Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới sự tồn tại và phát triển ngành dệt may Việt Nam - 4 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.35 KB, 13 trang )

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Công ty còn sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm Rib, Interlock, single, các sản
phẩm may mặc bằng vải dệt kim, các loại vải dệt thoi và các sản phẩm may mặc bằng
vải dệt thoi, các loại khăn bông.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các nhà máy
Khối phòng ban chức năng
Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ, triển khai
nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan, đồng thời
làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt động điều hành sản
xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết định nhanh chóng, chính xác để hoạt động sản
xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng ban trong cơng ty ln có mối liên hệ chặt
chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo cho việc sản xuất được xun suốt và thuận
lợi.
* Phịng Tổ chức hành chính
+Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao động tiền
lương, chế độ chính sách.
* Phịng Kế tốn tài chính
+Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong cơng tác kế tốn tài chính nhằm sử dụng đồng
vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Phòng Kế hoạch thương mại :
+Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như: nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị
trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm may mặc, vải dệt kim, vải dệt thoi,


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

khăn bông của Công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, khuyếch
trương quảng cáo sản phẩm của Cơng ty trên thị trường cả nước.
* Phịng Xuất nhập khẩu


+Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngồi nước, tham mưu cho TGĐ trong
công tác nhập khẩu phụ liệu, hố chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ tùng phục
vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của công ty đồng thời xuất khẩu
những sản phẩm của cơng ty ra nước ngồi bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các
đơn vị khác.
* Phòng Kỹ thuật đầu tư
+Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm, may, cơ khí,
động lực, kỹ thuật an tồn, vệ sinh mơi trường, kỹ thuật xây dựng trong phạm vi tồn
cơng ty.
* Phịng kế hoạch - thị trường
+Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các giải pháp, xây
dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội địa và sản
phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty; thực hiện công tác
marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng các phế liệu của cơng ty.
* Phịng Đời sống
+ Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại công ty.
+Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng tồn cơng ty.
* Phịng bảo vệ-qn sự
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong tồn Cơng ty,
tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng, tồn cơng ty 24h/24h.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Ngoài ra cịn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
Khối các nhà máy sản xuất
Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản xuất ra sản
phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy có chức
năng sử dụng cơng nhân, tổ chức quản lý q trình sản xuất, thực hiện các định mức

kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất
của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho
giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các
tổ trưởng tổ sản xuất.
Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về tồn bộ hoạt động
của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những cơng việc được
phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề quan trọng trong
quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao.
3.

Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty.

3.1 Các nhân tố bên ngoài.
Theo các nhà kinh tế Mỹ, ngành may mặc được xếp vào dạng ngành phân tán, và nếu
xét theo tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc thì đây là ngành cơng nghiệp tăng
trưởng và bão hồ, có các đặc điểm như tẳng trưởng thị trường chậm lại, dư thừa năng
lực sản xuất dẫn đến giảm giá, cạnh tranh quốc tế có su hướng tăng lên, đặc biệt là
cạnh tranh của các nước có lợi thế về chi phí sản xuất, quyền lực của khách hàng cao
hơn...


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc.
Sản phẩm may mặc không chỉ được sản xuất theo dây chuyền, bằng những máy móc
thiết bị tiên tiến, mà đây là sản phẩm khơng địi hỏi vốn lớn và có thể sản xuất bằng
phương pháp thủ cơng. Do đó, bất cứ đơn vị kinh tế nào thấy mình có khả năng đều có
thể tham gia ngành hàng này. Nguy cơ đe doạ của những đối thủ tiềm ẩn hay mới gia
nhập đều cao, mà chủ yếu là sự đe doạ từ các công ty tư nhân. Thực tế cho thấy ngay

trong ngành dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tổng
công ty dệt may chỉ bàng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của các công ty tư nhân (Tạp
chí dệt may). Các đối thủ mới gia nhập ngành hàng có thể yếu về kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh nhưng họ thường có tính mạo hiểm và sự sáng tạo cao mà đây là hai yếu tố
khá quan trọng tạo nên thành công trong kinh doanh.
Quyền thương lương của người cung ứng.
Công ty dệt may Hà nội thường xuyên phải nhập khẩu hàng hoá vật tư từ nước ngồi
hoặc được bạn hàng cung cấp bởi vì ngun phụ liệu (NPL) có chất lượng cao của thị
trường nội địa là rất nhỏ. Việc nhập khẩu NPL thường xuyên và với số lượng lớn từ thị
trường nước ngồi khiến cơng ty càng tăng tính phụ thuộc vào các cơng ty nước ngồi
giữ vai trị cung ứng. Hai tháng đầu năm 2001, cơng nhân sản xuất đã khơng có đủ
việc làm do nước ngoài gửi NPL chậm. Hơn nữa, khi các cơng ty xuất khẩu NPL của
nước ngồi nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng NPL cho sản xuất của công ty là cao và
cần thiết, có thể cơng ty khơng tránh khỏi việc bị ép giá nhập khẩu các mặt hàng này..
Quyền lực thương lượng của người mua.
Điểm thuận lợi của hình thức xuất khẩu theo hợp đồng gia cơng là công ty không phải
lo tới công tác bán hàng mà chỉ cần giao lại hàng cho đối tác. Như vậy, đối tác của


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

công ty vừa là người cung ứng, vừa là người tiêu thụ hàng. Tuy nhiên, cơng ty chỉ có
thể lấy cơng làm lãi mà bị hạn chế cơ hội tăng lợi nhuận, vì khơng được bán hàng trực
tiếp cho người tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, ngoài khả năng bị ép giá đầu vào, cơng ty
cịn có thế bị ép giá đầu ra do khơng có đủ thơng tin về thị trường tiêu thụ. Nhưng vì
cạnh tranh giữa các cơng ty trong và ngồi nước ngày càng tăng nên cơng ty buộc phải
chấp nhận phí gia cơng thấp.Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty chủ
yếu là xuất theo giá FOB. Với cách định giá này, người mua sẽ phải thanh tốn chi phí
vận chuyển từ nơi giao hàng của người bán đến điạ điểm cuối cùng của người mua. ấn
định theo cách này, người bán không phải lo chi phí vận chuyển. Song họ dễ bị mất

khách hàng nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng giá trọn gói có lợi cho khách hàng.
Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế.
Sản phẩm của công ty hiện nay đang còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại. do
nguyên liệu dệt may chủ yếu của công ty là các loại sợi PE, các sản phẩm dệt kim, loại
hàng lại do bên đặt hàng quy định thường ít có sự thay đổi và tính tinh vi của sản phẩm
lại khơng cao nên khó có thể tạo ra đuợc sự hấp dẫn đối với khách hàng. Do đó, cơng
ty khó tránh khỏi sức ép cạnh tranh từ phía các sản phẩm thay thế (sản phẩm may mặc
được sản xuất bằng các nguyên liệu khác như vải dệt thoi, len...) nhất là khi xu hướng
sử dụng các loại vải đuợc cấu thành bởi các hợp chất đặc biệt, mới lạ đang tăng lên.
Hơn nữa, thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty là ở nước ngồi, thường là các thị
trường có nhu cầu tiêu dùng độc đáo, sự khác biệt hoá sản phẩm (về mẫu mả, giá cả,
dịch vụ...) đóng vai trò quyết định trong khả năng thu hút khách hàng. Các sản phẩm
thay thế sẽ tăng sức ép cạnh tranh khi các chi phí sản xuất và tiêu thụ của công ty cao


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

hơn các chi phí của sản phẩm thay thế, vì khi đó khách hàng sẽ so sánh mức giá của
các sản phẩm với nhau và họ sẽ tiêu thụ sản phẩm tes nếu có mức độc đáo nhất.
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.
Tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng tổng công ty dệt may Việt
Nam diễn ra một các quyết liệt: cạnh tranh về giá gia công, cạnh tranh về giá xuất
khẩu... và thiếu một sự hợp tác liên kết. Thậm chí có nhiều trường hợp sợi sản xuất
trong nước ra thừa nhưng một số doanh nghiệp vẫn nhập khẩu dệt. Đó chính là ngun
nhân cản trở việc tập trung nguồn lực, làm giảm khả năng cạnh tranh của tồn
ngành.Mặt khác, do những địi hỏi về u cầu phẩm chất cũng như kỹ thuật của hàng
may mặc ở thị trường Mỹ và thị trường EU là khá cao, hơn nữa các doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động trong ngành may trên các thị trường này đã có trình độ cạnh tranh và
những ưu thế nhất định, nên vấn đề thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đó đối với
cơng ty dệt may Hà Nội cịn gặp nhiều khó khăn. Còn việc tham gia thị trường các

nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hay một số các nước ASEAN
thì kết quả có phần khả quan hơn do tâm lý tiêu dùng ở các nước này khơng q phức
tạp và có sự tương đồng trong tâm lý tiêu dùng với người Việt Nam. Bên cạnh đó là
những thuận lợi tương đối trong vấn đề địa lý. Mặc dù, các doanh nghiệp may mặc của
các nước trong khu vực có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng
tiêu dùng này (do một đặc điểm chung của các nước Châu á: hàng dệt may là ngành
hàng truyền thống và được coi là mũi nhọn trong hoạt động thương mại quốc tế), song
khoảng cách chênh lệch khơng q xa và do đó mức độ đe doạ cạnh tranh của họ với
công ty không phải quá cao.
3.2

Các nhân tố bên trong.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Nguồn nhân lực
Lực lượng lao động trong công ty rất đông đảo, bao gồm những người đã tốt nghiệp
đại học, những công nhân được đào tạo từ các trường trung cấp, cao đẳng cho tới
những người không được đào tạo qua trường lớp như công nhân bốc vác, lao công.
Bảng 1 cho thấy, trong công ty lao động nữ nhiều hơn nam. Qua thực tế khảo sát, số
nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận trực tiếp sản xuất. Điều này rất phù hợp với đặc điểm
sản xuất của ngành. Số lao động trong bộ phận hành chính năm 2002 chiếm 6%, bộ
phận trực tiếp sản xuất chiếm 94%, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty rất
gọn nhẹ. Hàng năm, quý, tháng công ty tổ chức thi tay nghề, mở các lớp bồi dưỡng
cho cán bộ công nhân viên. Độ tuổi lao động trung bình trong cơng ty là 27, đây là một
thuận lợi lớn cho công ty bởi tuổi trẻ thường có tính năng động, sáng tạo và lịng nhiệt
tình với cơng việc. Lực lượng lao động này đã giúp công ty trở thành doanh nghiệp
hàng đầu của ngành dệt may trong cơ chế thị trường. Số lao động được đào tạo từ các
khối trường chuyên nghiệp của công ty chiếm tỷ lệ khoảng 16,6% tổng lao động của

tồn cơng ty trong năm 2002, năm 2001 tỷ lệ này chiếm 15,2% và năm 2000 là
14,13%. Như vậy, số lượng lao động được đào tạo qua các trường chun nghiệp của
cơng ty ngày càng tăng, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên tỷ lệ này còn thấp so với nhũng đòi hỏi của cơng việc (vận hành máy móc, thiết
bị hiện đại; kỹ năng sản xuất tinh vi cao cấp...). Do đó, hàng năm cơng ty đều có kế
hoạch bổ xung lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng
tiếp thu công nghệ mới cho CBCNV. Người lao động có trình độ càng cao, càng có
nhiều hiểu biết về cơng việc thì càng đảm bảo cơng tác nghiên cứu và nâng cao chất
lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Được sự trợ giúp của các máy móc chuyên dụng tiên tiên, hiện đại, sức lao động của
người công nhân được sử dụng hợp lý hơn. Năm 2002 năng suất lao động trung bình
tính theo doanh thu đạt 1.344.210 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân là1.097.500
đồng/người/tháng. Với lao động mới tuyển, các CBCNV có nhiệm vụ kèm cặp và
hướng dẫn để họ bắt tay vào cơng việc một cách thuận tiện nhất.
Các phịng ban chức năng của công ty từ trên xuống phối hợp luôn đồng bộ, việc phân
cấp chồng chéo. Các công việc thường nhật, hay định kỳ, hay cả những vấn đề phát
sinh đều được giải quyết khẩn trương, kịp thời. Vì thế bộ máy quản lý của cơng ty
được coi là khá hiệu quả (số cán bộ quản lý chỉ chiếm 6% tổng lao đơng tồn cơng ty).
Năm 2003 cơng ty tiến hành hoàn thiện dây chuyền sản xuất vải Denim là sản phẩm
mới đưa vào sản xuất nhưng hiệu quả đem lại khá cao.
Nguồn lực về tài chính
Hiện nay công ty dệt may Hà nội là một trong những cơng ty có giá trị tài sản lớn
trong tổng cơng ty dệt may Việt Nam. Tổng giá trị tài sản của cơng ty khoảng gần 300
tỷ với các cơng trình xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp điện nước, máy
móc thiết bị của cơng ty. Cơng ty đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn và
ngày càng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại làm tăng nguồn vốn cố định, tạo

điều kiện mở rộng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng
cạnh tranh của công ty.
Cơng ty rất chú trọng vào việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn ngày một gia tăng. Vì
trong kinh doanh có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc thay
đổi các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại hơn nhằm giảm


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

bớt sức người. Nhờ đó mà cơng ty có thêm thời gian đầu tư vào đào tạo nguồn nhân
lực để phát huy trí lực của họ để quay lại tiếp tục điều khiển máy móc phục vụ cho
cơng việc của mình được tốt hơn từ đó tăng năng suất doanh thu và lợi nhuận cho cơng
ty. Do đó, việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với
lãnh đạop công ty cũng như đối với những người trực tiếp quản lý nguồn vốn.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mùnh. cơng ty ln tìm cách khai
thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có cũng như nguồn vốn nhà nước giao cùng
với các nguồn vốn khác mà cơng ty có được. Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều
cần có vốn, khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết cơng tác tổ chức tài
chính của cơng ty phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của cơng ty
trong kỳ vì việc khai thác và tạo lập nguồn hình thành vốn cố định sẽ quyết định đến
quy mô và ảnh hưởng tới sự tồn tại của tài sản cố định. Các khoản đầu tư dài hạn và
các chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty. Tiếp theo dựa vào bản kế hoạch vốn
công ty sẽ tổ chức huy động vốn để đáp úng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của
cơng ty.
Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín trong ngành vì vậy việc huy động nguồn vốn
từ nhiều nguồn khác nhau là việc khơng q khó đối với cơng ty. Cơng ty có thể khai
thác và tạo lập nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:Vốn do ngân sách nhà
nuớc cấp; Vốn từ các quỹ: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận để lại của
công ty; Vốn vay của ngân hàng; Nguồn vốn phát hành chứng khoán. Đây là bộ phận

rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Nguồn vốn
liên doanh, liên kết


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Qua kết quả phân tích tình hình tài chính ở trên có thể thấy rõ việc quản lý tài chính ở
cơng ty rất được chú trọng. Cụ thể, chỉ tiêu tỷ suất tài trợ ở công ty < 0,5 chứng tỏ
công ty đã biết huy động tốt các khoản vốn vay bên ngồi, chỉ tiêu tỷ suất thanh tốn
ngắn hạn > 1 cho thấy cơng ty có thể chủ động trang trải các khoản nợ bằng tài sản sẵn
có của mình. Từ bảng số liệu ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệplà khá tốt,
khả năng huy động vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất
kinh doanh, đổi mới cơng nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác
đầu tư về liên doanh liên kết. Đây là một lợi thế rất lớn đối với doanh nghiệp trong
việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình bởi vì vấn đề nguồn vốn đang là vấn
đề rất bức súc đối với các doanh nghiệp dệt may nói riêng và tất cả các doanh nghiệp ở
Việt Nam nói chung. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố cần, cịn yếu tố đủ chính là tình hình
sử dụng vốn bởi nó sẽ quyết định đến chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh.
Nguồn lực về vật chất kỹ thuật.
Công ty dệt may Hà Nội có nhiều loại dây truyền máy móc thiết bị dùng để sản xuất
ba mặt hàng chính là sợi, sản phẩm dệt kim và khăn bông. Các dây chuyền này chủ
yếu là dây chuyền sản xuất liên tục ( bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm).
Hiện nay tại nhà máy sợi I và nhà máy sợi II đều có dây truyền vừa sản xuất sợi chải
kỹ, vừa sản xuất sợi chải thô. Tại nhà máy sợi II cồn có thêm dây chuyền sản xuất sợi
phế OE. Từ dây chuyền chải kỹ và chải thơ có thể kết hợp để sản xuất sợi đơn chải thô
sợi đơn chải kỹ và sợi xe. Đó là nhà máy bơng Mazoly và Muzata của Nhật bản, máy
Autoconer và Schrafhort của Đức, máy đậu và máy xe do Trung quốc sản xuất.



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Hầu hết máy móc đều được sản xuất từ năm 1979, 1980 ngoại trừ máy Schrafhort và
Murata là mới được trang bị sản xuất vào những năm 1994, 1995. Tại nhà máy sợi
Vinh các máy móc thiết bị hồn tồn do CHLB Đức sản xuất vào đầu những nam 1970
và một số máy móc đã khấu hao hết.
Hầu hết máy móc thiết bị của cơng ty dệt may Hà Nội có thời gian sử dụng khá lâu,
đây chính là điểm yếu trong chiến lược cạnh tranh của công ty trong cơ chế thị trường.
Do vậy cơng ty cần có chiến lược đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị để tạo ra những
sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Như vậy ngoài trừ những máy móc thiết bị dùng để sản xuất các sản phẩm mới của
Công ty: Vải Demin, sản phẩm Demin, Mũ nới được trang bị gần đây thì cịn lại là
những máy móc đã có thời gian sử dụng khá lâu, đây chính là điểm yếu trong chiễn
lược cạnh tranh của Công ty trong cơ chế thị trường.
Công tác thị trường và marketing của công ty dệt may Hà Nội.
Thị trường tiêu thụ của công ty Dệt May Hà Nội khá rộng lớn, bao gồm thị trường
trong nước (50%) và thị trường nước ngồi (50%). Cơng ty đang từng bước khẳng
định mình trên thị trường nội địa nhằm tạo cơ sở phát triển sức canhj tranh trên thị
trường quốc tế
Hiện nay công ty đang cố gắng phát triển mạng lưới phân phối. Năm 2002 cơng ty có
tới hơn 20 quầy giới thiệu sản phẩm và hơn 60 đại lý ở các tỉnh thành phố so với 14
quầy giới thiệu sản phẩm và 35 đại lý vào năm 2001. Mạng lưới kênh phân phối bao
gồm kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối trực tiếp.
Kênh phân phối gián tiếp thông qua các đại lý như cơ sở vĩnh tiến, công ty TNHH tiên
tiến, cơng ty TNHH hiệp hồ.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Kênh phân phối trực tiếp được tập trung chủ yếu ở sản phẩm sợi, hàng may mặc nội

địa, hàng khăn bông. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì cơng ty nhận đơn hàng trực
tiếp từ nước ngồi. Ngồi ra cơng ty còn áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như
quảng bá sản phẩm trên báo trên tạp trí, tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức các hội
nghị khách hàng.
Công ty tiến hành thu thập thông tin về thị trường nước ngoài qua các cơ quan, tổ chức
trong nước có chức năng, chẳng hạn như:
-

Phịng thương và cơng nghiệp Việt Nam: là cơ quan có quan hệ rất rộng trên thế

giới, có khả năng tìm hiểu được thực lực của các cơng ty kinh doanh của nước ngồi,
để từ đó cung cấp các thơng tin cần thiết cho các cơng ty trong nước có nhu cầu tìm
đối tác.
-

Bộ thương mại: là một đơn vị có chức năng quản lý và tổ chức các hội chợ,

triển lãm, giới thiệu tạo điều kiện cho các cán bộ của công ty đi tham quan và nối quan
hệ với các đơn vị sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
-

Các cơ quan chủ quản như bộ công nghiệp nhẹ, tổng công ty dệt may Viêt

Nam...
Ngoài ra qua các mối quan hệ với bạn hàng, cơng ty cố gắng tìm hiểu những thơng tin
quan trọng về thị trường, về nhu cầu nước ngoài, hoặc về những đối thủ cạnh tranh
trên thị trường đó. Việc tranh thủ những mối quan hệ này đã giúp công ty rất nhiều
trong việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ với đối tác.
II. Thực trạng hoạt động nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt
may Hà Nội.

1. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty qua các năm.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 50% tổng doanh thu và tăng đều qua
các năm .
Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm .Năm 1999 tăng 103,42% so
với năm 1998, năm 2000 tăng 119,54 % so với năm 1999, riêng năm 2001 đã vượt kế
hoạch tổng công ty giao là 102,5% tăng 112,72% so với năm 2000. Sang năm 2002
mức doanh thu tồn cơng ty tăng mạnh, tăng 119,96% so với năm 2001. Nguyên nhân
của sự tăng này là do trong năm 2001 công ty tiến hành nghiên cứu và đưa vào kinh
doanh xuất khẩu một số sản phẩm mới dựa trên cơ sở các bạn hang cũ và các bạn hàng
truyền thống là những bạn hàng nhập khẩu đầu tiên những sản phẩm này của công ty.
Cùng với sự nỗ lực của công ty các sản phẩm này dần dần chiếm lĩnh thị trường và
góp phần làm tăng doanh thu của công ty
Biểu đồ1: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua diễn ra
ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ đối với Công ty dệt may Hà
Nội mà cịn với cả tồn ngành dệt may Việt Nam mà nguyên nhân là do ảnh hưởng
nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực từ cuối năm 1997. Cụ
thể đã làm cho sức mua của các bạn hàng chủ chốt như : Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc, Hồng Kông giảm mạnh và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam yếu
đi do các nước có khủng hoảng. Tuy nhiên sang năm 1999 trở đi cơng ty đã có những
tiến bộ đáng kể. Có được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo
công ty kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên trong công ty mà
đặc biệt là nhờ những cán bộ phòng xuất nhập khẩu vừa năng động vừa nhanh nhạy
trong việc tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu của công tác hoạt động kinh doanh.




×