thu nhập của các hộ ở Phú


81
Lương, 63% ở Phong Hòa, 60% ở Quảng Thái và 59% ở Quảng Lợi (Biểu đồ 3).


Biểu đồ 3. Qui mô và cơ cấu thu nhập của các hộ tại các điểm nghiên cứu, năm 2007-2008
(Triệu đồng/hộ; %).
So sánh giữa các điểm nghiên cứu, thu nhập từ cây lúa quan trọng hơn đối với
một số điểm. Ví dụ, tỷ trọng thu nhập từ sản xuất lúa chiếm khoảng 60% tổng thu nhập
của các hộ ở xã Phú Lương. Lí do chính giải thích cho vấn đề này là Phú Lương có điều
kiện tương đối thuận lợi hơn cho sản xuất lúa, chẳng hạn là diện tích sản xuất lúa lớn,
đất đai tốt hơn, điều kiện thủy lợi thuận lợi. Thu nhập từ sản xuất lúa trong thu nhập của
các hộ tăng lên nhờ vào cả việc tăng năng suất và giá lúa trong những năm gần đây.
Tương tự, cây lúa cũng tương đối quan trọng với các hộ ở Quảng Thái, thu nhập từ sản
xuất lúa chiếm khoảng 20% tổng thu nhập của các hộ ở đây. Ở xã Phong Hòa, sắn, lạc
và khoai lang lại tạo ra thu nhập quan trọng hơn. Ở Quảng Thái, Quảng Lợi thì lạc và



82
thuốc lá lại đóng góp quan trọng trong thu nhập của hộ. Trong khi đó, rau lại trở nên
quan trọng với các hộ ở Vinh Phú, đặc biệt tại Vinh Xuân các hộ sản xuất nhiều loại rau
khác nhau như dưa lê, dưa chuột, ớt, rau cải…Các loại rau này tạo ra thu nhập quan
trọng cho các hộ ở đây.
Biểu đồ 3 cũng chỉ ra rằng, ở một số điểm nghiên cứu với chiến lược sinh kế dựa
vào nông nghiệp, chăn nuôi cũng là hoạt động quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho
các hộ. Chăn nuôi lợn đóng góp quan trọng nhất trong thu nhập của ngành chăn nuôi đối
với các nông hộ. Trong tất cả các điểm nghiên cứu, thu nhập từ chăn nuôi lợn luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu nhập ngành chăn nuôi.
Nuôi trồng thủy sản cũng đóng góp thu nhập quan trọng trong thu nhập của các
hộ. Thông tin từ thảo luận nhóm và phỏng vấn hộ cho thấy rằng hơn một nửa các hộ ở
Phong Hòa có hồ nuôi cá với diện tích mỗi hồ khoảng 0,1 ha. Các hộ khá có hồ nuôi cá
với diện tích từ 0,2 đến 0,85 ha. Thu nhập từ chăn nuôi cá chiếm từ 8 đến 10% trong thu
nhập của các hộ. Ở xã Vinh Hưng và Vinh Xuân các hộ được phỏng vấn có chiến lược
sinh kế chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy sản. Biểu đồ 3 cho thấy nuôi trồng thủy sản tạo
ra thu nhập quan trọng nhất cho các hộ ở đây. Trong khi đó, các hộ ở Vinh Phú lại áp
dụng chiến lược sinh kế hỗn hợp, thu nhập của họ được đưa lại từ nhiều ngành khác
nhau. Bên cạnh khoảng 50% thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ ngành nghề, đi làm
thuê, đi làm ăn xa, cũng rất quan trọng. Như đã phân tích ở phần trước Vinh Phú là một
xã có điều kiện tự nhiên khó khăn, đặc biệt là khó khăn về đất đai, do vậy, phần lớn các
hộ được phỏng vấn đều cho rằng đi làm ăn xa, làm thuê là cách quan trọng để tạo thu
nhập.
4. Kết luận và đề xuất
Các chiến lược sinh kế áp dụng bởi các hộ ở vùng cát ven biển đã được phân
tích bởi sự kết hợp cả thông tin định tính từ phương pháp đánh giá có sự tham gia và
thông tin định lượng từ các cuộc phỏng vấn hộ. Nhìn chung, sinh kế các hộ trong khu
vực phụ thuộc lớn vào nông nghiệp. Mức độ phụ thuộc vào nông nghiệp có sự khác biệt
lớn giữa các điểm nghiên cứu và giữa các nhóm hộ. Ở một số điểm nghiên cứu, chẳng
hạn như Phong Hòa, Quảng Thái, Quảng Lợi và Phú Lương thu nhập các hộ phụ thuộc

lớn hơn vào nông nghiệp, nhưng các hộ ở Vinh Hưng lại phụ thuộc lớn hơn vào thủy
sản. Ở các điểm nghiên cứu khác như Vinh Hưng, Vinh Xuân các hộ lại áp dụng nhiều
chiến lược sinh kế khác nhau. Một số hộ dựa chủ yếu nông nghiệp và thủy sản, trong
khi đó một số hộ khác lại phụ thuộc vào tiền làm thuê và tiền đi làm ăn xa. Sự khác biệt
lớn về chiến lược sinh kế của các nhóm hộ cũng được phát hiện. Chiến lược dựa vào
nông nghiệp quan trọng cho phần lớn các hộ trong vùng, nhóm hộ khá phụ thuộc lớn
hơn vào chăn nuôi, ngành nghề và thủy sản; ngược lại trồng trọt, làm thuê, đi làm ăn xa
lại quan trọng hơn với các hộ nghèo.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt lớn không chỉ về qui mô thu


83
nhập mà còn cả cơ cấu thu nhập giữa các loại hộ. Bên cạnh nông nghiệp, thu nhập từ
ngành nghề, thủy sản đang trở nên quan trọng với các hộ khá. Trong khi đó, thu nhập từ
nông nghiệp, làm công, đi làm ăn xa lại trở nên quan trọng hơn với nhóm hộ nghèo và
trung bình. Điều này chỉ ra rằng trong các chính sách phát triển nông thôn, đặc biệt là
chính sách kích thích tăng trưởng gắn với giảm nghèo cần tiếp cận đúng đối tượng
hưởng lợi. Ở vùng cát ven biển, trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách hỗ trợ
trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, chẳng hạn như chính sách giao đất cho nuôi trồng thủy
sản, trợ giá cho giống cây trồng, vật nuôi, giao đất thành lập trang trại qui mô lớn. Các
chính sách này rõ ràng chỉ mang lại lợi ích cho nhóm hộ khá, bởi vì họ có năng lực cao
hơn đối với cả các tài sản hữu hình (như vốn, đất đai, trang thiết bị, máy móc) và tài sản
vô hình (như kiến thức, kỹ năng, và năng lực tiếp cận), vẫn thiếu các chính sách nâng
cao năng lực, tạo việc làm, và cải thiện thu nhập cho nhóm hộ nghèo. Kết quả là nhóm
hộ nghèo có thể bị lãng quên trong một số chính sách kinh tế. Vì vậy, sự cần thiết cần
phải có các chính sách khuyến khích sự phát triển thị trường lao động, tập huấn, đào tạo
về các ngành nghề mới để nhóm hộ nghèo có thể được hưởng lợi nhiều từ các chính
sách này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ashley, C & Carney, D. Sustainable Livelihoods: Lessons from early experience DFID,

1999.
[2]. Carswell, G. Agricultural Intensification and Rural Sustainable Livelihoods: A “Think
Piece”, IDS Working paper, 64, (1997).
[3]. Chambers, R. Conway, G. Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the
21st Century. IDS DP296 Feb 1992.
[4]. DFID. Sustainable Livelihoods Guidance Sheets , 2000.
[5]. Ellis, F. Household strategies and rural livelihood diversification. Journal of
Development Studies. Vol.35, No.1, (1998), 1-38.
[6]. Ellis, F. Rural livelihoods and diversity in developingcountries. Oxford: OUP, 2000.
[7]. Hussein, K. and J. Nelson. Sustainable Livelihood and Livelihood Diversification, IDS
Working Paper, 69, (1998).
[8]. Project PIC. Report on the survey of the socio-economic situation and farming system
in the housheolds in the coastal sandy region of Thua Thien Hue province. FUSAGX;
UCL; NISF, HUAF, 2005.
[9]. Scoones, I. Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis. IDS Working
Paper No.72. Brighton: IDS, 1998.
[10]. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám Thống kê 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.


84
EVOLUTION OF LIVELIHOOD STRATEGY AND INCOME OF THE
HOUSHEOLDS IN THE COASTAL SANDY ZONE OF THUA THIEN HUE
PROVINCE DURING PERIOD 2003-2008
Nguyen Dang Hao
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Based on livelihood approach and using both livelihood strategy participatory
assessment and household survey data this study mainly focus on assessment of the evolution of
the livelihood strategy and income of households in the Coastal Sandy Zone of Thua Thien Hue
Province. Findings indicated that livelihood strategies are very dynamic and considerably

difference between the wealth categories of households and among the study sites. Although
agriculture –based strategy is one of the most popular among the livelihood strategies there are
considerable changes. Thanks to more specialization on livestock-non-farm business –
aquaculture the better-off category has rapidly increased their income during the period 2003-
2008. By contrast, due to more dependence on food crop, wage work and migration, income of
the poor slowly improved in the same period. These findings implicate that in the context of
rural development, support policies introduced by the government have positively influenced the
household income, but these general policies cannot meet the development needs from various
locations as well as different household categories because there is a marked difference in
livelihood assets, human source, landholding, financial and social capitals in particular.

×