Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.2 KB, 7 trang )

Cánh đồng bất tận, nhìn từ
mô hình tự sự và ngôn ngữ
trần thuật
Trong số những cây bút trẻ mới xuất hiện gần đây, Nguyễn Ngọc Tư
sớm gây được ấn tượng bởi giọng văn đậm chất Nam Bộ với lối viết hồn
nhiên chân chất. Từ tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đến các
tập Biển người mênh mông, Giao thừa và Nước chảy mây trôi, điểm dễ thấy
là Ngọc Tư thường viết về những câu chuyện nhỏ nhẹ, man mác buồn.
Những chuyện ấy đều kể thật giản dị, chân thành cuộc đời, thân phận, nhỏ
hơn nữa là niềm vui, nỗi buồn, ước mong của những con người nhỏ bé,
thân thuộc đang vất vả mưu sinh giữa cuộc đời thường. Nhưng đến truyện
ngắn Cánh đồng bất tận trong tập truyện cùng tên, người đọc thực sự ngỡ
ngàng trước sự bứt phá của tác giả. Tác phẩm kết thúc một bước quá độ
dài để khẳng định sự trưởng thành của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, đồng
thời cũng là một tín hiệu đáng mừng cho đời sống văn học đương đại. Có lẽ
sẽ là quá sớm để xếp cho truyện ngắn này một “chỗ ngồi” trang trọng, trong
bối cảnh đời sống văn học đang có nhiều chuyển biến mau lẹ và hứa hẹn,
nhưng hiện giờ, việc tìm hiểu những “phẩm chất” thẩm mỹ của nó thực sự
là cần thiết, như một “bài học văn chương”
(1)
.
Cánh đồng bất tận là một câu chuyện mở, một tác phẩm được dệt bởi
sự đan cài giữa xúc cảm và suy tưởng của nhân vật chính trên phông nền
là cuộc sống của những kiếp người nhọc nhằn, tủi cực. Dựa vào sự vận
động của tâm lý nhân vật, hành trình khám phá tác phẩm là sự bóc tách từ
bình diện ngôn ngữ trần thuật đến bình diện những tri nhận, ẩn ức đã lắng
đọng thành các biểu tượng ám ảnh đời sống nội tâm nhân vật.
Song có một điều cần lưu ý là trong quá trình xây dựng biểu tượng,
cũng là dấu hiệu của sự tìm tòi và thể nghiệm cái mới, tác giả tiến hành
khái quát hóa dựa trên sự đan bện của cả quan hệ tương đồng và quan hệ
đối lập trong khát vọng thể hiện một thế giới đa chiều, đa diện. Nghĩa là tác


giả đã làm mờ nhòe lằn ranh giữa cái Thiện và cái Ác, cái Tốt và cái Xấu,
cái đáng trân trọng và cái đáng lên án Trong thế giới ấy có sự tồn tại đan
xen đồng thời những phạm trù đối lập, cái nhân bản buộc phải chung sống
và chứng nhận đau đớn sự tha hóa, băng hoại. Biểu tượng của tác phẩm
không trực hiện mà ẩn sâu trong tâm trạng giằng xé trước hiện thực cuộc
sống bộn bề. Tác phẩm thể hiện một thế giới bất định, hơn thế cái xấu cái
ác lại có phần lấn lướt. Ở đó, tác giả đã dùng thủ pháp đòn bẩy, nghĩa là
càng thể hiện sâu đậm cái bất thiện, chỉ mặt gọi tên cái bất thiện, thì khao
khát hướng thiện càng mãnh liệt, và kéo theo nó bi kịch bị cự tuyệt quyền
được sống thiện càng giằng dai, nhức nhối. Đó chính là bình diện ý nghĩa ở
bề sâu, phái sinh, là biểu tượng được xây dựng bằng mã tín hiệu khác:
nhân vật. Do đó, ý nghĩa rút ra từ biểu tượng chính là sự khát khao, lòng
mong mỏi đến thiết tha, cháy bỏng (bất tận) rằng hãy bảo vệ, giữ gìn những
giá trị người, hãy chống lại sự tha hóa con người. Đó cũng là chiều sâu
nhân bản của tác phẩm.
Từ sự lựa chọn mô hình tự sự
Sử dụng thủ pháp đòn bẩy để thực hiện khát vọng khám phá đời sống
bất định ở phương diện chất nhân bản phổ quát, con người sẽ tồn tại thế
nào trước những xung lực khốc liệt của hiện hữu đang vây bọc, tác phẩm
mang trong mình phẩm chất của một tiểu thuyết. Một câu hỏi được đặt ra là
tác giả đã tiến hành xử lý như thế nào để vẫn có thể bao chứa trong khuôn
khổ một truyện ngắn? Đó là vấn đề lựa chọn cấu trúc tự sự.
Tác phẩm chia làm 8 đoạn, mỗi đoạn có tính độc lập tương đối với
toàn hệ thống, được gắn kết thành chỉnh thể dựa vào ba hệ hình: chuỗi sự
kiện nhân quả, thời gian tuyến tính và dòng chảy tâm lý nhân vật. Để thuận
lợi trong việc chỉ ra mô hình tự sự của truyện, chúng tôi tạm chỉ ra sự kiện
cơ bản của từng đoạn:
Đoạn 1: Hai chị em cứu cô gái điếm
Đoạn 2: Cuộc sống của gia đình khi có thêm cô gái
Đoạn 3: Ký ức về ngày bà mẹ bỏ đi

Đoạn 4: Cuộc sống lang thang sau ngày đó
Đoạn 5: Cuộc sống ở Bàu Sen, cuộc tình của người cha với chị chủ
nhà
Đoạn 6: - Ký ức về những cuộc tình khác của người cha
- Ký ức về sự “bất thường” của Điền
- Cuộc sống của hai chị em từ ngày phát hiện ra tiếng Vịt
Đoạn 7: - Cuộc “trao đổi” của Sương để cứu gia đình
- Cuộc sống sau ngày Sương và Điền bỏ đi
Đoạn 8: Cuộc đối đầu với bọn cướp vịt
Nếu quan niệm hệ thống sự kiện là yếu tố cốt lõi của cốt truyện thì
trục vận động chính của cốt truyện là quan hệ nhân quả, “sau cái này tức là
nguyên nhân của cái này”
(2)
. Từ hệ hình này, tức tính logic của quan hệ
nhân quả và trật tự thời gian trong chuỗi sự kiện, thì cốt truyện của Cánh
đồng bất tận có thể được sắp xếp như sau: đoạn 3 - 4 - 5 - 6 - 1 - 2 - 7 - 8.
Điều này cho thấy, bình diện sự kiện đã bị đẩy xuống vai trò thứ yếu. Nếu
xét ở bình diện dòng chảy tâm lý nhân vật: những ký ức chợt đến khi
Nương kể với Sương câu chuyện gia đình mình, cốt truyện còn: đoạn 1- 2 -
3 - 4 - 5 - 6 - 7 (đoạn 1 được coi là bối cảnh, không có sợi dây lên kết với
đoạn 8). Điều này cho thấy từ đoạn 1 đến đoạn 7 là một hệ thống hoàn
chỉnh, đoạn 8 là sự tiếp nối theo trật tự thời gian tuyến tính (tức là có sự
tham gia của một hệ thống tự sự nữa).
Như vậy, tác giả đã lồng ghép hai hệ thống tự sự với ba mô hình cốt
truyện trong Cánh đồng bất tận. Trực diện với tác phẩm, cốt truyện sự kiện
đã ít nhiều bị phân rã và cốt truyện tâm lý đã có phần lấn lướt. Truyện như
một bức tranh ghép mảnh những mảng ký ức chắp nối, đứt đoạn của nhân
vật, rộng ra là sự lắp ghép những thân phận, mảnh đời của các nhân vật. Ở
đó nhân vật tan chảy thành dòng xúc cảm hỗn độn giữa quá khứ và hiện
tại, tâm cảnh và ngoại cảnh mà một sự phục dựng đầy đủ chỉ có được khi

người đọc đã lật đến trang cuối cùng. Điều này đem đến cho người đọc cái
hứng thú được thể nghiệm “một hiện thực chưa hoàn kết”, được cùng theo
đuổi và trải nghiệm với nhân vật, tức là gia tăng sự tham gia của người đọc
vào câu chuyện. Đó là khuynh hướng tự sự giàu tính hiện đại
(3)
.
Theo logic của sự vận động cốt truyện sự kiện, Nguyễn Ngọc Tư viết
gì trong Cánh đồng bất tận? Một người đàn ông bị vợ phụ tình đâm ra căm
ghét đàn bà và say mê trong những ý định trả thù những người phụ nữ
bước qua đời ông ta mà quên đi trách nhiệm của mình với hai đứa con rứt
ruột đẻ ra. Đến một ngày, có một cô gái điếm len chân vào cuộc đời họ, làm
xáo lộn cuộc đời họ: thằng con đuổi theo hình bóng của cô gái không chịu
được sự bạc ác của người cha; đứa con gái trong tận cùng của tủi nhục và
đau đớn gắng chìa tay ra để kéo người cha về phía thế giới của mình
nhưng vô vọng. Hai cha con gần sát nhau trong cơn hoạn nạn mà vẫn
thuộc về hai thế giới xa cách. Mỗi người là khối cô đơn tuyệt đối không chỉ
đối với thế giới của người khác mà ngay cả ở thế giới của chính mình.
Xét riêng ở góc độ cốt truyện như thế, tự nó chẳng thể hứa hẹn đem
đến một câu chuyện hay. Chẳng có gì để viết trong cái cốt truyện ấy nếu
không muốn mang đến một câu chuyện lên gân hay giáo huấn cứng đờ.
Nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã viết rất thành công. Dấu hiệu của ý định tối giản
cốt truyện đến mức gần như không đủ sức để xâu chuỗi mạch truyện được
thể hiện khá rõ. Có lẽ là để phù hợp với khuôn khổ của một truyện ngắn:
cắt bớt tình tiết bằng việc đẩy các nhân vật từ bình diện có thể xuất hiện
trực tiếp sang gián tiếp như các cuộc tình sau của người cha (đoạn 7), sự
lấn lướt của ngôn ngữ tâm trạng so với ngôn ngữ miêu tả Nhưng quan
trọng hơn là sức hút của mạch tâm trạng. Phải chăng, bị cuốn theo mạch
tâm tư mà tác giả đã lược quy nó thành ra như vậy. Bởi đến lượt người
đọc, hầu như họ cũng quên bẵng cái cốt truyện ấy. Họ cũng bị cuốn theo
cái dòng chảy miên man của cảm xúc. Họ tự nguyện nín lặng đuổi theo

những ý nghĩ cứ từ từ dồn đến rồi nghẹt cứng, căng đầy, ứ mọng đến ngộp
thở. Bởi họ cảm thấy, như đang sống cuộc sống của chính họ, rằng Ngọc
Tư đang dẫn mình đi trên sợi dây căng mảnh như dây đàn, bước mạnh sẽ
đứt, bước chậm sẽ mất thăng bằng, sơ ý sẽ ngã, và như thế là tự loại mình
ra khỏi trò ú tim của khát vọng được theo đuổi để khám phá cái mặt khuất
của chính mình. Như vậy, kỹ thuật tự sự đã được đẩy sang bình diện mới,
nghĩa là cốt truyện sự kiện đã bị phân rã và thay thế vào đó là một cốt
truyện khác - cốt truyện tâm lí. Không khí truyện của Ngọc Tư, vì thế, ẩn
chứa bên trong sự dồn nén cái sức mạnh của bộc phá. Người đọc dễ dãi
không đọc được Ngọc Tư, người yếu bóng vía, nhất là người không dám
sống thật với lòng mình không thể đọc văn chị được. Đòi hỏi sự chân thành
từ phía người đọc, đó là bài học nhân sinh đầu tiên của người nghệ sỹ chân
chính nên cũng là giá trị nhân bản trước nhất của một tác phẩm nghệ thuật.
Thực ra vấn đề sẽ khác nếu Ngọc Tư không đặt bút ở đề tài cánh
đồng mà ở thành thị, gia đình, tình yêu cả tình dục đi chăng nữa. Bởi
chính những hạt phù sa màu mỡ của chằng chịt kinh rạch từ bao đời lắng
lại thành “cánh đồng bất tận” miền Nam; và cũng từ bao đời người dân
Nam Bộ đã phải chọn kiếp sống trôi dạt theo sông nước đã tạo nên cái
“chất người Nam Bộ” trong Ngọc Tư. Nên khi vô tình (hay hữu ý), Ngọc Tư
chọn cho mình chủ đề cánh đồng, thì chị đã chạm vào cái vỉa sâu nhất của
trầm tích văn hóa vùng này, và lập tức chất người xa xưa ấy, cái tiềm thức
tưởng như ngủ quên ấy được đánh thức và chảy ra theo ngòi bút, đưa cái
cánh đồng “luận đề” thành cánh đồng đời, chất thời sự thành chất vĩnh cửu
bởi tính người sâu xa của nó. Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những ý kiến
thật xác đáng: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô
ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam
Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh
tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt "Nam Bộ" một cách như
không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước
Tác phẩm quá đậm chất tiểu thuyết! Nó bày ra đấy một thế giới kỳ lạ, trong

đó ai còn lẩn thẩn đi tìm, đi nói chuyện chuẩn mực giá trị gọi là "đạo đức",
"đạo lý" này nọ, đều trở thành ngớ ngẩn, vô duyên, thậm chí ngu độn. Vậy
đó thôi, một thế giới rất người, vô cùng là người, đau khổ đến tận cùng, đến
mênh mang bất tận, một nỗi đau nhân thế, tại ai nhỉ, chẳng tại ai cả, thậm
chí kẻ nào ngớ ngẩn đi tìm thủ phạm thì đều là chẳng hiểu gì về cuộc đời
này cả. Chẳng có "tiêu cực" nào hết, cũng chẳng tội ở "cơ chế" nào cả. Thế
đấy thôi, cuộc đời này”
(4)
.
Cái hay của Cánh đồng bất tận, chất kết dính mạch tự sự tâm lý,
chính là cái cảm thức lưu lạc của con người Nam Bộ bàng bạc tác phẩm.
Sẽ không là tất cả, nhưng đây chính là cái mã tốt nhất để mở cánh cửa
bước vào thế giới Nguyễn Ngọc Tư. Đó chính là cái chất người xa xưa, cái
tiềm thức làm “bệ phóng” đưa chị đến thành công trong Cánh đồng bất
tận. Không phải văn chương các tác giả đồng hương với chị không có yếu
tố này, nó cũng bàng bạc trong tác phẩm của Mạc Can, Nguyễn Ngọc
Thuần và trước nữa là một dòng mạch từ Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam,
Đoàn Giỏi nhưng không đậm đặc và day dứt như trong tác phẩm của chị.
Sự khác biệt trong những biểu hiện của “chất người” này giữa Ngọc Tư với
các tác giả đi trước, ở phương diện tạo nên nét đặc sắc nghệ thuật, chính
là sự ưu tiên thể hiện giữa thời gian và không gian trong việc cảm nhận sự
lưu lạc của con người. Ở các tác giả khác, như Đoàn Giỏi chẳng hạn, Đất
rừng phương Nam của ông là một thiên tiểu thuyết đặc sắc trên phương
diện nghệ thuật hóa những cuộc “phiêu lưu” của nhân vật, một cuộc mưu
sinh vất vả theo những gánh hát ngang dọc miền Nam. Sự ưu tiên cho
những thay đổi không gian cũng là biểu hiện của nhiều tác giả miền Nam
khác như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng làm nên tính
chất “vùng miền” trong sáng tác của họ bên cạnh lượng phương ngữ đậm
đặc. Nếu cần tìm một nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ưu tiên này, chúng tôi
nghĩ tới lối viết truyền thống với việc chú trọng xây dựng cốt truyện sự kiện,

đeo đuổi số phận con người qua sự phát triển của tính cách, những biến cố
và các tác động của hoàn cảnh Đến Mạc Can, với những thể nghiệm đổi
mới lối viết, ở Tấm ván phóng dao, nhờ chú ý đến những dòng ý thức miên
man của nhân vật, cảm thức về thời gian đã được thể hiện khá đậm nhưng
vẫn chưa được khai thác triệt để. Những phân đoạn độc thoại của nhân vật
thường gắn liền với những buổi chiều “ngâm ván” trôi nổi theo dòng thủy
triều là sự gặp gỡ giữa hai chiều không - thời gian của sự lưu lạc làm thức
dậy những ám ảnh về thân phận con người Ngọc Tư đã vừa sống trong
tâm thế thường trực chung của cộng đồng vừa được thừa hưởng cả một
mạch văn đặc biệt như thế để xây dựng thế giới nghệ thuật của mình. Tiếp
thu có sáng tạo, cảm thức lưu lạc trong Cánh đồng bất tận nghiêng về khía
cạnh khai thác những ám ảnh về thời gian.

×