Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Về một vài chức năng của văn học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.99 KB, 8 trang )

Về một vài chức năng của
văn học
Các nhân vật di trú (migrer)
Chúng ta có thể có những khẳng định thật sự về các nhân vật văn học
bởi vì điều xảy ra với họ đã được ghi lại trong văn bản, và một văn bản giống
như một bản nhạc chia bè. Quả thật Anna Karenina chết vì tự vẫn đúng như
là Bản giao hưởng số 5 của Beethoven được viết ở cung đô thứ (chứ không
phải ở cung fa trưởng như của bản giao hưởng số 6) và bắt đầu bằng “sol, sol,
sol, mi giáng”. Nhưng xẩy ra chuyện - tuy không phải là tất cả - một vài nhân
vật văn học rời khỏi văn bản nơi chúng được sinh ra và di trú trong một vùng
vũ trụ mà người ta rất khó xác định giới hạn vũ trụ ấy.
Các cuộc di trú từ văn bản này tới văn bản kia (và thông qua những cách
chuyển thể hoàn toàn khác nhau về chất, từ sách thành phim hay thành vở ba
lê, hay từ truyền thuyết truyền miệng thành sách) đã xảy ra đối với các nhân
vật đến từ huyền thoại cũng như đối với các nhân vật của lối kể “phi tôn giáo”,
Ulysse, Jason, Arthur hay Parsifal, Alice, Pinochio, d’Artagnan. Khi chúng ta
nói về các nhân vật của loại này, phải chăng là chúng ta dựa vào một bản chia
bè chính xác? Hãy thử xem xét truyện Cô bé quàng khăn đỏ. Hai bản nổi tiếng
nhất, của Perrault và của anh em Grimm, hoàn toàn khác nhau. Trong bản thứ
nhất, cô bé bị sói ăn và câu chuyện kết thúc ở đó, do vậy nó tạo ra các suy
nghĩ nghiêm khắc mang tính đạo đức về các hiểm họa do sự bất cẩn. Trong
trường hợp thứ hai, người đi săn tới giết con sói, cứu sống cô bé và người
bà. Happy end (kết thúc có hậu - ND).
Hãy tưởng tượng giờ đây một bà mẹ kể truyện cổ cho con và dừng lại ở
chỗ con sói ăn thịt Cô bé quàng khăn đỏ. Lũ trẻ có thể phản đối và muốn có
một câu chuyện “thực sự”, câu chuyện mà ở đó Cô bé quàng khăn đỏ được
cứu sống, và không cần tới việc bà mẹ phải tuyên bố mình là nhà một ngữ văn
học biết tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Lũ trẻ biết một câu chuyện “đích
thực” là Cô bé quàng khăn đỏ sống lại và câu chuyện này gần với bản kể của
Grimm hơn là của Perrault. Tuy nhiên bản kể đó không trùng khít với phần chia
bè của Grimm, bởi vì nó bỏ qua một loạt các sự kiện thứ yếu - ở đó bản


Perrault và bản Grimm khác nhau, chẳng hạn như là kiểu quà mà Cô bé quàng
khăn đỏ mang tới cho bà, và cũng ở đó lũ trẻ dễ dàng đồng ý với nhau, bởi vì
chúng dựa theo một cá nhân có tính sơ đồ hơn, mơ hồ trong truyền thuyết,
phân bố theo nhiều bè khác nhau, mà chủ yếu là truyền miệng.
Như vậy, Cô bé quàng khăn đỏ, d’Artagnan, Ulysse, Bà Bovary trở thành
những cá nhân sống ngoài các bè ban đầu, và những ai chưa bao giờ đọc bè
cổ mẫu (archétype) đều có thể tự tin đưa ra các khẳng định thật sự về các
nhân vật đó. Trước khi đọc Oeudipe làm vua, tôi đã biết rằng Oeudipe cưới
Jocaste. Mặc dù các bè có phần mơ hồ, song chúng cũng không phải là không
thể kiểm tra được: có lẽ ai đó nói rằng Bà Bovary dàn hòa với Charles và sống
hạnh phúc với anh ta đều hứng thú với các cách trừng phạt của những người
có lương tri, hệt như là những người này đồng ý về nhân vật Emma.
Ở đâu những cá nhân mơ hồ đó? Điều này còn phụ thuộc vào khuôn khổ
của bản thể học chúng ta, nếu nó chứa cũng những số căn, như ngôn ngữ
Êtơrui và hai ý niệm về Thánh Ba ngôi (Très Sainte Trinité); đó là ý niệm của
người La mã, đối với họ (ít nhất là cho tới hôm kia) Thánh Linh (Saint-Esprit)
xuất phát từ Cha và Con (ex patre Filioque procedit - nguyên bản Latin, ND.);
và ý niệm của người Byzantin, đối với họ Thánh Linh chỉ xuất phát từ Cha.
Nhưng bản thể này có một quy chế rất mơ hồ và chứa đựng những thực thể
với độ dày khác nhau, bởi vì chính vị Lão trưởng của Constantinople (sẵn sàng
va chạm với Giáo hoàng nhân nói tới filioque (Cha - ND) có thể đồng ý với
Giáo hoàng để nói rằng quả thật Sherlock Holmes sống ở phố Baker và rằng
Clark Kent và Siêu nhân chỉ là cùng một con người.
Đôi khi, người ta đã viết trong các cuốn tiểu thuyết hay các bài thơ rằng -
tôi khám phá những ví dụ một cách ngẫu nhiên - Asdrubal giết Corinthe hay
Théophraste yêu điên cuồng Théodoline, tuy nhiên không ai nghĩ rằng người ta
có thể đưa ra những khẳng định đích thực về chủ đề của chúng, bởi vì đó là
những nhân vật không may mắn hay sinh ra không may, họ không hề di trú và
không tới tham dự vào trí nhớ tập thể. Tại sao trong thế giới này việc Hamlet
không cưới Ophelia lại đúng đắn hơn so với việc Theophraste đã cưới

Theodolinde? Đâu là bè của thế giới này, nơi Hamlet và Ophelie sống chứ
không phải là Theophraste bất hạnh?
Những nhân vật kiểu như Hamlet hay Anna Karenina trong chừng mực
nào đó được tập thể coi là có thật bởi vì cộng đồng đã tạo nên những cảm
hứng say mê, trong hàng thế kỷ và hàng năm. Chúng ta tạo ra các cảm hứng
say mê mang tính cá nhân trên hàng đống những ảo tượng mà chúng ta có thể
lập ra dưới đôi mắt mở to hay lim dim. Chúng ta thực sự có thể xúc động khi
nghĩ tới cái chết của một người mà chúng ta yêu quý, hay cảm nhận được
những phản ứng sinh lý khi tưởng tượng trong một mối quan hệ tình dục với cô
ta, cũng như vậy, bằng những cách thức nhận diện hay có tính phóng chiếu,
chúng ta có thể xúc động về số phận của Emma Bovary, hoặc giống như điều
đó xảy đến với một vài thế hệ, hay bị thu hút tới việc tự tử do những âm mưu
của Werther hay của Jacopo Ortis. Nhưng nếu ai đó hỏi chúng ta liệu cái con
người mà ta tưởng tượng về cái chết của anh ta có chết thật hay không, chúng
ta có thể sẽ đáp rằng không, rằng đó là hiệu quả của trí tưởng tượng cô lập
của chúng ta. Ngược lại, nếu người ta hỏi chúng ta liệu có phải Werther có tự
vẫn thật không thì chúng ta đáp rằng có, và trí tưởng tưởng mà chúng ta nói tới
không còn cô lập nữa, đó là một hiện thực văn hóa, mà toàn thể cộng đồng
đều nhất trí về nó. Vì thế chúng ta cho là điên kẻ nào chỉ tự tử bởi vì kẻ đó
tưởng tượng (trong khi biết rằng đó là một sản phẩm của trí tưởng tượng của
anh ta) rằng cô người yêu của anh ta đã chết, trong khi đó chúng ta cố gắng
chứng minh, bằng cách này hay cách khác ai đó tự tử (dù biết rằng anh ta
khóc về một nhân vật hư cấu) vì sự tự sát của Werther.
Chúng ta sẽ cần tìm ra một không gian của vũ trụ, nơi các nhân vật đó
sống và cần xác định các hành vi ứng xử của chúng ta, tới mức chúng ta coi
chúng như những hình mẫu của cuộc đời, của chúng ta và của những người
khác, và chúng ta hiểu nhau rất rõ khi chúng ta nói về ai đó có mặc cảm
Oeudip, một món ăn kiểu Gargantua, một hành vi ứng xử kiểu Don Quichotte,
sự ghen tuông của Othello, một sự nghi ngờ của Hamlet hay nói rằng anh ta là
một người theo kiểu Donjuan không sao chữa khỏi. Trong văn học, điều đó

không chỉ xảy ra với các nhân vật, mà còn với cả các tình huống, các đồ vật.
Tại sao những nàng tiên cá tồn tại mãi lại là những ẩn dụ đầy ám ảnh, luôn sẵn
sàng nói lại với chúng ta bất kỳ lúc nào rằng ta là ai?
Các thực thể ấy của văn học ở ngay gần chúng ta. Nhưng chúng không
có ở đó từ muôn đời nay (có thể lắm) như các số căn và những định lý của
Pythagore, mà giờ đây, sau khi chúng đã được văn học sáng tạo và nuôi
dưỡng bằng nhiệt hứng của chúng ta thì chúng ở đó, và chúng ta cần phải tính
tới sự tồn tại của chúng. Để tránh những tranh cãi về bản thể học và siêu hình
học, chúng ta cần nói rằng các thực thể đó tồn tại như những thói quen văn
hóa, những quan điểm mang tính xã hội. Nhưng ngay cả sự cấm kỵ mang tính
phổ quát của loạn luân là một thói quen văn hóa, một ý niệm, một quan điểm,
thì cấm kỵ đó lại có sức mạnh làm chuyển động những số phận của những
cộng đồng con người.
Những siêu văn bản (hypertexte) mở và những câu chuyện kết thúc
Ngày nay ai đó nói với chúng ta rằng ngay cả các nhân vật văn học cũng
có nguy cơ trở nên mờ dần, thay đổi, không ổn định, và mất đi sự xác định của
chúng vốn áp đặt cho ta để không được chối bỏ số phận của chúng. Chúng ta
đang bước vào thời đại siêu văn bản, và các siêu văn bản điện tử không chỉ
cho phép đi du lịch qua một mạng chằng chịt văn bản (dù đó là một từ điển
hoàn toàn hay opera omnia) không vì vậy mà “vét cạn” mọi thông tin nó chứa
đựng, bằng cách thâm nhập vào nó như một chiếc kim đan vào một mạng lưới
đan len; nhưng siêu văn bản cũng sinh ra việc thực hiện một lối viết sáng tạo
tự do.Trên Internet, bạn tìm thấy những chương trình để bạn có thể viết theo
lối tập thể những câu chuyện, bằng cách tham gia vào những lối kể chuyện
cho phép làm thay đổi sự tiến triển của câu chuyện, cho tới vô cùng. Nếu
người ta có thể làm điều đó cho một văn bản mà người ta đang sáng tạo cùng
một nhóm bạn ảo, tại sao lại không làm điều đó cũng cho các văn bản văn học
đã tồn tại bằng cách mua những chương trình cho phép thay đổi những câu
chuyện lớn vốn đã ám ảnh chúng ta có thể từ hàng trăm năm nay.
Hãy thử tưởng tượng một chút, bạn đọc say mê Chiến tranh và Hòa

bình và tự hỏi liệu Natacha có nhượng bộ trước những lời tán tỉnh của Anatole
hay không, liệu chàng công tước André có chết thật hay không, liệu Pierre có
đủ dũng cảm để bắn vào Napoléon, và giờ đây, bạn có thể làm lại Tolstoi của
mình, bằng cách gắn cho André một cuộc đời dài hạnh phúc,và biến Pierre
thành người giải phóng Châu Âu, hay hòa giải Emma Bvary với ông chồng
Charles tội nghiệp, bà mẹ hạnh phúc và nguôi ngoai; và chúng ta cũng có thể
định đoạt việc Cô bé quàng khăn đỏ đi vào rừng và gặp ở đó Pinochio, hay là
cô bé bị người mẹ ghẻ bắt cóc và bắt làm việc dưới cái tên Lọ Lem đang phục
vụ cho Scarlett O’Hara, hay là cô bé gặp ở đó một người hảo tâm huyền thoại
có tên là Vladimir Ja.Propp, ông ta tặng một chiếc nhẫn có phép thuật, nhờ đó
cô bé khám phá ra Aleph trên một hòn đảo huyền thoại, vị trí người ta có thể
nhìn thấy toàn thế giới, và ở đó từ rất xa, ngoài cả tấm gương của Alice, người
ta nhận thấy Jorges Luis Borges trong khi ông ta đang nhắc Funes el
memorioso là không được quên trả Anna Karenine cho thư viện Babel.
Sẽ là tồi chăng? Không, bởi vì cũng điều ấy, văn học đã từng làm, rất lâu
trước các siêu văn bản, với dự định về Livre (sách) của Mallarmé, những cái
thây tao nhã của các đại diện siêu thực, hàng tỷ bài thơ của Queneau, những
cuốn sách di động của phong trào tiền phong thứ hai. Đây cũng là cái mà jam
session (tính ngẫu hứng trong nhạc jazz - ND) làm nên. Nhưng sự tồn tại của
lối chơi jam session, mỗi một tối lại thay đổi số phận theo một chủ đề, không
ngăn chúng ta, không hề ngăn bước chúng ta vào trong căn phòng hoà nhạc,
nơi Bản Sonat cung si giáng thứ opus số 35 vẫn luôn là như vậy.
Ai đó nói rằng đối với trò chơi theo những cơ chế liên văn bản, người ta
thoát khỏi hai hình thức kiềm chế, tuân theo những cuộc phiêu lưu do người
khác định đoạt và việc kết án về sự chia rẽ xã hội giữa những người viết và
những người đọc. Điều đó làm tôi cảm thấy ngốc nghếch, nhưng chắc chắn là
chơi theo cách sáng tạo với các liên văn bản, bằng cách thay đổi những câu
chuyện và góp vào để tạo nên những câu chuyện khác, có thể là một hành
động say mê, một bài tập hay để thực hành ở trường học, một dạng thức mới
trong cách viết rất gần với jam session. Tôi tin rằng có thể là tốt, và cũng đầy

tính giáo dục khi cố gắng thay đổi những câu chuyện đã tồn tại, cũng giống
như sẽ thú vị khi viết lại Chopin cho đàn mandoline: điều đó có thể sẽ dùng để
mài sắc tính sáng tạo âm nhạc, để hiểu tại sao âm sắc của piano lại đồng chất
đến như vậy ở bản sonate cung si giáng thứ. Lao vào những dán ghép để giáo
dục cho gu nhìn và cho việc thám hiểm các hình thức, trong khi cố gắng cùng
sáng tạo những mẩu, mảnh của Đám cưới của trinh nữ
(5)
, của Những cô gái ở
Avignon
(6)
và của câu chuyện mới đây nhất của Pokémon. thực sự, rất nhiều
nghệ sĩ đã từng làm điều đó.
Nhưng những trò chơi này không được đánh tráo với chức năng giáo dục
thật sự của văn học, vì chức năng giáo dục không giới hạn việc chuyền tải
những những ý niệm đạo đức, dù là chúng tốt hay xấu, hay ở việc giáo dục
cảm nhận về cái đẹp.
Yuri Lotman, trong Văn hóa và sự bùng nổ, nhắc lại yêu cầu nổi tiếng của
Tchekov, theo đó nếu trong một truyện kể hay một vở kịch, người ta cho thấy
ngay ở phần mở đầu một khẩu súng được treo trên tường, thì trước khi kết
thúc khẩu súng đó phải được bắn. Lotman khiến cho chúng ta hiểu rằng vấn
đề thật sự không phải là biết xem liệu khẩu súng đó có thực sẽ bắn hay không.
Đúng là không cần biết liệu có phải khẩu súng ấy sẽ bắn hay không, miễn là
chuyện đó có đối chiếu ý nghĩa với cốt truyện. Đọc một truyện kể cũng có
nghĩa là bị cuốn vào một niềm say mê, một cơn co thắt (spasme). Khám phá
cho tới cùng việc khẩu súng phát nổ hay không không mang giá trị đơn giản
của một thông tin. Đó là khám phá ra rằng các sự vật tiến triển, và luôn là vậy,
theo một cách nào đó, ngoài những ham muốn của độc giả. Người đọc phải
chấp nhận kết quả này, và thông qua đó cảm nhận sự rung động của Số phận.
Nếu người ta có thể định đoạt số phận của nhân vật, điều đó sẽ giống như đi
tới quầy hàng của một hãng du lịch: “Thế nào, ông muốn tìm thấy Cá voi ở

Samoa hay ở Aleutines? Khi nào? Ông có muốn bản thân mình giết nó không
hay là để Quinquez làm chuyện đó?”. Bài học thật sự của Moby Dick
(7)
là Cá
voi đi tới nơi mà nó muốn.
Hãy nghĩ tới những đoạn miêu tả của Hugo về trận chiến Wateloo
trong Những người khốn khổ. Khác với Stendhal người miêu tả trận chiến với
con mắt của Fabrice, kẻ ở bên trong trận chiến và chẳng hiểu gì đang diễn ra,
Hugo miêu tả trận chiến đó với con mắt của Thượng đế, ông nhìn nó từ trên
cao: ông biết rằng nếu Napopléon đã biết rằng ở phía bên kia của cao nguyên
Mont-Saint-Jean có một vườn nho (nhưng người hướng đạo của ông ta lại
không nói cho ông ta biết), thì các đội quân thiết kỵ của Milhaud sẽ không bị
nghiền nát dưới chân đội quân Anh: rằng nếu người mục đồng nhỏ tuổi làm
hướng đạo cho Bỹlow đã gợi ý một con đường khác thì đội quân Phổ có thể
sẽ không tới đúng lúc để định đoạt số phận của trận chiến.
Với một cấu trúc siêu liên kết, chúng ta có thể viết lại trận chiến Waterloo
bằng cách làm sao cho những người Pháp từ Grouchy tới vị trí người Đức ở
Blỹcher, và có những war games(trò chơi chiến tranh - ND) cho phép làm điều
đó, và rất thú vị. Nhưng sự vĩ đại mang tính bi kịch trong các trang văn của
Hugo nằm ở việc (ngoài ý muốn của chúng ta) là mọi chuyện diễn ra như nó
vốn có. Vẻ đẹp của Chiến tranh và hòa bình là sự giễu cợt mỉa mai của công
tước Andrei được kết thúc bằng cái chết, dù điều đó không làm chúng ta không
hài lòng. Nỗi đau đáng kinh ngạc mà mỗi lần đọc những bi kịch lớn mang lại
chúng ta, đó là nhân vật của những tác phẩm đó, vốn đáng lẽ có thể trốn khỏi
một số phận cay đắng, do sự yếu mềm hay mù quáng, lại không hiểu họ
hướng về cái gì, và vội vàng lao về vực thẳm mà họ đã đào sẵn bằng chính
bàn tay mình. Tuy nhiên đó chính là cái Hugo nói với chúng ta, sau khi đã đã
chỉ ra cho chúng ta thấy một vài sự trùng hợp ngẫu nhiên mà Napoléon đáng lẽ
có thể nắm lấy: “Napoléon liệu có thể thắng trận chiến này không? Chúng ta
đáp rằng không. Tại sao? Vì Wellington? Vì Blucher? Không. Vì Chúa.”.

Đó là cái tất cả những câu chuyện lớn kể với chúng ta với nhu cầu thay
thế Chúa bằng số phận, hay bằng những điều luật không cưỡng được của
cuộc sống. Chức năng của những câu chuyện kể “không thể thay đổi” chính là
điều này: cưỡng lại mọi ý định của chúng ta đối với việc thay đổi số phận,
chúng buộc chúng ta chạm ngón tay vào cái không thể thay đổi chúng. Bằng
cách làm như thế, dù câu chuyện mà họ kể là như thế nào, họ cũng vẫn kể câu
chuyện của chúng ta, và chính bởi vậy chúng ta đọc và yêu thích chúng.
Chúng ta cần bài học nghiêm khắc “mang tính trấn áp” của các cuốn sách đó.
Tính trần thuật siêu văn bản có thể giáo dục chúng ta về sự tự do và tính sáng
tạo. Tốt, nhưng không phải là tất cả. Các câu chuyện “đã được kể” cũng dậy
chúng ta cách chết.
Tôi tin rằng việc giảng dạy về Số phận và cái chết là một trong những chức năng
cơ bản của văn học. Còn có thể có những cái khác, nhưng tôi chưa nghĩ tới.

×