Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.23 MB, 183 trang )

Phôi thai tim và tuần
hoàn thai nhi
MỤC LỤC
Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi 1
MỤC LỤC 2
Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi
Trang sau

Quá trình phát triển phôi thai của tim:
Tim được phát sinh từ 2 nguồn nguyên thuỷ, họp thành một ống đứng
dọc ở vùng cổ của bào thai, ngay trước ruột trước.
Trong quá trình phát triển của tim, có 3 hiện tượng chính xảy ra: sự gấp
khúc ống tim nguyên thuỷ, sự phân chia tim ra làm 2 nửa và sự biến đổi của
thành tim.
Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi
Trang trước | Trang sau


Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy:
Sau khi hình thành, ống tim nguyên thuỷ có những thay đổi về kích thước
và phân đoạn; tim có những chỗ phình và chỗ hẹp:
-
Chỗ phình
( kể từ trên xuống dưới ):
+ Hành động mạch (
bulbus arteriosus
): là phần đầu của các thân mạch
từ tim đi ra.
+ Tâm thất nguyên thuỷ (
ventriculus
): Sau này trở thành các tâm thất.


+ Tâm nhĩ nguyên thuỷ (
atrium
): Sau này trở thành các tâm nhĩ.
+ Xoang tĩnh mạch (
sinus venosus
): Là nơi các thân tĩnh mạch tập trung
đổ vào tim.
-
Chỗ hẹp
:
+ Eo Haller : nằm giữa hành động mạch và tâm thất nguyên thuỷ.
+ Lỗ nhĩ - thất nguyên thuỷ (
foramen atrioventriculare
): nằm giữa tâm
nhĩ và tâm thất nguyên thuỷ.
+ Chỗ thắt giữa tâm nhĩ nguyên thuỷ và xoang tĩnh mạch.
Hình 48. ống tim ( nhìn nghiêng)
1. Khoang phế mạc ngoài tâm mạc
2. Mạc treo sau tim
3. ống tim


Vì phát triển trong một xoang ngắn, nên tim phải gấp khúc lại. Khi gấp
khúc thì phần dưới của ống tim (
bao gồm xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ nguyên
thuỷ
) sẽ bị đẩy ra sau và lên trên. Còn phần trên (
bao gồm hành

động mạch và

tâm thất nguyên thuỷ
) sẽ bị đẩy ra trước và xuống dươí. Vì vậy sau khi tim gấp
khúc ta thấy ở phía trước: hành động mạch ở trên và tâm thất ở dưới. Còn tâm
nhĩ và xoang tĩnh mạch thì bị lấp ở phía sau. Tâm nhĩ lại phát triển thêm ra trước
và ở 2 bên hành động mạch, tạo thành hai tiểu nhĩ (
auricula
).

Ðầu trang Trang trước | Trang sau

Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi
Trang trước | Trang sau

Sự phân chia tim ra làm hai nửa:
Tim lúc phôi thai chỉ là một ống được phân chia ra hai nửa do sự phân đôi
của lỗ nhĩ thất và sự hình thành các vách ngăn.

Sự chia đôi của lỗ nhĩ thất ( foramen atrioventriculare ):

Lỗ nhĩ thất nguyên thuỷ là một khe dài. Ðến tuần lễ thứ 4 của bào thai,
thì phần giữa của khe thắt hẹp lại, do hai bờ khe phát triển xích lại gần nhau rồi
dính chặt vào nhau, tạo thành vách trung gian (
septum intermedium
). Vách
này chia lỗ nhĩ - thất nguyên thuỷ thành hai lỗ (
phải và trái )
ngăn cách hẳn
nhau
.


Sự hình thành vách liên nhĩ.
ở thành của tâm nhĩ nguyên thuỷ, có hai vách đứng dọc. Hai vách này khi
phát triển tiến lại gần nhau và sẽ tạo thành vách liên nhĩ. Có hai vách:
-
Vách tiền phát ( septum primum ):
tách ra từ thành sau trên của tâm
nhĩ, rồi tiến dần ra trước và xuống dưới, dính với vách trung gian, còn ở phía
trước khi tới gần thành trước của tâm nhĩ thì dừng lại nên không dính vào thành
này.
-
Vách thứ phát ( septum secundum ):
tách ra từ thành trước trên của
tâm nhĩ, đối diện với vách tiền phát.
Hình 49. Sự tạo thành xoang ngang
1. Hành động mạch
2. Khoang phế mạc - Ngoại tâm mạc
3. Eo Haller
4. ống tiểu tâm nhĩ
5. Tâm thất nguyên thủy
6. Xoang tĩnh mạch
7. Tâm nhĩ nguyên thủy
8. Mạc treo tim sau
9. Xoang ngang
10. ÐM chủ nguyên thủy bên phải

Click chuột vào ảnh để phóng to.


Hai vách này tiến lại gần nhau nhưng không dính hẳn vào nhau, vách tiền
phát ở bên trái, vách thứ phát ở bên phải; vì vậy trong thời kỳ bào thai máu vẫn

từ tâm nhĩ phải lách qua khe giữa hai vách để sang tâm nhĩ trái. Khi thai nhi ra
đời và bắt đầu thở thì áp lực của máu ở tâm nhĩ trái cao hơn ở tâm nhĩ phải, nên
hai vách dính chặt vào nhau và ngăn cách hẳn hai tâm nhĩ để lại dấu vết gọi là
hố bầu dục
(
fossa ovale
). Vì vách tiền phát hình thành trước và phát triển
nhanh hơn, nên hố bầu dục ở gần thành trước của các tâm nhĩ hơn ở thành
sau.

Click chuột vào ảnh để phóng to.

Hình 50 -1. Sự tạo thành vách trung gian
A: Lồi viền nội tâm trước khi tạo thành vách tiền phát
B. Lồi viền nội tâm dính liền ở giữa và tạo nên vách trung gian
C. Vách tiền phát



Click chuột vào ảnh để phóng to.

Hình 50 2, Cắt đứng dọc tim đang phát triển
1. ÐM phổi
2. Lồi viền nội tâm trên
3. Vách ÐM chủ kéo dài
4. Vách trung gian
5. Vách dưới
6. Lồi viền nội tâm dưới
7. Vách tiền phát
8. Lỗ liên nhĩ ( Botal )

9. Vách thứ phát
10. ÐM chủ




Sự hình thành vách liên thất:
Phần lớn của vách liên thất được tạo nên bởi một vách tách ở thành sau
dưới của tâm thất nguyên thuỷ gọi là vách dưới (
septum inferius
). Vách dưới
bắt đầu từ mỏm tim, tiến dần lên trên để tới dính vào vách trung gian; nhưng
đường dính lại lệch sang phải so với đường kính của vách tiền phát; cho nên có
một phần của vách trung gian nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất trái. Vách dưới
dừng lại ở gần lỗ thông của tâm thất với hành động mạch nên hai tâm thất ở
phía trên sẽ được vách liên chủ - phổi ngăn cách và bổ sung cho vách dưới.

Sự hình thành vách liên chủ - phổi:
Hành động mạch (
bulbus asteriosus
) ở bào thai, khi từ tâm thất đi ra
được một đoạn, thì chia làm hai động mạch chủ lên (
aorta ascendens
). Hai
động mạch này đi lên phía đầu, rồi vòng xuống thành hai vòng cung ( cung động
mạch thứ nhất ) để trở thành hai động mạch chủ xuống (
aorta descendens
).
Ngoài ra hai động mạch chủ lên và hai động mạch chủ xuống còn được nối với
nhau bởi 5 cung động mạch nữa, gọi là các cung thứ 2, 3, 4, 5, 6. Cung thứ 6

phát nguyên ở ngay hành động mạch. Hành động mạch được chia đôi thành:
động mạch phổi và động mạch chủ. Các cung động mạch cũng biến đổi đi tạo
thành các cuống mạch lớn của tim.


Click chuột vào ảnh để phóng to.

Hình 51. Cắt ngang các tâm nhĩ
( mũi tên chỉ hướng máu từ xoang tĩnh mạch qua lỗ liên nhĩ sang tâm nhĩ trái )
1. Vách thứ phát
2. Lỗ liên nhĩ ( Botal )
3. Tâm nhĩ phải
7. Khoảng gian vách van
8. Van trái của xoang tĩnh mạch
9. Tâm nhĩ trái
4. Van phải của xoang tĩnh mạch
5. Rãnh cùng
6. Xoang tĩnh mạch
10. Vách tiền phát
11. Nếp bán nguyệt
12. Khoảng gian vách


Sự phân đôi của hành động mạch
: hành động mạch được phân làm đôi,
động mạch chủ (
aorta
) và động mạch phổi (
a.pulmonaris
) bởi vách liên chủ -

phổi ( còn gọi là vách động mạch chủ -
septum aorticum
). Vách liên chủ - phổi
phát triển từ trên xuống dưới ( tới quá chỗ hành động mạch đổ vào tim ) tới tận
bờ trên của vách dươí (
septum inferius
) và dính vào vách đó. Nên vách liên
thất có hai phần: phần màng do vách liên chủ - phổi tạo nên, và phần cơ do
vách dưới tạo nên.

Sự biến đổi của các cung mạch
: Vách liên chủ - phổi chia hành động
mạch làm hai nửa: nủa trước trở thành động mạch phổi đi từ tâm thất phải (
ventriculus dexter
) ra và liên tiếp với cung động mạch thứ 6 bên trái rồi tách ra
hai ngành chạy vào hai phổi. Nửa sau của hành động mạch trở thành động mạch
chủ đi từ tâm thất trái (
ventriculus sinister
) ra, liên tiếp với động mạch chủ lên
trái (
aorta ascendens sinister
), và qua cung mạch thứ 4 để vòng xuống liên tiếp
với động mạch chủ xuống, tạo thành quai động mạch chủ (
arcus aortae
) lúc
trưởng thành. Riêng cung động mạch thứ 5 ở bên trái sẽ teo đi không để lại vết
tích.

Click chuột vào ảnh để phóng to.


Từ quai động mạch chủ sẽ tách ra:
Ðộng mạch cách tay đầu (
a.brachiocephalica
) do động mạch chủ lên
( aorta ascendens ) bên phải tạo nên. Ðộng mạch này tiếp tục chạy lên trên, sẽ
trở thành động mạch cảnh chung phải (
a.carotis communis dextra
) và tách ra
động mạch dưới đòn phải ( lúc bào thai là cung động mạch phải thứ 4 ). Trong
khi đó các cung 5, 6 ( ở bên phải ) và động mạch chủ xuống (ở bên phải ) sẽ teo
đi, không để lại dấu vết.
Ðộng mạch cảnh chung trái (
a. carotis communis sinister
): do phần
động mạch chủ lên ở trên cung động mạch thứ 4 bên trái tạo thành.
Như vậy, hai hệ thống mạch được hình thành: hệ chủ và hệ phổi. Nhưng
ở bào thai, hai hệ thống thông nhau bởi chỗ nối giữa cung mạch thứ 6 và động
mạch chủ xuống, chỗ nối đó gọi là ống Botal (
ductus Botalli
) hay ống động
mạch . Khi đứa trẻ ra đời, ống này teo đi, thành dây chằng động mạch (
lig.
arteriosum
). Từ đó hai hệ chủ và phổi không thông với nhau nữa.



Hình 53 -1. Hành động mạch và các
cung động mạch
1. Ðộng mạch chủ lên

2. Hành động mạch
3. Ðộng mạch chủ xuống

Click chuột vào ảnh để phóng to.


Hình 53 -2. Hành động mạch và các
cung động mạch chủ và các thành phần
của chúng
1. ÐM cảnh trong
2. ÐM cảnh chung
3. Quai ÐM chủ
4. ÐM phổi
5. Thân ÐM tay đầu
6. ÐM dưới đòn phải
7. ÐM cảnh ngoài
Click chuột vào ảnh để phóng to.


Ðầu trang Trang trước | Trang sau
Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi
Trang trước | Trang sau

Sự hình thành các buồng tim và các van tim.

Các tâm nhĩ ( atrium ):
Sau khi vách liên nhĩ được hình thành, hai tâm nhĩ phải và trái được ngăn
cách nhau và phình to ra; đồng thời xoang tĩnh mạch cũng phình to ra để tạo
nên thành tâm nhĩ. Chỗ thắt hẹp giữa tâm nhĩ nguyên thuỷ và xoang tĩnh mạch
biến đi. Các thân tĩnh mạch đổ thẳng vào tâm nhĩ bởi các lỗ riêng biệt. Hai tĩnh

mạch chủ trên và chủ dưới (
v. cava sup. et inf.
) sẽ đổ vào tâm nhĩ phải; bốn
tĩnh mạch phổi (
v.pulmonaris
) sẽ đổ vào tâm nhĩ trái.

Các tâm thất ( ventriculus ):
Lúc đầu, tim được cấu tạo bởi các sợi cơ nối với nhau rất thưa thớt, nên
trông toàn bộ như một thể sốp có nhiều hốc. Khoang tim thông với các hốc đó.
Nội mạc phủ khoang tim cũng lách vào các hốc. Trong quá trình phát triển, các
lớp cơ ngoài dần dần nhiều và đặc xít lại, nhưng ở phía trong, các lóp cơ teo lai
và lúc thoái hoá sẽ tạo nên các cột cơ tim và các dây chằng van tim ( nối các cột
vào các van tim ).

Các van tim ( valvula cordis ):
Có 2 loại :
-
Các van nhĩ thất
(
valvula atrioventricilares
): các lá trong được tạo nên
bởi những phần của vách trung gian nằm ở hai bên đường mà vách liên nhĩ và
liên thất dính vào vách này. Các lá khác được tạo nên bởi lớp cơ ở phía trên cùng
của cơ tim bị thoái hoá. Mặt của các lá van đều có nội mạc bao phủ và có các
dây chằng van tim dính vào.
-
Các van động mạch
: lúc đầu có 4 lá van ( lá trước, 2 lá bên và lá sau )
hình tổ chim ( còn gọi là

van sigma
) ngăn cách hành động mạch với tâm thất
nguyên thuỷ. Khi vách liên chủ - phổi phát triển, chia hành động mạch làm đôi
thì đồng thời cũng chia đôi luôn cả hai lá van ở hai bên tạo thành 6 lá van, mỗi
động mạch có 3 lá, động mạch phổi có một lá van trước và hai lá van bên, động
mạch chủ có hai lá van bên và một lá van sau.


Ðầu trang
Trang trước | Trang sau
Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi
Trang trước | Trang sau

Giải thích một số bệnh tim bẩm sinh:
Qua trình phát triển phôi thai của tim giúp ta hiểu được bệnh lý và giải
phẫu bệnh lý của một số bệnh bẩm sinh của tim.

Bệnh thông liên nhĩ ( bệnh Bôtal ):
Khi hai vách tiền phát và vách thứ
phát không phát triển tới sat nhau và không dính lại thì sau khi đứa trẻ ra
đời vẫn còn một lỗ thông giữa hai tâm nhĩ.
Thiết đồ thể hiện thông vách liên nhĩ
(Click chuột vào ảnh để phóng to)

Thiết đồ thể hiện lỗ bầu dục bị bịt kín
(Click chuột vào ảnh để phóng to)

Thiết đồ thể hiện sự phát triển của vách
liên nhĩ
(Click chuột vào ảnh để phóng to)


Thiết đồ thể hiện lố bầu dục hở
(Click chuột vào ảnh để phóng to)


Bệnh hẹp động mạch phổi
: Do vách liên chủ - phổi chia đôi hành động
mạch không đều. Thường động mạch phổi hay bị hẹp.

Bệnh thông liên thất ( bệnh Roger ):
do vách dưới không phát triển tới sát
vách trung gian hay do vách liên chủ - phổi không phát triển xuống tới tận
bờ trên vách dưỡi, nên để lỗ thông giữa hai tâm thất.

Bệnh còn ống động mạch
: ống động mạch hay ống Botal là ống thông
giữa động mạch phổi với động mạch chủ lúc còn bào thai. Khi đứa trẻ ra
đời, ống động mạch này đáng lẽ phải teo đi, nếu không teo sẽ gây nên
một ống thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi làm cho máu cuả
động mạch phổi pha lẫn máu của động mạch chủ.
ỐNG thông động mạch (tắc lại) sau khi sinh.
(Click chuột vào ảnh để phóng to)


Các bệnh phối hợp
: Thường các dị dạng không xảy ra đơn độc mà hay kết
hợp với nhau tạo thành các hội chứng. Có 2 hội chứng hay gặp là::
-
Tam chứng Fallot
gồm có

:
+ Thông liên thất.
+ Ðộng mạch phổi bị hẹp.
+ Tâm thất phải to ra.

- Từ chứng Fallot
gồm có 3 dị dạng trên cộng thêm một chứng nữa là
động mạch chủ nằm ở giữa vách liên thất, vừa thông với tâm thất phải, vừa
thông với tâm thất trái.

Ðầu trang
Trang trước | Trang sau
Chọn câu trả lời đúng
===================================
Câu hỏi 1. Sự tồn tại lỗ thông liên nhĩ là do:
a) Sự tiêu đi của phần giữa vách thứ phát
b) Sự tiêu đi của phần giữa vách nguyên phát
c) Sự phát triển không đầy đủ của vách thứ phát
d) a và b đều đúng
e) a, b, c đều đúng

Câu hỏi 2. Sự tồn lại lỗ thông liên thất thường:
a) ở phần màng vách gian thất
b) ở phần cơ vách gian thất
c) Do sự phát triển không đầy đủ của vách gian thất nguyên thủy phần gần
của vách hành, phần giữa của chồi trong tim.
d) a, c đúng
e) b, c đúng

Câu hỏi 3. Máu của thai:

a) Trộn lẫn giữa máu đỏ và máu đen nhiều lần
b) Ðỏ nhất ở phần đầu của thai
c) Trao đổi khí ở nhau thai
d) a, b, c đúng
e) a, b đúng


Ðáp án
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau

Các khái niệm chung:
Hệ tuần hoàn gồm có:
- Tim là cơ quan trung ương, co bóp để hút và đẩy máu.
- Các mạch máu từ tim ra ngoài và từ ngoài về tim

Sự phân loại các mạch máu.
Các mạch máu được chia thành:

Các động mạch:
Ðộng mạch là các mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan ( kể cả phổi ).
Mạch máu càng đi xa tim, càng phân nhỏ ra. Các động mạch đập theo nhịp co
bóp của tim. Máu trong các động mạch thuộc hệ chủ có máu đỏ tươi, vì hồng
cầu của máu có oxy. Còn máu thuộc về hệ động mạch phổi thời đỏ sẫm, vì có ít
oxy và nhiều CO2. Nhiều nguồn động mạch có thể cung cấp máu cho một vùng
cơ hay cho một tạng. Do đó chỗ nào có nhiều cơ, thường có các động mạch đến
phân nhánh đối với nhau, tạo thành các vòng nối động mạch. ở các tạng, các
động mạch phân nhánh thành các động mạch ngoài tạng và động mạch trong
tạng, chạy sâu vào trong thành các tạng. Các nhánh nhỏ nhất của động mạch ở
trong các tạng có thể tiếp nối rất ít và được coi như không tiếp nối với nhau.

Nên động mạch này được gọi là động mạch tận ( ví dụ: các nhánh của động
mạch lách, động mạch ruột ).
Ðộng mạch chủ và động mạch phổi , ở nơi xuất phát, có các van ( van tổ
chim ), làm cho máu không trở về tim.

Các tĩnh mạch:
Các tĩnh mạch đưa máu từ cơ quan về tim. Các nhánh nhỏ tập trung dần
thành các tĩnh mạch lớn. Cuối cùng, có 2 tĩnh mạch lớn: tĩnh mạch chủ trên và
tĩnh mạch chủ dưới đổ về tim. Tĩnh mạch thường ở sâu, đi kèm theo động mạch.
Các động mạch nhỏ thường có 2 tĩnh mạch kèm theo. Các động mạch lớn chỉ có
1 tĩnh mạch đi kèm. ở lớp tổ chức mỡ dưới da, chỉ có các tĩnh mạch nông không
kèm theo động mạch.
Tĩnh mạch có các van, nhất là ở vùng dưới của tim. Các van tĩnh mạch
ngăn máu không để máu chảy trở lại và chảy ngược lên, để về tim. Nếu van hở,
thì gây giãn tĩnh mạch.

Các mao mạch:
Các mao mạch là các mạch máu rất nhỏ ( đường kính từ 5 đến 40 ). Các
mao mạch nối với nhau thành mạng lưới. Mạng lưới mao mạch được phân bố
rộng rãi trong toàn bộ cơ thể ( hệ cơ, hệ xương, trong các thành mạch máu và
dây thần kinh ). Lưới mao mạch nối các động mạch và các tĩnh mạch với nhau.

Ðầu trang Trang trước | Trang sau
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau

Cấu tạo của thành mạch
Thành mạch máu có 3 lớp:
-
Lớp trong ( tunica interna ):

gồm các tế bào nội bì và các sợi liên kết
đàn hồi, tạo nên lớp niêm mạc lát (
endothélium
), phủ lên các van của động
mạch hoặc tĩnh mạch.
- Lớp giữa (
tunica media
): gồm các sợi cơ trơn và các sợi liên kết đàn
hồi.
+ ở các động mạch lớn, lớp giữa dày hơn, gồm nhiều thớ cơ trơn. ở các
động mạch nhỡ và nhỏ, các vòng thớ cơ trơn nhiều lên, các sợi đàn hồi ít hơn.
Do đó, các động mạch có thể co thắt hoặc nở giãn; khi bị đứt, động mạch không
thể tự xẹp được, ta phải thắt động mạch.
+ ở các tĩnh mạch, lớp giữa mỏng hơn, gồm các cơ trơn có thớ dọc và
thớ vòng, và có nhiều sợi đàn hồi. Khi bị đứt, các tĩnh mạch nhỡ và nhỏ có thể
tự xẹp xuống.

- Lớp ngoài ( tunica externa ):
gồm các sợi tổ chức liên kết đàn hồi. Trong
lớp ngoài, có các mạch (
vasa vasorum
) nuôi dưỡng các thành mạch và các sợi
thần kinh giao cảm làm co thắt mạch ( các sợi vân mạch ) và các sợi thần kinh
cảm giác.
Thành mao mạch không có các sợi cơ, mao mạch có thể nở giãn hoặc co
thắt được. Thành của một số mao mạch ( ví dụ mao mạch tim, gan, ) có các
khoảng thủng, qua đó các tế bào nhu mô của tạng tiếp xúc trực tiếp với máu.
Các thành phần của máu, chủ yếu là huyết tương, thấm qua thành mao mạch và
các kẽ gian bbào, tạo thành môi trường. Trong môi trường đó, các tế bào thực
hiện các hoạt động dinh dưỡng.



Ðầu trang Trang trước | Trang sau
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau

Vòng tuần hoàn máu.
Hệ tuần hoàn máu gồm 2 vòng:

- Vòng tuần hoàn lớn
gồm:
+ Ðộng mạch chủ từ tim đi ra và phân nhánh đến các cơ quan.
+ Hai tĩnh mạch chủ ( trên và dưới ) đưa máu từ các cơ quan về tim.
-
Vòng tuần hoàn bé
gồm:
+ Ðộng mạch phổi đưa máu từ tim lên phổ.
+ Các tĩnh mạch phổi đưa máu từ phổi về tim.
Máu trong động mạch phổi màu đỏ sẫm, vì có cacboxyhemoglobin; máu
trong các tĩnh mạch phổi màu đỏ hồng, vì có oxy hemoglobin.
Sự thực, chỉ có một vòng tuần hoàn ( tuần hoàn đóng kín ). Máu từ tâm
thất trái chảy vào động mạch chủ, tới các cơ quan. Rồi qua các tĩnh mạch chủ,
về nhĩ thất và chạy xuống tâm thất phải. Rồi từ đấy chạy lên phổi ( động mạch
phổi ) và quay về nhĩ thất trái (tĩnh mạch phổi), để rồi chạy xuống tâm thất trái.

Ðầu trang Trang trước | Trang sau
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau

Quy luật về đường đi của các động mạch:


Ðộng mạch đến cơ quan theo đường ngắn nhất.
Tuy vậy, vị trí bào thai của tạng có vai trò quyết định trong sự phân phối
của động mạch. Ví dụ: ở bào thai, tinh hoàn ở 2 bên cột sống trong vùng thắt
lưng và ở người lớn tinh hoàn nằm trong bìu. Ðộng mạch nuôi tinh hoàn tách từ
động mạch chủ, còn bìu do các lớp của thành bụng tạo nên khi chĩu xuống, thì
do các động mạch đùi cấp máu.

Các động mạch nằm ở mặt gấp của cơ thể
Do đó, động mạch được bảo vệ tốt. Ví dụ: các mạch máu ở chi trên ở
mặt trước. Ðộng mạch đùi ở mặt trước, còn các mạch máu khác ở chi dưới thì ở
mặt sau.

Các động mạch được bảo vệ trong các màng và các ống, tạo nên bởi
xương, cơ và gân.

Nếu các mạch được bảo vệ tốt, thì ít khi bị ép và tổn thương.

Các động mạch lúc đến các nội tạng phải qua mặt trong hay mặt lõm

của
tạng.

Rốn tạng hướng về động mạch chính ( ví dụ rốn thận, rốn gan hướng về động
mạch chủ ).

Ðộng mạch thích nghi với chức phận từng cơ quan
ở các cơ quan phải hoạt động nhiều, các động mạch tách ra nhiều nhánh
tiếp nối với nhau thành các lưới mạch (ví dụ ở các khớp xương) hoạc tạo nên các
cung mạch (ví dụ ở thành các tạng tiêu hoá).

Cỡ của động mạch tuỳ thuộc vào chức phận của tạng ( ví dụ: động mạch
giáp lớn hơn động mạch thanh quản ).
Các động mạch chạy vào các tuyến nội tiết thường bắt nguồn ở nhiều nơi
( ví dụ các động mạch tuyến giáp tách ở động mạch cảnh ngoài và động mạch
dưới đòn ).

Ðầu trang Trang trước | Trang sau
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau


Quy luật phân nhánh trong các cơ quan:
-
Trong xương
: Ðộng mạch nuôi xương đi vào thân xương. Ngoài ra còn
có các động mạch từ màng xương (cốt mạc) vàtừ các đầu xương đến nuôi
xương.
-
ở khớp
: Trong các dây chằng, mạch máu đi dọc theo các sợi liên kết và
thẳng góc với trục cử động của khớp.
-
Trong cơ:
Mạch máu chạy song song với các bó sợi cơ và tách ra các
nhánh thẳng góc với bó sợi đó.
-
Trong tạng có phân thuỳ
: Mạch máu đi vào trung tâm của tạng và sau
đó, phân nhánh vào các thuỳ.
-

Trong thành tạng hình ống
: Nói chung các mạch máu chạy song song
theo chiều của thành ống, rồi phân nhánh thẳng góc với các thớ của
thành tạng.

Ðầu trang
Trang trước | Trang sau
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau

Tuần hoàn bên
Khi luồng máu bị nghẽn ( vì tắc mạch, thắt mạch, hay tổn thương mạch ),
thì máu sẽ theo các nhánh nối để xuống các bộ phận ở dưới chỗ nghẽn. Ðồng
thời ở chỗ tổn thương sẽ sinh ra:
- Các mạch máu nối liền các đầu của động mạch hay tĩnh mạch với nhau.
- Tuần hoàn bên hay phụ cận là một đặc tính thích nghi quan trọng của
cơ thể, để đảm bảo cung cấp máu được liên tục, khi mạch máu bị tắc.
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau

Tuần hoàn của rau và thai
Tuần hoàn thai gắn liền với tuần hoàn rau. Rau cùng phát sinh ở một tế
bào với phôi, là cơ quan trao đổi giữa người mẹ và thai; nên rau đảm nhận tất
cả chức năng đời sống mà thai chưa đủ năng lực. Sự trao đổi oxy và chất dinh
dưỡng đều diễn ra ở rau ( chủ yếu là do thẩm dịch ).




Máu chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ rau vào thai qua tĩnh mạch rốn.

Tĩnh mạch rốn chảy vào tĩnh mạch chủ dưới:
- Trực tiếp qua ống arantius
- Qua tĩnh mạch cửa vào gan, rồi qua các tĩnh mạch trên gan.
Như vậy, máu trong tĩnh mạch chủ dưới là máu hỗn hợp, gồm máu của
tĩnh mạch rốn ( máu có nhiều oxy ) và máu của các tĩnh mạch ở phần dưới cơ
thể ( máu có ít oxy )

Tĩnh mạch chủ dưới chảy vào tâm nhĩ phải, cùng với xoang vành tim, và
nhất là cùng với tĩnh mạch chủ trên ( tĩnh mạch này trái lại, mang toàn máu tĩnh
mạch ít oxy từ phần trên cơ thể tới ). ở tâm nhĩ phải, một phần lớn máu qua lỗ
bầu dục ( lỗ Botal ) vào tâm nhĩ trái và trộn lẫn với máu ở đó, còn một phần nhỏ
xuống tâm thất phải. Từ tâm thất phải, máu chảy vào động mạch phổi: một
phần nhỏ qua phổi ( vì phổi ở thai chưa hoạt động ), rồi theo tĩnh mạch phổi về
tâm nhĩ trái, còn phần lớn qua ống động mạch ( nối động mạch phổi và động
mạch chủ ) để vào động mạch chủ xuống ( nghĩa là sẽ cung cấp chủ yếu cho
nửa dưới cơ thể ). Máu từ tâm nhĩ trái đổ và tâm thất trái, rồi qua động mạch
chủ để chủ yếu đi lên đầu và chi trên. Như vậy, đầu được cung cấp máu có
nhiều oxy và có nhiều thuận lợi nhất để phát triển hơn các bộ phận khác. Tóm
lại, động mạch chủ thu thập toàn thể máu từ tâm thất trái và phần lớn máu từ
tâm thất phải nhờ ống động mạch.
Máu ở động mạch chủ được phân phối đến những bộ phận của thai, hay
theo các động mạch rốn chảy về rau.

Tóm lại, tuần hoàn của thai có những đặc điểm sau
:
- Không có tuần hoàn phổi
- Máu thai nhi có ít oxy
- Không có máu ở động mạch thuần khiết, trừ tĩnh mạch rốn ( tĩnh mạch
rốn có máu động mạch từ rau chạy vào thai, động mạch rốn bé hơn có máu tĩnh
mạch từ thai về rau ).



Ðầu trang
Trang trước | Trang sau
Ðại cương hệ tuần hoàn
Trang trước | Trang sau

Tuần hoàn sau khi đẻ
Hình ảnh thể hiện tuần hoàn trước và Vòng tuần hoàn sau khi sinh
sau khi sinh
(Click chuột vào ảnh để phóng to)


(Click chuột vào ảnh để phóng to)


Thiết đồ cắt dọc theo tim
(Click chuột vào ảnh để phóng to)

Tuần hoàn trong gan sau khi sinh
(Click chuột vào ảnh để phóng to)


Ðẻ là một bước nhảy trong sự phát triển của cơ thể: Thai từ một môi
trường ở tử cung ( với những điều kiện tương đối ổn định ), sang một môi
trường khác tiếp xúc với thế giới bên ngoài ( với các điều kiện luôn thay đổi, như
nhiệt độ, độ ẩm, gió lạnh, ánh sáng ). Do đó, sự chuyển hoá cũng như cách
thức dinh dưỡng và hô hấp đều thay đổi về căn bản. Bộ điều hoà và bộ hô hấp
đều bắt đầu hoạt động và các hoạt động đó biểu hiện chủ yếu ở sự tuần hoàn.
Tuần hoàn rau chuyển sang tuần hoàn vĩnh viễn. Khi thai nhi bắt đầu thở, các

mạch máu ở phổi giãn mạnh và đầy máu, lúc đó ống động mạch xẹp xuống, tịt
lại trong vòng 8 - 10 ngày sau khi đẻ. Hai động mạch rốn teo lại ( 2 - 3 ngày ),
còn tĩnh mạch rốn teo lại chậm hơn ( 6 - 7 ngày ). Do phổi bắt đầu hoạt động,
máu từ các tĩnh mạch phổi tràn vào tâm nhĩ trái, áp lực máu giữa hai tâm nhĩ
phải và trái bằng nhau, nên máu từ tâm nhĩ phải không qua tâm nhĩ trái nữa,
cho nên lỗ bầu dục khép kín lại ( chậm hơn so với ống động mạch). Tuy vậy,
trong nhiều trường hợp, lỗ bầu dục có thể duy trì trong suốt một năm đầu, nếu
còn duy trì suốt cả đời thì sẽ gây nên bệnh tim bẩm sinh.

×