Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Công bố chuẩn đầu ra các ngành , chuyên ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, trung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.92 KB, 40 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 197/QĐ-KSDL Hải Dương, ngày 10 tháng 5 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố chuẩn đầu ra các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH
Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 29 tháng 01 năm
2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập trường Cao đẳng Kỹ thuật
Khách sạn và Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 5 năm 2009 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với
cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH, ngày 22 tháng 4 năm 2010
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra ngành
đào tạo;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Công bố chuẩn đầu ra các
ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp của
trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch.
Điều 2. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch cam kết với các
cấp quản lý, với người học và với xã hội về thực hiện chuẩn đầu ra đã công bố.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Các ông (bà) Trưởng các
phòng, khoa; các đơn vị liên quan; cán bộ quản lý, giảng viên, học sinh – sinh
viên thuộc đối tượng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 3
- Bộ GD&ĐT, Bộ Công Thương
(Để báo cáo)
- Lưu VT, KHCN
HIỆU TRƯỞNG
Đã ký
Nguyễn Thị An
PHẦN 1: HỆ CAO ĐẲNG
1. Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành:
51340101
2. Chuyên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÀ HÀNG
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo:
- Đối tượng người học : Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT;
Có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp,
nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 3 năm
5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo : Sau khi học xong chương trình này,
người học có khả năng:
5.1. Về kiến thức:
- Kiến thức cơ sở:
Làm rõ được các nội dung cơ bản về văn hóa ẩm thực, marketing, kế toán
nhà hàng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, quản lý chất lượng, pháp luật
trong kinh doanh nhà hàng, các nghiệp vụ thanh toán trong kinh doanh nhà
hàng, kinh tế học vi mô, Tiếng anh B, trình độ tin học đại cương ( tương đương
Tin học A quốc gia).
Khái quát hoá được chức năng cơ bản của hoạt động quản trị
- Kiến thức chuyên môn:
Trình bày được các nội dung về công tác quản trị trong kinh doanh nhà

hàng: Hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quản trị nhân lực, quản trị quá
trình kinh doanh, quản trị kết quả kinh doanh, quản trị an toàn trong kinh doanh
nhà hàng.
Nhận biết và hiểu được công dụng của các trang thiết bị dụng cụ. Sắp xếp
thực đơn trong ngày, lập thực đơn và tính giá cho thực đơn, bảng kê thức uống.
Bày bàn ăn Âu, Á và các hình thức phục vụ ăn. Biết cách phục vụ các loại thức
uống có cồn và không cồn, chuẩn bị và tổ chức phục vụ tiệc.
5.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng:
Sau khi tốt nghiệp người học tổ chức và quản trị được các hoạt động trong
nhà hàng. Biết cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, cách thức duy trì và
chăm sóc khách hàng.
- Kỹ năng mềm :
Vận dụng kiến thức để thực hiện các công việc chuyên môn liên quan đến
hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Các kỹ năng giao tiếp, hội nhập vào môi
trường làm việc, kỹ năng làm việc nhóm, tiếp nhận và xử lý thông tin có liên
quan đến kinh doanh nhà hàng đạt yêu cầu mà nhân viên làm việc ở nhà hàng
cần có.
5.3. Về thái độ:
- Ý thức dân tộc :
Biết bảo vệ các bí mật quốc gia liên quan đến kinh tế, chính trị.
- Tính trung thực:
Ngay thẳng với đồng nghiệp và khách hàng. Nêu cao tinh thần trách
nhiệm, không chạy theo lợi ích cá nhân.
- Tính lịch sự, tế nhị:
Ứng xử có văn hóa với mọi người, phải hiếu khách, biết giữ gìn và nâng
cao truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Tính hoà đồng :
Hợp tác với mọi người để thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
- Tinh thần phục vụ khách:

Luôn coi việc làm của khách là đúng, không quá coi trọng lợi nhuận kinh
tế trong phục vụ khách.
6. Vị trí làm việc:
Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ sở kinh doanh ăn uống với vị
trí là nhân viên hoặc trực tiếp phụ trách các bộ phận như : chế biến món ăn, pha
chế đồ uống, phục vụ bàn bar.
Sinh viên cũng có thể làm việc được trong các bộ phận như: quản lý hành
chính, quản lý nhân lực, quản lý tài chính, quản lý bán hàng, quản lý sản xuất.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có thể học liên thông chuyên ngành Quản trị kinh doanh Nhà hàng, khách
sạn trình độ đại học để trở thành Quản trị viên cao cấp.
Có kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận vị trí tổ trưởng,
trưởng phòng kinh doanh, quản lý nhà hàng.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham
khảo:
Chương trình đào tạo quản trị nhà hàng chủ yếu dựa vào bộ tiêu chuẩn
nghề du lịch Việt Nam (VTOS). Nghiệp vụ nhà hàng do Tổng cục Du lịch Việt
Nam thực hiện với sự trợ giúp của Liên Minh Châu Âu (E.U). Chương trình
khung đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh,… Tạo thuận lợi cho liên thông đại
học của một số trường đại học trong nước và quốc tế với thời gian học từ 1,5
đến 2 năm.
1. Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành:
51340101
2. Chuyên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÁCH SẠN
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo
- Đối tượng người học: Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT;
Có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp,
nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 3 năm (36 tháng)

5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo: Sau khi học xong chương trình này,
người học có khả năng:
5.1. Về kiến thức:
- Kiến thức cơ sở:
+ Làm rõ được các nội dung về kinh tế học vi mô, pháp luật áp dụng trong
kinh doanh khách sạn, tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn, marketing,
nguyên lý kế toán, tài chính tín dụng, quản lý chất lượng, hệ thống thông tin
quản lý, vệ sinh môi trường kinh doanh khách sạn.
+ Khái quát hóa được các chức năng cơ bản của hoạt động quản trị.
- Kiến thức chuyên môn:
+ Trình bày được các nội dung công tác quản trị trong kinh doanh khách
sạn: Hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quản trị nhân lực, quản trị quá
trình kinh doanh, quản trị kết quả kinh doanh, quản trị an ninh, an toàn trong
kinh doanh khách sạn.
+ Trình bày được các nội dung của nghiệp vụ lễ tân khách sạn; Nêu được
các nghiệp vụ cơ bản trong phục vụ buồng; Trình bày được một số kỹ thuật pha
chế đồ uống.
5.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng:
+ Xây dựng được các kế hoạch kinh doanh của bộ phận lễ tân, bộ phận
buồng, bộ phận kinh doanh dịch vụ hoặc cho cơ sở kinh doanh lưu trú.
+ Điều khiển mọi hoạt động của bộ phận được giao phụ trách (có thể là bộ
phân lễ tân, bộ phận buồng hoặc toàn thể cơ sở kinh doanh lưu trú)
+ Thiết lập được quy trình, tiêu chuẩn để quản lý con người, tài sản, chất
lượng công việc tại bộ phận được giao phụ trách. (có thể là bộ phân lễ tân, bộ
phận buồng hoặc toàn thể cơ sở kinh doanh lưu trú)
+ Tái hiện được những động tác kỹ thuật cơ bản trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ lễ tân, nhân viên phục vụ buồng.
+ Nghe, nói, đọc, viết thông thường bằng tiếng Anh
+ Soạn thảo văn bản trên máy tính

+ Khai thác được thông tin trên mạng internet, sử dụng mạng internet để
thực hiện các giao dịch cơ bản.
- Kỹ năng mềm:
+ Vận dụng các cách thức giao tiếp linh hoạt, phù hợp với đối tượng giao
tiếp ;
+ Tổ chức làm việc theo nhóm;
+ Thuyết trình trước đám đông;
+ Đàm phán
5.3. Về thái độ :
- Chấp hành tốt kỷ luật nơi làm việc
- Thiện chí trong giải quyết các xung đột tại bộ phận được giao phụ trách
- Cởi mở, thân tình với nhân viên và khách hàng.
- Trung thành với cơ sở kinh doanh
6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ sở kinh doanh lưu trú với vị trí
lànhaan viên hoặc trưởng bộ phận lễ tân, buồng, giải trí.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, tiếp tục hoàn thiện
kiến thức ở trình độ cao hơn (Đại học, sau đại học).
8. Chương trình, tài liệu tham khảo:
- Lục Bội Minh, Quản lý khách sạn hiện đại, NXB Lao động 1996
- Michael J.Boella-Steaven Goss-Turner Quản lý nguồn nhân lực trong
ngành công nghiệp khách sạn.
- Internet: Bussiness world portal,
1. Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH. Mã ngành:
51340101
2. Chuyên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng.
4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo:
- Đối tượng người học: Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT;

Có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp,
nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 3 năm (36 tháng).
5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo: Sau khi học xong chương trình này,
người học có khả năng:
5.1. Về kiến thức:
- Kiến thức cơ sở: Trình bày được các nội dung kinh tế vi mô, pháp luật áp
dụng trong kinh doanh du lịch, tin học ứng dụng trong kinh doanh du lịch, tài
chính tín dụng, quản lý chất lượng, văn hóa các dân tộc Việt Nam, lễ hội Việt
Nam, lịch sử tôn giáo, địa lý, tâm lý, kỹ năng giao tiếp và marketing trong quá
trình kinh doanh du lịch.
- Kiến thức chuyên môn:
+ Khái quát hóa được các chức năng cơ bản của hoạt động quản trị.
+ Trình bày được cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới cơ sở kinh doanh
du lịch, hoạt động thiết kế, tổ chức bán, thực hiện các chương trình du lịch, hoạt
động quản trị nhân lực, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp du lịch. Dự báo được nhu cầu du lịch.
+ Trình bày được các kiến thức trong nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và
nghiệp vụ lễ tân.
5.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng:
+ Phân tích và lựa chọn được các phương án tối ưu trong kinh doanh du
lịch.
+ Kiểm tra, giám sát chuyên môn và hướng dẫn kỹ thuật đối với nhân viên
tác nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ trong kinh doanh du lịch.
+ Quản lý được chất lượng sản phẩm du lịch.
+ Chủ trì hoặc tham gia, thiết kế, tổ chức bán và thực hiện các chương
trình du lịch.
+ Thực hiện đuợc các công việc liên quan đến quản trị nhân lực, quản trị
cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp du lịch, quản trị kết quả và hiệu quả

kinh doanh. Thực hiện được các hoạt động quảng bá và bán các sản phẩm của
doanh nghiệp du lịch.
+ Hướng dẫn được du khách theo các chương trình du lịch.
+ Áp dụng được các kỹ năng lễ tân như: Kỹ năng đặt buồng, đăng ký
khách sạn, phục vụ khách lưu trú, phục vụ khách thanh toán.
+ Phân tích và đánh giá được kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp kinh doanh du lịch.
+ Thực hiện được việc thanh toán đúng các yêu cầu, quy định trong phạm
vi công việc của mình.
- Kỹ năng mềm:
+ Giao tiếp tốt với khách hàng, đáp ứng các nhu cầu phục vụ khách hàng
trong kinh doanh du lịch.
+ Tổ chức công việc và tham gia làm việc theo nhóm, có khả năng phối
hợp với những vị trí khác có liên quan trong công việc.
+ Có khả năng làm việc độc lập trong phạm vi công việc được đào tạo.
+ Xử lý được các tình huống phát sinh trong kinh doanh du lịch.
5.3. Về thái độ:
- Chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước
- Có tác phong chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch, phục vụ khách
lịch sự, văn minh, nhiệt tình, trung thực và cởi mở với du khách.
- Giải quyết công việc sáng tạo, chủ động.
- Sẵn sàng làm việc theo nhóm và độc lập.
6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, lữ hành
thuộc các thành phần kinh tế. Vị trí là nhân viên điều hành tour, hướng dẫn viên
hoặc phụ trách các bộ phận của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự nghiên cứu, học tập. Tiếp tục hoàn thiện kiến thức ở trình
độ đại học ngành Quản trị kinh doanh.

8. Các chương trình tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam của dự án phát triển nguồn
nhân lực du lịch Việt Nam.
1. Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành:
51340101
2. Chuyên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo
- Đối tượng người học: Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT;
Có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp,
nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 3 năm (36 tháng).
5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo: Sau khi học xong chương trình này,
người học có khả năng:
5.1. Về kiến thức:
- Kiến thức cơ sở:
+ Trình bày và làm rõ được các nội dung về kinh tế học vi mô, pháp luật
kinh tế, tin học ứng dụng trong kinh doanh, nguyên lý kế toán, tài chính tín
dụng, tài chính doanh nghiệp, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, hệ thống
thông tin quản lý, marketing, thị trường chứng khoán, thương mại điện tử, khoa
học hàng hoá, quản trị dự án.
+ Khái quát hoá được các chức năng cơ bản của hoạt động quản trị.
- Kiến thức chuyên môn:
+ Phân biệt được các dạng mô hình cơ cấu tổ chức trong kinh doanh
thương mại.
+ Phân tích được nhu cầu để từ đó dự báo nhu cầu thương mại.
+ Trình bày được nội dung công tác quản trị trong kinh doanh thương
mại.
+ Vận dụng kiến thức về hoạch định chiến lược, kế hoạch, về quản trị
nhân lực, vốn vào công việc cụ thể của nhà Quản trị.

5.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng:
+ Xây dựng được kế hoạch về: nhân sự, vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận
cho hoạt động kinh doanh của bộ phận doanh nghiệp thương mại.
+ Triển khai thực hiện các kế hoạch trên tại bộ phận doanh nghiệp thương
mại
+ Tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của bộ phận doanh nghiệp
theo mục tiêu chung.
+ Sử dụng thành thạo máy vi tính và tiếng anh để thực hiện công việc.
- Kỹ năng mềm:
+ Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong kinh doanh thương mại.
+ Thực hiện được kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
5.3. Về thái độ
- Chấp hành quy định của pháp luật.
- Tôn trọng khách hàng.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thái độ cởi mở, chu đáo với khách.
6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ sở kinh doanh thương mại với
vị trí là nhân viên hoặc phụ trách các bộ phận như: bán hàng, kế hoạch, vật tư,
kiểm tra chất lượng sản phẩm, marketing.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới để hoàn thành tốt công việc của
nhà quản lý.
- Tiếp tục học liên thông lên đại học ngành Quản trị kinh doanh.
8. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà trường tham
khảo:
Chương trình khung đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh trình độ cao
đẳng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo
1. Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM. Mã ngành: 51540102
2. Chuyên ngành đào tạo: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN SẢN PHẨM ĂN UỐNG

3.Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo:
- Đối tượng người học: Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT;
Có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp,
nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 3 năm (36 tháng).
5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo: Sau khi học xong chương trình, người
học có khả năng:
5.1 Về kiến thức:
- Kiến thức cơ sở: Giải thích được kiến thức về Triết học Mác- Lê Nin,
Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin, CNXH Khoa học, Lịch sử ĐCS Việt Nam, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ căn bản, Tin học Đại cương, Hóa hữu cơ, Toán
Cao cấp, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng để có thể vận dụng được trong
thực tế công tác và trong cuộc sống.
- Kiến thức chuyên môn:
+ Giải thích được kiến thức về hóa phân tích, vi sinh vật học thực phẩm,
marketing căn bản, tài chính tiền tệ, quản lý chất lượng để vận dụng có hiệu quả
trong việc chế biến, kinh doanh sản phẩm ăn uống.
+ Áp dụng được kiến thức về thương phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm,
tổ chức sản xuất sản phẩm ăn uống, quản lý thiết bị dụng cụ chuyên dùng, kỹ
thuật chế biến món ăn Á, món ăn Âu, kỹ thuật pha chế đồ uống, kỹ thuật trang
trí sản phẩm ăn uống để chế biến được những món ăn, đồ uống đảm bảo chất
lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng .
5.2 Về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng:
+ Lựa chọn được các loại thực phẩm có chất lượng phù hợp theo yêu cầu
chế biến sản phẩm ăn uống.
+ Thực hiện được việc bảo quản các loại thực phẩm hợp lý, khoa học.
+ Chế biến được các loại món ăn Việt Nam, một số món ăn Á, một số món
ăn Âu ,một số loại kem, một số loại bánh.

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm ăn uống.
+ Xây dựng được thực đơn các loại bữa ăn.
+ Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm ăn uống đảm bảo chất lượng.
+ Thực hiện được nghiệp vụ bàn, bar.
- Kỹ năng mềm
+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp với khách hàng.
+ Sử dụng được máy vi tính.
+ Thực hiện được kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
5.3 Về thái độ:
- Chấp nhận yêu cầu tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp.
- Tôn trọng nhu cầu bảo vệ bí mật trong quan hệ với khách hàng.
- Sẵn sàng phục vụ khách hàng.
- Thái độ cởi mở, thân tình với khách hàng.
- Tinh thần đoàn kết, hợp tác, xây dựng đơn vị phát triển.
6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Làm kỹ thuật viên hoặc phụ trách bộ phận bếp tại các cơ sở kinh doanh
nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể thuộc các thành phần kinh tế.
- Có thể làm giáo viên giảng dạy về kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống ở
trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề hoặc hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Có thể tiếp tục học liên thông lên đại học ngành Quản trị kinh doanh (sau
khi đã được học chuyển đổi).
- Có khả năng tự học tập, nâng cao trình độ suốt đời.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:
Tài liệu tiêu chuẩn kỹ năng nghề VTOS thuộc Dự án phát triển nguồn nhân
lực du lịch Việt Nam do các chuyên gia quốc tế và Việt Nam thực hiện.
1. Ngành đào tạo: TIẾNG ANH Mã ngành: 51220201
2. Chuyên ngành đào tạo: TIẾNG ANH LỄ TÂN (English for front
office)

3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo:
- Đối tượng người học: Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT;
Có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp,
nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 36 tháng (3 năm)
5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo: Sau khi học xong chương trình này,
người học có khả năng:
5.1. Về kiến thức:
- Kiến thức cơ sở: Trình bày được các kiến thức chung về giáo dục đại
cương, kiến thức bổ trợ, kiến thức ngành phụ của tiếng Anh chuyên ngành Lễ
tân. Nêu được những nội dung cơ bản về lịch sử văn học, văn hóa Anh-Mỹ;
Phong tục tập quán của Anh, Mỹ.
- Kiến thức chuyên môn:
+ Áp dụng được kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh
chuyên ngành để đảm đương các công việc trong các lĩnh vực chuyên môn có sử
dụng tiếng Anh tương đương với trình độ được đào tạo. Phát âm chuẩn xác các
từ, cụm từ trong tiếng Anh.
+ Nêu được các quy trình, nghiệp vụ của nhân viên lễ tân, sử dụng được
tiếng Anh chuyên sâu liên quan đến hoạt động nghiệp vụ lễ tân.
5.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng: Thực hiện được các nghiệp vụ lễ tân bằng Tiếng Anh:
+ Đón tiếp khách đến khách sạn.
+ Tiếp nhận và xử lý được các yêu cầu đặt buồng của khách theo đúng các
quy trình.
+ Cung cấp thông tin cho khách, kết hợp phục vụ các dịch vụ khác trong
thời gian khách lưu trú tại khách sạn
+ Giải quyết được các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ.
+ Tìm hiểu và tập hợp các thông tin phản hồi từ phía khách để đề xuất

những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc.
+ Làm thủ tục thanh toán và tiễn khách.
+ Sử dụng được máy vi tính để thực hiện các nghiệp vụ lễ tân.
- Kỹ năng mềm:
+ Tổ chức công việc và tham gia làm việc theo nhóm, có khả năng phối
hợp với những vị trí khác có liên quan
5.3. Về thái độ:
- Nhận thức được trách nhiệm công dân.
- Thân thiện cởi mở với khách, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
- Tôn trọng nhu cầu riêng của khách.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Trưởng bộ phận, nhân viên làm việc tại bộ phận lễ tân khách sạn, các cơ
quan đơn vị thuộc các thành phần kinh tế
Có thể giảng dạy Tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục khác như: Trường Tiểu
học, Trung học cơ sở.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Có khả năng tự học tập để thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và dịch vụ.
- Có cơ hội nâng cao trình độ sau đào tạo.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham
khảo:
- Rod Revell Chris Stott (1993), English for hotel and tourist industry,
Oxford University Press.
- Peter Strutt (2007), English for international tourism, Longman.
- Vietnam Human Resources Development in Tourism Project (2005-
2008), Các tài liệu tiêu chuẩn kỹ năng nghề của của dự án, Vietnam National
Administration of Tourism and European Commission.
1. Ngành đào tạo: TIẾNG ANH Mã ngành: 51220201
2. Chuyên ngành: TIẾNG ANH DU LỊCH (English for Tourism)
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo:
- Đối tượng người học: Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT; Có
sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp, nhanh
nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 36 tháng
5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo: Sau khi học xong chương trình người học
có khả năng:
5.1. Về kiến thức:
- Kiến thức cơ sở: Phân tích được các vấn đề cơ bản về ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp trong Tiếng Anh. Nêu được những nội dung cơ bản về lịch sử văn học
Anh-Mỹ, đất nước, con người, phong tục tập quán của nước Anh, Mỹ
- Kiến thức chuyên môn:
+ Trình bày được những kiến thức ngành phụ, kiến thức bổ trợ của chuyên
ngành Tiếng Anh du lịch.
- Nêu được quy trình: đặt trước, thanh toán, đón, tiễn đoàn khách tham quan.
- Trình bày được những thông tin cơ bản về một số danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam. Nêu được cấu trúc bài thuyết minh, những nội
dung cần đề cập trong bài thuyết minh
- Áp dụng kiến thức và tích hợp các nghiệp vụ để giải quyết các tình huống
trong quá trình giao tiếp với khách.
5.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng:
+ Nghe, nói, đọc, viết bằng Tiếng Anh, truyền tải được thông tin tới khách
về các chủ điểm quen thuộc, về phong tục tập quán của Việt Nam cũng như nước
Anh, Mỹ
+ Thực hiện được các nghiệp vụ bằng tiếng Anh: lập chương trình du lịch, tổ
chức thực hiện chương trình du lịch; đặt trước hoặc thay đổi việc đặt trước; làm thủ
tục nhập khách sạn, thanh toán; đón tiễn khách du lịch; hướng dẫn khách tham
quan du lịch, tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
+ Soạn thảo được bài thuyết minh bằng tiếng Anh về các di tích lịch sử, danh

lam thắng cảnh và thực hiện thuyết minh cho đoàn khách tại điểm, theo tuyến.
+ Phán đoán và giải quyết được các tình huống phát sinh nâng cao chất
lượng phục vụ khách du lịch.
+ Thực hiện được các kỹ năng tin học văn phòng đáp ứng yêu cầu công việc.
- Kỹ năng mềm:
+ Có kỹ năng làm việc theo nhóm và khả năng phối hợp với những vị trí
khác có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ.
5.3. Về thái độ:
- Góp phần rèn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ
- Hình thành tác phong làm việc nhanh nhẹn, sự tự tin khi giao tiếp với
khách tạo sự say mê và lòng yêu nghề. Nâng cao ý thức và tinh thần tự học hỏi, cập
nhật thông tin đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
- Xây dựng ý thức sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật, xây dựng đơn vị
phát triển. Nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước, bảo tồn giá
trị lịch sử văn hoá của quốc gia, giữ gìn môi trường và tinh thần, thái độ phục vụ
khách du lịch
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Sau khi học xong người học đảm đương được các vị trí: nhân viên ở các
công ty du lịch, lữ hành, hướng dẫn viên tại điểm hoặc theo tuyến.
- Có thể giảng dạy tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục như trường Tiểu học, trung
học cơ sở hoặc trung tâm Ngoại ngữ.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ của người học sau khi ra
trường:
Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng
yêu cầu nghề nghiệp, thích ứng với sự phát triển của xã hội trong xu thế hội nhập
và có cơ hội tiếp tục học tập để đạt trình độ cao hơn.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:
- Benjamin Bloom’s Taxonomy of Measurable Verbs
- FIRST CLASS - English for tourism - Trish Stott and Roger Holt- Oxford
University Press

- FIVE STAR ENGLISH FOR HOTEL & TOURIST INDUSTRY - Rod Revell
Chris Stott - Oxford University Press
- Vietnam Human Resources Development in Tourism Project -Vietnam
National Administration of Tourism and European Commission ./.
1. Ngành đào tạo: KẾ TOÁN Mã ngành: 51340301
2. Chuyên ngành đào tạo: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Đối tượng người học và thời gian đào tạo:
- Đối tượng người học: Học sinh, lao động xã hội đã tốt nghiệp THPT;
Có sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, không dị tật, không nói ngọng, nói lắp,
nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thời gian đào tạo: 36 tháng
5. Yêu cầu đạt được sau đào tạo: Sau khi học xong chương trình, người
học có khả năng:
5.1 Về kiến thức.
- Kiến thức cơ sở:
+ Phân tích và giải thích được nội dung cơ bản về: Nguyên lý kế toán, Kế
toán doanh nghiệp, Kế toán quản trị, Kế toán tài chính, Tài chính, Chứng khoán,
Phân tích hoạt động kinh doanh, Kiểm toán, Thuế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế
vi mô, nguyên lý thống kê.
+ Phân tích được nội dung cơ bản về: Luật kinh tế, Các quy định của pháp
luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
- Kiến thức chuyên môn:
+ Giải thích được quy trình và hạch toán được các nghiệp vụ kế toán trong
các doanh nghiệp.
+ Áp dụng các quy chế, chuẩn mực kế toán do cơ quan chức năng ban hành
vào công tác kế toán trong các doanh nghiệp.
+ Xây dựng và kiểm tra được các loại BCTC chủ yếu trong doanh nghiệp.
5.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng cứng:

+ Biết lập, kiểm tra và phân loại chứng tù kế toán.
+ Hạch toán được những nghiệp vụ Kế toán doanh nghiệp, Kế toán tài
chính.Phân tích được các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
+ Tổ chức xây dựng và kiểm tra được các loại BCTC chủ yếu trong đơn vị.
+ Áp dụng được các quy định của pháp luật về kế toán vào hạch toán các
hoạt động kinh tế và giải quyết những công việc được giao.
+ Giao tiếp được bằng tiếng anh trong phạm vi chuyên môn, Sử dụng thành
tạo tin học văn phòng (Microsoft Word, Excel, PowerPoint); Sử dụng thành thạo

×