Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hội chứng vai - bàn tay - ngón tay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.89 KB, 6 trang )

Hội chứng vai - bàn tay - ngón tay


1. Đại cương.
Được Stein Blocker mô tả năm 1948, ông cho rằng do quá trình rối loạn thực vật,
loạn dưỡng gây nên những biến đổi thoái hóa xảy ra ở các đĩa đệm cổ kèm theo
các rối loạn thần kinh mạch máu.
Có nhiều tài liệu nhìn nhận và đánh giá về cơn đau bỏng buốt với các tên gọi khác
nhau như: rối loạn cảm giác, hội chứng Sudeck, chấn thương co mạch, xơ cứng bì
- ngón sau tắc mạch, tiêu xương sau chấn thương, chấn thương mạn tính có phù
nề, hội chứng vai tay và cuối cùng là hội chứng vai - bàn tay - ngón tay. Rối loạn
cảm giác được phân chia thành 2 loại: nặng và nhẹ. Trong đó cơn đau bỏng buốt,
hội chứng chi ma, và các cơn đau trung ương thuộc vùng đồi thị hay vùng đồi - vỏ
não được coi là rối loạn cảm giác nặng. Tất cả các cơn đau bỏng buốt khác có liên
quan đến chấn thương hoặc bệnh lý thì được gọi là rối loạn cảm giác nhẹ. Hội
chứng vai - bàn tay - ngón tay thuộc loại rối loạn cảm giác nhẹ, với đặc điểm là
gây bất động ở nhiều nơi, có phù nề mạn tính, có xơ hóa, có cứng khớp, có tiêu
xương và teo cơ.
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.
Tuần hoàn ở chi trên được phân chia một cách đơn giản với hai thành phần tuần
hoàn động mạch và tuần hoàn tĩnh mạch
- Tuần hoàn động mạch có liên quan đến cơ chế bơm của tim, trương lực mạch
máu và áp lực động mạch suốt từ tim ra ngoại vi của chi trên.
- Tuần hoàn trở về của hệ thống tĩnh mạch và bạch mạch cũng do tác động của
một cơ chế bơm với rất nhiều van trong các hệ thống mạch này. Vị trí bơm chủ
yếu khu trú ở vùng nách và bàn tay, và phụ thuộc vào động tác vận động lập đi lập
lại của khớp vai cũng như lập đi lập lại nhiều lần động tác co - nghỉ ở ngón tay và
cổ tay. Động tác nâng cánh tay lên quá vai sẽ tạo thuận lợi cho dòng máu chảy về
trung tâm.
Vị trí mà động mạch chi phối rộng nhất là vùng gan bàn tay nên hệ thống trở về
của tĩnh mạch và bạch mạch cũng hầu hết khu trú ở mặt này. Khi hệ thống bơm


trên đây bị tổn thương có thể dẫn tới đau và tàn phế và là căn nguyên gây ra hội
chứng vai - bàn tay - ngón tay. Hội chứng này có thể bắt đầu từ những vị trí bơm
trung tâm ở vùng vai hoặc vùng bàn tay.
Cơn đau bỏng buốt lúc đầu là một cơn đau ngắn rõ rệt và khu trú trên toàn bộ cơ
delta với nguyên nhân không rõ ràng. Những cơn đau về sau thường kéo dài hơn
và người ta cho rằng nó được dẫn truyền qua các sợi cơ có đường kính rất nhỏ. Đó
là một cơn đau hoàn toàn giống như đau trong trường hợp bị bỏng.
Trong đau bỏng buốt thì về mặt vi thể và đại thể của tổ chứng thần kinh tại chỗ
đau hoàn toàn không có thay đổi gì so với chỗ không đau, người ta chỉ thấy rằng
có sự có mặt của chất neurokinin trong tổ chức tại chỗ đau. Trong thực nghiệm có
thể gây nên một cơn đau bỏng buốt nếu tiêm chất neurokinin này vào tổ chức bình
thường.
3. Triệu chứng và chẩn đoán.
Sự tiến triển của hội chứng vai - bàn tay - ngón tay thường diễn biến qua 3 giai
đoạn:
- Đau và hạn chế vận động khớp vai: lúc khởi đầu khớp vai bị đau rất giống đau do
viêm quanh khớp vai, sau đó khớp vai bị dính và hạn chế vận động.
- Bàn ngón tay bị sưng nề, ấn lõm, triệu chứng này giảm nếu giơ tay cao trong
khoảng thời gian dài. Tình trạng sưng nề chủ yếu ở mặt mu và thường ở vị trí các
khớp đốt bàn - ngón và các khớp liên đốt ngón phía gần. Da mặt trên khớp ngón
tay trở nên mềm và mất nếp nhăn, bàn tay trở nên nặng nề và đau. Khi phù nề khu
trú ở phía dưới gân duỗi sẽ gây hạn chế vận động, khi đó dây chằng bên bị kéo
căng làm gấp khớp bàn ngón, biên độ hoạt động bị thu hẹp dẫn tới hạn chế hoàn
toàn động tác gấp. Tình trạng trên dẫn đến mất tác động bơm ở bàn tay và cổ tay
kết hợp với hạn chế vận động ở khớp vai làm cánh tay không nâng lên cao qua vai
được dẫn đến cả hai vị trí bơm đều bị ngưng trệ.
- Sự phù nề ở dưới da dần dần bị xơ hóa gây dính gân và bao khớp, sụn khớp bị
teo có hiện tượng thưa xương ở nhiều nơi cuối cùng trở thành bàn tay khô héo,
dính khớp bàn ngón trong tư thế duỗi, dính các khớp liên đốt trong tư thế gấp.
Tóm lại, sự tiến triển của hội chứng vai - bàn tay - ngón tay gây ra những biến

chứng sau:
+ Gây tổn thương hệ tuần hoàn tĩnh mạch và bạch mạch thuộc bàn tay, cánh tay và
vai.
+ Hạn chế vận động khớp vai do nhiều nguyên nhân cuối cùng dẫn đến co cứng.
+ Hạn chế vận động khớp bàn ngón do phù nề và dính dây chằng bên khớp đốt
ngón.
+ Cổ tay trong tình trạng dính ở tư thế gấp.
+ Tổn thương hệ thống thần kinh cảm giác: khi xuất hiện gọi là “hội chứng rối
loạn cảm giác” hay còn gọi là “đau bỏng buốt”.
Hội chứng rối loạn cảm giác gồm các triệu chứng cổ điển sau:
+ Đau và sưng nề ở một chi.
+ Thay đổi tình trạng da thuộc chi bị bệnh:
Teo da.
Thay đổi sắc tố da.
Tăng tiết mồ hôi.
Mọc lông.
Thay móng.
+ Dấu hiệu và triệu chứng vận mạch không bình thường.
+ Đau và hạn chế vận động khớp vai cùng bên.
+ Những dấu hiệu báo trước như: đột quỵ, chấn thương, nhồi máu cơ tim.
4. Điều trị.
- Điều trị sớm hạn chế vận động khớp vai bằng các bài tập thích hợp. Cần phải có
những tác động để tăng cường tuần hoàn tránh ứ đọng kể cả với tuần hoàn tĩnh
mạch lẫn bạch mạch. Sử dụng bài tập vận động đối với bàn tay và vai để tăng
cường bơm máu tĩnh mạch từ ngón tay về vùng nách.
- Đối với bàn tay và ngón tay cần phải cần phải áp dụng các kỹ thuật gây co mạch
và giải quyết phù nề, có thể dùng băng thun buộc quấn ngón tay hay sử dụng bằng
ép hơi. Tăng cường giơ tay cao qua đầu để hạn chế phù nề ở ngọn chi, điều này có
thể thực hiện bằng cách đặt tay và bàn tay trên gối hoặc treo tay qua đầu trên giá
kết hợp quấn băng thun từ ngọn chi đến gốc chi.

- Các phương pháp vật lý có thể được áp dụng như: xoa bóp, áp nóng, áp lạnh và
bồn nước xoáy.
- ở giai đoạn bắt đầu xuất hiện rối loạn cảm giác bàn tay, cần phải tiến hành phong
bế hạch sao hoặc đám rối thần kinh cánh tay với Lidocain, tác dụng của phong bế
thần kinh cảm giác có thể kéo dài tới 24 giờ.
Tác giả Bs Mai Trung Dũng

×