Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.13 KB, 2 trang )
Lời nói đầu
Nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và sản xuất nông
nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm
nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên
40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh
lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển
nền kinh tế.
Tuy nhiên nông nghiệp là một lĩnh vực rất nhiều rủi ro mang tính khách quan và gây thiệt
hại có tính hệ thống để lại hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy bảo hiểm nông nghiệp là
một yêu cầu cần thiết và có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Song lĩnh vực
này chưa phát triển như mong đợi đặc biệt ở các nước nông nghiệp như Việt Nam. Trong
phạm vi bài tiểu luận này chúng tôi muốn đưa ra thực trạng bảo hiểm nông nghiệp trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
I. Tổng quan Bảo hiểm nông nghiệp:
1) Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp:
Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo hiểm là
các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm
những rủi ro gắn liền với: cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu nhà xưởng.
Các loại rủi ro thường gặp trong nông nghiệp:
a. Nhóm rủi ro liên quan đến thời tiết : là những rủi ro liên quan tới các hiện tượng thời tiết
không được dự đoán và không thể dự đoán ví dụ như tác động của thời tiết và khí tượng
học và sản xuất nông nghiệp.
b. Rủi ro liên quan đến sản xuất nông nghiệp: Những rủi ro liên quan đến các nhân tố như
là sâu bệnh, bệnh dịch ở cây trồng và vật nuôi và ảnh hưởng của dây chuyền chế biến trong
sản xuất nông nghiệp.
c. Rủi ro mang tính kinh tế : những rủi ro liên quan tới sự biến động của giá nông phẩm và
các nguyên liệu đầu vào do sự biến động khó dự đoán của thị trường.
d. Những rủi ro tài chính và hoạt động thương mại : những rủi ro này do sự tác động của