Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy nội dung kiến thức bài Định luật bảo toàn động lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.66 KB, 21 trang )

Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại
khóa khi dạy nội dung kiến thức bài "Định luật
bảo toàn động lượng" Vật lý 10

Tạ Đăng Thái

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Xuân Hải
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, đặc biệt là cơ sở lý luận của
dạy học dự án. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và
hội thi vật lý. Phân tích tính ưu việt của việc vận dụng dạy học dự án để tổ chức ngoại
khoá cho học sinh. Trình bày nội dung bài “Động lượng - Định luật bảo toàn động
lượng” Vật lí lớp 10 ban cơ bản. Từ đó, vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để
tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Xây dựng nội dung ngoại khoá và chương
trình hội thi. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả từ đó rút ra kinh
nghiệm, sửa đổi, bổ xung để có thể tổ chức nhiều buổi ngoại khoá để bổ sung cho nội
dung kiến thức khác trong chương trình vật lý phổ thông.

Keywords: Vật lý; Phương pháp giảng dạy; Định luật bảo toàn động lượng; Dạy học
dự án; Hoạt động ngoại khóa

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mang tính xây dựng, trong đó người học
hoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của người dạy, để tạo ra một sản
phẩm hay vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu, thực hành nghiên cứu một vấn đề trong
học tập hay giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Hay nói khác, học theo dự án là một hoạt


động học tập nhằm tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tâp và
áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Quá trình học theo dự án giúp người học
củng cố kiến thức, xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành
trang học tập suốt đời cho người học, đặc biệt là thế hệ trẻ và đối mặt với thử thách trong cuộc
sống
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt động của học
sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, phạm vi quy định của chương trình nhằm hỗ trợ
cho chương trình nội khoá, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách của học sinh.
2
Bài định luật bảo toàn động lượng trong chương trình vật lý lớp 10 Ban cơ bản có thể
được củng cố và phát triển nhiều kỹ năng khác cho học sinh bằng hình thức dạy học dự án
thông qua hoạt động ngoại khoá với chủ đề: “Động cơ phản lực và các ứng dụng trong
thực tế cuộc sống.”
Chính những lý do trên tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại
khoá khi dạy học các nội dung kiến thức bài “Định luật bảo toàn động lượng” vật lí lớp 10
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khoá và hội thi cho học sinh khi dạy
nội dung kiến thức bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban cơ bản
nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức vật lý vào thực tế, phát huy tính tích cực và
phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, đặc biệt là cơ sở lý luận của dạy học dự án.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và hội thi vật lý
- Tính ưu việt của việc vận dụng dạy học dự án để tổ chức ngoại khoá cho học sinh.
- Phân tích nội dung bài “Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban
cơ bản. Từ đó, vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để tổ chức hoạt động ngoại khoá cho
học sinh.
- Xây dựng nội dung ngoại khoá và chương trình hội thi.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả từ đó rút ra kinh nghiệm, sửa đổi, bổ
xung để có thể tổ chức nhiều buổi ngoại khoá để bổ sung cho nội dung kiến thức khác trong

chương trình vật lý phổ thông.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung kiến thức bài “Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” sách giáo khoa Vật
lí lớp 10 ban cơ bản.
Hoạt động dạy và học bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban
cơ bản theo dự án thông qua hoạt động ngoại khoá.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để tổ chức hoạt động ngoại khoá và hội thi
cho học sinh khi dạy nội dung bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10
ban cơ bản thì sẽ giúp học sinh vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế, phát huy tích cực và
phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
3
+ Các tài liệu về cơ sở lý luận của dạy học dự án, của hoạt động ngoại khoá và hội thi vật
lý để làm cơ sở định hướng cho việc thực hiện mục tiêu của nghiên cứu.
+ Nghiên cứu chương vật lý lớp 10 đặc biệt quan tâm đến bài “Động lượng-Định luật bảo
toàn động lượng” nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo để xác
định mục tiêu dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu việc dạy (Thông qua phỏng vấn, trao đổi)
và việc học (Thông qua trao đổi)nhằm đánh giá tình hình dạy học bài “Động lượng-Định luật
bảo toàn động lượng”
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả đối chiếu
với mục tiêu nghiên cứu từ đó rút ra kết luận của đề tài.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận về dạy học dự án, về tổ chức ngoại khoá và hội thi trong dạy học
vật lý.
- Vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để tổ chức ngoại khoá và hội thi vật lý cho
học sinh khi dạy học nội dung kiến thức bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật
lí lớp 10 ban cơ bản.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận văn được trình bày trong 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khoá và hội thi khi dạy bài
“Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ TỔ
CHỨC NGOẠI KHÓA, HỘI THI VẬT LÍ
1.1. Quan điểm hiện đại về dạy học
1.1.1 .Bản chất của hoạt động dạy
Bản chất của hoạt động dạy là hoạt động tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy
học sinh tìm ra chân lí. Muốn tạo ra được tích cực trong hoạt động của HS thì người thầy phải
có khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động học. Phải làm sao cho các em vừa ý thức được
đối tượng cần lĩnh hội, vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng đó.
1.1.2. Bản chất của hoạt động học
4
Hoạt động học tập là hoạt động chuyển hướng váo sự cải tạo lại tri thức ở người học, hoạt
động nhằm tạo ra sự thay đổi về tri thức, kĩ năng, thái độ trong cá nhân người học một cách
bền vững, có thể quan sát, bao gồm các hoạt động thể lực và chí tuệ của họ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa dạy và học
Quan điểm của Vưgotxky L.X (1896-1934) và nhiều nhà giáo dục đương thời, dạy học là
quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh. Dạy và học là
hai hoạt động có cấu trúc khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng với
nhau, thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích. Sự thống
nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học thể hiện ở nội dung, chương trình, kế hoạch,
phương tiện dạy học.
1.1.4. Các hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học phổ thông
Theo quan điểm hiện đại về dạy học (dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của
học sinh) thì việc tổ chức dạy học thực chất là tổ chức cho học sinh hoạt động tự lực thông

qua đó chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, phát triển lực và hình thành thái độ. Trong mỗi hình thức
tổ chức dạy học lại có nhiều cách thức tổ chức hoạt động của học sinh. Lựa chọn hình thức tổ
chức hoạt động nào là tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, phương tiện dạy học và trình độ học
sinh. Mỗi hình thức tổ chức dạy học có yếu điểm riêng, đáp ứng được việc thực hiện một số
mặt trong mục tiêu chung của dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo ra một chất lượng toàn
diện ở học sinh và phát huy được tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh.
1.1.5. Các biểu hiện của tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập
1.1.5.1. Tính tích cực học tập
1.1.5.2. Năng lực sáng tạo
“Sáng tạo một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có
tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị” (sáng tạo. Bách khoa toàn thư Liên Xô. Tập 42
trang 54).
1.2. Dạy học dự án
1.2.1. Khái niệm dạy học dự án
DHDA (Project Based - Learning) là một PPDH tích cực trong đó GV hướng dẫn HS thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết và thực hành, tự lực
lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả.
1.2.2 .Đặc điểm của dạy học dự án
- Định hướng vào thực tiễn.
- Định hướng người học.
- Định hướng sản phẩm.
5
- Mang tính phức hợp.
- Cộng tác làm việc.
1.2.3. Phân loại dự án
- Phân loại theo chuyên môn:
- Phân loại theo quĩ thời gian:
- Phân loại theo hình thức tham gia:
1.2.4. Yêu cầu của dạy học dự án
Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn kiến thức, kỹ

năng và tập trung vào những hiểu biết của HS sau quá trình học.
Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học sinh, có thể mời các chuyên gia ngoài cùng
tham gia để tạo ra những tình huống dạy học. Học sinh có thể thể hiện việc học của mình
trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên
gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại.
1.2.5. Tiến trình dạy học dự án
1) Quyết định chủ đề
2) Xây dựng kế hoạch
3) Thực hiện dự án.
4) Giới thiệu dự án.
5) Đánh giá dự án
1.2.6. Cách tổ chức dạy theo dự án
1.2.7. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
1.2.7.1. Vai trò của GV
1.2.7.2. Vai trò của HS
1.2.8. Tác dụng, ý nghĩa của dạy học dự án
+ Phát triển những kỹ năng sống
+ Tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau.
+ Thúc đẩy người học sử dụng tư duy, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng
về công nghệ.
+ Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
+ Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
+ Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
+ Phát triển khả năng sáng tạo;
+ Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
+ Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
6
+ Rèn luyện năng lực công tác làm việc;
+ Phát triển năng lực đánh giá.
1.3. Hoạt động ngoại khoá và vai trò trong dạy học vật lý ở trường THPT

1.3.1. Khái niệm của hoạt động ngoại khoá ở trường THPT
* HĐNK là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui
chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc dạy và học trong nhà trường với thực tế xã hội.
1.3.2. Tác dụng, ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá
Trong nhà trường phổ thông, HĐNK có ý nghĩa rất to lớn, đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
* Đối với giáo viên: HĐNK là điều kiện thuận lợi để GV có thể thử nghiệm các phương
pháp dạy học mới
* Đối với HS:
+ Tác dụng giáo dục:
+ Tác dụng giáo dưỡng:
+ Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp:
1.3.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khoá ở THPT
* Phải tôn trọng tinh thần tự nguyện tham gia, tính độc lập sáng tạo của học sinh nhưng
phải tổ chức, có hướng dẫn chu đáo.
* Nội dung hoạt động phải gắn với chương trình học và hình thức hoạt động phải đa dạng,
phong phú.
1.4. Hội thi vật lí
1.4.1. Khái niệm về hội thi
Hội thi vật lý là một trong cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt hiệu quả tốt
trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham gia. Hội thi là dịp để
mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá
trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể.
1.4.2. Các bước tiến hành hội thi vật lý
* Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi.
* Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi.
* Bước 3: Thông qua kế hoạch hội thi và triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch hội
thi.
* Bước 4: Tổ chức thi và công bố kết quả (ban tổ chức và ban giám khảo thực hiện).
* Bước 5: Tổng kết hội thi

1.5. Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá
7
1.5.1. Tiến trình dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá vật lí
1.5.2. Một số kỹ thuật hoạt động nhóm tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá
Kĩ thuật “khăn trải bàn”
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân
và nhóm nhằm:
Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Kỹ thuật XYZ:
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số
người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người kiến.
Kỹ thuật “bể cá”
Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa
lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo
dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách
ứng xử của những HS thảo luận.
Kỹ thuật “3 lần 3”
Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương này, chúng tôi trình bày cơ sở lí luận hiện đại về dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS trong học tập, trong đó đặc biệt nhấn mạnh
đến dạy học dự án. Để giải quyết nhiệm vụ đề ra của luận văn, chúng tôi đặc biệt quan tâm
đến những vấn đề sau:
Bản chất của hoạt động dạy, hoạt động học và mối quan hệ giữa hai hoạt động này
trong đó nhấn mạnh vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. Chúng tôi cũng đã nghiên
cứu các biểu hiện của tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS trong học tập.
Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh thể hiện rất rõ khi tham gia học theo
dự án. Trong dạy học dự án, chúng tôi có giới thiệu các bước dạy học theo dự án tương ứng
với pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. Trong đó có nêu rõ vai trò của học sinh, của
giáo viên trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên khi dạy học theo dự án, giáo viên gặp phải khó khăn về thời gian, nhưng
điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như giáo viên tổ chức qua các HĐNK. Đối với
ngoại khoá, chúng tôi nghiên cứu một số hình thức tổ chức ở trường phổ thông và nêu rõ các
bước cần thực hiện khi tiến hành hội thi vật lí. Đây là hình thức chúng tôi sẽ nghiên cứu để tổ
chức cho học sinh tham gia trong luận văn này.
8
Tác dụng tích hợp khi tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá được khẳng
định ở chỗ: nó gắn kết được giữa lý thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của học sinh
được liên kết, được mở rộng, được củng cố sâu hơn vì nguồn tư liệu được sưu tầm rất đa dạng
và phong phú, giúp các em bước đầu tập dượt, làm quen với công việc của người nghiên cứu
như biết cách xử lý tư liệu, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Khi tham gia học theo dự
án qua hình thức ngoại khoá, hoạt động chủ yếu của học sinh là hoạt động nhóm. Do vậy,
chúng tôi cũng làm rõ khái niệm hoạt động nhóm, một số kĩ thuật tổ chức hoạt nhóm và kĩ
thuật lấy phản hồi từ học sinh để qua đó giáo viên có thể điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy
học.
Chƣơng 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI “ĐỘNG LƢỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO
TOÀN ĐỘNG LƢỢNG” VẬT LÍ LỚP 10 QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ HỘI
THI VẬT LÍ
2.1. Nội dung kiến thức bài “Động lƣợng-Định luật bảo toàn động lƣợng” Vật lí lớp 10
2.1.1. Phân tích nội dung bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10
+ Động lượng:
+ Dạng khác của định luật II Niu-tơn:
+ Định luật bảo toàn động lượng:
- Điều kiện áp dụng: hệ phải là hệ kín
2.1.2. Mục tiêu dạy học bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10
- HS phát biểu được định nghĩa động lượng, viết được công thức tính động lượng, biểu
diễn được véc tơ động lượng và nêu được đơn vị của động lượng.
- Nêu được khái niệm hệ cô lập và lấy một số ví dụ về hệ cô lập
- Tữ định luật II Niu tơn suy ra định lý biến thiên động lượng. Viết và phát biểu định luật
II Niutown dạng khác

2.1.3. Sơ đồ tiến trình dạy học bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp
10
2.1.4. Tìm hiểu tình hình dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khoá môn vật lý nói chung và
bài Động lượng và định luật bảo toàn động lượng nói riêng
Để có cơ sở thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu về:
- Tình hình dạy học môn vật lý của GV;
- Tình hình học tập môn vật lý của HS;
- Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS;
- Những khó khăn trong dạy và học bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng”.
2.1.4.1. Phương pháp điều tra

×