1
TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ XUẤT HIỆN
NHỮNG PHẢN ỨNG LÂM SÀNG KHÔNG MONG MUỐN
Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảm bảo an toàn cho người hiến máu là một trong những nội dung quan trọng
của đảm bảo an toàn truyền máu. Trong đó, việc dự phòng, phát hiện sớm, xử lý đúng
và kịp thời những phản ứng lâm sàng không mong muốn xảy ra ở người hiến máu là
một biện pháp rất quan trọng. Phản ứng lâm sàng không mong muốn (PƯLSKMM) ở
người hiến máu là những biểu hiện lâm sàng xuất hiện do sự tác động của việc hiến
máu trong và sau khi hiến máu. Thực chất đây là những phản ứng của cơ thể trước việc
mất máu hoặc những tác động từ việc hiến máu.
PƯLSKMM ở người hiến máu được chia làm 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng
[8]. Sự xuất hiện những phản ứng này là ngoài sự mong đợi của người thầy thuốc cũng
như của chính người hiến máu. Mặc dù chúng ta đã thực hiện đúng các quy trình kỹ
thuật trong việc tuyển chọn, khám sức khoẻ và chăm sóc người hiến máu, việc xảy ra
các PƯLSKMM ở người hiến máu vẫn có thể xảy ra tại ở các điểm hiến máu. Nhằm
2
góp phần đảm bảo an toàn cho người hiến máu, loại trừ các nguyên nhân gây ra các
PƯKSKMM ở người hiến máu tình nguyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ xảy ra các PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện tại Viện
Huyết học - truyền máu Trung ương trong quá trình tham gia hiến máu tình nguyện.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện các PƯLSKMM ở người
hiến máu tình nguyện.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Người hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương trong
4 tháng (11/2005 – 02/2006), tham gia hiến máu tại các điểm cố định, lưu động và xe
lấy máu chuyên dụng.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng :
Tình nguyện đăng ký hiến máu.
Có đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định, đã được tư vấn, khám tuyển và được
các bác sỹ kết luận là đủ điều kiện hiến máu, tham gia hiến máu theo đúng các
quy trình .
2 . Phương pháp nghiên cứu
3
2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu trong
quá trình tham gia hiến máu [8], [9], [10]:
+ Mức độ nhẹ: hồi hộp, lo lắng, nhợt nhạt, cảm giác nóng bừng, vã mồ hôi,
choáng váng, buồn nôn, nôn, cảm giác khó thở, cảm giác ớn lạnh, mạch nhanh (tăng
thêm trên 10 lần/phút).
+ Mức độ trung bình: Mất nhận biết (ngất xỉu), thở nhanh nông (trên
28lần/phút), co giật kiểu tetanie, mạch chậm và khó bắt, hạ huyết áp >15mmHg, co
cứng cơ.
+ Mức độ nặng: Các biểu hiện nhẹ hoặc trung bình kèm theo một trong các biểu
hiện sau: co giật, đại tiểu tiện không tự chủ, trụy tim mạch.
2.3 Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
tới sự xuất hiện các PULSKMM.
2.4 Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Epi Info 6.04, SPSS.
3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2005 – 2/2006.
4. Địa điểm nghiên cứu: tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và các
điểm hiến máu do Viện tổ chức thu gom.
III. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4
1. Những kết quả chung
1.1 Số lượng và tỷ lệ người hiến máu theo hai giới:
Bảng 1.1 Số lượng và tỷ lệ người hiến máu theo giới
Nam Nữ Tổng số Giới
Đối tượng
n % n % n
%
Số người hiến máu
3257 51,3 3090 48,7 6347
100
Trong đó: Hiến máu lần
đầu
1627 49,9 1593 51,4 3220
50,7
Hiến máu nhắc
lại
1630 50,1 1497 48,6 3127 49,3
Nhận xét: Tỷ lệ giữa nam và nữ tham gia hiến máu không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ hiến máu nhắc lại chung cho hai giới là 49,3%, tỷ lệ
này tăng đáng kể so với nghiên cứu của chúng tôi về người hiến máu tình nguyện nhắc
lại tại Viện huyết học – Truyền máu Trung ương năm 2003 là 38,3% [4].
2. Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu
5
Bảng 2.1: Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM ở hai giới
Nam Nữ Tổng số Giới
Phản ứng
n % n % n
%
Có phản ứng
61 1,87 105 3,40 166
2,62
Không phản ứng
3196 98,13 2985 96,60 6181
97,40
Tổng số 3257 100 3090 100 6347 100
Nhận xét bảng 2.1: Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở người hiến máu (cả hai giới) là
2,62%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiên cứu của Trần
Bích Hợp là 2,86% [4]. Tỷ lệ theo giới gặp ở nữ (3,40%) cao hơn so với tỷ lệ xuất
hiện phản ứng ở nam (1,87%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.2 Tần suất xuất hiện các PƯLSKMM:
Bảng 2.2.1: Tần suất xuất hiện những biểu hiện lâm sàng ghi nhận được ở 166
người hiến máu tình nguyện có PƯLSKMM:
6
STT Biểu hiện lâm sàng Số trường hợp
(n)
Tần xuất xuất
hiện (%)
1. Hồi hộp, lo lắng 121 72,9
2. Cảm giác nóng bừng 120 72,3
3. Nhợt nhạt, vã mồ hôi 98 59,0
4. Mạch nhanh (tăng thêm 10lần/phút) 87 52,4
5. Thở nhanh 76 45,8
6. Nhịp thở > 28lần/phút 75 45,5
7. Buồn nôn 61 36,7
8. Cảm giác ớn lạnh 46 27,7
9. Bủn rủn chân tay 45 27,1
7
10. Cảm thấy khó thở 22 13,3
11. Xỉu 18 10,8
12. Huyết áp tối đa giảm >10mmHg 16 9,6
13. Tê đầu chi 15 9,0
14. Mạch chậm (giảm 10 lần/phút) 14 8,4
15. Nôn 02 1,2
16. Co giật 02 1,2
17. Tiểu tiện không tự chủ 0 0
Nhận xét: Các biểu hiện thường gặp ở người hiến máu tình nguyện có
PƯLSKMM là hồi hộp lo lắng sau khi hiến máu, cảm giác nóng bừng, nhợt nhạt vã mồ
hôi, mạch nhanh. Chúng tôi gặp 02 trường hợp xuất hiện phản ứng co giật, 01 ở nam,
01 ở nữ.
8
Bảng 2.2.2 : Tỷ lệ các mức độ phản ứng:
Mức độ Nhẹ Trung bình Nặng
n % n % n %
Xuất hiện phản ứng
(n=166)
147 88,6 17 10,2 2 1,2
Nhận xét: Trong tổng số người có PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện,
chúng tôi thấy chủ yếu gặp phản ứng ở mức độ nhẹ (88,6%); mức độ trung bình là
10,2% và mức độ nặng chỉ có 02 trường hợp (1,2%).
3. Tìm hiểu một số yếu tố có liên quan tới việc xảy ra PƯLSKMM
Bảng 3.1: Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở những lần hiến máu khác nhau
Lần HM
Xuất hiện PƯ
Lần đầu
(n=3220)
Lần 2
(n=2423)
Lần 3
(n=423)
Hi
ến máu
>3 lần
(n=281)
Tổng số
(n=6347)
n 106 49 9
2 166
9
%
3,292 2,022 2,128 0,007 2,60
Nhận xét: Trong số những người hiến máu tình nguyện có PƯLSKMM, gặp tỷ lệ
cao nhất ở người hiến máu lần đầu (3,292%). Tỷ lệ này giảm rõ rệt ở các lần hiến máu
sau (khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001); Gặp 02 người đã hiến máu 3 lần có
phản ứng mức độ nhẹ. Không gặp trường hợp nào có phản ứng những người đã hiến
máu > 4 lần. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác về việc xuất hiện
PULSKMM ở người hiến máu tình nguyện [4].
3.2 Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở các hình thức tổ chức hiến máu
Điểm HM
Số lượng
Lưu động
(n= 5118)
Cố định
(n= 954)
Xe buýt lấy
máu
(n= 275)
Số lượng người hiến máu có
phản ứng
147 14
5
Tỷ lệ xuất hiện phản ứng 2,87 1,47 1,81
Nhận xét: Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện tại các
điểm hiến máu lưu động cao hơn so với điểm hiến máu cố định, khác biệt có ý nghĩa
10
thống kê với p<0,05. Theo chúng tôi, có thể là nhờ việc chuẩn bị lấy máu tại điểm cố
định tốt hơn, thời gian chờ đợi của người hiến máu ngắn, tỷ lệ người hiến máu nhắc lại
cao hơn tại điểm lưu động nên tỷ lệ xảy ra PƯLSKMM thấp hơn [9].
3.3 Thời điểm xuất hiện PƯLSKMM
Bảng 3.3 : Thời điểm xuất hiện phản ứng
Đang hiến
máu
Sau khi lấy máu Tổng số
Th
ời điểm
xu
ất hiện PƯ
Lượng máu hiến
n % n % n %
250ml/đơn vị
10 58,82 92 61,74 102 61,45
350ml/đơn vị
7 41,15 57 38,26 64 38,55
Tổng số trường hợp
17 100 149 100 166 100
Nhận xét: Phản ứng gặp chủ yếu vào thời điểm sau khi đã hoàn tất việc lấy máu
(149/166 trường hợp); người hiến máu 250ml có tỷ lệ xuất hiện phản ứng cao hơn so
11
với người hiến 350ml (có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Có thể do việc hiến 350ml
chủ yếu được thực hiện ở người hiến máu nhắc lại, được tư vấn kỹ trước khi hiến máu.
3.4 Một số yếu tố thuộc về người hiến máu có liên quan tới việc xuất hiện
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện
Tìm hiểu mối liên quan giữa hai nhóm người hiến máu: có xảy ra phản ứng và
không xảy ra P ƯLSKMM với các yếu tố như: không ăn sáng, thức khuya/ngủ ít, hồi
hộp, lo lắng khi hiến máu, nhìn thấy máu xảy ra, có tiền sử ngất, nh ìn thấy ng ười khác
xỉu/ngất…, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.3: Một số yếu tố có liên quan tới việc xuất hiện các PƯLSKMM:
Xu
ất hiện
phản ứng
(n = 166)
Không xu
ất hiện
phản ứng
(n= 6181)
Xuất hiện PƯ
Một số yếu
tố có liên quan
n % n %
Không ăn sáng
(n=1847)
103 62,05 1744 28,22
12
Thức khuya/thiếu ngủ trư
ớc khi hiến máu
(ng
ủ <6giờ)
(n=1531)
96 57,83 1435 23,22
Hồi hộp, lo lắng, sợ (n=
1546)
69 41,57 1477 23,90
Nhìn thấy máu (n=
1680)
45 27,33 1635 26,45
Nhìn thấy người khác xỉu/ngất (n=
466)
25 15,06 441 7,13
Đã từng bị xỉu, ngất v
ì lý do khác
(n=03)
0 0 3 0,49
Nhận xét: tỷ lệ người có PƯLSKMM có liên quan tới các yếu tố như không ăn
sáng (62,05%), thức khuya, thiếu ngủ (57,83%), hồi hộp, lo lắng trước và trong quá
trình hiến máu (41,47%) cao hơn hẳn nhóm không xảy ra phản ứng, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
IV. KẾT LUẬN
13
Qua nghiên cứu trên 6347 người hiến máu tình nguyện tại các điểm hiến máu
ngoại viện tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, tần suất xuất hiện
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện là 2,60%, trong đó chủ yếu là mức độ nhẹ
86,6%.
1. PƯLSKMM gặp với tỷ lệ cao hơn ở nữ (3,4%, so với nam là 1,87 %), gặp tỷ
lệ cao hơn tại các điểm hiến máu lưu động; phản ứng thường xảy ra sau khi đã hoàn
thành việc lấy máu (77,11%). Không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ xảy ra phản ứng ở
nhóm hiến 250ml và 350ml.
2. Tỷ lệ khá cao người hiến máu có PƯLSKMM có liên quan tới các yếu tố
như: thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ), lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.
Qua nghiên cứu bước đầu, chúng tôi đề xuất:
1. Giúp người hiến máu chuẩn bị tốt về mạt tâm lý, thể chất trước khi hiến máu
là biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu sự xuất hiện những PƯLSKMM, đặc biệt là ở
người hiến máu lần đầu, người hiến máu là nữ. Đó là việc thực hiện tốt công tác tư vấn,
động viên, chăm sóc người hiến máu trong suốt quá trình tham gia hiến máu.
2. Cần có hướng mở rộng và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm hiểu sự xuất
hiện những PƯLSKMM ở đông đảo các đối tượng người hiến máu, qua đó góp phần
hoàn thiện quy trình chẩn đoán, xử trí những phản ứng này ngay tại các điểm hiến máu,
nhất là hiến máu ngoại viện; đồng thời tìm hiểu những yếu tố tác động nhằm tiếp tục đề
xuất những giải pháp để hạn chế sự xuất hiện những phản ứng này.
14
Tóm tắt
Qua nghiên cứu trên 6347 người hiến máu tình nguyện tại các điểm hiến máu
ngoại viện tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương từ tháng 11/2005-
2/2006, chúng tôi thu được kết quả sau:
1. Tần suất xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện là 2,60%,
trong đó 86,6% là mức độ nhẹ.
2. PƯLSKMM gặp với tỷ lệ cao hơn ở nữ (3,4%, so với nam là 1,87 %), gặp tỷ
lệ cao hơn tại các điểm hiến máu lưu động; phản ứng thường xảy ra sau khi đã
hoàn thành việc lấy máu (77,11%). Không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ xảy ra
phản ứng ở nhóm hiến 250ml và 350ml.
3. Tỷ lệ khá cao người hiến máu có PƯLSKMM có liên quan tới các yếu tố
như: thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ), lo lắng/hồi hộp khi hiến
máu.
SUMARY
We studied about adverse reactions on 6347 voluntary un paid blood donors in
National Institute of Hematology and blood transfusion from Nov 2005 to Feb
2006. The results showed that:
15
1. The percentage of adverse reaction was 2,60%, in which, almost of reactions
were mild reaction (86,6%).
2. The percentage of adverse reaction among female donors was higher then
male donors (3,4% and 1,87 %). The reaction happened more often after
completing of donation (77,11%). We did not find the differences of
percentage of reaction between two groups of 250ml and 350ml blood
volume donated.
3. We recognized that high percentage of donor with reaction related with
factors, such as not sleep enough the night before, not having breakfast
16
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Bé. Khảo sát người cho máu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Y học
Việt Nam 1996, 5: 31 – 33.
2. Phạm Tuấn Dương. Bước đầu tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh vật ở người
gạn huyết tương tại Viện huyết học – Truyền máu. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú
bệnh viện 83 – 84. Hà Nội 1984: 25
3. Trần Bích Hợp. Nghiên cứu một số chỉ số sức khỏe người cho máu. Luận
án thạc sỹ y học. Hà Nội. 1999: 36-37, 53-54,60-64, 74.
4. Võ Thị Kim Hoa – Nguyễn Thị Mỹ Hòa. Bước đầu khảo sát các chỉ số
huyết học người cho máu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Y học Việt Nam 1998, 26: 23 –
25.
5. Nhâm Đình Hùng. Hiện trạng vấn đề người cho máu tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Thái Bình. Một số kiến nghị và giải pháp. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II,
1996: 49.
6. Đỗ Trung Phấn. An toàn truyền máu NXB khoa học kỹ thuật. Hà Nội.
2000
7. Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Đức Thuận. Hiến máu nhắc lại – biện pháp
quan trọng đảm bảo an toàn truyền máu. Y học thực hành 2004, 497:187-191.
17
8. Nguyễn Đức Thuận, Trần Ngọc Quế. Xây dựng mô hình điểm hiến máu
cố định an toàn tại cộng đồng.
9. Tổ chức y tế thế giới. Cho máu an toàn, Quyển 1. Nhà xuất bản y học,
2001: 180-184.
10. AABB. Standards for Blood Banks and Transfusion Services, 1993. 15
th
Ed.
by AABB.
11. Center for transfusion medicine, Health Singapore Authority, 2004.
Procedures for Blood collection site.
12. Australian Red Cross Blood Service, Annual Report 2002/2003
Australian Red Cross Blood Service. 2003.