Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " SỰ CHUYỂN ĐỔI NGỮ NGHĨA CỦA TẬP HỢP TỪ THÀNH NGỮ VỚI ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ВЫХОДИТЬВЫЙТИ TRONG TIẾNG NGA " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.83 KB, 8 trang )


81

SỰ CHUYỂN ĐỔI NGỮ NGHĨA CỦA TẬP HỢP TỪ THÀNH NGỮ
VỚI ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ВЫХОДИТЬ\ВЫЙТИ
TRONG TIẾNG NGA
Nguyễn Thị Thu Hương
Đại học Huế

DẪN ĐỀ
Không gian là phạm trù quan trọng nhất trong cuộc sống của con người và
là cơ sở để biểu hiện các mối quan hệ khác. Bới vậy, trong mọi ngôn ngữ khả
năng biểu hiện mối quan hệ không gian rất đa dạng. Đặc biệt, tư duy không gian
và chuyển động trong không gian ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau, vì chúng được
quyết định bới một loạt các giá trị nhất định, trước hết là những đặc điểm về văn
hóa dân tộc.
Một trong những phương tiện biểu hiện tích cực nhất mối quan hệ không
gian và có hệ thống nội dung chuyển đổi phong phú nhất trong ngôn ngữ Nga
phải kể đến nhóm các động từ chuyển động mà “đại diện” tiêu biểu là nhóm động
từ идти\ходить với 14 tiếp đầu ngữ. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ
miêu tả nội dung chuyển đổi ngữ nghĩa của tập hợp từ thành ngữ sử dụng với
động từ выходить\выйти.


82

NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI NGỮ NGHĨA
CỦA TẬP HỢP TỪ THÀNH NGỮ VỚI ĐỘNG TỪ ВЫХОДИТЬ\ВЫЙТИ

Khi thống kê hệ thống nghĩa của động từ выходить\выйти Ю.Д.Апресян
(1995) nhận thấy: cũng như các động từ chuyển động khác, nghĩa của động từ


выходить\выйти khi miêu tả sự bắt đầu, điểm kết thúc và lộ trình của chuyển
động (выйти из леса, выйти на дорогу) dễ dàng kết hợp với các nhóm danh từ
và động từ để chỉ mục đích của chuyển động (выйти за газетами, выйти
гулять). Cũng như động từ идти động từ выходить\выйти có khả năng biểu
hiện sự di chuyển của phương tiện chuyển động (Теплохoд вышел из
Севастаполя в Ялту). Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa riêng: biểu hiện đặc tính của
không gian, nơi sự chuyển động diễn ra: A khởi hành từ B đến C, ngang qua đó
A di chuyển từ không gian hẹp B sang không gian mở hơn C. Và có lẽ ở đây
không chỉ đề cập đến không gian mở…
Như chúng ta đã biết, sự chuyển đổi ngữ nghĩa của từ hoặc tập hợp từ xảy ra
chỉ khi nào có sự giống nhau của 2 sự vật, 2 ý nghĩa và từ kết quả mối quan hệ ấy
một nghĩa giữ vai trò là nghĩa gốc, còn nghĩa kia là nghĩa tái tạo (nghĩa bóng).
Trong sử dụng chuyển đổi ngữ nghĩa, khi kết hợp với các danh từ trừu tượng
động từ выходить\выйти mất đi một phần ý nghĩa gốc của mình “двигаться в
определенном направлении, выходить за границы чего-л.” (chuyển động theo
một hướng xác định, vượt khỏi một giới hạn không gian nào đó) và được ẩn dụ
hóa. Trong hệ thống 12 nghĩa (theo sự thống kê của C.И.Ожегов, 2003) chúng
tôi quan sát thấy thành tố “движение изнутри наружу” (chuyển động từ trong
ra ngoài) luôn được giữ lại trong 6 nghĩa chuyển đổi (theo phân loại của chúng
tôi):

83

1. Khi kết hợp với các danh từ: (газета, книга, журнал)
выходить\выйти из печати \ в свет hoặc (выходить\выйти)
поставление, приказ động từ có ý nghĩa chuyển đổi đầu tiên – “
издаваться, опубликоваться” (in, xuất bản, phát hành, đưa ra). Ví
dụ: В России вышла в свет книга, посвященная жизни и
творчеству выдающей английской писательницы Е.Л.Войнич. Tập
hợp từ thành ngữ “вышла в свет” diễn đạt ý nghĩa “(cuốn sách) đã

được xuất bản”. Rõ ràng không gian sự vật đang “mở” trước mắt chúng
ta. Cuốn sách “đi” từ không gian nhỏ (cá nhân) ra trước công chúng và
xuất hiện trước bao nhiêu bạn đọc.
2. Khi kết hợp với những danh từ: продукция, фильм, спектакль, пьеса
(выходить\выйти) động từ có ý nghĩa chuyển đổi thứ hai –
“производиться” (xuất xưởng, sản xuất, ra mắt). Ví dụ: Продукция
выходит с завода регулярно (Sản phẩm được xuất xưởng một cách đều
đặn). Sự vật cụ thể (продукция) khi kết hợp với động từ
выходить\выйти trở thành một khái niệm hình ảnh trong nhận thức của
con người. Người Nga sử dụng tên gọi của sự vật trong thế giới khách
quan như là hiện tượng khái quát của nhận thức về bản chất thực tế.
Hiện tượng “продукция выходит” được tư duy như một hiện tượng xã
hội.
3. Khi kết hợp với các danh từ: (выходить\выйти) из крестьян, из
интеллигентов, из кадров военных, из низов, из простых, из народа
động từ có ý nghĩa chuyển đổi thứ ba – “произойти из какой-либо
сферы” (xuất thân từ, lớn lên từ, trưởng thành từ). Ví dụ: Артист
должен выйти из народа (Người nghệ sĩ cần phải được trưởng thành
từ nhân dân). Tập hợp từ thành ngữ “выйти из народа” được ẩn dụ hóa
và mang sắc thái trừu tượng hơn. Ngụ ý rằng: người nghệ sĩ không chỉ là

84

người xuất thân từ nhân dân mà cần phải đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng, ước mơ của họ và cần phải “nói” bằng chính ngôn ngữ của họ.
Trong trường hợp này động từ выходить\выйти mất đi hoàn toàn nghĩa
cụ thể ban đầu của mình. Và để diễn tả nhận thức về đời sống xã hội nó
trở thành một thành tố trong sử dụng ngữ nghĩa chuyển đổi. Lúc này
nghĩa của động từ được ẩn dụ hóa bởi vì trong quá trình hình thành khái
niệm về thế giới xung quanh con người đứng trên một góc độ nhìn nhận

cao hơn.
4. Khi kết hợp với một loạt các danh từ: (выходить\выйти) из боя, из
войны, из-под обстрела, из окружения; из больницы, из тьюрмы;
из-под власти, из-под влияния, из-под контроля, из повиновения, из
подчинения; из возраста; из головы, из памяти, из ума; из доверия,
из равновесия, из терпения; из затруднения, из испытания, из
кризиса, из положения, из тупика; из игры, из моды, из обихода, из
употребления, из строя; из состава động từ có ý nghĩa chuyển đổi
thứ tư – “переставать” (ngừng, thôi, mất, thoát khỏi, vượt khỏi, ra
khỏi). Khi kết hợp với các từ trên động từ mất đi hoàn toàn ý nghĩa sự
vật lô gíc cụ thể của mình. Ví dụ: Подрастая дети выходят из-под
влияния родителей (Khi bắt đầu trường thành bọn trẻ thường muốn
thoát khỏi sự ảnh hưởng của bố mẹ). Tập hợp từ thành ngữ “выходить
из-под влияния” diễn đạt ý “thoát khỏi sự ảnh hưởng của bố mẹ”. Khi
bắt đầu trở thành người lớn bọn trẻ thường không muốn chịu sự ảnh
hưởng của bố mẹ nữa và muốn tự mình quyết định tất cả mọi việc.
Chúng tôi xin trích dẫn ví dụ thứ hai: В 1917 году в России произошла
революция и она вышла из войны, которую вела против Германии
(Cách mạng đã xảy ra ở nước Nga vào năm 1917 và nước Nga đã vĩnh
viễn chấm dứt chiến tranh chống lại phát xít Đức). Tập hợp từ thành

85

ngữ “вышла из войны” diễn đạt ý “chiến tranh đã chấm dứt”. Trong
trường hợp này tập hợp từ thành ngữ “вышла из войны” nhấn mạnh đến
nội dung: “Sau bao nhiêu mất mát đau thương, sau bao năm tháng chiến
tranh khốc liệt, sau những trận đánh kiên cường cuối cùng nhân dân
Nga đã chiến thắng. Chiến tranh đã chấm dứt sau chờ đợi của biết bao
con người”. Động từ hoàn toàn biểu đạt sự chuyển động “bên trong” của
đời sống xã hội và tâm lí của con người. Sự chuyển động này xuất phát

từ một trạng thái, một hiện tượng xã hội hướng tới sự phát triển hơn,
điều tốt đẹp hơn.
5. Khi kết hợp với các danh từ và giới từ ở cách 3 và cách 4 hoặc với danh
từ cách 5: (выходить\выйти) на борьбу, на демонстрацию, на
место, на митинг; к доске, на рынок, на орбиту; в отставку, на
пенсию; на свободу, из себя, победителем, за рамки, в начальники, в
люди động từ có ý nghĩa chuyển đổi thứ 5 – “ начать какое-либо
действие” (bắt đầu một hành động nào đó). Ví dụ: Теперь понятно,
почему она выходила из себя и ломала руки: ее увозили, а она
хотела остаться там, где ее любимый (В. Панова, Валя) (Bây giờ
có thể hiểu được tại sao cô ấy lại nổi khùng lên và làm gãy tay như vậy:
người ta dẫn cô đi xa, còn cô lại chỉ muốn ở lại nơi có người yêu của
cô). Tập hợp từ thành ngữ “выходила из себя”diễn đạt ý “cô ấy bắt đầu
mất tự chủ”, - tâm trạng không bình thường. Khi con người “выходит
из себя” sự mất cân bằng khiến bản thân cảm thấy bất bình.
Còn trong ví dụ: Об одном я бога молю: чтобы я в люди вышел,
хорошим человеком стал (Ф. Гладков, Повесть о детстве), tập hợp từ
“вышел в люди” truyền đạt ý nghĩa “cố gắng đạt mục đích của mình -
đạt được một vị trí cao và vững chắc trong cuộc sống, trong xã hội”.
Trong ví dụ đã dẫn dễ dàng nhận thấy sự sử dụng bất quy tắc của danh

86

từ люди với giới từ в. Sự phá vỡ quy tắc ngữ pháp này chỉ có thể được lí
giải: do tính chất cố định của tập hợp từ thành ngữ. Và chính lúc này ẩn
dụ hóa của động từ đạt đến cấp độ cao nhất. Ở đây, trong nội dung ngữ
nghĩa của tập hợp từ cùng biểu đạt cả ý nghĩa, cả “sự chuyển động” (đã
mất đi nghĩa vật thể) và cả “sự khát khao đạt tới mục đích cuối cùng, -
đạt được vị trí cao trong xã hội”. Danh từ люди tham gia vào kết cấu của
tập hợp từ một cách bất ngờ đến kinh ngạc, diễn đạt tư duy liên quan đến

lĩnh vực đời sống và xã hội.
6. Trong tư duy của người Nga sự chuyển động trong gian “tâm lí” đi theo
hướng: sau khi đã vượt ra ngoài một giới hạn “không gian” nào đó, vượt
ra khỏi một trở ngại nào đó trong cuộc sống, ý nghĩa đích thực lại xuất
hiện (появления). Đó cũng là ý nghĩa chuyển đổi thứ 6 của động từ
выходить\выйти. Ví dụ: Скоро солнце выйдет из-за горизонта (Rồi
mặt trời sẽ hiện ra từ phía sau chân trời). Ý nghĩa “xuất hiện” có thể
được tìm thấy cả trong nội dung của các tập hợp từ thành ngữ
“выходить из печати”, “выходит продукция”, “фильм выходит на
экране”. Sự “xuất hiện” của hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng xã hội
mang nội dung chuyển động từ bên trong và chuyển động từ trong ra
ngoài hướng tới một điểm nào đó.

KẾT LUẬN
Trong ngữ cảnh nhất định động từ выходить\выйти mang nghĩa trừu
tượng khác hẳn nghĩa cụ thể ban đầu của nó. Con người, sự vật trong thế giới về
bản chất không “đi” đâu cả. Sự chuyển động trong không gian xã hội, trong
không gian tâm lí là điều mà nội dung ngữ nghĩa của các tập hợp từ thành ngữ
với động từ выходить\выйти muốn diễn tả. Trong việc sử dụng chuyển đổi ngữ

87

nghĩa đó chính bản thân các danh từ mang lại nghĩa trừu tượng cho động từ và
chịu sự chi phối các quy tắc ngữ pháp của động từ và giới từ (Ví dụ: danh từ
được sử dụng với giới từ ở cách 2 из, из - под chỉ xuất phát điểm của chuyển
động, với giới từ ở cách 4 в, на chỉ đích đến của chuyển động). Ngoài ra bản thân
tiếp đầu ngữ вы- cũng tham gia tích cực để biểu đạt nội dung “chuyển động từ
trong ra ngoài”. Tóm lại, động từ выходить\выйти khi kết hợp với một loạt các
danh từ biểu hiện những sự vật, tâm trạng, hoạt động, hiện tượng xã hội khác
nhau mất đi nghĩa cụ thể ban đầu của mình và tạo nên những quan hệ ngữ nghĩa

mới. Mặc dù có 6 nghĩa chuyển đổi nhưng thành tố ngữ nghĩa “hóa trị không
gian” với 2 điểm “từ trong ra ngoài” và khái niệm “vùng không gian hẹp” và
“vùng không gian mở” vẫn được giữ lại trong nội dung ẩn dụ của tất cả các tập
hợp từ thành ngữ. Đó cũng chính là phương tiện biểu hiện tính hình ảnh, cảm xúc
mang đến cho câu khả năng diễn cảm đặc biệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ю.Д.Апресян. Лексическая семантика. Синонимические средства
языка. М. (1995)
2. С.М.Афифи. Лексикологический анализ глаголов идти\ходить и их
производных значений в совр. русс. языке. М. (1994)
3. Е.Г.Борисова. Зоны аналогий (идеография лексических функций).
Язык и литература (3\1991)
4. И.А.Стернин. О метафоризации коллокации. М. (1996)
5. М.Ченки. Семантика в когнитивной лингвистике. М. (1999)

88

6. Логический анализ языка. РАН. М. (2000)
7. Нгуен Тхи Тху Хыонг. Словосочетания с глаголами движения
идти\ходить в метафорическом аспекте (с позиции носителя
вьетнамского языка). Диссерт. на соис. канд. ф. н. М. (2001)

SEMANTICAL CONTENTS
OF RUSSIAN RESTRICTED COLLOCATIONS WITH THE VERBS OF
MOTION ВЫХОДИТЬ\ВЫЙТИ IN METAPHOR
Nguyen Thi Thu Huong
Hue University
SUMMARY
The verbs of motion выходить\выйти have different semantical contents in

the different situations, far from their first original meanings. That is
“movement” in social space, in psychological space of human perception. The
system of 6 meanings of restricted collocations with the verbs of motion
выходить\выйти are associated by semantical component “movement outside,
upon some limit ”.

×