Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.66 KB, 9 trang )

Cuốn tiểu thuyết độc đáo
bước vào thế kỉ XXI của
Robbe – Grillet
Thành phố biển mà Wallas nhiều lần lờ mờ nhớ lại hồi thơ ấu đã từng theo mẹ
về đây là một thành phố của Pháp; còn thành phố biển mà Markus lờ mờ nhớ
lại hồi thơ ấu đã cùng mẹ tới - theo lời người kể chuyện - là ở Rỹgen của Đức,
bên bờ biển Baltique, vào khoảng năm 1910. Quê hương của Wallas có thể là
Brest vùng Bretagne, tây-bắc nước Pháp, đấy chính là quê hương của tác giả.
Markus cũng sinh ở Brest; trong biên bản của cảnh sát Đức còn nhấn mạnh là
Brest ở Bretagne chứ không phải Brest ở Belarus (Brest-Litowsk - P.V.T chú);
Markus được đào tạo chuyên môn về nông học cũng làm ta nghĩ đến Robbe-
Grillet nhà tiểu thuyết đồng thời là kỹ sư canh nông. Nhưng Markus của tiểu
thuyết sinh ngày 6 tháng Mười 1903, hơn Robbe-Grillet - sinh ngày 18 tháng
Tám 1922 - đến gần hai chục tuổi, Mối quan hệ giữa Daniel Dupont và Dany
von Brỹcke cũng làm rối trí độc giả không kém. Daniel Dupont “nguyên giáo
sư Trường Luật…” là người được tặng thưởng huân chương Chiến tranh…
rất có thể trở thành Dany von Brỹcke là đại tá, sĩ quan đặc vụ Đức. Nhưng
Daniel Dupont bị ám sát hụt, sau đó hai mươi bốn tiếng đồng hồ đã chết thật vì
viên đạn của chính Wallas con trai ông rồi kia mà! Ta nghĩ đến nhân vật
Quentin Compson của W. Faulkner đã chết trong tiểu thuyết Âm thanh và
cuồng nộ (1929), nhưng sau đó vẫn cứ xuất hiện lại trong tiểu thuyết Absalom!
Absalom! (1936).
Có lẽ Robbe-Grillet đoán trước thế nào độc giả cũng thắc mắc về những
điểm không khớp đó, nên ở trang đề từ mở đầu tiểu thuyết Lấy lại, ngoài trích
dẫn S. Kierkegaard, ông còn thêm mấy dòng ghi tên ông bên dưới: “Và mong
mọi người đừng làm phiền tôi cứ vạch ra mãi những chi tiết không chính xác
hoặc mâu thuẫn. Trong bản tường thuật này chỉ là cái thật khách quan (réel
objectif) chứ không phải cái gọi là sự thật lịch sử (vérité historique) nào cả”.
Các chi tiết như tên tuổi, lai lịch, nghề nghiệp, không gian, thời gian đưa vào
tác phẩm chỉ nhằm đem đến cho độc giả ấn tượng về những nhân vật, sự kiện
cụ thể (sự thật khách quan), chứ không nhằm gây ảo giác đấy là những nhân


vật, sự kiện có thể đã tồn tại trong cuộc đời (sự thật lịch sử). Kỹ thuật cũng
như quan niệm về tiểu thuyết của nhiều nhà văn hiện đại ở phương Tây thế kỷ
XX khác với Balzac, Tolstoi… Một lần nữa ta thấy dưới ngòi bút của Robbe-
Grillet, mọi nhân vật, mọi sự kiện, đến cả các chi tiết, đều chỉ là những yếu tố,
những đơn vị cá thể có thể tháo ra lắp vào như trong trò chơi xếp hình.
*
Trong tác phẩm mở đầu thế kỷ XXI của Robbe-Grillet sau thời gian dài
ngừng sáng tác tiểu thuyết, ông “lấy lại” nhiều thứ từ tác phẩm đầu tiên của
ông, nhưng có một thứ ông không “lấy lại” mà sáng tạo hoàn toàn mới, đó là kỹ
thuật tiểu thuyết.
Những cái tẩy là một trong những tác phẩm mở đầu cho trào lưu Tiểu
Thuyết Mới ở Pháp giữa thế kỷ trước. Tất nhiên tác phẩm ấy có nhiều đổi mới
về kỹ thuật tiểu thuyết vào thời điểm bấy giờ, chúng tôi thấy không cần nhắc lại
ở đây mà chỉ đưa ra để đối chiếu khi thấy cần thiết.
Tiểu thuyết Lấy lại mở đầu bằng mấy dòng, lời của Markus: “Bây giờ, tôi
tiếp tục và tôi tóm tắt. Trên chặng đường xe lửa dài lê thê xuất phát từ
Eisenach đưa tôi đến Berlin ngang qua miền Thuringe và miền Saxe bị tàn phá,
lần đầu tiên từ đã lâu, tôi nhìn thấy người ấy mà tôi gọi là kẻ song trùng với tôi”
(chính là Walther, anh em sinh đôi với Markus - P.V.T chú) (LL, 9). Sau khi
xuống ga, gặp Pierre Garin, hai người đến ngôi nhà bỏ hoang, Pierre Garin
giao nhiệm vụ: “Vai trò của anh lúc này là quan sát mọi thứ và ghi lại hết sức
chính xác như anh vẫn quen làm…” (LL, 30). Pierre Garin đi rồi, Markus mở
ngăn kéo, thấy có giấy bút: “Tôi cầm bút, đóng ngăn kéo lại, dịch chiếc ghế
bành tôi đang ngồi lại gần bàn. Trên trang giấy trắng, bằng chữ viết nhỏ và
thanh, không gạch xóa, tôi bắt đầu không do dự bản tường trình của tôi: Trên
chặng đường xe lửa dài lê thê xuất phát từ Eisenach đưa tôi đến Berlin ngang
qua miền Thuringe và miền Saxe bị tàn phá, lần đầu tiên từ đã lâu, tôi nhìn
thấy người ấy mà tôi gọi là kẻ song trùng với tôi…” (LL, 31-32). Mấy dòng ở
đầu tiểu thuyết, sau hơn hai chục trang, được lặp lại y nguyên. Vậy tiểu thuyết
này chủ yếu là tập tường trình (tường thuật) của Markus gửi cho cấp trên.

Không phải ngẫu nhiên, ở lời đề từ, tác giả viết: “Trong bản tường thuật
(3)
này
chỉ là…”. Tường thuật (kể lại) là một phương thức tự sự của tiểu thuyết, hướng
về độc giả rộng rãi; tường trình (báo cáo) là chỉ để cho một số đối tượng nào
đó đọc mà thôi.Lấy lại là tường thuật mà cũng là tường trình, là tiểu thuyết mà
cũng là báo cáo. Thưởng thức tác phẩm này, chúng ta có cảm giác hoặc phải
tạo cho mình cảm giác vừa như nghe nhân vật trò chuyện với mình, vừa như
đọc bản tường trình của nhân vật gửi cho cấp trên của anh ta. Vì là báo cáo
chi tiết theo yêu cầu của cấp trên, nên cách sắp xếp theo trật tự diễn biến “5
ngày” là hợp lý. Cách sắp xếp theo “chương” như trong các tiểu thuyết thông
thường phù hợp với loại tự sự chủ yếu hướng về bạn đọc.
Sự chồng chéo giữa “tường trình” và “tường thuật” chi phối phương thức
tự sự. Robbe-Grillet sử dụng nhất quán ngôi thứ ba số ít trong Những cái tẩy;
ở tác phẩm ấy, điểm nhìn của người trần thuật không phải là điểm nhìn duy
nhất của một ai đó - có thể là của tác giả - đứng ngoài cuộc, biết rõ ngay từ
đầu mọi dữ kiện chủ yếu liên quan đến vụ án mạng Daniel Dupont, mà được
phân tán qua lăng kính điểm nhìn của nhiều nhân vật khác nhau, như Wallas,
Garinati, Bona, Laurent…, những người rất muốn biết mà chưa biết sự thật.
Phương thức tự sự nhất quán ấy bị phá vỡ trong Lấy lại. Phần “Mở đầu” hoàn
toàn là lời tường thuật ở ngôi thứ nhất xưng tôi của Markus; phần “Hậu bạt” -
trừ vài đoạn ngắn - cũng thế; tác giả như muốn mở ra và chốt lại tính chất bản
“báo cáo” của Markus theo yêu cầu của Pierre Garin. Trong phần cốt lõi 5
“ngày” của tác phẩm, phương thức tự sự ngôi thứ ba số ít giữ vai trò chủ đạo
đan xen với những chuyển dịch bất ngờ từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất. Lấy
một thí dụ: ta đang theo dõi - qua lời người trần thuật - sự kiện cô gái Gigi vừa
ra khỏi phòng sau khi khép cửa lại, Markus bối rối nhấm nháp vài miếng bánh
chẳng buồn ăn, gạt tất cả sang một bên, đặt những tờ giấy trắng vào giữa bàn,
tiếp tục viết báo cáo…, bỗng phương thức tự sự thay đổi - không có dấu hiệu
văn bản như ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng - Markus (xưng “tôi”) tường trình

đến một sự kiện xảy ra trước đó một ngày: “Sau khi Gigi đi khỏi để làm công
việc mờ ám của ả, tôi liền đi thu nhặt ở bậc cửa ra vào vẫn đang mở toang cái
chân cốc dùng để uống rượu sâm banh rơi vỡ trông chẳng khác gì con dao
găm bằng pha lê…” (LL, Ngày thứ tư, 158-159).
Chúng ta đọc được những dòng sau đây ở “Ngày thứ nhất”: “Dù xem
chừng có khoảng cách thế nào đi nữa giữa giọng tự sự với nhân vật, nội dung
các ngôn từ luôn luôn thể hiện một nhận thức của chính lòng mình, nhận thức
tự tri giác và bột phát, tuy rằng đôi khi là dối trá. Điểm nhìn trước sau thực sự
vẫn là điểm nhìn của nhân vật của chúng ta (tức Markus - P.V.T chú), kẻ mang
nhiều tên và vui lòng giấu đi tên thật” (LL, 65). Sự kết hợp đan xen phương
thức tự sự ở tác phẩm này rõ ràng có liên quan đến đặc trưng “tiểu thuyết -
báo cáo”, chứ không đơn thuần chỉ là sự pha trộn điểm nhìn của người trần
thuật và các nhân vật như nhiều nhà tiểu thuyết hiện đại khác đã sử dụng.
*
Robbe-Grillet đẩy xa thêm hướng đổi mới kỹ thuật kể trên thành phương
thức “tự sự nhiều tầng”. Có lẽ ông là người đi tiên phong triển khai mạnh mẽ
hướng sáng tạo này. Chúng tôi muốn đề cập đến các “chú thích” (note) trong
tiểu thuyết Lấy lại.
Những chú thích cuối trang (footnote) được sử dụng phổ biến ở các sách
nghiên cứu. Trong thể loại tiểu thuyết, nếu có chú thích thì thường là của nhà
xuất bản khi in lại những tác phẩm cũ hoặc của người dịch tiểu thuyết ra một
ngôn ngữ khác, nhằm giải thích cho bạn đọc những thuật ngữ, những chi tiết
văn hóa lịch sử xa lạ với họ. Họa hoằn lắm mới có trường hợp chú thích là của
chính tác giả tiểu thuyết. Trong những trường hợp ấy, chú thích in chữ nhỏ bên
dưới vạch ngang ở cuối trang là bộ phận nằm ngoài văn bản tác phẩm; ai
muốn đọc thì đọc, không đọc thì thôi, chẳng ảnh hưởng gì đến việc cảm thụ nội
dung và nghệ thuật tiểu thuyết.
Vào nửa sau thế kỷ XX, đã có nhà văn mở ra hướng mới, trao cho chú
thích vai trò khác, như trường hợp L. Aragon trong tiểu thuyết Blanche hay
Lãng quên (Blanche ou l’Oubli, 1967). Tiểu thuyết đang nói đến nhân vật

Marie-Noire vào thời điểm năm 1965. Bỗng có chỗ tác giả đưa nguyên dạng
vào tiểu thuyết một cột báo ngắn đăng tin về cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp
diễn ra năm ấy, và ngay cuối trang là lời chú thích sau đây: “Thế ai đã được
bầu làm tổng thống năm 1965 nhỉ? - con trai Marie-Noire là Oscar tự hỏi như
thế năm 1982, lúc này cậu mười sáu tuổi và giống bố như đúc”
(4)
. Chú thích
vẫn in chữ nhỏ, nhưng không thể không đọc, vì tuy mang dạng chú thích,
nhưng nó là thành phần gắn bó hữu cơ với nội dung chính của tác phẩm.
Tiểu thuyết Lấy lại có tất cả 14 chú thích đặt dưới các vạch ngang và tất
nhiên mỗi chú thích tương ứng với một chỗ cần chú thích được đánh số trong
văn bản. Phần “Khai đoạn” có các chú thích 1, 2, 3a, 3b; “Ngày thứ nhất” có
các chú thích 4, 5 và 6; “Ngày thứ hai” là các chú thích 7, 8 và 9; “Ngày thứ ba”
có hai chú thích 10, 11; các chú thích 12, 13 thuộc “Ngày thứ tư”; còn lại chú
thích 14 là của “Ngày thứ năm”; phần “Hậu bạt” không có chú thích nào. Các
chú thích ấy không đặt ở cuối mỗi trang (footnote) cũng không đặt ở cuối cùng
của tác phẩm (endnote) mà thường là ngay sau điểm cần chú thích hoặc sau
một vài đoạn thậm chí một vài trang, không theo quy luật nào. Chú thích có
cùng khổ chữ, kiểu chữ với văn bản chính, nên lẫn với văn bản chính, nhất là
nó lại được bố trí chèn ngay vào giữa mạch văn bản chính, khi ở giữa trang,
khi ở đầu trang, tất nhiên ngăn cách bằng hai vạch ngang ngắn khi bắt đầu và
lúc kết thúc chú thích. Có chú thích chỉ năm bẩy dòng nhưng cũng có chú thích
rất dài. “Ngày thứ ba” dài 41 trang (113 đến 153), có hai chú thích thì riêng chú
thích 11 đã kéo từ giữa trang 124 đến đầu trang 150!
Chú thích trong Lấy lại là một phần quan trọng trong cơ cấu tác phẩm;
tổng cộng 51 trang, chiếm tới 1/5 độ dài cuốn tiểu thuyết dày 253 trang theo
bản in đầu tiên. Các chú thích không ghi rõ là của ai. Có chú thích hình như là
của tác giả. Khi đề cập đến khối tượng đài ở quảng trường Chiến binh, Markus
kể rằng “chắc Franz Kafka đã ngắm rất lâu khối tượng đài ấy cách đây vừa
đúng một phần tư thế kỷ khi ông sống ngay cạnh đấy, cùng với Dora Dymant

(Người phụ nữ Kafka gặp và chung sống hạnh phúc trong năm cuối cùng của
cuộc đời ông - P.V.T chú), trong mùa đông cuối cùng cuộc đời ngắn ngủi của
ông…”. Liền đó là chú thích đại ý nói chi tiết này Markus thiếu chính xác; vì
Kafka ở đấy tháng Chín năm 1923, tính đến mùa đông năm 1949 thời điểm
Markus tới Berlin, phải là 26 năm; nếu 25 năm, nghĩa là vào mùa đông năm
1948, đúng thời kỳ Liên Xô phong tỏa Berlin, từ tháng Sáu 1948 đến tháng
Năm 1949, thì làm sao anh ta có thể đi xe lửa đến đấy được! (Chú thích 1 -
LL, 29-30).
Có chú thích vừa như là của tác giả, vừa như là của Sở mật vụ (SAD)
đang hoạt động ở Berlin; chẳng hạn những dòng nhận xét về sự chuyển đổi
giọng tự sự của Markus từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, đã dẫn trên kia, tiếp
đó là nhận xét - dùng đại từ nhân xưng “chúng tôi” - cái gọi là báo cáo gửi cho
Pierre Garin thực ra chẳng thuyết phục được ai vì có nhiều điều giả dối quá lộ
liễu (Chú thích 4, LL, 65-66).
Phần lớn trong số 14 chú thích ta có thể nhận ra là của Walther von
Brỹcke, anh em sinh đôi với Markus von Brỹcke, và cũng là nhân viên của một
tổ chức mật vụ; vì vậy chủ thể chú thích lúc xưng “tôi”, lúc xưng “chúng tôi”.
Nhiều chú thích chỉnh sửa lại những chi tiết Markus kể về gia đình.
Chỉ Walther mới có thể biết rõ những chuyện trong gia đình như thế.
Có trường hợp Markus hốt hoảng, rối trí, kể lung tung, thế là có chú thích
(của ai?): “Đoạn này nhân viên đặc vụ loạn tâm thần của chúng tôi kể hỗn loạn
quá, cần phải biên tập lại hoàn toàn, không chỉ sửa chữa vài điểm chi tiết, mà
viết lại tổng thể một cách khách quan hơn…”. Và tiếp đó là hơn chục trang kể
lại có mạch lạc (LL, 182-194).
Có thể nói Robbe-Grillet sử dụng kiểu tự sự nhiều tầng xếp chồng lên
nhau trong tiểu thuyết này. Văn bản “tường thuật - tường trình” của Markus với
các phương thức tự sự kết hợp ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba, hình thức báo
cáo kết hợp với hình thức tiểu thuyết là trục đường chính. Các chú thích dài
ngắn với nhiều kiểu dạng khác nhau là những cầu chui, cầu vượt nhiều tầng
nhiều lớp ngang dọc vắt qua. Lúc đi trên đường, lúc xuống cầu chui nhìn lên,

lúc lên cầu vượt nhìn xuống, chúng ta có điều kiện ngắm nghía, bao quát đầy
đủ mọi góc cạnh của công trình.
*
Robbe-Grillet là nhà văn lâu nay vẫn quan tâm và có nhiều đóng góp đổi
mới kỹ thuật tiểu thuyết. Kỹ thuật là thuật ngữ bắt nguồn từ lĩnh vực khoa học
công nghệ. Khi xuất hiện một kỹ thuật mới, nó nhanh chóng trở thành tài sản
chung, mọi người có thể làm theo. Kỹ thuật văn chương nói chung hay kỹ thuật
tiểu thuyết nói riêng cũng thế. Đổi mới cách xây dựng nhân vật, các phương
thức tự sự, độc thoại nội tâm, dòng ý thức, không gian thời gian… chủ yếu là
những sáng tạo về mặt kỹ thuật viết lách.
Kỹ thuật và nghệ thuật là hai phạm trù khác biệt. Trong lĩnh vực nào cũng
thế, cùng vận dụng một kỹ thuật, nhưng không phải ai cũng thành công như
nhau; điều đó còn tùy thuộc trình độ vận dụng của từng người. Sản phẩm kỹ
thuật muốn trở thành một sản phẩm nghệ thuật phải mang dấu ấn tài năng và
nhất là tâm hồn của cá nhân nghệ sĩ. Do đó, tác phẩm nghệ thuật là duy nhất,
không thể sản xuất hàng loạt. Các bản nhạc, bức tranh, bài thơ, tiểu thuyết in
ra hàng vạn bản là chuyện khác.
Lấy lại của Robbe-Grillet là một đóng góp độc đáo về đổi mới kỹ thuật
tiểu thuyết. Ông là người sáng tạo và cũng là người thực thi hết sức tài hoa kỹ
thuật mới. Mặt khác, trong tác phẩm, ta cũng thấy thấp thoáng con người, tâm
hồn, thời đại ông. Bóng dáng quê hương ông ở Brest vùng Bretagne, đông-bắc
nước Pháp hiện lên da diết ở nhiều nơi với đoạn kênh đào, những dãy nhà
thâm thấp hai bờ kênh, chiếc cầu quay bắc qua kênh, một con tầu cũ nát neo
bên bờ…, dù ông đã thay bằng Rỹgen, bên bờ biển Baltique của nước Đức.
Nhân vật tiểu thuyết Markus von Brỹcke và tác giả tiểu thuyết Robbe-
Grillet tuy sinh khác ngày khác tháng khác năm, nhưng con người thật đã ít
nhiều truyền sức sống cho hình tượng hư cấu. Thậm chí có lúc hai con người
đó tưởng như tách ra rồi lại nhập hẳn vào nhau. Sang “Ngày thứ hai”, Markus
vẫn tiếp tục viết “báo cáo”; anh đang dùng ngôi thứ ba, bỗng chuyển sang ngôi
thứ nhất lúc nào không biết; anh nhớ lại chiếc cầu quay ở quê hương anh, “hai

vòng cung khổng lồ, mỗi đầu có một khối đối trọng lớn bằng gang, tròn và dày,
mặt gồ lên, giống như hình dáng nhỏ bé hơn nhiều của cái chặn giấy đã mờ
xỉn của ông ngoại Canu để lại sau khi mẹ qua đời, bây giờ đặt trên bàn làm
việc của tôi. Giữa tôi và cái chặn giấy là vô số trang giấy có vẻ lộn xộn, chi chít
chữ viết li ti gạch xóa, hầu như không đọc được, đấy là những trang nháp nối
tiếp của bản tường trình lúc này…” (LL, 80-81). Đấy là Markus đang viết báo
cáo theo yêu cầu của Pierre Garin trong ngôi nhà ở Berlin vào cuối năm 1949
hay Robbe-Grillet trong phòng làm việc của ông những năm cuối của thế kỷ XX
đang viết tiểu thuyết Lấy lại đến đoạn này? Băn khoăn đó tưởng chừng được
giải đáp khi ta đọc tiếp: “… Từ nay tôi đóng kín suốt cả ngày ba cái cửa sổ
trông ra công viên, hướng nam, hướng bắc và hướng tây để khỏi nhìn thấy
cảnh tan hoang tôi sống trong đó từ ngày bão tố tàn phá miền Normandie,
ngay sau lễ Giáng sinh, đánh dấu không thể nào quên được sự kết thúc của
thế kỷ và bước chuyển có tính chất huyền thoại sang năm hai nghìn” (LL, 81)…
Thế nhưng, hình như tất cả lại rối tung lên khi nhân vật xưng “tôi”, trong cùng
một câu văn, đoạn trước là Robbe-Grillet, đoạn sau là Markus: “Và thế là bây
giờ tôi lại bắt tay vào bản thảo này sau suốt một năm viết kịch bản phim
(5)
xen
kẽ rất nhiều chuyến đi đây đi đó, tôi lại có mặt ở Berlin sau cơn tai biến khác,
lại một lần nữa đội một tên khác, nhiều tên khác, […] mang nhiều hộ chiếu giả
và một nhiệm vụ khó hiểu…” (LL, 82).
Ngoài một vài đoạn như trên, Lấy lại thiếu vắng hơi thở cuộc sống, kể cả
không khí thành phố Berlin sau Đại chiến II là không gian, thời gian của tiểu
thuyết. Kỹ thuật lấn át nghệ thuật trong tác phẩm này./.

×