Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU - 6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.46 KB, 13 trang )

Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu quen thuộc và được những người
uống cà phê sành như EU mến mộ.
Chính từ xuất xứ của cà phê Việt Nam đã tạo cho Việt Nam nhiều thương hiệu cà
phê nổi tiếng như :Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà, Thiên
Hương,…Các thương hiệu này đã được nhiều nước biết đến, tuy nó không thể có
chỗ đứng vững chắc như các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới như : Nestle,
Kratfoods, Saralee, Tchibo, P&G, Larazza,…Điều quan trọng là ta phải giữ được
thương hiệu và phát triển thương hiệu để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Vinacafe trên thị trường EU
3.1. Những ưu điểm, thành quả cần phát huy
Việt Nam với trên 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp. Vì vậy ngành
nông nghiệp đã đóng góp phần lớn vào thu nhập ngân sách quốc gia. Những năm
trước kia cơ cấu cây trồng chỉ đơn thuần là lúa nước thì những năm gần đây đã
được đa dạng hoá với hàng loạt các cây công nghiệp như: Hồ tiêu, cao su, cà phê, ca
cao… Những cây này đang dần dần khẳng định vị trí của mình trong nền nông
nghiệp nước nhà. Cây cà phê là một trong những loại cây rất phù hợp với địa hình
đồi núi nước ta (nước Việt Nam có 3/4 là đồi núi), phù hợp với điều kiện thời tiết và
khí hậu. Chính vì thế mà ngành cà phê đã tận dụng được lợi thế này và ngày càng
mở rộng diện tích cà phê. Điều này đã tạo cho Việt Nam một nguồn hàng vô cùng
phong phú, cung cấp cho xuất khẩu.
+ Tổng Công ty cà phê Việt Nam là lá cờ đầu trong ngành cà phê Việt Nam. Với
chủ trương chính sách, quy hoạch diện tích các vùng chuyên canh cà phê tại Đắc
Lắc, Đông Nam Bộ đã phần nào góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tăng thêm thu nhập cho nhân dân các vùng này, giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ
lệ hộ đói nghèo cho đất nước.
+ Thành công của Vinacafe đó là việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất
nước. Hàng năm hoạt động xuất khẩu của Vinacafe đã đem về cho Việt Nam hàng
triệu USD, chiếm 10 - 20% kim ngạch của toàn ngành cà phê. Mỗi năm ngành cà
phê đóng góp khoảng 110 = 120 triệu USD vào ngân sách nhà nước. Trong điều
kiện nước nhà còn thiếu vốn nghiêm trọng, hoạt động xuất khẩu cà phê sẽ góp phần


vào việc tăng nguồn vốn cho việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ
nguồn cho Việt Nam.
+ Toàn cầu hoá và hội nhập đang là xu thế khách quan lôi kéo nhiều nước tham gia.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Vì thế tăng cường hoạt động xuất
nhập khẩu chính là tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước thúc đẩy tiến trình
hội nhập kinh tế nhanh hơn. Tổng công ty cà phê Việt Nam luôn coi trọng việc
nghiên cứu phát triển thị trường xuất khẩu. Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu
cà phê chỉ thu hẹp ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thì ngày nay đã có
mặt trên 60 quốc gia trên toàn thế giới. Có được thành tựu trên là do Tổng công ty
đã nghiên cứu rõ thị trường, nắm bắt nhu cầu của từng thị trường. Với mục tiêu giữ
vững thị trường dễ tính, len chân vào những thị trường khó tính như vậy đã tạo cho
Việt Nam một thị trường tiêu thụ cà phê hết sức rộng lớn. Điều này đã khẳng định
vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Thành công lớn của Tổng công ty cà phê Việt Nam đó là việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào việc sản xuất cà phê xuất khẩu. Việc đa dạng hoá chủng loại cây cà phê
được bắt đầu từ công tác nghiên cứu giống cà phê, các giống có năng suất cao,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
phẩm chất tốt. Trong khâu chăm sóc với việc cung cấp nước, ánh sáng đủ cho cây
cà phê nhất là trong thời kỳ cây cà phê sinh trưởng đã góp phần hạn chế sâu bệnh
cho cây. Hàng loạt các công nghệ chế biến đã được sử dụng như phương pháp chế
biến khô với cà phê Arabica, công nghệ chế biến ướt đối với cà phê Robusta, công
nghệ Liro của Đan Mạch, hàng loạt hệ thống sân phơi đảm bảo chất lượng cao, hệ
thống máy sấy, hệ thống kho tàng bảo đảm chất lượng cho cà phê sau thu hoạch đã
được áp dụng trong đại đa số các vùng trồng cà phê lớn ở nước ta.
+ Ngoài ra Vinacafe có một đội ngũ cán bộ, lao động có kiến thức kinh nghiệm
trong việc sản xuất, xuất khẩu cà phê. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan
trọng tạo nên thành công cho Tổng công ty. Đội ngũ cán bộ giỏi về kiến thức thị
trường, am hiểu ngoại ngữ và chuyên môn nên đã nắm bắt được những thông tin
trên thị trường cà phê trên thế giới. Phân tích và dự báo các giải pháp trước mắt, lâu
dài cho công ty giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả.

+ Vinacafe còn thành công trong việc tham gia vào các tổ chức cà phê thế giới. Là
thành viên tích cực trong Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, gia nhập ICO, Hiệp
hội các nước sản xuất cà phê (ACPC). Điều này sẽ tạo cho Việt Nam có nhiều cơ
hội tiếp xúc với các nước sản xuất hàng đầu thế giới, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt
khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất chế biến cà phê.
3.2. Những tồn tại cần khắc phục
+ Hiệu quả kinh doanh không cao, chưa đạt được mục tiêu đề ra là không lỗ.
+ Mặc dù kinh doanh cà phê theo phương thức trừ lùi dựa trên mức giá giao dịch tại
các thị trường kỳ hạn là phương thức kinh doanh hiện đại, phổ biến trên thế giới
nhưng còn quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do sự hiểu biết của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chúng ta về kinh doanh cà phê trên thị trường kỳ hạn còn rất ít. Kinh nghiệm và
nhận định xu hướng giá của thị trường rất hạn chế và không có công cụ để ngăn
ngừa và giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh theo phương thức này nên đã gây ra tổn
thất đối với Tổng công ty.
+ Tuy đứng trong đội hình Tổng công ty nhưng các đơn vị tự thân vận động là
chính. Việc chỉ đạo và phối hợp hành động chưa thường xuyên dẫn đến không phát
huy được sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty. Trong vụ cà phê vừa qua Nhà nước
đã có chính sách hỗ trợ về kinh phí để tìm và mở rộng thị trường và có nhiều đoàn
đi xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia hội chợ triển lãm
nhưng chưa tập trung và hiệu quả chưa cao.
+ Công tác thống kê và báo cáo về kinh doanh xuất nhập khẩu không kịp thời và
thiếu chính xác, không đầy đủ dẫn đến việc báo cáo bộ, ngành, tổng hợp, phân tích
chưa nhanh nhạy, độ tin cậy thấp, chưa đủ căn cứ để nhận định tình hình, xu thế
trong kinh doanh cà phê, do vậy công tác tham mưu và chỉ đạo của Tổng công ty
chưa sát thực.
+ Sự nhạy bén nắm bắt tình hình và quyết đoán trong kinh doanh ở một số đơn vị có
những lúc chưa kịp thời, chưa chính xác.
+ Chất lượng cà phê vẫn không đồng đều, không ổn định, chưa tạo ra các thương
hiệu cà phê để bán với giá cao hơn so với cà phê cùng loại.

+ Chưa áp dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Tuy đã cố gắng nhưng chưa đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Tổng công ty
mới chỉ xuất khẩu được cà phê nhân sang thị trường EU còn cà phê hoà tan, cà phê
mix, cà phê rang xay chưa nhiều.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
4. Các biện pháp mà Vinacafe đã sử dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê
vaò thị trường EU
4.1. Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối với các yếu tố trong nước
của Vinacà phê.
+ Đối với công tác trồng trọt: Đi đôi với việc mở rộng sản xuất trồng những vùng cà
phê chất lượng cao trên khắp các vùng trong cả nước, hàng năm Tổng công ty đã
tích cực sử dụng các công tác đầu tư trồng mới. Trong vòng mấy năm trở lại đây
diện tích cà phê tăng lên rõ rệt khoảng từ 20-25 nghìn ha. Hiện nay Tổng công ty
bằng nhiều biện pháp như khoán cho từng hộ công nhân, thúc đẩy và hỗ trợ các dự
án mới tại các nông trường do vậy diện tích cà phê ngày càng phát triển nhanh
chóng. Đối với việc mở rộng phát triển là việc tăng cường thâm canh chọn lọc
những vườn cà phê có năng suất cao, những mô hình này được nhân rộng ra khắp cả
nước. Đây chính là giải pháp tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu và giải
pháp này đã mang laị hiệu quả rất cao cho hoạt động xuất khẩu như ngày hôm nay.
+ Đối với công tác quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu: Tổng công ty đã áp dụng
giải pháp quản lý chất lượng đồng bộ. Đó là việc đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật
cho cà phê từ khâu nghiên cứu cho đến khâu đóng gói xuất khẩu, bằng nhiều biện
pháp thiết thực như thành lập và hỗ trợ viện nghiên cứu cà phê và hàng năm đã đưa
ra nhiều giải pháp có chất lượng cao về giồng cây trồng, diệt trừ sâu bệnh cho đến
những biện pháp hiệu quả nhất về bảo quản bảo dưỡng trồng cây cà phê chất lượng
cao. Bên cạnh đó Tổng công ty đã sử dụng nhiều biện pháp đầu tư thiết bị máy móc,
kho bãi nhằm phục vụ thu hoạch bảo quản cà phê một cách tốt nhất để duy trì chất
lượng cà phê.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Về công tác chế biến: Đây là một trong những giải pháp nhằm từ sản phẩm cà phê

hạt cho ra đời những sản phẩm cà phê chất lượng cao và giá trị mặt hàng xuất khẩu
để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. hiện nay cà phê Việt nam
được chế biến để tạo ra cà phê nhân và các sản phẩm cao cấp khác như cà phê hoà
tan, cà phê bột, bột ngũ cốc dinh dưõng, cà phê sữa, các loại bánh kẹo từ cà phê.
Tổng công ty đã áp dụng 3 hình thức chế biến.
- Chế biến quy mô nhỏ công suất bình quân máy đạt 100-200 tấn/năm
- Chế biến quy mô trung bình công suất 1 máy đạt từ 300-400 tấn/năm
- Chế biến quy mô lớn từ 1000-10.000 tấn/năm
+ Vậy giải pháp tổ chức kinh doanh xuất khẩu đó là việc Tổng công ty đưa ra các
chỉ thị nhằm chỉ đạo hoạt động xuất khẩu bằng cách thành lập các ban xuất khẩu ở
từng đơn vị thành viên nhằm tăng sự linh hoạt để thích ứng với mọi biến động của
thị trường. Do vậy ở các đơn vị thành viên ngày nay có thể xuất khẩu trực tiếp ra
nước ngoài và theo sự hướng dẫn chỉ đạo xuất khẩu của toàn công ty. Nhiệm vụ và
chức năng của ban xuất khẩu được xác định cụ thể và được sự lãnh đạo trực tiếp của
cán bộ cấp cao nhằm thực hiện công tác thu hoạch, thu mua, bảo quản, chế biến
theo quy trình công nghệ cao cho hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn lập nên các ban tổ
chức quản lý chất lượng xuất khẩu với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục nâng cao tiêu
chuẩn sản phẩm xuất khẩu và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu đồng nhất
với việc giám định hàng hoá xuất khẩu. Tại Việt Nam hiện nay có 6 tổ chức giám
định mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Ngoài những giải pháp này tổng công ty ngày càng chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ công nhân chất lượng cao đặc biệt là cán bộ xuất khẩu, đó là một trong
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
những giải pháp hữu hiệu trong thời gian qua, đi đôi với việc đổi mới công nghệ chế
biến hàng năm đội ngũ cán bộ xuất khẩu được đào tạo liên tục. Hiện nay phần lớn
cán bộ ở bộ phận xuất khẩu của Tổng công ty cũng đã áp dụng đào tạo nghiệp vụ
xuất khẩu cho cán bộ công nhân tại chỗ bằng cách đầu tư nhiều phương tiện thông
tin, cơ sở vật chất để phục vụ công tác học tập và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động
xuất khẩu cà phê trên thế giới. Trong những năm trở lại đây, những thành tựu đạt
được trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty đã từng bước khẳng định những

định hướng, biện pháp chỉ đạo có hiệu quả của lãnh đạo Tổng công ty và sự phấn
đấu học tập và làm việc có hiệu quả của từng cán bộ công nhân đã thực hiện chấp
hành tốt những chỉ tiêu mục đích của công ty đã đề ra.
4.2 Những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bằng các hoạt động xúc tiến mở
rộng thị trường bên ngoài.
Hiện nay Vinacafe đang xuất khẩu cà phê sang hơn 60 nước trên thế giới. Có thể
nói hoạt động mở rộng thị trường của Vinacafe càng hoàn thiện và mang lại hiệu
quả cao. Để đạt được kết quả như vậy Vinacafe đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm
thay đổi và tận dụng nhiều cơ hội để phát triển đó là:
- Trực tiếp đầu tư thâm nhập tìm kiếm thị trường EU bằng cách đặt ra nhiều trụ sở
của Tổng công ty ở nước ngoài để phục vụ công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị
trường, công tác đàm phán ký kết với bạn hàng nước ngoài thuận tiện hơn, linh hoạt
hơn. Nếu trước kia hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta do Nhà nước quy định
và chủ yếu xuất khẩu theo Nghị định thư được ký kết trước giữa Nhà nước ta với
các nước bạn do vậy công việc thị trường là do nhà nước lo, cũng vì lý do đó chất
lượng cà phê xuất khẩu không trở nên quan trọng. Ngày nay việc tìm kiếm bạn hàng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
và mở rộng thị trường là nhiệm vụ trực tiếp của Tổng công ty, với việc gia nhập
hiệp họi các nước sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới (ICO) tham gia hiệp hội
cà phê ca cao thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho chúng ta có thể gặp gỡ, trao đổi
buôn bán với nhiều đối tác.
- Khi Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì nắm bắt đưọc cơ hội này Tổng công
ty đã bằng nhiều hình thức dưới sự giúp đỡ của Nhà nước đã trực tiếp tham gia
chương trình giúp đỡ phát triển kinh tế của nhiều tổ chức Chính phủ và Phi chính
phủ trên thế giới. Đay là điều kiện, cơ hội để Tổng công ty có được sự hỗ trợ về vật
chất, ký thuật, sản xuất, xuất khẩu đồng thời là cơ hội trao đổi thông tin vàhợp tác
quan hệ với nước ngoài.
- Trong những năm qua ngoài các biện pháp tích cực tìm kiếm và phát triển mở
rộng thị trường, Tổng công ty đã nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ

cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt động xút khẩu như:
+ Đổi mới toàn diện khâu phân phối, bao gồm nâng cấp kho tàng, phương tiện vận
chuyển, mở rộng nhiều đại lý bán hàng, giới thiêu sản phẩm ở nước ngoài.
+ Tăng cường quảng cáo, khuyến mại bao gồm các hình thức hỗ trợ quảng cáo trên
các phương tiện truyền thông, thực hiện các biện pháp chiết khấu, khuyến khích
người mua, các dịch vụ sau bán hàng, hỏi thăm ý kiến bán hàng và có trách nhiệm
hơn về hàng hoá sau khi bán.
+ ứng dụng các hình thức buôn bán quốc tế như: đấu giá, đấu thầu mua bán.
Ngoài những biện pháp này khi nước ta gia nhập vào ASEAN và tiến tới hoà nhập
vào khu vực mậu dịch tự do phi thuế quan AFTA, Tổng công ty đã phối hợp với
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhiều chương trình của Nhà nước nhằm tăng cường những biện pháp thúc đẩy mạnh
nhất chất lượng và uy tín trong quan hệ ngoại giao và mua bán quốc tế.
Tóm lại để đạt được những thành tưu của hoạt động xuất khẩu trong những năm qua
Tổng công ty đã sử dụng và cải tiến nhiều biện pháp từ đơn lẻ đến đồng bộ, từ khâu
sản xuất trồng trọt đến khâu bán hàng và dịch vụ sau bán. Những biện pháp này là
hoàn toàn phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế toàn cầu và là những bước
tạo tiền đề cơ bản để hoạt đông xuất khẩu này ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và sai xót cần khắc phục, cần có sự cố gắng và
phấn đấu hơn nữa của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và sự quan
tâm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển của Nhà nước để hoạt động xuất khẩu
của Tổng công ty ngày càng phát triển và xứng đáng với vai trò quan trọng của nó.
Chương III Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của
tổng công ty cà phê Việt Nam
I. Dự báo thị trường cà phê thế giới .
Tính đến năm 2001, thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê với tổng diện tích xấp
xỉ 11,5 triệu ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, trong đó có 51 nước tham vào thị trường
xuất khẩu cà phê. Dự báo sản lượng cà phê thế giới tăng với tốc độ 2,7%/ năm
trong giai đoạn 2001-2005, nhưng sẽ giảm dần còn 1,95%/ năm giai đoạn 2006-
2010 FAO dự báo cà phê thế giới đạt 7,31 triệu tấn vào năm 2005 và 8 triệu tấn vào

năm 2010. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là châu Mi La Tinh và vùng
Caribe, với sản lượng 4,78-4,8 triệu tấn /năm (2005). Những nước có khả năng cạnh
tranh lớn trong việc sản xuất cà phê bao gồm Brasin, Colombia, Indonéia, Ân Độ,
và Mehicô, hiện nay các nứơc này chiếm khoảng 65% sản lượng cà phê thế giới.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1. Dự báo cung, cầu cà phê thế giới.
1.1. Dự báo cung thế giới.
Ta đi xem xét một số nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới để thấy rõ được cung
cà phê trên thị trường thế giới:
- Brasin là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới, đạt sản lượng 2,3-2,4 triệu
tấn vào năm 2005. Đặc điểm sản xuất cà phê ở nước này là thời tiết khắc nghiệt, có
sương muối, hay bị hạn hán, hoặc nhiệt độ hay bị giảm xuống đột ngột, có những
năm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 2-3oC, gây mất mùa lớn làm cho sản lựợng cà phê
thế giới biến động mạnh. Một xu hướng quan trọng trong việc sản xuất cà phê của
Brasin là tỉ lệ sản xuất cà phê vối ngày càng tăng nhanh.
- Colombia là một đất nước có nhiều núi đồi. Có ba dãy núi lớn chạy theo hướng
bắc nam, núi cao thườg từ 1200-2000m. Cà phê Arabica thường đựoc trồng ở
Colombia là các giống Bourbon, Typica. Loại cà phê này ra hoa từ tháng 4 đến
tháng 10 và quả chín thu hái vầo 2 vụ. Hiện nay ở Colombia dùng máy làm sạch
nhớt và thường được sấy ngay. Chính vì vậy cà phê ở Colombia có chất lưọng cao.
Triển vọng cà phê ở Colombia rất lớn vì nước này giữ giá sản xuất khá ổn định để
kích thích đầu tư vào trồng và phát triển nhanh diện tích và vườn cây có năng xuất
cao. Mặt khác nhà sản xuất cà phê ở nước này có quyền lực chính trị mạnh. Nhà
nước thực hiện giảm giá tiền tệ hàng năm, xoá thuế xuất khẩu nhiều năm, hỗ trợ
việc nghiên cứu khoa học trồng và chế biến cà phê, nên cà phê Colombia bán với
giá cao so với giá thế giới. Sản lượng năm 2005 đạt tới 950 .000-1 triệu tấn .
- Indonesia: Là nước ở Đông Nam A, đây là nước có nhiều cao nguyên, núi cao, và
các ngọn núi lửa. Đây là nước sản xuất cà phê Aribaca khá lớn. Ngày nay Indonesia
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
mở rộng diện tích trồng cây cà phê này ở các vùng cao và các vùng đất đỏ có nguồn

gốc từ núi lửa. Ngoài ra cây cà phê Robusta cũng được trồng khá nhiều và được chế
biến theo phương pháp ướt cho năng suất cao. Dự kiến sản lượng cà phê năm 2005
đạt khoảng 600 ngàn tấn cà phê Robusta.
- Cotxtalica: Là nước có năng suất cà phê bình quan cao nhất thế giới. Nước này
đang thực hiện xoá bỏ thuế nhập khẩu. Sản lượng hiện nay là 250 ngàn tấn. Năm
2005 đạt tới 300 ngàn tấn.
- Kenia: Đây là một nước ở Đông Phi. Cây cà phê Aribaca chiếm 95% sản lượng và
chỉ có 1% là Robusta. Cây cà phê ở nước này thu hoạch vào 2 vụ trong năm: Vụ
chính chiếm 80%, vụ 2 chiếm 20%. Cà phê được chế biến theo phương pháp ướt và
được phơi nắng nên chất lượng cà phê cao. Hiện nay sản lưọng cà phê ở Kenia đạt
từ 120-125ngàn tấn. Năm 2005 sản lượng đạt tới 150 ngàn tấn.
-Trên đây là một số nước cung cấp một nguồn cà phê xuất khẩu lớn trên thế giới.
Ngoài ra còn một số nước như Ecuado, Peru, Guatemala, …, các nước này chiếm
khoảng 24-25%sản lượng cà phê thế giới.
Theo FAO sản lưọng cà phê tàon cầu dự tính đạt 6,780 triệu tấn vào năm 2005 so
với 5,694 triệu tấn năm 1993. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là châu Mĩ
đạt 4,448 triệu tấn năm2005.Trong đó Brasin là nước sản xuất khẩu cà phê lớn nhất
thế giới đạt sản lượng 2,3-2,4 triệu tấn vào năm 2005. Sản lưọng cà phê sẽ tăng
mạnh nhất ở các nước châu á với tốc độ tăng 2,63%. Đến năm 2005 sản lượng cà
phê của châu á đạt 1,026 triệu tấn. Trong đó Việt Nam tăng 7,9%, Indonesia tăng
1%,…Theo ước tính của FAO xuất khẩu cà phê đến năm 2005 đạt 5,7 triệu tấn,
châu Mỹ La Tinh và khu biển Caribe là khu vực xuất khẩu lớn nhất năm 2005
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chiếm 66%khối lượng xuất khẩu toàn thế giới. Châu phi chiếm 16%, châu á chiếm
17%tổng khối lượng cà phê xuất khẩu.
1.2. Dự báo nhu cầu cà phê thế giới.
Mức tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày càng tăng, kể cả nững nước có tập quán
uống trà lâu đời như Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh,… Tuy nhiên châu Âu
vẫn lá khu vực tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới , chiếm 25% mức tiêu thụ cà phê
của thế giới, tiếp đến là bắc Mĩ chiếm 24% , Nhật Bản chiếm 9%, các nước đang

phát triển chiếm 9% ,…
Cho đến năm 2001 cầu ở các nước vẫn tăng, mức tăng hàng năm dưới 2% chậm hơn
mức tăng trưởng của sản xuất, nên cung thị trường cà phê thế giới vẫn cao hơn cầu.
Giá cà phê rất khó phục hồi , hoặc nếu phục hồi thì cũng rất chậm.
Từ năm 1970 đến nay, nhu cầu nhập khẩu cà phê và tổng cầu cà phê thế giới tăng
1,4%/năm. Mức tăng hơi chậm, chủ yếu là do nhịp độ phát triển dân số ở các nước
tiêu thụ chính về cà phê tăng chậm như : Hilạp, Anh, Bồ Đào Nha, Đức, Mặt khác
còn do sự co dãn về thu nhập của dân cư một số nước lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế như :Brasin, Hà Lan, Indonêsia,…
Một xu hướng quan trọng trong các nước công nghiệp là chuyển hướng thay đổi về
lượng tiêu dùng cà phê Robusta giảm dần sang tiêu thụ nhiều hơn loại cà phê
Arabica, mức tăng từ 38% năm 1986 lên 45%năm 1988.
Nhịp độ tiêu dùng ở các nước trong khối EU dự kiến tăng đều ở mức 1,4%/năm.
Nhu cầu tăng tập trung ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh,Thuỵ Sĩ…
Cầu ở Mĩ năm 1990 đến nay dao động từ 1,14 đến 1,15 triệu tấn . Dự báo xu hướng
tiêu thụ ở các nước này giảm 2% năm trong các năm tới. ở Việt nam đến hết năm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2005 có thể đạt mức bình quân 3,9%/ năm về lượng nhưng có thể tăng 12,8% về
kim ngạch xuất khẩu nhờ ta cải thiện chất lượng cà phê, cơ cấu xuất khẩu cà phê và
nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cà phê xuất khẩu.
Cầu ở Nhật Bản có tốc độ tăng cao nhất hiện nay 7,7%/năm. Nhưng cầu sẽ giảm
3,4%/năm trong vòng 15năm tới.Tuy nhiên có một yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng
đến cầu cà phê đó là do dân số có xu hướng giảm xuống trong dự báo ở những năm
tới
Nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng khoảng 1,7%/ năm giai đoạn từ năm 1994-2005 đạt
6,902 triệu tấn vào năm 2005. Các thị trường EU, Đông âu, Tây âu, đều tăng, chỉ
riêng thị trường Mỹ có xu hướng giảm.
Như vậy theo báo của FAO, thị trường cà phê có xu hướng cung cao hơn cầu nên
giá khó có thể tăng cao. Tuy nhiên dự báo của Ngân hàng thế giới đến năm 2005 giá
cà phê chè là 2.540USD/tấn cà phê vối 1.860USD/ tấn. Do vậy giá cà phê thế giới

năm 2005 có quan hơn rất nhiều.
2. Dự báo cung, cầu cà phê thị trường EU
2.1. Dự báo cung cà phê thị trường EU.
EU là thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, với 25 quốc gia khác nhau, dân số
trên 455 triệu người. Hàng năm thị trường này nhập khẩu một khối lượng hàng hoá
lớn từ khắp các châu lục. Riêng đối với mặt hàng cà phê thị trường này nhập khẩu
từ các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới như: Brasin, Colmbia, Indonesia,
Việt Nam
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×