165
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010
NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÊN NGOÀI
CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ
Hồ Thị Thúy Nga, Hồ Quốc Dũng
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở số liệu thu thập được từ 85 doanh nghiệp với
mọi loại hình kinh doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu sử
dụng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ bổ trợ khác ngày càng cao. Mặc dù vậy, các doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính vẫn tập trung ở các doanh nghiệp có quy
mô vừa và lớn và là loại hình công ty cổ phần với mục đích sử dụng vẫn là do quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, tỷ trọng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
một cách tự nguyện cũng đáng ghi nhận. Đồng thời, phần lớn các doanh nghiệp có ý định sử
dụng các dịch vụ kiểm toán trong tương lai. Bên cạnh đó, chất lượng và uy tín của các công ty
kiểm toán là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của các doanh
nghiệp. Nghiên cứu này cũng chỉ ra đa số các doanh nghiệp cho rằng chất lượng, tính kịp thời
của việc cung cấp dịch vụ là đảm bảo, tuy nhiên giá phí kiểm toán vẫn còn ở mức cao.
1. Mở đầu
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, cùng với sự lớn mạnh về quy
mô, số lượng, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp nhận nhiều hơn các nguồn vốn
đầu tư từ các công ty và các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, cùng với đó là sức ép về cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Lúc này, những thông tin tài
chính minh bạch, những số liệu kế toán “sạch” sẽ là cơ sở vững chắc để thu hút niềm tin
nơi nhà đầu tư và tất cả những đối tượng quan tâm khác. Điều đó đã làm nảy sinh nhu
cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần trong nền kinh
tế. Ngày càng nhiều doanh nghiệp biết tới và sử dụng dịch vụ này, thậm chí đối với một
số doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ đã trở thành thói quen và là nhu cầu thiết yếu
trong hoạt động kinh doanh của họ.
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm
toán chủ yếu là do quy định của pháp luật, phần tự nguyện chưa đáng kể. Nhu cầu công
khai thông tin tài chính chưa trở thành thói quen nên kết quả kiểm toán chưa thực sự
quan trọng đối với đối tượng sử dụng thông tin (Phạm Tiến Hưng, 2009). Bên cạnh đó,
kinh nghiệm nghiên cứu của các nước chỉ ra nhu cầu kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào
166
yêu cầu của các cổ đông trong các công ty cổ phần. Những quan điểm này dựa trên lý
thuyết bất đồng lợi ích các bên liên quan (agency conflict) để dự báo về nhu cầu kiểm
toán (Jensen và Meckling (1976), Ng (1978), Wallace (1980), Palmrose (1984) và
Lambert (2001)).
Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp được cung cấp từ Sở Công thương và Sở Kế
hoạch Đầu tư, 100 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên theo từng loại hình doanh
nghiệp và địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, do một số doanh nghiệp không sắp xếp được
thời gian phỏng vấn nên kết quả có 85 doanh nghiệp được điều tra. Do số lượng doanh
nghiệp được cung cấp tập trung nhiều vào hai địa điểm: thành phố Huế và huyện Hương
Thủy nên doanh nghiệp được chọn điều tra cũng tập trung vào hai địa điểm này. Việc
thu thập thông tin dựa trên bảng hỏi, đối tượng được phỏng vấn gồm thành viên ban
giám đốc và kế toán trưởng ở các doanh nghiệp. Ngoài thống kê mô tả, nghiên cứu còn
sử dụng các kiểm định cần thiết nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng kiểm toán hiện nay của
các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nhu
cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán do công ty kiểm toán độc lập cung cấp đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
2. Một số kết quả nghiên cứu chính
2.1. Tổng quan về nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán
Trong 85 doanh nghiệp được điều tra có 35 doanh nghiệp đã sử dụng (41,17%)
và 50 doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (chiếm 58,83%).
Bảng 1. Thông tin chung về doanh nghiệp sử dụng và chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán
Tiêu thức phân loại
Doanh nghiệp đã
sử dụng dịch vụ
kiểm toán (%)
Doanh nghiệp
chưa sử dụng dịch
vụ kiểm toán (%)
Loại hình doanh
nghiệp
Cổ phần 71,4 58
Trách nhiệm hữu hạn 22,9 38
Tư nhân 2,9 4
Khác 2,9 0
Quy mô doanh
nghiệp*
Lớn 25,7 0
Vừa 54,3 16
Nhỏ 20 84
Dịch vụ bổ trợ
kèm theo**
Có sử dụng 62,9 32
Không sử dụng 37,1 68
(Nguồn: Số liệu điều tra)
167
* Quy mô doanh nghiệp chỉ xét theo số lượng lao động theo quy định trong Luật Doanh
nghiệp
** Dịch vụ bổ trợ kèm theo gồm: dịch vụ kế toán & làm sổ kế toán, dịch vụ tư vấn quản
lý, dịch vụ tư vấn & quyết toán thuế và các dịch vụ khác do công ty kiểm toán độc lập cung cấp
Theo quy mô, số doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa đã sử dụng dịch vụ kiểm
toán báo cáo tài chính chiếm tỷ lệ khá cao, 80%. Ngược lại, những doanh nghiệp chưa
sử dụng đa số là có quy mô nhỏ (84%) và số ít có quy mô vừa (16%). Từ đó, có thể thấy
đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của các
dịch vụ kiểm toán đối với hoạt động của doanh nghiệp mình.
Về loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần chiếm phần lớn trong các doanh
nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (71,4%), công ty TNHH chỉ
chiếm 22,9% và còn lại là công ty liên doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thực tế cho thấy
loại hình công ty cổ phần thường có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài
chính vì còn để phục vụ theo yêu cầu của các cổ đông.
Đối với các dịch vụ bổ trợ kèm theo khác, trong tổng số các doanh nghiệp đã sử
dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, chỉ có 62,9% doanh nghiệp là có sử dụng các
dịch vụ kèm theo. Trong những doanh nghiệp được kiểm toán có sử dụng dịch vụ bổ trợ
kèm theo, có đến 45,5% sử dụng dịch vụ kế toán và làm sổ sách kế toán, tiếp đến là dịch
vụ tư vấn quản lý chiếm 40,9%, dịch vụ tư vấn và quyết toán thuế chiếm 18,2%, còn các
dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ
kiểm toán báo cáo tài chính, chỉ có 32% là có sử dụng các dịch vụ bổ trợ khác. Trong
những doanh nghiệp chưa được kiểm toán nhưng có sử dụng dịch vụ bổ trợ kèm theo
khác, có đến 68,8% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ liên quan đến kế toán và thuế, dịch
vụ tư vấn quản lý chỉ chiếm 31,3%. Từ thực tế này, chúng ta thấy các dịch vụ bổ trợ
khác chưa được quan tâm nhiều bởi các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
2.2. Lý do các doanh nghiệp sử dụng hoặc chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán
báo cáo tài chính và ý định mong muốn trong tương lai
Kết quả điều tra lý do sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán
độc lập cung cấp đối với các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Lý do sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập cung cấp
Chỉ tiêu Tỷ lệ %
Do quy định của pháp luật 51,4
Do yêu cầu của nhà cung cấp 0
Do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền 5,7
168
Do yêu cầu của hoạt động 34,3
Do yêu cầu của bên cho vay 20,0
Theo quy chế của công ty 8,6
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 2 có thể thấy rằng, hơn một nửa các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
kiểm toán báo cáo tài chính là do quy định của pháp luật. Trái lại, mục đích sử dụng
dịch vụ kiểm toán để đáp ứng các đối tác có liên quan (bên cho vay, nhà cung cấp ) chỉ
chiếm một phần nhỏ (20%) do các đối tác chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng
của việc sử dụng kết quả kiểm toán trong quá trình đưa ra các quyết định kinh tế. Mặc
dù vậy, một phần không nhỏ (34,3%) các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán là để
đáp ứng yêu cầu của hoạt động của chính doanh nghiệp một cách tự nguyện. Từ đó, có
thể thấy các doanh nghiệp đã nhận thức hơn về vai trò của kiểm toán trong việc hỗ trợ
đắc lực cho hoạt động quản lý kinh doanh của mình, và vì vậy ngày càng có nhu cầu cao
hơn trong việc sử dụng dịch vụ kiểm toán.
Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay nhu cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng theo
sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp chưa nhận
thức được sự cần thiết của việc sử dụng dịch vụ này.
Bảng 3. Lý do khiến doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty kiểm toán độc lập cung cấp
Chỉ tiêu Tỷ lệ %
Doanh nghiệp chưa thấy cần thiết sử dụng dịch vụ 64
Đối tác của doanh nghiệp chưa có nhu cầu sử dụng báo cáo
tài chính đã được kiểm toán
26
Chất lượng của các công ty kiểm toán hiện nay vẫn chưa thật
sự đảm bảo
10
Giá phí không phù hợp 10
Lý do khác 6
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Theo bảng 3, đến 64% các doanh nghiệp được điều tra chưa sử dụng dịch vụ
kiểm toán là do chưa thấy cần thiết và 26% là do các đối tác chưa có yêu cầu sử dụng
kết quả kiểm toán. Sở dĩ các doanh nghiệp chưa từng sử dụng dịch vụ kiểm toán một
phần xuất phát từ lối tư duy của doanh nghiệp sợ phải công khai các thông tin tài chính
sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, một phần là do các đối
tác của doanh nghiệp vẫn chưa có tập quán đòi hỏi báo cáo tài chính phải có kiểm toán
169
trong các quan hệ làm ăn. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp vẫn thực sự hiểu tác dụng
của kiểm toán nhưng vì chi phí dịch vụ khá cao hoặc chất lượng chưa thật sự đảm bảo
nên doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ. Những doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ
kiểm toán bao gồm hầu hết các loại hình doanh nghiệp và tập trung vào những doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này không thuộc đối tượng kiểm toán
báo cáo tài chính bắt buộc theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của
Chính phủ về kiểm toán độc lập. Vì vậy, yếu tố kích cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán đối
với khu vực này chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức của nhà quản lý và người sử dụng
thông tin tài chính khác (ví dụ: ngân hàng, cổ đông ) đối với vai trò của kiểm toán
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế của mình.
Như vậy, mặc dù vẫn còn tồn tại một số rào cản ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng
dịch vụ kiểm toán, nhưng nhìn chung thì nhu cầu sử dụng dịch vụ này ngày càng gia
tăng một cách nhanh chóng ở các doanh nghiệp. Khi được hỏi các doanh nghiệp này có
ý định sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính trong tương lai không, đa số trả lời
là có, chiếm đến 74%, trong đó khoảng một phần ba là chắc chắn sẽ sử dụng (Bảng 4).
Vì vậy, nhu cầu kiểm toán của các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong
tương lai sẽ rất lớn, cho thấy một thị trường về dịch vụ kiểm toán có đầy triển vọng và
tiềm năng để phát triển hơn nữa.
Bảng 4. Ý định sử dụng dịch vụ kiểm toán trong tương lai của các doanh nghiệp chưa sử dụng
Ý định sử dụng trong tương lai Tỷ lệ %
Chắc chắn không 0
Không 2
Chưa rõ 24
Có 50
Chắc chắn có 24
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Về lý do tại sao doanh nghiệp lại sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
trong tương lai, chủ yếu là do yêu cầu quản lý của doanh nghiệp (90%). Để đáp ứng nhu
cầu của các đối tác (ngân hàng, cổ đông, nhà đầu tư ) cũng là một lý do quan trọng,
chiếm 36% các doanh nghiệp được điều tra. Ngoài ra, các lý do khác như giá phí kiểm
toán, chất lượng kiểm toán, là không phải yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp
này.
2.3. Nhận thức của doanh nghiệp về tính cần thiết của các dịch vụ kiểm toán
Theo bảng 5, khi đánh giá về tính cần thiết của hoạt động kiểm toán, các doanh
nghiệp được phân loại theo loại hình và lý do sử dụng không có sự khác biệt. Tuy nhiên,
doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm toán tất nhiên là có nhận thức cao về vai trò của
dịch vụ kiểm toán đối với hoạt động của mình so với doanh nghiệp chưa sử dụng, với
giá trị trung bình 4,34 so với 3,21. Đồng thời, với kết quả kiểm định P- value = 0,000,
170
chỉ ra sự khác biệt trong việc đánh giá tính cần thiết của dịch vụ kiểm toán giữa hai loại
doanh nghiệp này. Tương tự như vậy, việc nhận thức về tính cần thiết của dịch vụ kiểm
toán cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiêp có quy
mô vừa hoặc nhỏ. Tuy nhiên, với giá trị trung bình 3,21 và 3,56, ta có thể thấy các
doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán và các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ đã có nhận thức cao về tính cần thiết của hoạt động kiểm toán. Đây là cơ sở để các
nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán có chiến lược mở rộng thị trường của mình đến với các
khách hàng tiềm năng.
Bảng 5. Đánh giá của doanh nghiệp về tính cần thiết của các dịch vụ kiểm toán
Tiêu thức phân loại
Giá trị
trung bình
Mức ý nghĩa
(Sig.)
Theo tình trạng sử dụng
DN đã sử dụng 4,34
0,000
DN chưa sử dụng 3,21
Theo loại hình doanh
nghiệp
Công ty cổ phần 3,55
0,389
Loại hình khác 3,89
Theo mục đích sử dụng
DN sử dụng dịch vụ do quy
định của Pháp luật
4,39
0,618
DN sử dụng dịch vụ do nhu
cầu của hoạt động (tự
nguyện)
4,50
Theo quy mô doanh
nghiệp
DN có quy mô lớn 4,25
0,006
DN vừa và nhỏ 3,56
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Chú thích: Mức cần thiết: 1: Rất không cần thiết, 2: Không cần thiết, 3: Cần thiết khi
có nhu cầu, 4: Cần thiết, 5: Rất cần thiết
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp các dịch vụ kiểm
toán của các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm toán
Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán
Chỉ tiêu Tối thiểu Tối đa Trung bình
Độ lệch Std
Do chất lượng tốt 1,00 5,00 1,4857 0,85307
Do đảm bảo về thời gian 1,00 5,00 3,1714 0,95442
Do giá cả hợp lý 2,00 5,00 3,7429 0,91853
Do uy tín cao 1,00 5,00 2,2286 1,26225
Do thái độ phục vụ tốt 2,00 5,00 4,3143 0,86675
(Nguồn số liệu điều tra)
Chú thích: 1: Rất quan trọng, 2: Quan trọng, 3: Bình thường, 4: Không quan trọng, 5:
Rất không quan trọng
171
Một cuộc kiểm toán được đánh giá là hiệu quả nếu đảm bảo đầy đủ các tiêu chí
về chất lượng, giá phí, thời gian thực hiện dịch vụ, về uy tín và thái độ phục vụ của
công ty kiểm toán. Số liệu điều tra ở bảng 6 cho thấy, khi doanh nghiệp lựa chọn đơn vị
thực hiện kiểm toán thì yếu tố họ đặt lên hàng đầu chính là chất lượng của dịch vụ kiểm
toán, tiếp đến là uy tín của các công ty kiểm toán. Các yếu tố như việc đảm bảo thời
gian, giá cả và thái độ không phải là quan trọng nhất. Đây cũng là một đặc trưng riêng
của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính là để tạo niềm tin cho những đối tượng sử
dụng thông tin, nên các doanh nghiệp phải lựa chọn các công ty kiểm toán có chất
lượng tốt và uy tín cao.
2.5. Một số đánh giá từ phía doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm toán
Bảng 7. Một số đánh giá từ phía doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm toán
Tiêu thức
nghiên cứu
Giá trị
trung bình
Giá trị
kiểm định
Mức ý
nghĩa
(Sig.)
Kết quả
kiểm định
Chất lượng các dịch vụ
kiểm toán
3,8286 4 0,160
Chấp nhận
H
0
Giá phí kiểm toán 3,5714 4 0,000 Bác bỏ H
0
Tính kịp thời trong việc
cung cấp các dịch vụ
kiểm toán
3,7714 4 0,730
Chấp nhận
H
0
(Nguồn: số liệu điều tra)
Chú thích:
Chất lượng dịch vụ kiểm toán: 1: Rất kém, 2: Kém, 3: Bình thường, 4: Tốt, 5: Rất tốt
Giá phí kiểm toán: 1: Rất thấp, 2: Thấp, 3: Bình thường, 4: Cao, 5: Quá cao
Tính kịp thời: 1: Rất không kịp thời, 2: Không kịp thời, 3: Bình thường, 4: Kịp thời, 5:
Rất kịp thời
Với giá trị trung bình 3,8 và mức ý nghĩa kiểm định lớn hơn 0,05 nên có đủ cơ
sở để chấp nhận giả thiết H
0
(chất lượng dịch vụ kiểm toán đáp ứng tốt yêu cầu từ phía
doanh nghiệp). Như vậy, trong số doanh nghiệp được khảo sát đã sử dụng dịch vụ kiểm
toán thì đa phần các doanh nghiệp đều cho rằng hiện nay chất lượng của các dịch vụ đều
đáp ứng tốt những yêu cầu từ phía các doanh nghiệp. Đánh giá này dựa trên việc sử
dụng các dịch vụ kiểm toán đã góp phần làm tăng giá trị cho các doanh nghiệp cũng như
giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý. Tính chuyên nghiệp của các
kiểm toán viên hiện nay là lý do cơ bản giúp các dịch vụ kiểm toán ngày càng được
nâng cao hơn về chất lượng. Bên cạnh đó, các lý do như tính cạnh tranh, việc xây dựng
172
và khẳng định giá trị thương hiệu của các công ty kiểm toán cũng góp phần làm cho
chất lượng của các dịch vụ này ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh chất lượng của dịch vụ kiểm toán ngày càng được nâng cao thì các
công ty kiểm toán cũng chú trọng hơn đến việc đảm bảo tính kịp thời trong hoạt động
kiểm toán tại các doanh nghiệp. Qua khảo sát cho thấy, các dịch vụ mà công ty kiểm
toán cung cấp phần lớn đã đáp ứng kịp những yêu cầu về mặt thời gian cũng như tiến độ
công việc từ phía khách hàng (với giá trị trung bình bằng 3,77). Chính nhờ yếu tố kịp
thời trong công tác kiểm toán đã góp phần duy trì và thúc đẩy sự gia tăng về nhu cầu sử
dụng dịch vụ từ phía các doanh nghiệp.
Từ việc thoả mãn được yêu cầu về chất lượng cũng như đảm bảo tính kịp thời
trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, giá phí mà các công ty kiểm toán đưa ra cũng
mang tính tương xứng với quy mô của một cuộc kiểm toán mà họ cung cấp. Thị trường
kiểm toán đang ngày càng sôi động, do đó giá phí mà mỗi công ty kiểm toán đưa ra
cũng phải phù hợp với mức giá chung của thị trường để đảm bảo năng lực cạnh tranh
của mình. Theo kết quả điều tra, giá phí kiểm toán mà các doanh nghiệp ở Thừa Thiên
Huế phải trả cho các công ty kiểm toán vẫn ở mức cao (giá trị trung bình là 3,57). Một
trong những nguyên nhân dẫn đến giá phí kiểm toán cao là do trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán vẫn còn rất hạn chế về số
lượng, nguồn nhân lực vẫn đang thiếu hụt trầm trọng. Do vậy, để có được một cuộc
kiểm toán đảm bảo chất lượng thì đa phần các doanh nghiệp phải sử dụng các dịch vụ
đến từ các công ty của những tỉnh thành lớn trong nước, như Đà Nẵng, Hà Nội hay
thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, các doanh nghiệp trong tỉnh phải trả thêm các chi phí đi
lại, ăn ở vào giá phí kiểm toán làm cho giá phí này bị trội lên.
3. Kết luận và các đề xuất
Có thể thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ bổ trợ khác vẫn
tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn và là loại hình công ty cổ phần với
mục đích sử dụng vẫn là do quy định của pháp luật. Đồng thời, phần lớn các doanh
nghiệp có ý định sử dụng các dịch vụ kiểm toán trong tương lai. Bên cạnh đó, chất
lượng và uy tín của các công ty kiểm toán là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng chỉ ra đa số các
doanh nghiệp cho rằng chất lượng, tính kịp thời của việc cung cấp dịch vụ là đảm bảo,
tuy nhiên giá phí kiểm toán vẫn còn ở mức cao.
Để nâng cao hơn nữa nhu cầu và mức độ sử dụng các dịch vụ kiểm toán đối với
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi xin đề xuất:
* Về phía chính quyền và các cơ quan chức năng
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và các đối tác của doanh nghiệp trên
địa bàn bằng cách tổ chức các buổi hội thảo bàn về lợi ích và tầm quan trọng của dịch
173
vụ kiểm toán và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng nên
hoàn thiện hơn nữa các chính sách cũng như các quy định của pháp luật về hành nghề
kiểm toán tư nhân và công ty kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán.
* Về phía các công ty kiểm toán
Trước hết, các công ty kiểm toán phải nắm được đặc trưng của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó đề ra các phương án kinh doanh thích hợp.
Các công ty kiểm toán nên có những chế độ ưu đãi cho các khách hàng thân thiết cũng
như các khách hàng mới tiếp cận, từ đó tạo mối liên hệ mật thiết giữa công ty và khách
hàng. Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa có đủ điều kiện về tài chính
để sử dụng dịch vụ, các công ty kiểm toán nên có những chính sách riêng như cho
khách hàng nợ phí, giảm giá phí của dịch vụ qua đó tranh thủ được một lượng khách
hàng tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó, các công ty kiểm toán nên không ngừng
nâng cao chất lượng cho các dịch vụ của mình. Để thực hiện điều này, công ty nên nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kiểm toán viên, có bồi thường thích
đáng nếu không hoàn thành yêu cầu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và cho khách
hàng thấy được tinh thần trách nhiệm của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jensen, M. C., and W. H. Meckling. Theory of the firm: managerial behaviour, agency
costs and ownership structure. Journal of Financial Economics. No. 3, (1976), 305-
360.
2. Lambert, R. A. Contracting theory and accounting. Journal of Accounting and
Economics. No. 32, (2001), 3-87.
3. Ng, D. S. An information economics analysis of financial reporting and external audit.
The Accounting Review. October, (1978), 910-920.
4. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập.
5. Palmrose, Z. The demand for differentiated audit services in an agency-cost setting:
An empirical examination. Fifth Auditing Research Symposium. (1984). (University of
Illinois, Champaign, IL).
6. Phạm Tiến Hưng. Kiểm toán viên Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển:
Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kiểm toán, số 4, (2009).
7. Wallace, W. A. The economic role of the audit in free and regulated markets. Touch
Ross. New York, 1980.
174
THE DEMAND OF USING EXTERNAL AUDITING SERVICES
AT THUA THIEN HUE ENTERPRISES
Ho Thi Thuy Nga, Ho Quoc Dung
College of Economics, Hue University
SUMMARY
This study was conducted on the basis of the data collected from 85 enterprises at Thua
Thien Hue. The result of the study shows that there is an increasing demand of using external
auditing services and other related services. The majority of audited enterprises are of medium
or large size and joint stock companies with a mandatory audit rule. However, the number of
enterprises having voluntary demand of auditing services also accounts for a noticable
percentage. In addition, most enterprises intend to be audited in the future. Besides, the quality
and reputation of audit companies are the most important criteria in selecting auditing
suppliers. This study also indicates that most of enterprises assume that the quality and the
timely supply of auditing services are reliable; however, the auditing fee is still high.