Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học của trường Đại học Khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.26 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
Số: /QĐ-ĐHKH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học
của trường Đại học Khoa học
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
Căn cứ vào Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ về việc thành lập Đại
học Thái Nguyên;
Căn cứ Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ v/v thành lập Trường Đại học Khoa học trực thuộc Đại học Thái Nguyên;
Căn cứ Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng
dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo;
Căn cứ biên bản họp Hội đồng Khoa học Đào tạo trường Đại học Khoa học về việc
thông qua chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chuẩn đầu ra 18 ngành đào tạo bậc đại
học của trường Đại học Khoa học (có văn bản chi tiết kèm theo).
Điều 2: Chuẩn đầu ra này được áp dụng kể từ năm học 2012 - 2013 và được sử dụng
trong Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông/bà Trưởng các đơn vị
trong Trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- ĐHTN (b/cáo);
- Như điều 3 (t/hiện);
- Đăng tải Website;
- Lưu: VT, TTKT.


KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Toán (Mathematics)
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo cử nhân toán có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về toán học;
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu,
giảng dạy và giải quyết các vấn đề về toán học;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để
trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án có
liên quan đến Toán học.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực toán học
- Nơi làm việc:
 Nghiên cứu về lĩnh vực toán học tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các trường
đại học;
 Làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh có sử dụng kiến thức toán học;
 Giảng dạy toán học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề, trung học phổ thông;
 Công tác ở những lĩnh vực chuyên môn cần sử dụng công cụ toán học như tài
chính, ngân hàng, kế toán, bưu chính, viễn thông, chứng khoán, thống kê…

 Ngoài khả năng tự tìm hiểu các vấn đề toán học, Cử nhân Toán học có thể tiếp cận
các lĩnh vực chuyên môn khác như quản lý, kế toán, tài chính, ngân hàng để làm
việc được trong những môi trường khác nhau.
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
Trang 2/52
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm bảo đảm
hình thành con người phát triển toàn diện;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về toán học, bao gồm: Toán Giải
tích, Đại số và Lí thuyết số, Hình học và Tôpô, Xác suất -Thống kê và Toán ứng dụng;
- Có kiến thức ngoại ngữ đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành Toán học;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp lập trình và cách sử dụng các phần mềm
tính toán chuyên dụng;
- Hiểu và giải thích được các kiến thức về phân tích số liệu, thiết kế mô hình xử lí dữ
liệu và đưa ra cách giải quyết các bài toán cơ bản và ứng dụng;
- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và
học tập chuyên sâu ở trình độ cao.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo;
- Khả năng tư duy lôgic, tư duy thuật toán tốt, có phương pháp tiếp cận các vấn đề thực
tế một cách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong nghiên cứu toán học, ứng dụng công
nghệ thông tin vào thực tiễn;
- Sử dụng các công cụ và phương pháp toán học để giải quyết những bài toán đặt ra
trong thực tiễn;
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá chương trình.
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
- Có kỹ năng truyền thông, kỹ năng thuyết trình bằng các phương tiện khác nhau;
- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ.
2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc;
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân
công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
Trang 3/52
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác
trong tập thể;
- Ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Trang 4/52
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN TOÁN TIN ỨNG DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Toán - Tin ứng dụng (APPLIED MATHEMATICS
AND INFORMATICS)
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo cử nhân toán tin ứng dụng có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao
về toán ứng dụng và tin học;
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu,
giải quyết các vấn đề về toán ứng dụng và tin học;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để

trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực toán
ứng dụng và tin học
- Nơi làm việc:
 Nghiên cứu về lĩnh vực toán ứng dụng, công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lí
nhà nước, các viện, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học;
 Làm thiết kế, xây dựng các phần mềm có tính chất hỗ trợ quyết định và xây dựng
chiến lược tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
 Tham gia vào các quy trình trong sản xuất phần mềm;
 Giảng dạy toán và tin học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề, trung học phổ thông;
 Có khả năng hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như xây dựng kế
hoạch, tài chính, ngân hàng, kế toán, bưu chính, viễn thông, chứng khoán, thống
kê….
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
Trang 5/52
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm bảo đảm
hình thành con người phát triển toàn diện;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu về toán học, bao gồm: Toán Giải tích, Đại số,
Xác suất - Thống kê và Toán ứng dụng;
- Có kiến thức chuyên ngành về tin học, bao gồm: Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, Cơ sở
dữ liệu, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Ngôn ngữ lập trình, Mạng máy tính;
- Có kiến thức ngoại ngữ đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp lập trình và cách sử dụng các phần mềm
tính toán chuyên dụng;
- Hiểu và giải thích được các kiến thức về phân tích số liệu, thiết kế mô hình xử lí dữ
liệu và đưa ra cách giải quyết các bài toán cơ bản và ứng dụng;

- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và
học tập chuyên sâu ở trình độ cao.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo;
- Khả năng tư duy lôgic, tư duy thuật toán tốt, phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tế
một cách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong phân tích, lập mô hình, xử lí dữ liệu và
đưa ra cách giải quyết các bài toán cơ bản và ứng dụng;
- Sử dụng các công cụ và phương pháp toán học để giải quyết những bài toán đặt ra
trong thực tiễn;
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá chương trình;
- Biết phát hiện những vấn đề toán học nảy sinh trong bản thân ngành công nghệ thông
tin và có khả năng giải quyết chúng.
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;
- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
- Có kỹ năng truyền thông, kỹ năng thuyết trình bằng các phương tiện khác nhau;
- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ.
2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
Trang 6/52
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc;
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân
công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác
trong tập thể;
- Ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Trang 7/52

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN VẬT LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Vật lý - Physics
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo các Cử nhân Vật lý có kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao thuộc các lĩnh
vực: Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, Vật lý môi trường, Vật lý y - sinh;
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu,
giải quyết các vấn đề của thực tiễn nói chung và Vật lý nói riêng;
- Có thể tiếp tục học liên thông ngang hoặc học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức
từ hoạt động thực tiễn để trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi
các chương trình, dự án ở tất cả các lĩnh vực.
1.3. Định hướng của sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là giảng viên, giáo viên, kỹ thuật viên, chuyên viên, cán bộ nghiên cứu,
cán bộ quản lý…
- Nơi làm việc:
 Các Viện nghiên cứu; Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường;
Sở Y tế…
 Các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, các Trung tâm kiểm định,
phân tích, quan trắc và đánh giá tác động môi trường; Công ty cung cấp thiết bị đo
lường;
 Các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử trong và ngoài nước; Công ty tư vấn và cung
cấp các trang thiết bị trong lĩnh vực y sinh; Công ty môi trường đô thị...
 Làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề, các trường phổ thông...

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
Trang 8/52
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn phù hợp với chuyên
ngành đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản (Toán cho Vật lí, Vật lí đại cương, Điện tử học, Kĩ thuật
số, Vật lý hạt nhân nguyên tử...), kiến thức chuyên sâu và nâng cao (Vật lí lí thuyết, Vật lí
chất rắn, Công nghệ nano, Ứng dụng của Vật lí trong xử lý ô nhiễm môi trường, trong y-sinh
học...) và các vấn đề liên quan đến kiến thức Vật lí;
- Trình độ tin học tương đương trình độ B. Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, nắm
vững phương pháp lập trình và cách sử dụng các phần mềm tính toán và mô phỏng chuyên
dụng;
- Trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B. Đủ để giao tiếp cơ bản và tiếp cận tài liệu
chuyên ngành;
- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và
học tập chuyên sâu ở trình độ cao.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận các vấn đề của thực tế một cách khoa
học;
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu và triển khai ứng
dụng;
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý, thẩm định và đánh giá các dự án, các
chương trình chuyển giao công nghệ...
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Có khả năng giao tiếp, diễn đạt và thuyết trình tốt. Sử dụng tốt các thiết bị và phương
tiện hỗ trợ.
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và thích ứng nhanh với yêu cầu của
nghề nghiệp và thực tiễn.

2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Trang 9/52
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân
công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác
trong tập thể.
Trang 10/52
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Hóa học - Chemistry
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo Cử nhân Hóa học có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về Hóa
cấu tạo, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý;
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu,
giải quyết các vấn đề về hóa học;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để
trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia…
- Nơi làm việc:

 Quản lí các vấn đề về hóa học tại các sở, ban, ngành như thanh tra xây dựng, làm
điều tra viên tại các cơ quan công an, thanh tra môi trường và các vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm v.v.
 Làm nghiên cứu viên và quản lí các vấn đề liên quan đến chuyên ngành hoá học tại
các viện khoa học, trung tâm khoa học, các đơn vị, cơ sở phát triển sản suất, công
ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến hóa học và ứng dụng hóa học như làm việc
trong bộ phận sản xuất pin, ắc qui của các công ty điện tử, làm việc trong bộ phận
sơn, mạ, nhựa của các công ty đóng tầu, sản xuất ôtô, xe máy, dụng cụ dân dụng
v.v.
 Làm việc tại các phòng kĩ thuật, các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS)
của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy gang thép, luyện kim,
phân bón, xi măng, đồ nhựa, đồ gia dụng, hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm, bia
rượu, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến nông sản, bông vải sợi v.v.
 Làm chuyên gia tại các trung tâm phân tích như trạm quan trắc, trung tâm y tế dự
phòng, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, v.v.
Trang 11/52
 Giảng dạy các môn hoá học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp,
các cơ sở dạy nghề, và các trường phổ thông.
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Nhân
văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về Hóa học, bao gồm: hóa Cấu
tạo, hóa Vô cơ, hóa Hữu cơ, Hóa lí, hóa Phân tích, v.v.;
- Trình độ tin học tương đương trình độ B. Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và tin
học của chuyên ngành;
- Trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B. Đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành;
- Nắm vững kiến thức và cách sử dụng các phần mềm tính toán và mô phỏng chuyên
dụng;

- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và
học tập chuyên sâu ở trình độ cao.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
- Khả năng tư duy lôgic, tư duy tốt, có phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tế một
cách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;
- Hiểu rõ tính năng và nắm được phương pháp sử dụng các dụng cụ hoá học truyền
thống và các loại máy móc hiện đại để phục vụ các hoạt động liên quan đến hoá học.
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá, chuyển giao công
nghệ.
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;
- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng truyền thông, biết cách truyền đạt thuần thục các hình thức diễn đạt bằng lời,
bằng chữ, bằng đồ thị;
- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ.
2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
Trang 12/52
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có
trách nhiệm và lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân
công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác
trong tập thể.
Trang 13/52

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Hóa học – Chemical Engineering
Technology
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Hóa học có những kiến thức cơ bản, nâng cao về
Hóa học. Có kiến thức chuyên sâu về hóa học ứng dụng như công nghệ phân tích và môi
trường, công nghệ hóa vô cơ - vật liệu, công nghệ hữu cơ ứng dụng, công nghệ các quá trình
hóa học;
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu,
giải quyết các vấn đề về hóa học ứng dụng;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để
trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia…
- Nơi làm việc:
 Quản lí các vấn đề về hóa học tại các sở, ban, ngành như thanh tra xây dựng, làm
điều tra viên tại các cơ quan công an, thanh tra môi trường và các vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm v.v.
 Làm nghiên cứu viên và quản lí các vấn đề liên quan đến chuyên ngành hoá học tại
các viện khoa học, trung tâm khoa học, các đơn vị, cơ sở phát triển sản suất, công
ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến hóa học và ứng dụng hóa học như làm việc
trong bộ phận sản xuất pin, ắc qui của các công ty điện tử, làm việc trong bộ phận
sơn, mạ, nhựa của các công ty đóng tầu, sản xuất ôtô, xe máy, dụng cụ dân dụng

v.v.
 Làm việc tại các phòng kĩ thuật, các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS)
của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy gang thép, luyện kim,
Trang 14/52
phân bón, xi măng, đồ nhựa, đồ gia dụng, hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm, bia
rượu, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến nông sản, bông vải sợi v.v.
 Làm chuyên gia tại các trung tâm phân tích như trạm quan trắc, trung tâm y tế dự
phòng, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, v.v.
 Quản lý các quy trình kĩ thuật, dây chuyền sản xuất liên quan tới Hóa học ứng
dụng.
 Giảng dạy các môn hoá học ứng dụng tại các trường đại học, cao đẳng, các trường
trung cấp, các cơ sở dạy nghề.
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Nhân
văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, nâng cao về Hóa học, có kiến thức chuyên sâu về hóa học
ứng dụng như công nghệ phân tích và môi trường, công nghệ hóa vô cơ - vật liệu, công nghệ
hữu cơ ứng dụng, công nghệ các quá trình hóa học, v.v.;
- Trình độ tin học tương đương trình độ B. Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và tin
học của chuyên ngành;
- Trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B. Đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành;
- Nắm vững kiến thức cơ bản và cách sử dụng các phần mềm tính toán và mô phỏng
chuyên dụng;
- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và
học tập chuyên sâu ở trình độ cao về các dây chuyền sản xuất, cải tiến về công nghệ, chuyển
giao công nghệ vào trong sản xuất,...
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
- Khả năng tư duy lôgic, tư duy tốt, có phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tế một
cách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;
- Hiểu rõ tính năng và nắm được phương pháp sử dụng các dụng cụ hoá học truyền
thống và các loại máy móc hiện đại để phục vụ các hoạt động liên quan đến hoá học ứng
dụng.
Trang 15/52
- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá, chuyển giao công
nghệ.
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;
- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng truyền thông, biết cách truyền đạt thuần thục các hình thức diễn đạt bằng lời,
bằng chữ, bằng đồ thị;
- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ.
2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có
trách nhiệm và lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân
công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác
trong tập thể.
Trang 16/52
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN VĂN HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Văn học - Literature
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo Cử nhân Văn học có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về ngôn
ngữ và văn học như Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học…;
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu
khoa học;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để
trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia…
- Nơi làm việc:
 Các Viện, Trung tâm nghiên cứu văn học hoặc các lĩnh vực khác có liên quan đến
văn học;
 Có thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, quản lý văn hóa…
 Giảng dạy văn học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp, các cơ
sở dạy nghề, và các trường phổ thông…
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn phù hợp với
chuyên ngành đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về ngôn ngữ và văn học như Văn
học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học…;
- Tin học tương đương trình độ B, sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
- Tiếng Anh tương đương trình độ B, có thể tiếp cận tài liệu chuyên ngành;

Trang 17/52
- Có vốn ngôn ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế và tác nghiệp;
- Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ như nghiên cứu và phê bình văn học, nghiệp vụ
báo chí, ngoại ngữ chuyên ngành, văn hóa - ngôn ngữ dân tộc thiểu số…
- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập
chuyên sâu ở trình độ cao.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
- Khả năng tư duy khoa học, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế
một cách khoa học;
- Khả năng nghiên cứu, phê bình, giảng dạy, sáng tác và phối hợp với nhiều lĩnh vực
khoa học xã hội khác.
- Cập nhật với các tri thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp, nắm bắt kịp thời nhu
cầu và xu thế phát triển của thời đại.
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;
- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm;
- Kỹ năng truyền thông, diễn giải thuần thục;
2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có
trách nhiệm trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc, có lý tưởng nghề nghiệp
đúng đắn;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân
công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác

trong tập thể.
Trang 18/52
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN KHOA HỌC QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Khoa học Quản lý – Science in management
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo Cử nhân Khoa học Quản lý có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về lý luận,
phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về khoa học quản lý và các khoa học liên ngành
khác.
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để nghiên cứu khoa học;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để
trở thành các nhà quản lý, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.
- Đáp ứng tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý trong các đơn vị nhà nước và
tư nhân.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là chuyên viên, cán bộ quản lý, giáo viên…
- Nơi làm việc:
 Các phòng, ban, xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước hoặc tư nhân
(phòng hành chính - nhân sự, hành chính - tổng hợp, tổ chức cán bộ, tiền lương -
tiền công…).
 Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương (UBND và các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND các cấp, chuyên viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội các cấp, Liên đoàn lao động các cấp…);
 Phòng quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, luật, chính

trị…;
 Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
Trang 19/52
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn phù hợp với
chuyên ngành đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu về lý luận, phương pháp quản lý, lãnh đạo;
kiến thức về khoa học quản lý và các khoa học liên ngành khác. Sinh viên có thể chọn một
trong những chuyên ngành: Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách
xã hội; Quản lý xã hội về văn hóa, dân tộc và tôn giáo; Bảo hộ sở hữu trí tuệ…;
- Có khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của cơ
quan, đơn vị;
- Đáp ứng tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý trong các đơn vị nhà nước và
tư nhân…;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm quản lý chuyên dụng khác;
- Trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành; có vốn ngôn
ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế và tác nghiệp;
- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập
chuyên sâu ở trình độ cao.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế một
cách khoa học;
- Kiến thức nghiệp vụ tốt: nghiệp vụ thư ký văn phòng, kỹ thuật soạn thảo văn bản, kỹ
năng giao tiếp...
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm;
- Kỹ năng truyền thông, diễn giải thuần thục.
2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Trang 20/52
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân
công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác
trong tập thể.
Trang 21/52
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Công tác xã hội – Social work
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo Cử nhân Công tác xã hội (CTXH) có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về
CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm, CTXH với cộng đồng; an sinh và chính sách xã hội;
tham vấn; phát triển cộng đồng; về lý luận, phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về khoa
học quản lý và các khoa học liên ngành khác.
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để trở thành nhân viên
CTXH chuyên nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế,

văn hoá - xã hội, hôn nhân và gia đình, tôn giáo tín ngưỡng, môi trường, dân số, truyền
thông...;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để
trở thành các nhà quản lý, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là chuyên viên, nhân viên CTXH, cán bộ quản lý, giáo viên…
- Nơi làm việc:
 Các cơ sở và tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội, các tổ chức đoàn thể và tổ chức
xã hội như: Tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng, cơ quan Lao động
Thương binh và Xã hội, trường học, bệnh viện, cộng đồng ở thành thị và nông
thôn, bộ phận nghiên cứu thị trường của các đơn vị kinh tế như các tổng công ty,
công ty, nhà máy, xí nghiệp…; các trung tâm bảo trợ xã hội…
 Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến Công tác xã hội: các viện (Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Viện Khoa học Pháp lý,
Trang 22/52
Viện Nhà nước Pháp luật, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng…); các trường
Đại học, Cao đẳng, Trung tâm đào tạo nhân viên công tác xã hội…
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:
2.1. Về kiến thức
- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn phù hợp với
chuyên ngành đào tạo;
- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu về Công tác xã hội; an sinh và chính sách xã
hội; tham vấn; phát triển cộng đồng; về lý luận, phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về
khoa học quản lý và các khoa học liên ngành khác;
- Có khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động trong các
tổ chức xã hội;
- Trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, có vốn tiếng Anh chuyên ngành để có thể đọc và
dịch sách, tài liệu về CTXH, có vốn ngôn ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế và tác

nghiệp;
- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập
chuyên sâu ở trình độ cao.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo.
- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết hiệu quả các vấn đề của
thân chủ;
- Ứng dụng tốt các kiến thức nghiệp vụ: Khoa học giao tiếp, Phương pháp đồng tham
gia, Tin học ứng dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội…
2.2.2. Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp, thuyết trình, điều tra, phỏng vấn và vận động thân chủ; hợp tác và
làm việc với cộng đồng tốt;
- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm, điều phối các
hoạt động của nhóm;
- Kỹ năng truyền thông, diễn giải thuần thục;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho công tác chuyên
môn (máy ghi âm, chụp ảnh, camera…);
Trang 23/52
- Có khả năng cập nhật với các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp, nắm bắt
kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại.
- Có khả năng thích ứng với môi trường xã hội và tham gia tích cực vào các hoạt động
xã hội; đặc biệt, có lòng nhân ái, tinh thần, trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng.
2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức
- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân

công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,
xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác
trong tập thể.
Trang 24/52
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN VIỆT NAM HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012
của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Việt Nam học – Vietnamese studies
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
1.2. Mục tiêu chung
- Đào tạo Cử nhân Việt Nam học có những kiến thức cơ sở ngành Việt Nam học
(VNH); kiến thức chuyên sâu về văn hoá Việt Nam (vùng và tổng thể), ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc và du lịch;
- Trang bị những kiến thức về từng vùng văn hóa trong tổng thể văn hóa Việt Nam.
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu
khoa học;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để
trở thành các nhà quản lý, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.
1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp
- Vị trí công tác: là cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ
quản lý…
- Nơi làm việc:
 Các viện nghiên cứu văn hóa, văn hóa tộc người, di sản, đặc biệt là văn hóa các dân
tộc khu vực miền núi phía Bắc.
 Các cơ quan về Quản lý văn hóa tại các Bộ, Sở, cơ quan trực thuộc: Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch. Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Ngoại giao,… hay cán bộ các

Sở Văn hóa, phòng Văn hóa các Tỉnh, Thành…
 Cơ quan báo chí, Cơ quan bảo tàng, các Tổ chức chính phủ và phi chính phủ:
 Giảng dạy về văn hóa, văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng... tại các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp…
 Cơ quan Tuyên giáo trung ương, tỉnh, huyện và Ủy ban dân tộc của các địa
phương…
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Trang 25/52

×