Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Rối loạn ý thứcI. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ Ý THỨC: 1. Theo nghĩa rộng (triết học, doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.16 KB, 12 trang )

Rối loạn ý thức


I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ Ý THỨC:
1. Theo nghĩa rộng (triết học, giáo dục học, tâm lý học):
a) Định nghĩa:
Ý thức là một hoạt động tổng hợp các quá trình tâm thần khác nhau, có đặc tính
phản ánh ở mức cao nhất, toàn diện và chính xác nhất hiện thực khách quan. Tóm
lại đó là toàn bộ sự hiểu biết của con người về thiên nhiên, xã hội và bản thân.
b) Cơ sở vật chất của ý thức là bộ não của con người.
Bộ não súc vật các cấp có tạo nên được ý thức không ? Không, vì hoạt động tâm
thần ở chúng chỉ phát triển đến mức tư duy cụ thể, đơn giản (vượn người: Ví dụ
chúng có thể biết dùng que, trèo cao để hái quả). Chỉ ở con người mới có tư duy
trừu tượng và cao hơn là ý thức.
c) Sự xuất hiện của ý thức.
Ý thức có phải là bẩm sinh không? Không, mà chỉ có cơ sở vật chất của ý thức (bộ
não người) là bẩm sinh mà thôi.
Điều kiện để cho ý thức hình thành là thông qua lao động và lời nói, đó là phương
tiện giao tiếp giữa người và người.
d) Cơ sở sinh lý học của ý thức.
Ý thức là một hoạt động tổng hợp toàn vẹn và phức tạp của hệ thần kinh từ cơ
quan tiếp thu kích thích ngoại biên cho đến tận cùng của các phân tích quan ở vỏ
não. Vỏ não làm nhiệm vụ phân tích, tổng hợp các kích thích hiện tại trong mối
liên hệ phức tạp với dấu vết các kích thích cũ.
Điều kiện cơ bản để tồn tại hoạt động có ý thức là:
- Con người phải ở trong trạng thái tỉnh táo.

- Vỏ não phải ở trong trạng thái hưng phấn (nhờ quá trình hoạt hoá từ dưới vỏ mà
chủ yếu là từ cấu tạo lưới đến vỏ não).
e) Cấu trúc của ý thức (từ thấp đến cao) bao gồm:
- Quá trình nhận thức cảm tính: Là cảm giác và tri giác, đem lại cho chúng ta hình


ảnh của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh này cho chúng ta thấy được sự tồn tại
của thế giới khách quan, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa bình thường và bệnh
lý.
- Nhận thức lý tính: Chủ yếu là tư duy, giúp con người nhận thức được các mối
liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Mà những mối liên này có những cái mang tính
quy luật, biểu thị được bản chất của sự vật (điều này không thể nhận biết được
bằng cảm giác, tri giác). Chính nhờ nhận thức lý tính này đã mở rộng rất nhiều khả
năng và phạm vi hiểu biết của con người.
- Hoạt động: Là bậc cao nhất của ý thức.
Phần lớn những hiểu biết, kiến thức của con người được truyền lại theo cơ chế lĩnh
hội kinh nghiệm xã hội lịch sử và diễn ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp.
Những kiến thức hiểu biết đó lại được đưa ra sử dụng trong hoạt động và mọi hoạt
động của con người đều nhằm vào việc chinh phục đối tượng để thoả mãn nhu
cầu. Cứ như vậy, kiến thức của nhân loại được nhân lên mãi.
2. Theo nghĩa trong lâm sàng Tâm thần học.
Ý thức được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Chủ yếu ở đây là nghiên cứu mức độ sáng
sủa, tỉnh táo của tâm thần, nghiên cứu mức độ nhận thức của bệnh nhân về bản
thân mình và mối liên hệ giữa bản thân mình với môi trường xung quanh.
Bao gồm:
a) Định hướng không gian: Biết mình đang ở đâu, chỗ mình ở cách trung tâm
thành phố bao xa
b) Định hướng thời gian: Biết ngày, tháng, năm, giờ
c) Định hướng bản thân: Biết lý lịch về bản thân mình, biết trạng thái bệnh tật của
mình
d) Định hướng về những người xung quanh: Biết những người xung quanh mình
là ai, làm gì
II. CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN Ý THỨC:
Thường chia ra hai loại lớn:
- Các hội chứng ý thức bị loại trừ.
- Các hội chứng ý thức bị mù mờ.


Sự phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối và quy ước, ví dụ nhiều triệu
chứng của các hội chứng khác nhau lại có trong một trạng thái như trạng thái mê
sảng - lú lẫn, trạng thái hoàng hôn còn định hướng hoặc trong hội chứng ảo giác
- Paranoid khó nhận định là ý thức có bị rối loạn không?.
A. Các hội chứng ý thức bị loại trừ
Dựa vào các tiêu chuẩn:
a) Năng lực định hướng.
b) Khả năng phản ứng trước kích thích của môi trường.
c) Các phản xạ thần kinh thể hiện mức độ bị ức chế.
d) Không có các triệu chứng tâm thần nặng như ảo giác, hoang tưởng, kích động
- Tiến triển: Có thể xuất hiện và tiến triển từng mức độ từ hội chứng u ám đến hội
chứng hôn mê hay có thể xuất hiện ngay hội chứng bán hôn mê hoặc hôn mê tuỳ
theo cường độ tác động của nhân tố có hại đối với hoạt động của não.
- Thường gặp ở những bệnh nhân có tổn thương thực thể ở não và bệnh cơ thể có
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của não.
Các hội chứng ý thức bị loại trừ
Các tiêu
chuẩn
Hội chứng ý thức
u ám
Hội chứng ngủ

Hội chứng bán
hôn mê
Hội
chứng
hôn mê

Năng lực định

hớng
Rối loạn nhẹ, ý
thức như bị phủ
sương mù , BN
còn phân biệt
không gian, thời
gian, bản thân.
Định hướng về
không gian,
thời gian, bản
thân không rõ
ràng, khi mất,
khi còn
Mất hoàn toàn Mất
hoàn
toàn
Khả năng
phản ứng với
kích thích
(gọi, lay, cấu
véo, châm
kim)
Phản ứng với kích
thích chậm chạp,
không hiểu ngay
nội dung câu hỏi,
bàng hoàng, ngơ
ngác.
Chỉ phản ứng
với những kích

thích mạnh (lay
gọi, hỏi to, hỏi
nhiều lần)
Không phản
ứng với yêu
cầu bác sỹ.
Châm kim thật
đau mới có
phản ứng.
Không
phản
ứng
Phản xạ thần kinh thể
hiện mức độ bị ức chế
Giảm các phản xạ đồng tử với ảnh
sáng, phản xạ giác mạc, phản xạ
gân xương giảm
Mất các phản xạ

nhiều.
Xuất hiện
phản xạ bệnh

Phản xạ bệnh lý xuất hiện

Phản xạ bệnh lý xuất hiện rõ
Trí nhớ
Còn

Quên không hoàn

toàn
Quên hoàn
toàn
Quên hoàn toàn
Đặc điểm của
hội chứng
Có thể là giai đoạn khởi đầu
để chuyển sang các hội
chứng ý thức bị mù mờ.
Chỉ còn hoạt động của các trung
khu quan trọng bảo đảm đời sống
thực vật như tuần hoàn, hô hấp.

B. Các hội chứng ý thức bị mù mờ
(Có rối loạn tâm thần nặng kèm theo).
Các hội chứng này có bốn đặc điểm chung sau:
- Bệnh nhân tách rời khỏi thế giới bên ngoài: Tri giác khó khăn hoặc mất tri giác
sự vật xung quanh.
- Bệnh nhân có rối loạn nhiều hoặc mất các năng lực định hướng.
- Tư duy rời rạc, phán đoán suy yếu hoặc không phán đoán được.
- Nhớ từng mảng hoặc quên các sự việc xảy ra trong cơn.
Các hội chứng ý thức bị mù mờ
Hội
chứng
Mê sảng Mê mộng Lú lẫn Hoàng hôn
Hay gặp
trong
Nhiễm khuẩn,
nhiễm độc
TTPL, ĐK,

bệnh thực thể
não
Nhiễm khuẩn,
nhiễm độc, bệnh
thực thể não
ĐK, CTSN,
bệnh thực thể
não
Thời
gian
Thường 2 - 3
ngày, có thể đến
7 - 8 ngày
Vài ngày
hoặc vài tuần

Thường 3 - 4 tuần,
có thể hàng tháng
Thời gian
ngắn

Đặc
điểm
- Phát triển
cấp tính.
- Nặng về
chiều tối.
- BN là khán
giả của AG
- BN vừa sống trong

chiêm bao, vừa sống
trong cảnh thực.
- BN vừa là khán
giả, vừa là diễn viên
(nghĩa là tham gia
hoạt động cùng AG)

- BN không tiếp
xúc được.
- Đặc trưng là
trạng thái bàng
hoàng, ngơ ngác
(do rối loạn
trầm trọng định
hướng xung
quanh, bản
thân)
- Xuất hiện
đột ngột rồi
kết thúc cũng
đột ngột.
- Cơn tự động
lang thang,
cơn miên
hành (hay
nguyệt hành)
khi không có
HT,AG.
Năng
lực

định
hớng
- Định hướng
môi trường
xung quanh
rối loạn nặng,
định hướng
không gian
thời gian lệch
lạc.
- Còn định
Định hướng về bản
thân rối loạn nặng
hơn mê sảng.
- Rối loạn nặng
nhất: Biểu hiện
bằng tư duy rời
rạc, bàng hoàng
ngơ ngác.
- Trạng thái ý
thức thu hẹp,
nửa tối, nửa
sáng.
hướng về bản
thân. Thỉnh
thoảng tỉnh
táo trở lại một
thời gian
ngắn.
Tri giác


Rất nhiều rối
loạn: ảo
tưởng, ảo ảnh
kỳ lạ, AG
thường sinh
động, rực rỡ,
mang tính
rùng rợn, ghê
sợ.
ảo thị thường
thấy côn
trùng, động
vật rất nhỏ di
động.
- Nội dung AG phần
lớn là những cảnh
tượng kỳ quái,
khuếch đại: BN sống
ở nơi xa lạ, thần
tiên, hoang đường,
cảnh cổ tích. Có thể
có tính chất trầm
cảm mở rộng: Sự
sụp đổ vũ trụ
- BN chỉ tri giác
những đối
tượng lẻ tẻ bên
ngoài, không
thể tổng hợp

được. Ví dụ:
không xác định
được đồ vật
dùng để làm gì.
- AG lẻ tẻ, rời
rạc thường xuất
hiện về đêm.
- Thường có
ảo thị ghê rợn
như bắn giết,
tấn công BN.
- Có thể có ảo
thanh ra lệnh
T duy

- Có thể có
HT cảm thụ
(HT nhận
nhầm).
- HT rời rạc,
gắn liền với
nội dung của
AG.
- HT cảm thụ (nhận
nhầm). HT kỳ quái,
hoang đường, thần
tiên, âm phủ hoặc
tính chất trầm cảm
mở rộng.
- Lời nói gồm

những từ rời rạc
không liên
quan, khó hiểu.
- Hay nói lặp đi
lặp lại.
- HT lẻ tẻ, rời
rạc,
- Thường có
HT cảm thụ
cấp.

thường xuất hiện về đêm.
Cảm
xúc
- Không ổn
định: Căng
thẳng, hoảng
hốt, lo âu (do
AG).
- Nét mặt thường
đơn điệu, đờ đẫn,
thờ ơ, không lo âu,
căng thẳng như
trong mê sảng.
- Rất không ổn
định: Lúc khóc,
lúc cười, lúc
bàng quan, lúc
trầm cảm.
Thường là bàng

hoàng ngơ ngác.

- Trong cơn
thường là loạn
cảm: Hỗn hợp
giữa cảm xúc
căng thẳng,
buồn rầu, lo
lắng và hung
dữ.
Hành
vi
- Phản ứng
mãnh liệt với
nội dung HT,
AG nên mang
tính chất kích
động nguy
hiểm ( tự vệ
hay tấn công).

- Tác phong không
ăn khớp với nội
dung cảnh mộng:
BN sống say mê,
hoạt động cùng AG
nhưng bên ngoài
thường ít cử động
hay bất động. Có thể
có kích động nhưng

đơn điệu, vô nghĩa.
- Kích động
trong phạm vi
giường nằm,
động tác rời rạc,
vô nghĩa như
ném lung tung,
rùng mình, uốn
éo, vặn vẹo,
dang tay
- Về đêm kích
động giống mê
sảng (phản ứng
với ảo thị).
- Hành vi động
tác thường có
tính kế tục,
người ngoài
không biết BN
đang ở trong
trạng thái
hoàng hôn để
đề phòng.
- Hành vi hết
sức nguy hiểm:
Phá hoại, giết
người tàn bạo.
Trí
nhớ
- Sau cơn nhớ

rời rạc từng
mảng, không
đều.
- Những lúc ý
thức sáng sủa
thì nhớ đầy đủ
- Sau cơn BN nhớ
rất chi tiết cảnh
mộng.
- Cảnh thực xen kẽ
vào thì nhớ rất ít
hoặc không nhớ.
- Sau cơn BN
quên hoàn toàn.
- Sau cơn BN
quên hoàn
toàn.
- Đôi khi, ngay
sau khi vừa
tỉnh lại, BN có
thể nhớ một số
hơn. sự việc lẻ tẻ,
nhưng sau đó
lại quên ngay.


×