Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hội chứng ống cổ tay: tiêu chuẩn chẩn đoán điện pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.03 KB, 12 trang )


1
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐIỆN
NHẬN XÉT 74 TRƯỜNG HP ĐO ĐIỆN CƠ

Nguyễn Ngọc Bích
(1)


TÓM TẮT
- Hội chứng ống cổ tay (HCOCT) là bệnh lý chèn ép thần kinh giữa trong ống cổ tay,
rất thường gặp. Ít nhất 1/10 dân số có biểu hiện HCOCT trong cuộc đời.
- Về dòch tễ học: Thường xảy ra ở tuổi 36 - 60, tỉ lệ nữ / nam = 4/1. Liên quan đến các nghề
nghiệp phải dùng sức bàn tay nhiều hoặc liên tục hoặc hoạt động lập đi lập lại việc gấp và
duỗi cổ tay.
- Các yếu tố thúc đẩy: hoạt động cổ tay liên tục, chấn thương cổ tay, có thai, viêm khớp
dạng thấp, bệnh gout, tiểu đường…
- Chẩn đoán xác đònh dựa trên những tiêu chuẩn sau:

Các dấu hiệu EMG Thông số
Me DML 4,1 – 4,47
Me DML- Ul DML 1,08 - 1,22
Me DSL 3,23 – 4,2
Me DSL- Ul DSL 0,73 – 0,97

Nếu 1 trong những thông số nằm trong khoảng giới hạn trên, nghi ngờ bệnh lý.
Nếu lớn hơn khoảng trên, chắc chắn có bệnh.
- Trong tất cả các phương tiện, EMG được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác
đònh HCOCT.
- Hiệu số thời gian tiềm cảm giác là thông số nhạy cảm nhất, xuất hiện sớm nhất khi


bệnh ở giai đoạn nhẹ.
- Các dấu hiệu điện sinh lý bất thường tính trung bình trên 100 bàn tay bò HCOCT được
nghiên cứu là:

Các dấu hiệu EMG Số trung bình ± 2 dộ lệch chuẩn
DML
4,86 ± 0,34
Me DML – Ul DML
2,5 ± 0,6
Me DSL
3,1 ± 0,6
Me DSL – Ul DSL
1,57 ± 0,3
- Phân độ giai đoạn bệnh: dựa trên phân loại của Padua L, chúng tôi có kết quả sau:
Rất nặng: 3 ca, Nặng: 16 ca, Trung bình: 57 ca, Nhẹ: 24 ca
- EMG chuyển từ nhẹ sang nặng hơn được xem là yếu tố quyết đònh thay đổi phương
pháp điều trò từ bảo tồn sang phẫu thuật.

(1)
Bác só Khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

2
- Có 35,1% trường hợp biểu hiện trên EMG 2 tay, trong khi chỉ biểu hiện trên lâm sàng
25,7%.
- Có 64,6% biểu hiện ở tay phải và 35,4% biểu hiện ở tay trái.
- Tay phải có tỉ lệ số ca nặng hơn tay trái.
- Có 16,2% trường hợp bò chèn ép rễ cổ kèm theo HCOCT.
- Kết quả sau phẫu thuật đều được chẩn đoán HCOCT 100%, khi theo dõi 23 ca phẫu thuật.
Sự tiến triển sau phẫu thuật tùy thuộc mức độ nặng của bệnh, có thoái hoá myelin
và mất sợi trục hay không. Kết quả theo dõi sự tiến triển tốt trên EMG của 7 ca trong 6

tháng là: 2 tuần: 0/7 ca, 1 tháng: 2/7 ca,3 tháng: 4/7 ca, 6 tháng: 5/7 ca.

SUMMARY
Nguyen Ngoc Bich
- Carpal tunnel syndrome (CTS) is a compressive neuropathy of the median nerve at the
wrist. It is one of the most common causes of the peripheral compressive neuropathies. At
least, 1 person in 10 either develops this disorder or suffers symptom from it in his or her
life. In our study, it occurs frequently in middle-aged persons (36-60 year-old) with ratio
of females to males equaling 4:1. It is related to occupations using a lot of hand force or
requiring repetitive activities of wrist flexion and extension. CTS is associated with a
welter of illnesses and conditions such as continuously repetitive activities of wrist
(typists, transcriptions, musicians, carpenters, etc…), wrist trauma, pregnancy, rheumatoid
arthritis, gout, diabetes.
- Electrodiagnostic criteria for CTS include as follows:

Parameters of EMG Range (ms)
DML
4,1 – 4,47
Me DML – UL DML
1,08 – 1,22
Me DSL
3,23 – 4,2
Me DSL – UL DSL
0,73 – 0,97
One of these parameters within these ranges is considered probably abnormal, beyond
these ranges certainly abnormal.
Me DSL – UL DSL is a most sensitive parameter, developing early in mild phase of CTS.
- Of the few tests available, only the EMG of the median nerve is considered the gold
standard for the diagnosis of CTS.
- Abnormal parameters of EMG measured in 100 hands with CTS as following:


Parameters of EMG Mean ± 2 SD(ms)
DML
4,86 ± 0,34
Me DML – UL DML
2,5 ± 0,6
DSL
3,1 ± 0,6
Me DSL – UL DSL
1,57 ± 0,3
(SD: Standard Deviation)
- Classification of severity of CTS: extremely severe 3 cases, severe 16 cases, moderate 57
cases, mild 24 cases. EMG is the deciding factor in determine the shift of treatment from
conservative management to surgical intervention, largely based on a shift from mildly
abnormal to markedly abnormal EMG result.

3
- 35.1% of cases demonstrated abnormal EMG in both hands while clinical CTS in both
hands accounted for only 25.7%. Abnormal EMG found in right hands were 64.6%, in left
hands 35.4%.
- Abnormal EMG in right hands was worsening than those in left hands. 16.2% of cases
with CTS were accompanied by cervical neural root compression.
- All 23 cases with pre-operative diagnosis of CTS were confirmed by post-operative
assessment of surgeon.
- The degree of improvement after operation depends on the severity of the CTS, profound
demyelination or atonal loss. Follow-up of 7 cases in 6 months after operation for
improvement of EMG: 2 weeks: 0/7 cases, 1 month: 2/7 cases, 3 months: 4/7 cases, 6
months: 5/7 cases.

ĐẶT VẤN ĐỀ

- Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Ít nhất 1/10 người có biểu
hiện hội chứng ống cổ tay trong cuộc đời. Đây là nguyên nhân nghỉ việc lớn nhất làm mất
hàng triệu đôla/năm, chưa kể đến việc mất chức năng bàn tay
1
.
- Trong tất cả các phương tiện chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, điện cơ kỳ được xem là hữu
ích nhất
1
. Điện cơ kép phát triển rất nhanh chóng ở Mỹ và Tây u từ năm 1960 và cho
đến nay đã thật sự trở thành một chuyên ngành mới của y học hiện đại (9). Tại Việt Nam,
có nhiều bệnh viện lớn, nhiều bác só quan tâm đến lónh vực này, trong đó có phải kể đến
Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình. Phòng điện cơ của TTCTCH ra đời từ tháng 6/2000.
Qua gần 2 năm hoạt động chúng tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.
- Chẩn đoán điện (EMG - electromyography ) là phương pháp khám nghiệm chức năng dẫn
truyền dây thần kinh, và thăm dò các hoạt động điện của cơ vân bằng cách dùng điện cực
kim (9).
- Hội chứng ống cổ tay (HCOCT) là bệnh lý do dây thần kinh giữa bò chèn ép trong ống cổ
tay (10).
- Dây thần kinh giữa xuất phát từ rễ C5 - D1, chủ yếu từ C5. Trên đường đi nó có thể bò
chèn ép ở nhiều chỗ, nhưng thường gặp nhất là ở trong ống cổ tay. Đây là bệnh lý thường
gặp nhất trong các bệnh lý chèn ép thần kinh ngoại vi (2) (10) (11).
- Phần lớn HCOCT đều được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhất là khi có cả 2 triệu chứng
cơ năng và thực thể. Nhưng để phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, và biết được bệnh
đang ở giai đoạn nào, để có hướng điều trò đúng đắn, thì cho đến nay, theo y văn, chẩn
đoán điện vẫn là phương pháp cận lâm sàng duy nhất. Ngoài ra, phương pháp này còn
giúp ta chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác cũng có bệnh cảnh tương tự, biết được
khả năng phục hồi diễn tiến như thế nào sau thời gian phẫu thuật, và tiên lượng trước được
tổn thương có thể xảy ra ở chi khác khi chưa có biểu hiện lâm sàng (12) .
- Chúng tôi xin trình bày những nghiên cứu về các thông số chẩn đoán điện trên người bình
thường, từ đó đưa ra những tiêu chuẩn chẩn đoán HCOCT và trên cơ sở đó nhận xét 74

trường hợp có HCOCT về lâm sàng cũng như biểu hiện điện cơ.

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Thời gian 6 tháng từ 01/10/2001 đến 31/3/2002, đến khám tại phòng đo điện cơ của
TTCTCH.

4
- Khảo sát 43 người bình thường (thực hiện trên một số nhân viên của trung tâm và thân
nhân bệnh nhân). Từ đó tìm giới hạn bình thường, suy ra khoảng ranh giới giữa bình
thường và bệnh lý.
- Các thông số này cũng được thực hiện trên 74 bệnh nhân được lâm sàng nghi là hội
chứng ống cổ tay. Bệnh nhân chỉ được coi là bò HCOCT khi có ít nhất 1 triệu chứng
lâm sàng kết hợp với ít nhất 1 triệu chứng chẩn đoán điện.
- Dây thần kinh giữa và thần kinh trụ được khảo sát đồng thời với nhau, nhằm mục đích
so sánh, vì trong HCOCT, dây giữa bò chèn ép, trong khi dây trụ không bò ảnh hưởng
gì.
- Một vài trường hợp sau phẫu thuật giải ép thần kinh giữa trong thời gian trên.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Tất cả các bệnh nhân có thông số điện sinh lý trong khoảng bình thường được loại trừ
chẩn đoán HCOCT và loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu.
- Loại trừ những trường hợp không được làm EMG trước mổ hoặc làm tại nơi khác, ở
những bệnh nhân được theo dõi sau phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả trường hợp bệnh.
Trang thiết bò nghiên cứu:
• Máy Nicolet Viking IV, sản xuất tại Mỹ, năm 1999.
• Dùng dòng điện 1 chiều, thời khoảng của mỗi kích
thích khoảng 0,2 ms.
Cường độ kích thích để ghi đáp ứng vận động của

cơ trên tối đa, thông thường 15 – 30 mA.
Cường độ kích thích cảm giác thấp hơn, khoảng 4 –
7 mA.



Kỹ thuật:
 Ghi thời gian tiềm vận động ngoại vi (9)
:
• Điện cực kích thích là lưỡng cực, khoảng cách giữa 2 cực khoảng 2 cm, cực âm đặt
trên thân dây thần kinh ở cổ tay, gần sát nếp gấp cổ tay.
• Cặp điện cực ghi:
Ở khối cơ ô mô cái (khi kích thích dây giữa), và ô mô út (khi kích thích dây trụ).
Trong đó điện cực hoạt động đặt ở bụng cơ, điện cực đối chiếu đặt ở gân cơ, chỗ khớp đốt bàn
- ngón.













5
- Thời gian tiềm vận động ngoại vi là khoảng thời gian tính từ lúc có kích thích điện vào

dây cho tới lúc ghi được đáp ứng co cơ.










 Ghi đáp ứng cảm giác (9)
:
- Kích thích điện vào nhánh riêng ngón tay của dây giữa (ngón trỏ) và dây trụ (ngón út)
- Đặt điện cực ghi cảm giác ở trên thân dây thần kinh tương ứng ở cổ tay.









- Thời gian tiềm cảm giác là thời gian tính từ lúc kích thích, tới lúc ghi được điện thế cảm
giác.











9 Dây giữa nằm trong ống cổ tay bò chèn ép, còn dây trụ nằm ngoài không bò, nên ta khảo
sát trên 2 dây này để so sánh.
9 Khi so sánh cùng một thông số trên 2 dây, tức lấy thời gian tiềm của dây giữa trừ đi của
dây trụ, sẽ có một thông số nhạy hơn.
9 Như vậy để khảo sát HCOCT ta khảo sát 4 yếu tố:
Thời gian tiềm vận động dây giữa - Distal Motor Latency DML

Hiệu số giữa - trụ thời gian tiềm vận động Median DML- Ulnar DML

Thời gian tiềm cảm giác dây giữa - Distal Sensory Latency DSL

Hiệu số giữa - trụ thời gian tiềm cảm giác Median DSL- Ulnar DSL



Dây giữa Dây trụ

6

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
 Khảo sát trên 43 người bình thường, kết quả của tác giả gần tương đương với của các tác
giả khác:


Các dấu hiệu EMG Tác giả Nguyễn Hữu Công
(10)
Mayer
(7)
Kimura
(15)
DML 3,36 ± 0,74
3,46 ± 0,61 3,2 ± 0,6 3,6 ± 0,8
Me DML – Ul DML 0,8 ± 0,28
0,51 ± 0,35 1
DSL 2,58 ± 0,65
2,71 ± 0,48 2,5 - 4 2,82 ± 0,6
Me DML – Ul DML 0,5 ± 0,16
0,49 ± 0,3 0,5

( Số trung bình ± 2 độ lệch chuẩn )
Như vậy khoảng giới hạn bệnh lý của các thông số với mức ý nghóa từ 95% cho tới 98%
(trung bình +2 hoặc 3 lần độ lệch chuẩn) là như sau và so sánh với các tác giả khác:

Các dấu hiệu EMG Tác giả Nguyễn Hữu
Công (10)
Mayer
(7)
Kimura
(15)
DML 4,1 – 4,47
4,08 – 4,38 3,8 - 4,1 4,4 - 4,8
Me DML- Ul DML 1,08 - 1,22
1,20 – 1,55


DSL 3,23 – 4,2
3,19 – 3,43 3,42 - 3,72 3,42 - 3,72
Me DSL- Ul DSL 0,73 – 0,97
0,79 – 0,93


Tức là
: Nếu có một thông số nằm trong khoảng giới hạn bệnh lý như bảng trên thì ta gọi là
mức giới hạn giữa bình thường và bệnh lý.
Nếu một trong các thông số lớn hơn giới hạn bảng trên thì chắc chắn bệnh lý.
Ta thấy, khoảng giới hạn bình thường và bệnh lý của chính tác giả và của các tác giả
trong nước cũng như ngoài nước đều gần tương đương. Chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ có
những nghiên cứu hợp tác đa trung tâm để đưa ra một thông số chuẩn trên toàn quốc.
 Từ các thông số có trên người bình thường, chúng tôi khảo sát sự biến đổi của những thông
số này trên người bò HCOCT. Trong 74 người bò HCOCT, có 26 người bò 2 tay, do vậy
tổng cộng có 100 bàn tay. Bệnh nhân chỉ được coi là bò HCOCT khi có ít nhất 1 triệu
chứng lâm sàng kết hợp với ít nhất 1 triệu chứng chẩn đoán điện (ít nhất 1 trong các thông
số vượt quá ngưỡng 98% của người bình thường).
- Các dấu hiệu điện sinh lý bất thường của chúng tôi tính trung bình trên 100 bàn tay bò
HCOCT.

Các dấu hiệu EMG Tác giả Goyal (13)
DML 4,86 ± 0,34
4,76 ± 1,4
Me DML – Ul DML 2,5 ± 0,7

DSL 3,1 ± 0,6
3,54 ± 0,82
Me DSL – Ul DSL 1,57 ± 0,3



- Tỉ lệ các dấu hiệu điện sinh lý bất thường trên 100 bàn tay bò HCOCT

7



Tác giả Nguyễn Hữu Công (10)
Các dấu hiệu EMG
Bất thường Giới
hạn
Bình
thường
Bất
thường
Giới
hạn
Bình
thường
DML
70
70%
26 4 89,0% 8 1
Me DML- Ul DML
78
78%
13 9 95,5% 4 0
DSL
67
67%

23 10 88,8 9 1
Me DSL- Ul DSL
89
89%
11 0 98,9 1 0

Ghi chú
: Trong 100 bàn tay được khảo sát, có 3 trường hợp không đáp ứng khi kích
thích vận động dây giữa và 19 trường hợp không có đáp ứng cảm giác dây giữa, biểu hiện đó
đều được xếp vào cột bệnh lý.
TÓM LẠI:
Qua khảo sát trên 43 người bình thường và 100 bàn tay HCOCT của tác
giả và so sánh với các tác giả khác trong nước cũng như nước ngoài, chúng tôi rút ra được tiêu
chuẩn chẩn đoán HCOCT là:

Các dấu hiệu EMG Tác giả
DML 4,1 – 4,47
Me DML – Ul DML 1,08 - 1,22
DSL 3,23 – 4,2
Me DSL – Ul DSL 0,73 – 0,97

Nếu có một thông số trong khoảng giới hạn trên gọi là mức giới hạn giữa bình thường
và bệnh lý. Nếu một trong các thông số lớn hơn bảng trên thì chắc chắn bệnh lý.
Chẩn đoán mức độ bệnh:
Theo Padua L: (4)
Rất nặng: Không có đáp ứng vận động và cảm giác.
Nặng: Không có đáp ứng cảm giác, DML bất thường.
Trung bình: DML bất thường, DSL bất thường.
Nhẹ: DSL bất thường, DML bình thường.
Theo phân độ trên, tỉ lệ phần trăm theo từng mức độ của chúng tôi và của Padua L

không có sự khác biệt nhiều:

Tác giả
Mức độ
Số bàn tay Tỉ lệ phần trăm
Padua L
(4)
Rất nặng
3 3% 3,9%
Nặng
16 16% 18,2%
Trung bình
57 57% 46,7%
Nhẹ
24 24% 31,2%




8






























Lưu ý:
Khi dây giữa bò chèn ép rất nặng ở ống cổ tay, sẽ không có đáp ứng vận động
trên khối cơ ô mô cái. Thưc tế chúng tôi có 3 ca. Trường hợp này cần phân biệt giữa chèn ép
dây giữa rất nặng ở ống cổ tay và kết nối bất thường từ giữa sang trụ ở vùng cẳng tay. Nếu có
kết nối bất thường trên, cơ ô ô cái do cả 2 dây trụ và giữa chi phối hoặc riêng dây trụ chi phối.
Trường hợp này cũng cho đáp ứng yếu ớt và DMl cũng kéo dài giả tạo, dễ lầm với
HCOCTmức độ rất nặng.
Chẩn đoán phân biệt bằng cách: kích thích dây trụ ở cổ tay phía trụ, cũng thấy có đáp
ứng co cơ mạnh ở khối cơ ô mô cái, và khi kích thích dây giữa ở trên khuỷu sẽ cho đáp ứng co
cơ ô mô cái bình thường. Nối kết này gọi là dò dạng Martin - Gruber (3) (8) (10).


Chỉ đònh phương pháp điều trò:
• Nghiên cứu của chúng tôi gặp nhiều khó khăn, vì chưa thống kê được những trường hợp
điều trò HCOCT, nên chưa đưa ra chỉ đònh điều trò thích đáng cho nghiên cứu của riêng
mình.
• Theo Mark Steele (6):
Rất nặng Nặng
Trung bình
Bình thường

9
- Nhẹ: điều trò chính là nghỉ ngơi, kháng viêm non - steroid, bất động bằng nẹp ở tư thế
trung gian vì gấp duỗi cổ tay đều gây tăng áp lực trong ống cổ tay. Ban đầu nẹp ban
đêm, chuyển sang ban ngày khi cần. Khuyến khích cử động các ngón.
- Trung bình:
+ Tiêm corticoid / lidocain làm giảm triệu chứng tạm thời ở những trường hợp trơ với
điều trò bảo tồn, tuy nhiên thường hay tái phát. Biện pháp này thường dùng cho
những bệnh nhân có chống chỉ đònh phẫu thuật.
+ Điều trò chính gồm giải phóng dây chằng ngang cổ tay.
- Nặng và rất nặng: chỉ đònh phẫu thuật tuyệt đối.
• Theo Amadio PC (1):
Bảo tồn: Mức độ nhẹ: B6 + nẹp cố đònh + tiêm corticoid.
Phẫu thuật: Mức độ nặng và rất nặng.
Nếu bảo tồn thất bại chuyển sang phẫu thuật giải phóng d/c ngang cổ tay.
EMG là yếu tố quyết đònh chuyển từ bảo tồn sang phẫu thuật,
dựa trên sự biến đổi trên EMG chuyển từ nhẹ sang nặng hơn.

Ảnh hưởng trên chi khác:
• Tỉ lệ bệnh nhân có chi khác bò ảnh hưởng biểu hiện trên lâm sàng và EMG.

Biểu hiện EMG Biểu hiện LS


1 tay 2 tay 1 tay 2 tay
Số ca
48/74 26/74 55/74 19/74
Tỉ lệ phần trăm
64,9% 35,1 % 74,3% 25,7%

Theo tác giả: tỉ lệ bệnh nhân bò 2 tay trên EMG chiếm 35,1% cao hơn trên lâm sàng
25,7%.
Theo Greeberg WM (14): có BN biểu hiện lâm sàng 1 tay, nhưng lại có bất thường
trên EMG 2 tay.
Theo Daniel Dumitru (4) : 61% BN có HCOCT 2 bên.
Theo Goyal V (13) : 91,1% bệnh nhân bò 2 tay.
• So sánh tỉ lệ 2 tay:


Tay phải Tay trái
Số ca
31/48 17/48
Tỉ lệ phần trăm
64,6 % 35,4%

Theo tác giả : Tay phải 64,6% nhiều hơn tay trái 35,4%.
Theo Daniel Dumitru (3) : Bên phải thường nhiều hơn chiếm tỉ lệ 72,1%.
Theo Padua (4) : Phải / Trái = 1,8/1.
• So sánh mức độ nặng giữa 2 tay ở những BN bò 2 bên.

Tay phải Tay trái
Rất nặng
2/26 (7,7%) 1/26 (3,8%)

Nặng
4/26 (15,4%) 2/26 (7,7%)
Trung bình
15/26 (57,7%) 11/26 (42,3%)

10
Nhẹ
5/26 (19,2%) 12/26 (46,2%)

Theo tác giả: số lượng bệnh nhân rất nặng, nặng, trung bình đều chiếm tỉ lệ cao hơn ở
tay phải.
Theo Daniel Dumitru (3): bên phải thường nặng hơn bên trái.

Bệnh lý khác đi kèm: Tỉ lệ bệnh nhân có HCOCT kèm chèn ép rễ cổ.


HCOCT đơn thuần HCOCT kèm chèn ép rễ cổ
Số ca
62/74 12/74
Tỉ lệ phần trăm
83,8 % 16,2 %

Theo Daniel Dumitru (3), có khả năng bò chèn ép rễ cổ kèm theo HCOCT, nên không thể
loại trừ chèn ép rễ cổ khi đã xác đònh HCOCT. Cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, tỉ
lệ bệnh nhân có chèn ép rể cổ kèm theo HCOCT chiếm tỉ lệ 16,2%.

Các nguyên nhân thường gặp:

Các nguyên nhân Số ca Tỉ lệ %
Hoạt động cổ tay liên tục

28 ca 37,8%
Gãy xương, chấn thương cổ tay
19 ca 25,7%
Viêm khớp dạng thấp
14 ca 18,9%
Viêm gân
5 ca 6,8%
Có thai (gây chèn ép TK giữa)
4 ca 5,4%
Tiểu đường
3 ca 4,1%
Bệnh gout
1 ca 1,4%

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật:
• So sánh kết quả EMG và kết quả sau phẫu thuật:
Trong 100 bàn tay có HCOCT trên, chúng tôi theo dõi được kết quả ngay sau phẫu
thuật 23 bàn tay (17 bệnh nhân). Những bệnh còn lại không mổ vì những lý do khác nhau như:
BN nhẹ không có chỉ đònh phẫu thuật, BN không đồng ý mổ, BN được mổ tại nơi khác mà
chúng tôi không theo dõi được. Kết quả phẫu thuật của 23 bàn tay trên là 100% trường hợp
đều có HCOCT.
• Theo Daniel Dumitru (3) và Michael J. Aminoff (8), cải thiện dẫn truyền vận động và
cảm giác là một dấu hiệu phục hồi, sau phẫu thuật giải áp dây chằng ngang cổ tay thì dẫn
truyền thần kinh có thể cải thiện trong 30 phút. Nhưng nếu có thoái hóa myelin và mất sợi
trục, phẫu thuật không làm giảm thời gian dẫn truyền ngay. Thời gian để phục hồi myelin
và tái tạo sợi trục khi được giải ép tương đối dài, thời gian cải thiện dẫn truyền thường từ
vài tuần đến vài tháng. Mặc dù có sự phục hồi hoàn toàn, nhưng một số bệnh nhân vẫn
còn có biểu hiện rối loạn dẫn truyền thần kinh, đặc biệt khi có tổn thương thoái hóa
myelin nặng và mất sợi trục. Tổn thương sợi trục càng nặng thì sự phục hồi càng kém.
Mức độ cải thiện tùy thuộc độ nặng của bệnh.

Phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, khi theo dõi trong thời gian từ 2 tuần đến 6
tháng thì sự phục hồi có sự tiến triển dần dần, có những trường hợp có tiến triển tốt trên lâm

11
sàng nhưng chưa có biểu hiện trên EMG. Trong 23 bàn tay được phẫu thuật trên chúng tôi
theo dõi được 7 bàn tay (7 bệnh nhân), với sự tiến triển như sau:

2 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng
EMG
0/7 ca 2/7 ca 4/7 ca 5/7 ca
Lâm sàng
1/7 ca 3/7 ca 5/7 ca 6/7 ca
Đánh giá về dòch tễ học:
• Tuổi: Theo tác giả : tuổi trung bình 48 ± 12 , tuổi 36 – 60 chiếm tỉ lệ 89%.
Theo Goyal (13) : 44,21 ± 10,29 , tuổi thấp nhất 24 cao nhất 66.
Theo Padua L(4) : tuổi trung bình 51,4.
• Giới: Theo tác giả : Nữ / nam = 4/1.
Theo Daniel Dumitru (3), ở Mỹ : Nữ / nam = 3/1.
Theo Padua L(4) : Nữ / nam = 5,5/1.
• Nghề nghiệp:
+ Theo tác giả: Dùng sức tay nhiều hoặc liên tục hoặc hoạt động lập đi lập lại việc gấp
và duỗi cổ tay như: gõ vi tính, chơi nhạc, công việc thủ công, đóng gói hàng, thợ mộc.
công nhân nhà máy: chiếm tỉ lệ 91%.
+ Theo Michael J. Amino (8): liên quan đến nghề nghiệp hoạt động cổ tay nhiều: chiếm
87%.
Độ nhạy cảm và đặc hiệu:
Theo Amadio PC (1), một số sợi thần kinh có thể bình thường trong 1 dây thần kinh bò
tổn thương, do đó test dẫn truyền thần kinh có thể bình thường. Điều đó có nghóa là nếu có
một chèn ép thần kinh thì test dẫn truyền thần kinh có thể bình thường, hay nói cách khác, có
thể một test dẫn truyền thần kinh bình thường thì không loại trừ chèn ép thần kinh, như vậy độ

nhạy cảm sẽ không cao.
Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chọn là toàn bộ HCOCT trên lâm sàng và ít
nhất một bất thường trên EMG, nên không tính được độ nhạy cảm và đặc hiệu.
Tuy nhiên theo các tác giả trên thế giới độ nhạy cảm của EMG trong HCOCT là:
75% theo Goyal (13).
75% theo Amadio PC (1).
77% theo Padua L (4).
Những kỹ thuật hiện đại chẩn đoán hcoct hiện nay:
• CT, MRI cho phép tìm nguyên nhân tổn thương trong ống cổ tay (16).
• Những năm gần đây, siêu âm tần số cao đánh giá cấu trúc thần kinh giữa và ống cổ tay
(16).
• Trong tất cả các phương tiện, chỉ có EMG được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
xác đònh HCOCT, tuy nhiên EMG còn có giới hạn về độ chính xác, cần có chuyên gia
kinh nghiệm và biết giải thích các kết quả (16).

KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
• Chẩn đoán điện là phương pháp duy nhất cụ thể hóa những biến đổi bệnh lý trong
HCOCT thành những con số cụ thể, để từ đó có chẩn đoán xác đònh chính xác, phân độ
theo từng giai đoạn của bệnh, phân biệt những bệnh cảnh thần kinh giống như
HCOCT, đưa đến hướng điều trò đúng đắn, tránh được cuộc phẫu thuật không cần thiết.

12
Chẩn đoán điện còn giúp tiên lượng trước khả năng xảy ra ở chi khác, và theo dõi diễn
tiến sau phẫu thuật.
• Tuy nhiên, vì lý do các phương tiện chống nhiễu của TTCTCH chưa hoàn chỉnh, đưa đến
kết quả chưa được chuẩn xác. Hy vọng trong tương lai phòng điện cơ của chúng tôi sẽ
được trang bò hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Amadio PC: The mayoclinic and carpal tunnel syndrome, Mayoclin Porch 67; 1992,
pp 42 – 48.
2. Bodofsky EB: Median nerve compression at the wrist, Electromyography Clinical
Neurophysiology, 2001, pp 451 – 456.
3. Daniel Dumitru: Carpal Tunnel Syndrome, Electrodiagnostic Medicine; pp 867 – 875.
4. Padua L: Neurophysilogical classification of carpal tunnel syndrome: assessment of 600
symptomatic hands, Ital. J Neural SCI; 1997 Jun, 18(3): pp 145 – 50.
5. Pfeiffer GB, Gelberman RH, Boys JH, Rydevik R: The history of carpal tunnel
syndrome, J Hand Surge (Br) 13: pp 28 – 34, 1987.
6. Mark Steele: Carpal Tunnel Syndrome, Medicine Journal, July 5 2001, Volume 2,
number 7.
7. Mayer RF: Nerve conduction studies in man, Neurology; 1963, 13: pp 1021.
8. Michael J. Amino: Carpal tunnel syndrome, Electromyography in clinical practice, Third
edition; pp 405 – 418.
9. Nguyễn Hữu Công: Khám dẫn truyền thần kinh, bệnh hệ thần kinh ngoại vi. Chẩn đoán
điện và bệnh lý thần kinh cơ; 1998, tr. 26 – 37 và tr. 154 – 155.
10. Nguyễn Hữu Công, Võ Hiền Hạnh: Hội chứng ống cổ tay, một số tiêu chuẩn chẩn đoán
điện. Tài liệu khoa học sinh hoạt khoa học kỹ thuật lần 2; 1997, tr. 16 – 21.
11. Nguyễn Quang Quyền: Xương khớp chi trên, bài giảng giải phẫu học, tập I ; 1988,
tr. 78 – 83.
12. Giacchi M.: Carpal tunnel syndrome incidence in a genneral population, Neurology;
2002, pp 289 – 294.
13. Goyal V.: Electrophysiological evaluation of 140 hands with carpal tunnel syndrome, J
Assoc. Physicians India, 2001 Nov, 49, 1070 -3.
14. Greenberg WM: Median nerve compression at the wrist, electromyogr Cline
Neurophysiol 2001 Dec, 41 (8), pp 451 – 456.
15. Kimura J.: the carpal tunnel syndrome: localization of conduction abnormalities within
the distal segment of the median nerve. Brain 102: 619, 1979.
16. Vixen B. Adrian, Doha Lee: Diagnosis of carpal tunnel syndrome, Radiological Clinics
of North America, Volume 37 Number 4 July 1999.

17. W. Bruce Conolly: Acolour Atlas of treatment for carpal tunnel syndrome; 1997, 30.




×