Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tín dụng trung và dài hạn tại Sở Giao dịch ngân hàng BIDV - 7 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.37 KB, 10 trang )

là rất lớn. Ngân hàng cần phải thường xuyên tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để có
được các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn có mức rủi ro thấp.
+ Mở rộng và khai thác tốt các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sau hơn 15 năm mở cửa nền kinh tế, thực hiện đường lối lãnh đạo của đảng công
sản việt nam, đất nước ta đã thu được các thành tựu đáng khích lệ, bên cạnh sự phát
triển của các doanh nghiệp nói chung, sử phát triển của các doanh nghệp ngoài quốc
doanh là một điểm đáng chú ý. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có tiềm lực
rất mạnh, số vốn lớn, nhân lực tốt vv và hiện nay đang vươn mạnh đầu tư ra nhiều lĩnh
vực. Trước thực tế đó đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên đi sâu, đi sát hơn với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chủ động nắm bắt nhu cầu của họ để trên cơ sở đó
xem xét, phân tích lập kế hoạch tín dụng.
+ Tăng cường công tác thu thập thông tin, tìm kiếm các dự án mới.
+ Lập kế hoạch đầu tư, góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp.
Khi thực hiện góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có thể giúp
cho doanh nghiệp có khả năng phát triển thông qua khả năng tài chính của mình, đồng
thời họ có thể kiểm soát tốt các khoản vốn đầu tư khi được cử đại diện của mình tham
gia vào ban giám đốc cuả doanh nghiệp, qua đó làm giảm khả năng xẩy ra các rủi ro,
không những thế còn có thêm một nguồn thu đáng kể đóng góp vào thu nhập của ngân
hàng .
3.2.1.3 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, nó đem lại phần lớn thu
nhập vì vậy rất được chú trọng. Hoạt động đó không thể diẽn ra một cách tự phát, thiếu
tính tổ chức mà phải được thực hiện theo các chỉ dân thống nhất trong toàn bộ ngân
hàng sao cho vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ khoa học vừa tạo ra căn cứ để các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
cán bộ ngân hàng thực hiện. Tập hợp các định hướng đó gọi là chính sách tín dụng của
ngân hàng. Để xây dựng chính sách tín dụng hợp lý cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Trước hết cần chú ý đến ba mục tiêu mà chính sách tín dụng cần đạt đến là:
- Tăng trưởng, mở rộng khối lượng tín dụng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Đảm bảo an toàn trong hoạt động, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Hướng tới sự lành mạnh và hiệu quả của các khoản tín dụng.


Bất cứ một ngân hàng thương mại nào muốn đạt được các mục tiêu kinh doanh thì
phải hoạch định cho mình một chính sách tín dung thích hợp, để sử dụng các nguồn vốn
hiện có một cách có hiệu quả. Ngân hàng xác định cho mình những yếu tố có thể đáp
ứng cho khách như quy mô tin dụng, giới hạn tín dụng; thời hạn tín dụng; các loại hình
tín dụng và đặc biệt là xác định được lĩnh vực tài trợ mũi nhọn của mình. Vì môi trường
kinh tế, môi trường xã hội thường xuyên thay đổi dẫn đến các yếu tố khác cũng thay đổi
theo nên chính sách tín dụng của ngân hàng chỉ phù hợp trong một khoảng thời gian nào
đó tương ứng với các dự đoán về sự thay đổi của các yếu tố xung quanh. Ngân hàng cần
phải thường xuyên nghiên cứu, xem xét và dự đoán lại xu hướng thay đổi của các yếu tố
sau một khoảng thời gian, trên cơ sở đó sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều sao cho phù hợp
với tình hình mới. Một số công việc mà ngân hàng cần thực hiện :
+ Tổ chức phân tích dự đoán sự thay đổi và các tác động có thể gây ra khi đường
lối, chính sách, luật pháp của chính phủ thay đổi, ý thức được yếu tố này là hết sức quan
trọng vì khi chính sách cuả nhà nước thay đổi sẽ dẫn đến hàng loạt các yếu tố khác thay
đổi theo có thể gây bất lợi đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta có thể lấy một
số ví dụ, khi chính sách thay đổi thì mức độ ưu tiên cho các ngành kinh tế, các thành
phần kinh tế khác nhau là khác nhau, thuế sẽ thay đổi; mức độ chặt chẽ trong quản lý
của nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng thay đổi vv. Tất cả những điều trên dẫn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đến những thay đổi trong sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập của doanh
nghiệp và sẽ gây ra rủi ro cho các khoản tín dụng của ngân hàng .
+ Cần xây dựng chính sách tín dụng đối với các vùng kinh tế trọng điểm, như vùng
kinh tế trọng điểm phía nam ( Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương ), vì các
vùng kinh tế này tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vv
rất cần vốn, đây là khu vực thị trường đầy hứa hẹn cho ngân hàng.
+ Tổ chức các buổi họp giữa ngân hàng với khách hàng, để nghe phản ánh từ phía
khách hàng những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong chính sách tín dụng, trên cơ sở đó
sẽ có kế hoạch để chỉnh sữa các điểm chưa hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng và khai thác khách hàng bền vững.
3.2.1.4 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư:

Hồ sơ trong dự án đầu tư là tài liệu đầu tiên cung cấp thông tin về dự án của khách
hàng, thông qua các hồ sơ ngân hàng sẽ biết được quy mô dự án, thời gian xây dựng,
thời gian dự án bắt đầu đi vào hoạt động, chi phí, thu nhập, lợi nhuận mà dự án đem lại
và các thông tin cụ thể khác.
Việc nắm chắc tình hình thực tế của khách hàng là hết sức cần thiết, nó sẽ giúp
ngân hàng đưa ra những quyết định hợp lý khi xem xét có nên cấp tín dụng cho dự án
hay không, các thông tin có độ chính xác cao từ thẩm định dự án sẽ giúp giảm thiểu các
sai sót, thiếu chính xác khi phân tích tín dụng.
Hiện nay, cũng với sự phát triển lành mạnh và xu hướng phát triển đi lên của hầu
hết các doanh nghiệp, thì đã có không ít các doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế kinh tế
khá thông thoáng để thực hiện các hành vi sai trái, cố tình lừa đảo ngân hàng để chiếm
dụng vốn thu lợi bất chính. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, các ngân hàng nói
chung đã hết sức chú ý đến công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng và phân tích tín
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
dụng nói chung, song rất nhiều vụ lừa đảo đã xây ra gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng
cho các ngân hàng, những yếu tố trên có nhiều nguyên nhân song có một nguyên nhân
hết sức quan trọng đó là việc thẩm định dự án đầu tư và phân tích tín dụng của ngân
hàng là chưa tốt, chất lượng chưa cao. Việc tìm ra nguyên nhân của sự việc là quan
trọng song chỉ dừng ở đó là chưa đủ, ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp cụ
thể.
+ Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích, thẩm định dự án,
muốn vậy phải thường xuyên xây dựng phong trào tự đào tạo, tìm hiểu các kiến thức
trong các cán bộ ngân hàng thông qua sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại
chúng khác. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn, cập nhật các
thông tin với sự chỉ bảo, giảng dậy cua các chuyên gia, các nhà giáo có uy tín, có kinh
nghiệm của các trường đại học; gứi cán bộ đi du học ở nước ngoài để tiếp thu những
kiến thức mới, phương pháp mới trong phân tích dự án đầu tư của các nước có công
nghệ ngân ngân hàng tiên tiến.Tuy nhiên trong định hướng về đào tạo bồi dưỡng cán bộ
thì nên nghiêng về hướng tự đào tạo là chính đồng thời có hướng bồi dưỡng thêm, vì ý
thức học hỏi, tự giác của các cán bộ nhân viên là điều quan trọng, nếu họ không tự giác

thì việc mở lớp, gửi đi học chỉ là hình thức, không những thế còn gây lãng phí nguồn
lực của ngân hàng .
+ Xây dựng cho cán bộ nhân viên tính cụ thể trong công việc. Thẩm định dự án
đầu tư là một công việc khá phức tạp với nhiều công việc rất cụ thể liên quan đến nhiều
ngành nhiều lĩnh vực, điều đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có khả năng vừa bao
quát công việc mặt khác cũng phải nắm khá chi tiết các thông tin, không thể xem xét
qua loa lấy lệ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Trong thẩm định dự án, cán bộ ngân hàng nên thu thập thông tin từ các nguồn
khác nhau, từ tầm vĩ mô đến vi mô.
Có ba nguồn cơ bản để cán bộ ngân hàng thu thập thông tin đó là từ hồ sơ giấy tờ
của khách cung cấp; qua các trung tâm cung cấp thông tin tin cậy; qua việc xem xét
thực tế tại đơn vị của khách hàng ngoài ra còn thu thập từ các nguồn khác.
Trong thu thập thông tin thì nên thu thập từ vĩ mô đến vi mô để nắm bắt được ý
tưởng, mục đích, những mặt lợi và bất lợi trên cơ sở đó có thể sớm có quyết định sơ bộ
về tính khả thi của dự án tránh việc mất quá nhiều thời gian xem xét các thông tin cụ thể
của dự án sau đó lại phát hiện ra các sai xót, bất cập rồi bỏ dự án gây tốn kém thời gian
và tiền bạc cho ngân hàng.
3.2.1.5 Tư vấn cho khách hàng về phương hướng sản xuất kinh doanh và thường xuyên
gần gũi hỗ trợ doanh nghiệp .
Việc tìm kiếm, phân tích các thông tin phục vụ cho công tác phân tích tín dụng,
các cán bộ ngân hàng có khả năng nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, có ích và có
tính hệ thống cao, như các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về vị thế
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thông tin về các chính sách kinh tế, luật pháp của
chính phủ vv. Dựa trên tiềm lực đó ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng về
phương hướng sản xuất kinh doanh hợp lý làm được việc này xét về cả hai phía khách
hàng và ngân hàng đều có lợi.
- Với khách hàng, họ có thể có dược các thông tin quý giá, kịp thời giúp dễ dàng
điều tiết sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao.
- Với ngân hàng, khi khách hàng làm ăn tốt ngân hàng có thể dễ dàng thu được nợ

cả gốc và lãi, đồng thời tạo ra quan hệ chặt chẽ, thân thiện giữa khách hàng và ngân
hàng qua đó tạo ra uy tín và từng bước xác lập cho khách hàng tính trung thành trong
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
việc lựa chọn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, tăng sức cạnh tranh. Trong thời gian
tới ngân hàng nên thành lập một phòng, một bộ phận chuyên thu thập và xử lý các thông
tin để tăng tính chuyên môn của công tác này. Hiện nay khả năng
nhận định về lĩnh vực dầu tư của các nhà đầu tư nước ta còn chưa cao vì vậy việc thành
lập các trung tâm cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có
thể sẽ trở thành một sản phẩm kinh doanh mới của ngân hàng góp phần vào sự tồn tại và
phát triển của mình. Ngoài ra trong công tác tổ chức giao dịch với các khách hàng, nên
thường xuyên tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho khách như giải quyết nhanh thủ
tục cho khách, hướng dẫn tận tình những yêu cầu của khách, rút ngắn các thủ tục rờm rà
không cần thiết tạo thuận lợi cho khách.
3.2.1.6 Các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế nợ quá hạn.
Cấp tín dụng là hoạt động chính hết sức quan trọng của mỗi ngân hàng, nó đem lại
nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng song cũng là khoản mục tài sản chứa đựng phần lớn
rủi ro có thể gây thiệt hại cho ngân hàng. Một trong những tình trạng không thuận lợi
thường xẩy ra trong các ngân hàng gây cản trở đến sự phát triển đó là nợ quá hạn và tỷ
lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thường cao. Mặt khác đây là hai chỉ tiêu chủ yếu phản ánh
chất lượng tín dụng vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thì việc ngăn
ngừa và từng bước giảm nợ quá hạn và tỷ lệ nợ qúa hạn là yêu cầu hàng đầu cần phải
thực hiện. Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ quá
hạn đối với ngân hàng.
Các biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn.
* Tìm hiểu, phân tích, đánh gía chính xác tình hình khách hàng.
Hoạt động tín dụng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và khách hàng vì vậy
việc đánh giá chính xác tình hình thực tế của khách hàng sẽ phần nào ngăn ngừa, hạn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chế nợ quá hạn, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. Khi xem xét tình hình thực tế
của khách hàng, ngân hàng phải xem xét rất nhiều chỉ tiêu định tính và định lượng trên

cơ sở đó sẽ làm căn cứ cho các quyết định.
+ Đánh giá về tư cách pháp nhân của khách hàng xin vay vốn.
+ Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp xin
vay thông qua xem xét các nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản; phản ánh tỷ
lệ sinh lời; phản ánh khả năng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu; phản ánh rủi ro của doanh
nghiệp.
+ Phân tích, đánh giá uy tín, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
+ phân tích tính pháp lý và hiệu quả, tinh khả thi của dự án đầu tư mà khách hàng cần
vay vốn để thực hiện.
* Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng
và các hoạt động kiểm tra kiểm soát định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện sớm nhất các
dấu hiệu không tốt của khoản tín dụng, qua đó có biện pháp xủ lý sớm và hợp lý nhằm
hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
* Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin tín dụng đặc biệt là các thông tin về
chính sách, luật pháp của nhà nước, các thông tin về lịch sử của doanh nghiệp, các chủ
nợ của khách hàng, các thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp vv nhằm thường xuyên đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín
dụng.
* San sẻ rủi ro, rủi ro là bạn đường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, loại
trừ hoàn toàn rủi ro là không thể thực hiện, nhưng ngân hàng có thể áp dụng các biện
pháp khác nhau để hạn chế rủi ro, giảm nhẹ thiệt hại khi rủi ro xẩy ra như kết hợp với
các ngân hàng khác để thực hiện đồng tài trợ cho các dự án lớn, xây dựng kế hoạch tín
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
dụng chú ý đến tính phân tán về địa lý của các dự án, cho vay đa dạng với các thành
phần kinh tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau để tránh những rủi ro do sự thay đổi các
điều kiện sản xuất kinh doanh, giá cả, chính sách cuả chính phủ với ngành nào đó.
Các biện hạn chế các khoản nợ có thể dẫn tới nợ quá hạn.
Ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn của khách hàng là nhiệm vụ đầu tiên của ngân
hàng song trong thực tế các khoản tín dụng mặc dù đã được thực hiện các biện pháp
ngăn ngừa vẫn có nguy cơ xẩy ra rủi ro nợ quá hạn. Vì vậy ngân hàng thực hiện một số

biện pháp để hạn chế nợ quá hạn .
* Chú ý tới các dấu hiệu của các khoản vay có thể dẫn tới nợ qúa hạn .
Có hai khả năng để ngân hàng thu nợ từ phía khách hàng, thứ nhất là khách hàng
sản xuất kinh doanh có hiệu quả trả nợ ngân hàng và khả năng thứ hai là ngân hàng sẽ
dùng tài sản đảm bảo để thu nợ, tuy nhiên về phía ngân hàng ho luôn muốn các khoản
cho vay của mình sẽ được khách hàng hoàn trả trực tiếp theo cách một, vì vậy ngân
hàng luôn quan tâm đến tình hình của khách hàng để xác định sớm các dấu hiệu ban đầu
có thể dẫn đến các khoản nợ quá hạn, những dấu hiệu này là :
+ Các doanh nghiệp chạm trễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp .
+ Doanh nghiệp có các biểu hiện trốn tránh, thoái thác khi ngân hàng tới kiểm tra
doanh nghiệp.
+ Số dư tiền gửi bị giảm, xuất hiện séc rút tiền quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả
lại.
+ Gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán, hàng tồn kho một cách bất thường.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Trở thành chủ nợ của nhiều món nợ điều này nói lên có sự giảm sút về chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc có tình trạng vì muốn tăng nhanh doanh số bán hàng
mà bán hàng cho các đơn vị có tình hình tài chính không lành mạnh.
+ Có sự thay đổi về ban lãnh đạo của doanh nghiệp như cách chức, từ chức, bỏ trốn,
gây thụt ngân quỹ, các tình trạng đình công, bãi công xây ra vv tất cả các dấu hiệu trên
chứng tỏ rằng trong doanh nghiệp đang có vấn đề không thuận lợi và sẽ có nguy cơ xẩy
ra rủi ro với khoản tín dụng của ngân hàng.
+ ngoài ra còn các dấu hiệu rủi ro khác gây ra bởi điều kiện tự nhiên như bão lụt,
hạn hán, hoả hoạn vv.
+ Hoàn trả nợ vay của ngân hàng chậm trễ hoặc quá hạn lâu.
Các biện pháp hạn chế thiệt hại do các khoản nợ quá hạn.
Khi phát hiện ra các khoản cho vay có dấu hiệu không được hoàn trả, việc đầu tiên
cán bộ tín dụng thực hiện là tìm cách ngăn ngừa khả năng xấu xẩy ra với khoản tín
dụng. Ngân hàng có thể kết hợp với khách hàng để cùng tìm cách tháo gỡ những khó

khăn vướng mắc nhằm vừa bảo đảm lợi ích của khách hàng vừa bảo đảm sự an toàn và
lợi ích của ngân hàng. Một số giải pháp có thể áp dụng là:
+ tăng thêm vốn cho khách hàng: Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp
khách hàng có những bất ổn về tình hình tài chính, tuy nhiên ngân hàng xét thấy những
bất ổn đó chỉ là tạm thời hoặc doanh nghiệp có cố gắng lớn để khắc phục khó khăn, khôi
phục sản xuất kinh doanh. Đây là biện pháp được đánh giá là hay nhất, nó không những
không đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp vực dậy, khôi phục
sản xuất, mặt khác ngân hàng cũng có thể thu nợ và tạo ra tính thân thiện, gắn kết giữa
ngân hàng với khách hàng.
+ Tư vấn cho khách hàng về hướng sản xuất kinh doanh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Ngân hàng đưa ra các lời khuyên, tư vấn về phương hướng sản xuất kinh doanh, tư
vấn về thông tin thị trường vv giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình cảnh khó khăn và
cũng có tác dụng cải thiện quan hệ ngày càng sâu sắc giữa ngân hàng với khách.
+ Kêu gọi sự bảo lãnh của người khác có khả năng về tài chính đối với khoản vốn
mà doanh nghiệp đã vay. Biện pháp này tạo ra nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng nếu
nguồn thứ nhất không đủ hoặc không thanh toán cho ngân hàng.
+ Đề nghị doanh nghiệp giảm bớt kinh phí dành cho phát triển dài hạn, tập trung
vốn giải quyết các khó khăn trước mắt .
+ Giúp thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Biện pháp này thường ít được sử
dụng. Tuy nhiên khi doanh nghiệp sản xuất có nhiều khoản nợ chậm trả khiến họ phải
chia sẻ gánh chịu nợ quá hạn ngân hàng thì có thể giúp đỡ họ, thúc đẩy một sự gia tăng
trong chương trình thu ngân sách của khách vay.
Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, những biện pháp trên đã và đang được ngân
hàng áp dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên những khoản nợ quá hạn, khó đòi vẫn
xẩy ra đòi hỏi ngân hàng phải có hướng giải quyết hợp lý .
3.2.1.7 Các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn .
Khi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi xẩy ra, ngân hàng phải tìm biện pháp thích
hợp để xử lý. Có hai biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng đó, đó là biện pháp khai
thác và biện pháp thanh lý các tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách. Trong thực tế,

việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng, và thái
độ, sự cố gắng của khách trong việc trả nợ ngân hàng.
* Biện pháp khai thác.
Đây là biện pháp cũng được nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng trong việc giải
quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực chất của phương pháp này, chính là việc
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×