Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở HUYỆN A LƯỚI" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226 KB, 9 trang )



57
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010


PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở HUYỆN A LƯỚI
Phùng Thị Hồng Hà
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Cà phê Catimo là loại cây trồng mới được phát triển ở A Lưới từ năm 2001 đến nay.
Tốc độ phát triển cà phê khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng 28,8% về diện tích và 33% về sản
lượng. Hình thức tổ chức sản xuất cà phê ở đây khá đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần, trang trại và hộ gia đình nông dân. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất vẫn còn nhiều vấn
đề bất cập do cơ chế quản lý không phù hợp, trình độ kỹ thuật và thâm canh của người sản xuất
còn nhiều hạn chế, năng suất, sản lượng cà phê biến động thất thường, thu nhập của người sản
xuất không ổn định.
Vì vậy, việc đánh giá khách quan sự phát triển sản xuất cà phê trong thời gian vừa qua,
phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư và sản xuất cà phê của các hình thức tổ
chức sản xuất để có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết đối với sự
phát triển bền vững cây cà phê ở huyện A Lưới trong thời gian tới.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình phát triển sản xuất cà phê và các nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà phê của huyện A Lưới trên 3 đối tượng chính:
hộ, trang trại và Nông trường Cà phê A Lưới.
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp điều tra chọn
mẫu, phương pháp PRA, phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin về tình hình
sản xuất cà phê trên địa bàn huyện; Phương pháp hạch toán và phương pháp giá trị hiện
tại để đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê của các đối tượng nghiên cứu.
2. Kết quả nghiên cứu


2.1. Tình hình phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện A Lưới
2.1.1. Quy mô cơ cấu diện tích cà phê
Cà phê đã có mặt ở huyện A Lưới từ những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên, nó
chỉ thực sự phát triển khi có sự có mặt của Nông trường Cà phê A Lưới. Trước năm
2001, tổng diện tích cà phê của toàn huyện là 30,8 ha, trong đó, chủ yếu là cà phê trang
trại và nông hộ.


58
Bảng 1. Biến động diện tích cà phê giai đoạn 2001 – 2008 của huyện A Lưới

2001 2006 2007 2008
Bình
quân
(%)
ha % ha % ha % ha %
Toàn huyện 150,8

100,00

689 100,00

814 100,0

887,7 100,00

128,8
Theo giai đoạn phát triển
KTCB 120 79,6 29 4,21 171 21,01


153 17,24 103,5
Kinh doanh 30,8 20,4 660 95,79 643 78,99

734,7 82,76 157,3
Theo hình thức tổ chức sản xuất
Doanh nghiệp

114,2

75,73 584 84,76 574,2

70,54

565,9 63,75 125,6
Trang trại 19 12,60 24,8 3,60 36,8 4,52 41,8 4,71 111,9
Nông hộ 17,6 11,67 80,2 11,64 203,2

24,96

280 31,54 148,4
Nguồn: NTCP A Lưới & Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới.
Sau khi Nông trường Cà phê A Lưới (NTCP Alưới) được thành lập (1/2001),
diện tích cà phê của Huyện đã tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2001, tổng diện tích cà
phê của toàn huyện là 150,8 ha thì đến năm 2008 đã tăng lên đến 887,7 ha; tốc độ tăng
bình quân mỗi năm là 28,8% (trong đó, diện tích kinh doanh tăng nhanh 57,3% còn diện
tích KTCB chỉ tăng 3,5%) .
Về cơ cấu diện tích cà phê theo hình thức tổ chức năm 2008, diện tích cà phê
của các doanh nghiệp (bao gồm NTCP A Lưới, Trạm Nghiên cứu Cà phê Ba vì và Công
ty Sản xuất và Thương mại Thái Hoà) chiếm tỷ trọng chủ yếu (63,7%), tiếp đến là cà
phê nông hộ (chiếm 31,5%) và cà phê trang trại chiếm tỷ trọng thấp nhất (4,71%). Về

tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2008, diện tích cà phê nông hộ có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất (bình quân mỗi năm tăng 48,4%), thấp nhất là cà phê trang trại
(4,7%).
Như vậy, cả về quy mô, cơ cấu và tăng trưởng sự phát triển của hai đối tượng là
các doanh nghiệp và nông hộ sản xuất cà phê là đáng chú ý nhất trong giai đoạn vừa qua.
2.1.2. Biến động năng suất, sản lượng cà phê của huyện A Lưới
Năng suất cà phê của huyện nhìn chung còn thấp, dao động trong khoảng 4,8
đến 6,9 tấn/ha (quả tươi) và thường không ổn định qua các năm (năm được mùa và năm
mất mùa). So với các địa phương khác cùng điều kiện thì năng suất cà phê của A Lưới
thấp hơn.


59
Bảng 2. Biến động năng suất, sản lượng cà phê kinh doanh giai đoạn 2004 – 2008
ở huyện A Lưới

2004 2005 2006 2007 2008 08/04
Biến động sản lượng cà phê tươi (tấn) ± %
Toàn huyện 926 3415 3350 4410,0 2920,7 1994,7 315,4
NTCP A Lưới
(*)
694 2354 2530 3171,0 1960,0 1266,0 282,4
Trang trại 82 290 185 265,5 256,5 174,5 312,8
Nông hộ 34 391 355 662,5 553,7 519,7 1628,5
Biến động năng suất cà phê (tấn/ha)
Toàn huyện 6,1 6,7 5,1 6,9 4,8 -1,3 78,7
NTCP A Lưới 7 6,5 5,1 6,8 4,5 -2,5 64,3
Trang trại 4,3 13,3 8,5 12,2 11,8 7,5 274,4
Nông hộ 1,9 4,7 3,7 5,9 4,8 2,9 252,6
Nguồn: Nông trường Cà phê A Lưới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

huyện A Lưới.
(*) Do Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà chưa có cà phê kinh doanh.
So sánh năng suất cà phê giữa các loại hình sản xuất, số liệu bảng 2 cho thấy có
sự chênh lệch rất lớn giữa cà phê trang trại với cà phê nông trường và cà phê nông hộ.
Năng suất tối đa của các trang trại có thể đạt 15 - 20 tấn; trong khi đó cà phê nông hộ và
nông trường tối đa chỉ đạt 6 đến 7 tấn (bằng 30 - 50%). Có nhiều nguyên nhân làm cho
năng suất cà phê nông trường và nông hộ thấp hơn so với cà phê trang trại; trong đó các
nhân tố về trình độ tổ chức, quản lý và cả suất đầu tư là những nhân tố vô cùng quan
trọng có tính chất quyết định.
2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở các đối tượng điều tra
2.2.1. Tình hình đầu tư sản xuất
2.2.1.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB)
Bình quân 1 ha cà phê có mức đầu tư 30,7 triệu đồng. Trong đó, chi phí về công
lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất (42,28%) với mức đầu tư bình quân 12,983 triệu đồng.
Chi phí phân bón là khoản chi phí lớn thứ hai (chiếm 28,5%), với mức đầu tư bình quân
khoảng 8,763 triệu đồng, các chi phí khác chiếm khoảng 30%.
So sánh giữa các loại hình sản xuất, số liệu điều tra cho thấy, Nông trường Cà
phê A Lưới là đơn vị có mức đầu tư chi phí cho thời kỳ KTCB cao nhất (39,8 triệu


60
đồng), tiếp đến là trang trại (28,2 triệu đồng), thấp nhất là cà phê nông hộ (24,03 triệu
đồng).
2.2.1.2. Thời kỳ kinh doanh
Kết quả điều tra cho thấy, bình quân một ha cà phê cần đầu tư 16,59 triệu đồng.
Trong đó, chi phí công lao động chiếm 62,13%, chi phân bón chiếm 29,8%.
Trong ba loại hình tổ chức sản xuất, trang trại có mức đầu tư cho thời kỳ kinh
doanh lớn nhất (21,3 triệu/ha/năm), nông hộ có mức đầu tư thấp nhất (9,7 triệu/ha/năm).
2.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê
Từ những số liệu điều tra của 3 loại hình sản xuất cà phê, có thể đánh giá kết quả

và hiệu quả sản xuất cà phê bằng 2 phương pháp: Phương pháp giá trị hiện tại và
phương pháp hạch toán.
Phương pháp hạch toán
Do năng suất bình quân toàn huyện đạt thấp nên giá trị sản xuất bình quân 1 ha
cà phê tạo ra trong một năm chỉ đạt 24,7 triệu đồng. Tổng giá trị gia tăng đạt 18,4 triệu
đồng, lợi nhuận đạt 6,8 triệu đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất cho thấy, tỷ suất
VA/IC rất cao (2,9 lần) trong khi đó tỷ suất lợi nhuận chi phí là 0,38 lần.
Bảng 3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các đối tượng điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Hộ Nông trường

Trang trại

Chung
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN
GO 1.000 đ 15.782 21.244 37.252 24.759
IC 1.000 đ 2.842 7.586 8.424 6.284
Công lao động 1.000 đ 6.950 11.080 12.905 10.312
Khấu hao 1.000 đ 1.045 1.731 1.230 1.335
Tổng Chi phí 1.000 đ 10.837 20.396 22.559 17.931
VA 1.000 đ 12.940 13.658 28.828 18.475
Lợi nhuận 1.000 đ 4.945 848 14.693 6.829
VA/IC Lần 4,55 1,80 3,42 2,94
Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,46 0,04 0,65 0,38
PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI
NPV 1.000 đ 42.360 1.272 146.765 63.290
Thu nhập bình quân 1.000 đ 4.629 141 16.253 7.009
IRR % 23,09 9,97 37,77 24,95
Thời gian thu hồi vốn Năm thứ 8 12 6 7
Nguồn: Số liệu điều tra.



61
Phương pháp giá trị hiện tại
Tính chung cho cả 3 loại hình sản xuất: bình quân 1 ha, sau một chu kỳ kinh
doanh (23 năm) thu được 63,29 triệu đồng lợi nhuận thuần (NPV), Lợi nhuận bình quân
năm là 7 triệu đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 24,95%; sau 7 năm, người sản
xuất có thể thu hồi đủ vốn đầu tư.
So sánh 3 loại hình sản xuất số liệu tính toán đã chỉ ra: Nông trường Cà phê A
Lưới là đơn vị sản xuất kinh doanh cà phê kém hiệu quả nhất. Ngược lại, trang trại là
những đơn vị kinh doanh cà phê có hiệu quả nhất.
Tóm lại, những phân tích trên cho thấy cho dù vẫn còn có những hạn chế nhất
định về trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, trình độ thâm canh nhưng cây cà phê là một
cây trồng có hiệu quả, có khả năng tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người sản xuất.
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cà phê của huyện A Lưới
2.3.1. Nhân tố tác động tích cực
Tiềm năng về đất đai và khí hậu
A Lưới có điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp để phát triển
cà phê. Theo kết quả khảo sát năm 2005 của 3 đơn vị: Công ty Sản xuất và Thương mại
Thái Hoà, Hiệp hội Cà phê Ca cao VN (VICOPHA) và Phòng Nông nghiệp huyện A
Lưới, ngoài 5 xã thuộc vùng dự án cà phê của Nông trường Cà phê A Lưới, diện tích có
khả năng phát triển cà phê Catimo của huyện là 1.000 ha.
Vai trò của Tổng công ty Cà phê Việt nam
Tổng công ty Cà phê Việt nam có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển
sản xuất cà phê của huyện A Lưới. Trước hết, đó là việc phát hiện tiềm năng phát triển
cây cà phê. Thứ hai là việc thành lập Nông trường Cà phê A Lưới, trực thuộc Công ty
Đầu tư Cà phê và Dịch vụ đường 9 Quảng Trị.
Nhờ sự có mặt của Nông trường Cà phê A Lưới, diện mạo của cây cà phê trên
địa bàn Huyện đã có sự thay đổi nhanh chóng về quy mô diện tích, sản lượng và giá trị
sản lượng; bộ mặt kinh tế, xã hội vùng dự án được thay đổi rõ nét.
Khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập của cây cà phê

Cà phê là loại cây có khả năng tạo thu nhập cao nhất so với trồng sắn và keo
(cây trồng thay thế). Bình quân trong một năm thời kỳ kinh doanh, cây cà phê tạo ra
18,47 triệu đồng giá trị gia tăng (gấp 2,37 lần so với trồng sắn và gấp 2,22 lần so với
trồng keo).
Về lợi nhuận, kết quả so sánh cũng tương tự, cây cà phê vẫn cao hơn hẳn 2 cây
sắn và keo (cà phê là 6,8 triệu/ha trong khi đó sắn chỉ có 6,7 và keo là 3,7 triệu/ha).
Ngoài ra, cà phê cũng có khả năng tạo nhiều việc làm hơn so với 2 loại cây trồng


62
trên. Bình quân 1 ha trong một năm người trồng cà phê có một khoản thu nhập từ tiền
công lao động là 10,3 triệu đồng (tương đương với 300 công lao động/năm), trong khi
đó sắn chỉ hết 1,1 triệu đồng (30 công) và keo hết 1,7 triệu đồng (tương đương với 48
công/năm).
Những số liệu trên phần nào chứng minh được vì sao trong những năm qua diện
tích cà phê A Lưới đã tăng lên nhanh chóng.
Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Do khối lượng vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm cuối cùng lớn nên việc
phát triển cây công nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng đòi hỏi phải có một hệ thống
cơ sở hạ tầng phát triển. Thấy rõ được tầm quan trọng đó, ngay từ khi mới thành lập
Nông trường Cà phê A Lưới, Công ty Đầu tư Cà phê và Dịch vụ đường 9 đã tiến hành
hàng loạt các hoạt động phục vụ cho việc phát triển cà phê như: khai hoang, quy hoạch
đồi ruộng, xây dựng hệ thống đường giao thông trong khu vực sản xuất và khu dân cư,
xây dựng đường dây điện đến từng đội sản xuất, xây dựng hệ thống cấp nước, nhà máy
chế biến cà phê quả tươi với công suất 4 tấn/giờ bao gồm hệ thống sát tươi và phân loại,
hệ thống sấy tĩnh và sấy quay Nhờ đó bộ mặt vùng sản xuất ngày một đổi mới.
Thị trường tiêu thụ
Mặc dù nằm ở khu vực miền núi nhưng việc tiêu thụ cà phê của người sản xuất
cà phê hầu như không gặp khó khăn gì bởi ngay tại trung tâm vùng sản xuất đã có nhà
máy chế biến cà phê nhân của Công ty Dịch vụ Cà phê đường 9 Quảng Trị có khả năng

tiêu thụ hết lượng cà phê sản xuất trong huyện. Theo báo cáo của công ty, lượng cà phê
hiện có của huyện mới chỉ đáp ứng 40% công suất của nhà máy.
2.3.2. Nhân tố tác động tiêu cực
Trình độ quản lý của NTCP A Lưới
Mặc dù là đơn vị có quy mô kinh doanh lớn nhất nhưng trong những năm qua
Nông trường cà phê A Lưới lại áp dụng phương án khoán “Nông trường đầu tư toàn bộ
chi phí và thu toàn bộ sản phẩm theo định mức khoán. Phần vượt khoán nông trường
thu mua theo giá thị trường tại thời điểm giao nộp”. Về hình thức phương án khoán có
vẻ như là hợp lý. Tuy nhiên, do áp dụng hình thức cấp phát vật tư trực tiếp, giám sát
việc bón phân và thu hoạch cà phê ngay tại vườn cây đã tạo ra tâm lý không tốt đối với
người trồng cà phê. Hiện tượng lấy trộm vật tư, sản phẩm của nông trường vẫn thường
xảy ra.
Trong khi Nông trường Cà phê A Lưới đang gặp khó khăn trong công tác quản lý
thì Huyện uỷ A Lưới lại có nghị quyết chỉ đạo phòng Nông nghiệp huyện lập dự án trồng
mới 1000 ha cà phê nông hộ đến năm 2010. Điều này đã tạo tâm lý cho người nông dân ở
những vùng vừa có cà phê nông trường, vừa có cà phê nông hộ là chỉ tập trung đầu tư cho
cà phê nông hộ mà không muốn đầu tư vào vườn cà phê của Nông trường. Một vài nơi đã


63
xuất hiện hiện tượng nông dân lấy trộm vật tư, phân bón và sản phẩm từ phần đất nhận
khoán của nông trường để đầu tư cho cà phê nông hộ. Những vấn đề trên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của nông trường.
Năng lực sản xuất của các đơn vị kinh doanh
Trong 3 đối tượng tham gia phát triển sản xuất cà phê (nông trường, trang trại và
hộ), năng lực sản xuất của hộ có nhiều hạn chế hơn so với 2 loại hình sản xuất trên.
Theo số liệu điều tra, có đến trên 80% số hộ trồng cà phê là người dân tộc và nằm trong
đối tượng hộ trung bình và hộ nghèo. Vì thế tiềm lực về vốn để phát triển cà phê rất hạn
chế. Hầu hết trong số họ đều trông chờ vào nguồn vật tư cấp trực tiếp từ nông trường
(đối với cà phê nông trường) hoặc vốn vay từ các dự án phát triển cà phê của huyện. Do

những hạn chế trên mà mức đầu tư cho sản xuất cà phê của các nông hộ chỉ bằng 40 -
50% mức đầu tư của trang trại và nông trường. Đây chính là nguyên nhân làm cho năng
suất cà phê của hộ chỉ bằng 40 - 50% so với trang trại.
Trình độ kỹ thuật của người lao động
Phần lớn các hộ nông dân trông cà phê là người nghèo, người dân tộc thiểu số
nên kiến thức và trình độ kỹ thuật hạn chế lại không có đủ vốn để đầu tư nên việc ứng
dụng kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng
suất, sản lượng cà phê của nông hộ.
2.4. Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất cà phê ở huyện A Lưới
Tiềm năng phát triển cà phê ở A Lưới còn rất lớn. Theo kết quả khảo sát của
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam VICOPHA tổng diện tích có khả năng trồng cà phê
của huyện A Lưới có thể lên đến 1.000 ha. Vì thế để có thể phát triển cà phê bền vững
và hiệu quả ở A Lưới cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, Nông trường Cà phê A Lưới nên tiến hành giao khoán vườn cây cho
hộ chăm sóc và thu sản phẩm theo định mức, thay cho hình thức cấp phát vật tư trực
tiếp như trước đây. Nông trường chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, điều tiết
hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu hộ nào trong một thời gian nhất định
không tuân thủ quy trình sản xuất, không hoàn thành định mức khoán thì nông trường sẽ
thu hồi diện tích giao khoán để giao lại cho người khác.
Thứ hai, nên khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào việc
đầu tư phát triển cây cà phê. Đặc biệt chú trọng loại hình kinh tế trang trại và các công
ty cổ phần bởi các loại hình này mới có đủ tiềm lực về vốn, kỹ thuật sản xuất để mở
rộng quy mô và nâng cao năng suất.
Thứ ba, Huyện cần có các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc về vốn và kỹ
thuật sản xuất thông qua các chương trình của Chính phủ nhằm giúp đồng bào có điều
kiện đầu tư thâm canh, cải thiện phương thức canh tác nhằm phát triển cà phê bền vững
và hiệu quả.


64

Thứ tư, cho dù có tốc độ phát triển nhanh nhưng cà phê A Lưới vẫn còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy, Huyện cần phối hợp với các trường đại học, các
trung tâm nghiên cứu cà phê để tìm ra các loại giống cà phê, các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện nhằm phát triển bền vững cây cà phê
trên địa bàn.
Tóm lại, trong hơn mười năm qua, nhờ tác động của Tổng công ty cà phê Việt
Nam trong việc phát hiện tiềm năng và trực tiếp đầu tư xây dựng, cây cà phê của huyện
A Lưới có tốc độ phát triển nhanh chóng cả về quy mô diện tích, sản lượng và có những
đóng góp tích cực vào việc cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên, công tác quản lý chưa phù hợp, tiềm lực về vốn, lao động và kỹ thuật của
người sản xuất còn hạn chế Vì thế cần có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sự
phát triển bền vững và hiệu quả của cây cà phê trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công ty Đầu tư cà phê và dịch vụ đường 9. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình
phát triển cà phê, chè tại huyện A Lưới (2001 - 2004).
[2]. Công ty SX&TM Thái Hoà, Kết quả khảo sát đất có triển vọng trồng cà phê Arbica ở
huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, 2005.
[3]. Huyện uỷ A Lưới, Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng
bộ lần thứ IX nhiệm kỳ 2005 - 2010.
[4]. Nông trường Cà phê A Lưới, Phương án khoán chăm sóc, thu hoạch cà phê chè kinh
doanh năm 2008.
[5]. Phòng Thống kê huyện A Lưới, Niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2007.

EXPANSION OF COFFEE PLANTS IN A LUOI DISTRICT
Phung Thi Hong Ha
College of Economics, Hue University
SUMMARY
In recent years, the coffee plant in A Luoi district has been rapidly expanded in both
area and output and it has significantly contributed to the restructuring of the agricultural

economy of the district.
There are many factors affecting the plantation of coffee plants in A Luoi district.
Firstly, Vietnam Coffee Corporation has an important role in the exploitation of the potentials of
coffee plants in this area. The Vietnam Coffee Corporation has established A Luoi coffee state-


65
owned farm and developed infrastructures (electricity, transportation ). Secondly, the
plantation of coffee plants plays a vital role in job creation and income generation for local
households. However, the development of coffee plants in this area still has some problems as a
result of poor management of the A Luoi coffee state farm, inadequate skills of workers and lack
of investment capital from the farmers. Based on the above mentioned analysis, four core
solutions are suggested in order to promote a sound plantation of coffee plants in the local
neighborhood.

×