Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tự nhiên,sinh học,tim, hệ tuần hoàn,khoang máu,Dịch mô,tâm nhĩ, tâm thất docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.21 KB, 6 trang )

TIM

Hệ thống tuần hoàn mở
Hệ tuần hoàn mở (có ở đa số Thân mềm, trừ
mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và
Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mạch
máu. Gọi là "mở" vì máu có thể thoát ra khỏi hệ
thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một
khoang chính gọi là "khoang máu" bao xung
quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi
chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim
bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích
hợp với các động vật nhỏ như động vật chân đốt
hoặc thân mềm.
Hệ thống tuần hoàn kín
Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn ở
đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch
máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu
thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của
máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô không
tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch
mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quá
trình lọc qua thành mao mạch. Ở động vật có
xương sống, đa số dịch mô quay trở lại mao
mạch với áp suất thấp hơn nhưng một số lại
được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt
gọi là các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch
mô trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp hơn
áp lực của dịch mô. Hệ thống tuần hoàn kiểu
này hoạt động rất có hiệu quả và là nhân tố quan
trọng trong quá trình tiến hóa của các loài động


vật có xương sống cỡ lớn.
Hệ thống tuần hoàn đơn
Hệ thống tuần hoàn đơn là hệ thống tuần hoàn
mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các
mô của cơ thể. Các loài cá thường có hệ thống
tuần hoàn như thế này vì chúng có được đệm đỡ
từ môi trường xung quanh và thân nhiệt thay đổi
theo nhiệt độ môi trường. Trong hệ tuần hoàn
đơn, máu từ tim đi ra dưới áp suất cao và chảy
đến mang qua động mạch vào mang. Sau khi
được ô-xy hóa, máu được tập trung vào động
mạch ra mang, chúng gom lại để thành một
mạch máu lớn duy nhất gọi là động mạch chủ
lưng chảy dọc theo thân cá. Các nhánh của động
mạch chủ lưng trực tiếp đi đến các cơ quan
trong cơ thể. Sau khi được khử ô-xy, máu được
tập trung dưới áp suất thấp vào một khoang
chứa máu lớn gọi là xoang tĩnh mạch. Các
xoang chứa máu có thể tích lớn, từ đó máu chảy
đến tim.
Hệ thống tuần hoàn kép
Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn
trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại
tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến
các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên
áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ
thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn
nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần
hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú
có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

 Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-
xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ
đây máu được chuyển sang tâm thất phải và
được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở
phổi, máu giải thoát khí CO
2
và hấp thụ ô-xy
rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
 Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp
lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ
để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi
chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm
nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh
mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn
Cấu tạo của tim

 Tim động vật có 4 ngăn: tâm nhĩ phải, tâm
nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái. Ngoài
ra có các van tim có tác dụng giữ cho máu
chảy theo một chiều nhất định.
 Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất
(bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động
mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ
chim).
 Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng
phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả
năng co bóp tự động.
Tim người:
Tim người nằm trong ngực, giữa hai lá phổi,
dưới là cơ hoành, trên là các ống của tâm trung

thất, trước là xương ức, sau là cột xương sống.
Tim người gồm có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phía trên
và 2 tâm thất phía dưới. Cơ tim của tâm thất dày
hơn tâm nhĩ, của tâm thất trái dày hơn tâm thất
phải. Tâm nhĩ trái nối với tĩnh mạch phổi, tâm
thất trái nối với động mạch chủ. Tâm nhĩ phải
nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ
dưới, tâm thất phải nối với động mạch phổi.
Khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ dồn xuống tâm thất
trái, tâm nhĩ phải co, máu dồn xuống tâm thất
phải, tâm thất trái co dồn máu vào động mạch
chủ, tâm thất phải co dồn máu vào động mạch
phổi. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất
giúp cho máu không chảy ngược lại tâm nhĩ.
Van này ở bên phải có ba lá (van ba lá) và bên

×