Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thực trạng và giải pháp cho quan hệ thương mại Việt Nam với Nhật Bản - 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.71 KB, 10 trang )

tiến thương mại của Chính phủ, khiến cho hoạt động thương mại của Việt Nam
với Nhật Bản cũng bị hạn chế đi rất nhiều. Chính phủ Việt Nam vẫn phó thác việc
này cho các tham tán thương mại tại sứ quán của mình ở Nhật Bản.
* Cơ sở vật chất của ngành ngoại thương Việt Nam còn quá nghèo nàn lạc
hậu. chính vì vậy, đã không đủ để đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động
buôn bán quốc tế, nhất là các cơ sở hạ tầng như kho chứa hàng, các cảng còn chật
hẹp, thiết bị bốc dỡ thô sơ, ít được nâng cấp…không đảm bảo cho các phương
tiện vận tải hiện đại như tàu bè của các bạn hàng nước ngoài khi cập bến, cảng…
* Sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia thương mại có năng lực, trình độ ngoại
ngữ, ngoại giao kinh tế và kinh nghiệm chuyên môn trong không ít các công ty
xuất nhập khẩu của Việt Nam đã làm hạn chế nhiều tới kết quả của các cuộc đàm
phán, thương lượng để ký kết hoặc triển khai thực thi các hợp đồng thương mại.
do đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các hoạt động kinh doanh giữa đôi
bên. Hạn chế này, cũng cần phải khắc phục nhanh, và nó trực tiếp liên quan đến
việc đào tạo, giáo dục…. đòi hỏi, Chính phủ ta cần phải quan tâm nhiều hơn nưa
trong việc đổi mới lại, nâng cao công tác giáo dục, đào tạo và tuyển chọn những
người có năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại.
Để có thể hiểu rõ hơn về sự tăng giảm thất thường của việc xuất nhập khẩu
hàng hoá này, cũng như thực trạng quan hệ buôn bán Việt – Nhật, chúng ta hãy đi
xem xét hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua.
2.2.2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.
Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản từ đầu những năm 1990
đến nay, đã tăng nhanh và tương đối ổn định. Thực tế cho thấy, thị trường Nhật
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bản là một thị trường khó tính. nhưng bước đầu đã có dấu hiệu cho thấy sự chấp
nhận hàng hoá Việt Nam của thị trường này. Tuy số lượng giá trị tuyệt đối của
(kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản) tăng lên liên tục năm 1992: 870 triệu USD,
năm 1997 là 2198 triệu USD tăng gấp 2,5 lần. Tuy nhiên, tỷ trọng của xuất khẩu
Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại tăng giảm thất
thường. Kim ngạch có xu hưởng giảm mạnh nhất là sau khi khủng hoảng tài chính


tiền tệ khu vực xảy ra. Từ chỗ chiếm 33.71 % năm 1992 đã tăng lên 35,81 % năm
1993, sau đó lại xuống còn 23,93 % năm 1997, đến năm 2000, còn 17,7% năm
2001 tăng lên 23,25 %, nhưng năm 2002 và năm 2003 lại tiếp tục giảm xuống
theo tỷ lệ tương ứng là: 15,03 % và 13,97 %.
Hiện tượng này, được lý giải một phần bởi chất lượng hàng tiêu dùng xuất khẩu
của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ đảm bảo đúng tiêu chuẩn về chất lượng
cũng như mẫu mã. Các doanh nghiệp Việt Nam, đôi khi còn thiếu trung thực
trong kinh doanh. Ví dụ như: đã ký hợp đồng một số mặt hàng sang Nhật Bản rồi
nhưng lại đòi tăng giá mới chịu xuất hoặc tự ý huỷ bỏ hợp đồng hoặc lại xuất sang
các nước khác để thu được nhiều lợi hơn. Có thể nói rằng, không ít doanh nghiệp
Việt Nam ta không biết giữ chữ tín trong kinh doanh, không biết giữ bạn hàng. do
vậy, số lượng hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản cũng bị giảm sút đáng kể.
Phần nữa, do áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản từ đầu
những năm 1990, việc mất giá của đồng tiền yen và các đồng tiền khác, đã khiến
cho hàng hoá của Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh, mất đi một phần thị phần
trên thị trường Nhật Bản. Giá trị xuất khẩu này, bị giảm sút đã làm thiệt hại đáng
kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Xét về cơ cấu xuất khẩu, những sản
phẩm chế tác bị ảnh hưởng mạnh nhất trong đó có hàng dệt may, tôm đông lạnh…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
mặt hàng dầu thô và các mặt hàng nguyên liệu khác hầu như không bị ảnh hưởng
lắm về số lượng nhưng do giá giảm nên tổng giá trị cũng bị giảm. Thêm vào đó,
sự thay đổi chính sách thuế tiêu dùng, thuế xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản
trong năm 1997, đã tác động đến chi tiêu của người dân Nhật Bản làm giảm đi sức
mua của người dân cũng như, làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản.
Ngoài ra, do đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường
xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991 đến nay cho thấy: một mặt, quan hệ buôn
bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng;
đồng thời Việt Nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh đến
các thị trường xa như (Tây Bắc, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương…). Việt Nam đã

chuyển dần cơ cấu thị trường, từ việc chỉ xuất khẩu sang các nước Châu á - Thái
Bình Dương là chủ yếu, đến xuất khẩu sang cả các khu vực thị trường khác phù
hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta. Nếu năm 1991, thị trường Châu á chiếm tới 80 % tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1994, giảm xuống còn 75,8% và năm 1997, chỉ
còn chiếm 67,7 %. Riêng thị trường Đông Bắc á năm 1995, chiếm tới 50 % tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 1997, chỉ còn chiếm 44,0 %.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam, phát triển theo hướng mở rộng sang Châu
Âu, đặc biệt Tây Bắc Âu. Ngoài ra, các thị trường Liên Bang Nga và thị trường
các nước Châu Âu có dấu hiệu phục hồi. Năm 1995, thị trường các nước G7 (7
nước công nghiệp phát triển) chiếm tỷ trọng 39,7 % kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam, riêng Nhật Bản chiếm tỷ trọng 31,49 % các nước còn lại chiếm 18,81 %.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Năm 2003, Nhật Bản chỉ còn chiếm tỷ trọng 13,97 % trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam.
Như vậy tất cả những nhân trên đã khiến cho tỷ trọng xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản giảm xuống.
Qua bảng trên, ta có thể thấy rằng trong các mặt hàng mà Việt Nam xuất
sang Nhật Bản chủ yếu là nguyên liệu, khoáng sản, hải sản; nguyên liêu thô hoặc
mới qua sơ chế và những mặt hàng có mức đội gia công chế biến thấp. Cụ thể:
* hàng dệt may đang xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch trung bình
hàng năm là gần 400 triệu USD, có dấu hiệu gia tăng mạnh theo các năm. Chỉ
tính riêng 6 tháng đầu năm 2003 đạt 1.745 triệu đô tăng 66,6 % so với cùng kỳ
năm 2002. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam về mặt hàng này hiện còn rất nhỏ bé
so với các nước trong khu vực. Xu hướng nhập khẩu mặt hàng này tại Nhật tăng
nhanh trong khoảng những năm từ 1980 đến 1990. nhưng trong vài năm trở lại
đây, kim ngạch xuất lại giảm sút do sức mua của thị trường này giảm. Trong
tương lai, khi nền kinh tế Nhất Bản phục hồi thì nhu cầu tiêu dùng trong nước
tăng lên; triển vọng xuất khẩu của Việt Nam về mặt hàng này sẽ tăng lên.
* Hải sản của Việt nam được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao. Tại Nhật,

hơn 80 % nhu cầu về Tôm phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Có thể nói đây là nước
có một nhu cầu tiêu thụ rất lớn về Hải sản. Việt Nam hiện là một trong những
nước xuất khẩu Tôm hàng đầu vào thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản vào Nhật đạt mức 600 triệu USD/năm và mục tiêu tăng trưởng mặt hàng
này năm nay dự kiến tăng 720 triệu USD, chiếm 28 % tổng kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản của cả nước.
* Kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da vào thị trường Nhật
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bản còn khá khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của ngành giày da Việt Nam.
Theo mạng tin Liên Hợp Quốc ngày 15 tháng 5 cho biết, Việt Nam hiện đang
đứng thứ 8 trong các nước sản xuất và đứng thứ tư trong số 10 nước xuất khẩu da,
giày lớn nhất thế giới. Đây là một bước nhảy vọt của Việt Nam trong lĩnh vực
này. Hiện Chính phủ ta ký hiệp định thương mại với Băng- la-đet, một nước có
mặt hàng da có chất lượng cao và rẻ, đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
Việt Nam sản xuất kinh doanh mặt hàng giầy dép và sản phẩm từ da.
* Về than đá, Việt Nam là một trong bốn nước xuất khẩu hàng đầu mặt hàng này
vào Nhật Bản và luôn luôn chiếm hơn 40 % thị phần nhập khẩu của nhật.
* Hàng Cao Su của Việt Nam hiện nay không thâm nhập được nhiều vào thị
trường Nhật Bản, mặc dù mức thuế nhập khẩu của mặt hàng này là không đáng
kể. Nguyên nhân là do chủng loại Cao Su của Việt Nam chưa thích hợp với thị
trường Nhật Bản, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Như vậy, những số liệu và phân tích trên cho thấy cơ cấu hàng xuất của ta vẫn còn
đơn giản, diện hàng xuất khẩu, nhất là hàng xuất khẩu chủ yếu còn khá hạn hẹp,
chưa có thay đổi nhiều so với những năm đầu thập kỷ 90. Mặc dù, nếu xét riêng
về việc phấn đấu giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã qua công đoạn chế tạo,
chế biến thì ta cũng có nhiều tiến bộ. Cụ thể, nếu như những năm đầu thập niên
1990, hàng xuất sang Nhật Bản của ta chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ
chế chiếm 90 % tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó riêng Dầu thô đã chiếm đến
60 %. thì hiện nay, đã giảm xuống nhiều nhưng vẫn còn tới trên 50 % là nguyên
liệu thô và sản phẩm sơ chế. Tuy nhiên, các mặt hàng nêu trên đều có đối thủ cạnh

tranh như: Trung Quốc; Hàn Quốc; Đài Loan; Thái Lan; Malaixia; Philippin; ấn
Độ… Do vậy, nếu ta không kịp thời cải tiến mẫu mã sản phẩm, giảm bớt chi phí
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thì sẽ khó có thể cạnh tranh được với các nước khác tại thị trường nước bạn cũng
như là ở ngày thị trường trong nước. Có thể nói kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản còn khá khiêm tốn. Cho đến cuối năm 2003, tổng kim ngạch
xuất là 2.909.151 nghìn USD. Hiện không tương xứng với tiềm năng tiêu thụ rất
lớn thực có của nhu cầu người dân Nhật Bản.
2.2.2.2 Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
nếu như, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam là khá cao (so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam). thì hoạt động nhập khẩu từ Nhật Bản lại diễn ra với nhịp độ khác. Kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản còn khá nhỏ so với kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này, cho đến cuối năm 2003. mới ở mức tương đương (kim
ngạch xuất đạt 2.901.51 nghìn USD; kim ngạch nhập khẩu là 2.993.959 nghìn
USD – nguồn: tổng cục Hải Quan)
Trong số những thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, Nhật Bản đ• và
đang là thị trường tiêu thụ lớn nhất mà Việt Nam có được. (mười bạn hàng thương
mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2003 vẫn là Nhật Bản; Trung Quốc;
australia; Singapore; Hoa Kỳ; Đài Loan; Đức; Anh; Pháp; Hàn Quốc.)
Mặc dù Nhật Bản luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong số những nước nhập khẩu hàng
Việt Nam, nhưng nhìn chung tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam lại cũng tăng giảm thất thường.
Thực tế cho thấy, chỉ có thời kỳ trước năm 1989, Việt Nam mới nhập siêu từ Nhật
Bản. Cụ thể năm 1986 số lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu là 109 triệu USD,
còn các năm sau kể từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đều suất siêu sang nhật và
mức xuất siêu này ngày càng tăng. Tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chính tiền tệ khu vực nên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật trong
những năm 1997 – 2000 có sự giảm sút.

Bảng 10: Tình hình xuất siêu của Việt Nam sang Nhật giai đoạn (1992 - 2001)
(Đơn vị : Triệu USD)
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
XK 870 1069 1350 1716 2020 2198 1792 1920 2532 3510 2440
NK 451 639 644 921 1140 1283 1470 1680 2121.3 2215 2510
XS 419 430 706 795 880 915 322 240 410.7 1295 (-70)
(Nguồn Tổng cục hải quan)
Nhật Bản đứng đầu danh sách các nước xuất siêu lớn nhất thế giới, thăng dư
thương mại của Nhật với Châu á lên tới 70.7 tỷ USD. Năm 1993, thặng dư thương
mại của Nhật với Thái Lan lên tới 7.66 tỷ USD, với Singapore 13.2 tỷ USD. Các
nước Châu á khác gồm Hàn Quốc; Indonesia… đều nhập siêu từ Nhật Bản. Tuy
nhiên năm 2002 lần đầu tiên cán cân thương mại bị thâm hụt kể từ nă 1999. Đối
với nền kinh tế Việt Nam, cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là hiện tượng
lành mạnh, vì nó tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể có thể chuyển thành vốn giúp
cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo, nó là cơ sở cho sự thay đổi
cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.
* Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
Cũng theo cách xem xét như đối với hàng xuất khẩu chủ yếu, cơ cấu hàng nhập
khẩu chủ yếu từ Nhật Bản sang nước ta như sau:
Qua số liệu tổng hợp trên có thể thấy, các mặt hàng nhập từ Nhật là những hàng
hoá sử dụng ít nguyên liệu thô, song hàm lượng chất xám cao như sản phẩm của
các ngành công nghiệp nặng. Trong tổng số hàng nhập từ Nhật Bản của Việt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nam, các mặt hàng công nghiệp chế tạo chiếm trên 88 %, nguyên liệu khoáng sản
gần 3 % và nguyên liệu thô là 1.5 %.
Tóm lại, trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản, sự hỗ trợ và
quan tâm tích cực của Chính phủ, các công ty thương mại, các ngân hàng và qũy
phát triển của Nhật Bản đã đẩy hiệu quả buôn bán kinh doanh với Việt Nam,
khiến mối quan hệ này mở ra những triển vọng lớn trong tương lai. Tuy nhiên,
vẫn còn một số khúc mắc và hạn chế sau:

Trước hết, về kim ngạch buôn bán giữa hai nước mặc dù đã tăng lên một
cách ổn định và tích cực nhưng quy mô buôn bán còn nhỏ bé so với tiềm năng
kinh tế của hai nước. Tỷ trọng thương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạch
ngoại thương của Nhật Bản là không đáng kể, khoảng gần 1% và chiếm trung
bình các năm khoảng sấp xỉ 15 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.
Với tình hình này, nếu không có thiện chí hợp tác, tương trợ lẫn nhau thì bất cứ
một sự thay đổi nào trong chính sách ngoại thương của Nhật Bản cũng như sự
trừng phạt buôn bán, sự tăng giảm giá của đồng Yen đều gây tác hại đối với nền
kinh tế Việt Nam nhiều hơn những gì Việt Nam có thể gây ra cho Nhật Bản.
Việt Nam thường xuất sang thị trường Nhật Bản những hàng hoá sử dụng
nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên như Giầy dép; hàng may mặc; Dầu thô;
Than đá; hàng thủ công và các loại nông sản khác… hàng thủ công cũng là một
thế mạnh độc quyền của ta mà không phải lo sợ cạnh tranh trực tiếp. Hàng thủ
công nhập khẩu vào Nhật được gia tăng. Năm 2003, tổng giá trị được xuất là
43.671.000 USD tăng 1,1 lần so với năm 2002 là 39.460.000 USD. Cơ cấu mặt
hàng xuất còn tương đối đơn giản, chủng loại ít, chủ yếu là mặt hàng thô, chưa
qua chế biến. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu vào chủ yếu là máy móc,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thiết bị, công nghệ kỹ thuật của ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo
những mặt hàng sử dụng ít nguyên liệu, chứa hàm lượng chất xám cao. Cơ cấu
buôn bán giữa hai nước cũng có sự biến động nhưng rất chậm chạp…
2.3 Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
Có thể nói, buôn bán song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát
triển và không ngừng tăng lên cả vể khối lượng và qui mô. Sự gia tăng này đã đáp
ứng được về cơ bản nhu cầu của cả hai phía. Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa
hai nước vẫn còn một số hạn chế sau đây:
Quy mô buôn bán còn quá nhỏ so với tiềm năng kinh tế của hai nước; kim ngạch
buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tổng kim ngạch ngoại thương của
Nhật Bản là không đáng kể, khoảng chừng 0,7 – 0,9 % và chiếm khoảng trung
bình 15 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong các năm như đã nói

ở trên. Điều này cho thấy, trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam phụ
thuộc đáng kể vào Nhật Bản, còn Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào Việt Nam.
Mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào Nhật lớn hơn nhiều so với các nước đang
phát triển khác ở Châu á như Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia… Vì vậy, nếu như có
bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách ngoại thương của Nhật Bản hoặc thị
trường Nhật Bản thì sẽ gây cho nền kinh tế của Việt Nam một cú xốc tương ứng;
ví dụ như: sự trừng phạt buôn bán, sự tăng giảm giá của đồng Yên hoặc sự thay
đổi chính sách… đều gây tác hại đối với nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn những
gì mà thị trường Việt Nam có thể gây ra cho Nhật Bản.
Cơ cấu hàng hoá trao đổi còn nhiều bất cập: Việt Nam xuất sang Nhật Bản
nguyên liệu khoáng sản, thủy hải sản chủ yếu dưới dạng thô hoặc mới qua sơ chế
và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công, nhưng lại nhập từ Nhật
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
những hàng công nghiệp nặng. Như vậy, Việt Nam đã xuất sang thị trường này
những hàng hoá sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nhập
từ đó những loại hàng hoá sử dụng ít nguyên liệu nhưng chứa đựng một hàm
lượng chất xám cao.
Cơ cấu buôn bán giữa hai nước phản ánh giai đoạn phát triển hiện tại của nền kinh
tế Việt Nam với những lợi thế tương đối về tài nguyên và lao động. Về mặt thực
tiễn, cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là một hiện tượng lành mạnh đối
với nền kinh tế Việt Nam vì doanh thu ngoại tệ. khả dĩ có thể chuyển thành hàng
hoá giúp cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo – cơ sở cho sự thay đổi
cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, cơ cấu này chỉ có ưu
điểm trong thời gian ngắn từ 3 – 5 năm hoặc tối đa là 7 năm, nếu kéo dài sẽ hoàn
toàn bất lợi đối với Việt Nam trong trao đổi mậu dịch. Thặng dư thương mại của
Việt Nam với Nhật Bản trong thời gian qua chủ yếu là do dầu thô mang lại. Mức
thặng dư của Việt Nam trong buôn bán vớ Nhật Bản là khá lớn nhưng những thiệt
hại khác thì chưa ai tính được.
Rất có thể, trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự thâm hụt trở lại
trong cán cân thương mại với Nhật Bản vì với yêu cầu của công nghiệp hoá, đòi

hỏi Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn máy móc; thiết bị, dây chuyền
công nghệ hiện đại… Người ta dự báo rằng, với tiến trình Công nghiệp hoá đang
diễn ra ở Việt Nam thì trong thời gian một vài năm tới (từ năm 2006 – 2010) Việt
Nam sẽ nhập siêu từ Nhật. Mức nhập siêu sẽ không phải là nhỏ nếu; Việt Nam
không nhanh chóng thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của mình sang thị trường này.
Quan hệ buôn bán giản đơn chưa gắn liền với hình thức hợp tác kinh tế quốc tế,
đặc biệt là với hình thức đầu tư (liên doanh, liên kết) và tài trợ phát triển chính
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×