Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Góp phần chỉnh lý kỹ thuật xét nghiệm Sức bền hồng cầu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.15 KB, 11 trang )

Góp phần chỉnh lý kỹ thuật xét nghiệm
Sức bền hồng cầu


TÓM TẮT
65 người bình thường được tiến hành xét nghiệm sức bền hồng cầu ở một số điều kiện
kỹ thuật khác nhau (5ml, 3ml dung dịch nhược trương và 1 hay 2 giọt hồng cầu). Xử lý
số liệu bằng phương pháp so sánh trung bình. Kết quả cho thấy mức bắt đầu tan ở các
điều kiện kỹ thuật (3ml dd nhược trương và 5ml dd nhược trương với 1 giọt HC hoặc 2
giọt HC) là không có sự khác biệt, nhưng ở mức tan hoàn toàn với 3ml dd nhược
trương và cho 2 giọt HC là 2,85

0,129, với 3ml dd nhược trương, 1 giọt HC là 2,875

0,132, đều thấp hơn có ý nghĩa so với ở 5ml dd nhược trương, 1 giọt HC là 3,075


0,168 (p < 0,001).Như vậy kết quả xn sức bền hồng cầu khi sử dụng 3ml dd nhược
trương có khác kết quả khi sử dụng 5 ml dd nhược trương.
SUMMARY
The study was carried out on 65 healthy people with osmotic fracgility test in four
different conditions ( A: 1 red cell pack drop added to 5 ml hypotonic solution; B: 2
red cell pack drops added to 5 ml hypotonic solution; C: 1 red cell pack drop added to
3 ml hypotonic solution; D: 2 red cell pack drops added to 3 ml hypotonic
solution).The results show that mean of the OD of beginning lysis tubes at each
technique condition are no different but mean of the OD of complete lysis tubes are
different:
- D: mean of complete lysis tubes is 2,85 ± 0,129.
- C: mean of complete lysis tubes is 2,875 ± 0,132.
They are all less significant (p< 0,001) than mean of the OD of complete lysis tubes
in A condition (3,075 ± 0,168) .


From the results above that we suggest that: Osmotic fracgility test should be
carried out by 1 red cell pack added to 5 ml hypotonic solution.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xét nghiệm sức bền hồng cầu dựa trên nguyên lý là: màng hồng cầu là màng màng bán
thấm, do vậy khi cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương, nước sẽ từ ngoài vào làm
trương to hồng cầu. Dung dịch càng nhược trương nước sẽ vào càng nhiều và hồng cầu
càng dễ vỡ. Lợi dụng tính chất đó người ta cho hồng cầu vào một loạt các dung dịch
nhược trương có nồng độ khác nhau và quan sát mức độ tan của hồng cầu để đánh giá
tính bền vững của màng hồng cầu. Hiện nay chưa thống nhất một số điểm kỹ thuật đó
là cho 1 hay 2 giọt hồng cầu vào 3 hay 5 ml dung dịch nhược trương. Để tiến hành xét
nghiệm cần chuẩn bị các dung dịch muối nhược trương pH=7,4 có nồng độ chênh lệch
nhau 0,25 ‰,như vậy việc cho 1 hay 2 giọt hồng cầu vào 3 hay 5 ml có làm thay đổi
tính nhược trương của dung dịch hay không, kết quả xét nghiệm khi không thống nhất
các tiêu chí kỹ thuật trên có bị ảnh hưởng không? Để giải quyết câu hỏi này, chúng tôi
tiến hành so sánh sức bền hồng cầu ở người bình thường và một số bệnh nhân thiếu
máu trong các điều kiện kỹ thuật khác nhau nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá vai trò của một số yếu tố kỹ thuật liên quan đến kết quả xét nghiệm
sức bền hồng cầu.
2. Tìm hiểu sức bền hồng cầu ở người Việt Nam bình thường.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
65 người bình thường (là người tình nguyện hiến máu tại Viện huyết học Truyền máu
Trung ương) được tiến hành đo sức bền hồng cầu tại Khoa Di truyền Viện Huyết học
Truyền máu Trung ương tại 4 điều kiện kỹ thuật khác nhau (3 hoặc 5 ml dung dịch
muối nhược trương + 1 hoặc 2 giọt hồng cầu).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đo sức bền hồng cầu theo kỹ thuật của h và g.dicono( có chỉnh lý)
DỤNG CỤ,HOÁ CHẤT:

Dung dịch mẹ có áp lực thẩm thấu tương đương với dung dịch Natri Chlorua 10%
(bảo quản được hàng tháng) bao gồm các muối sau đây:
-
Natri chlorua :
180 gr
-Natri dihydrophophat (NaH
2
PO
4
2H
2
O): 4,86gr
-Di natri hydro photphat (Na
2
HPO
4
): 27,31 gr
-Nước cất vừa đủ: 2000ml

Khi pha nếu dung dịch không trong thì phải lọc. Từ dung dịch mẹ 10% pha thành
dung dịch con 5% và pha tiếp thành các dung dịch1‰,2‰,2,5‰,2,75‰…6‰,7‰
(Từ nồng độ 2,75‰ đến 6‰ cứ mỗi nồng độ cách nhau 0,25‰).

Nồng độ

1‰ 2‰ 2,5‰ 2,75‰ 3‰ 3,25‰
Số ml d
2

5%

2 4 5 5,5 6 6,5
Nồng độ

3,5‰ 3,75‰ 4‰ 4,25‰ 4,5‰ 4,75‰
Số ml d
2

5%
7 7,5 8 8,5 9 9,5
Nồng độ

5‰ 5,5‰ 6‰ 7‰
Số ml d
2

5%
10 11 12 14
-Lấy số ml dung dịch con 5% cho vào bình mức (theo số lượng trên) thêm nước cất
vừa đủ 100 ml.
CÁCH TIẾN HÀNH XÉT NGHIỆM:
 Lấy 3 - 4 ml máu tĩnh mạch có chống đông bằng heparin hay natri oxalate hoặc
natri citrate.
 Chuẩn bị 64 ống nghiệm cho một mẫu nghiên cứu đều nhau, loại ống nghiệm ly
tâm đường kính 1 cm x 6 cm,xếp thành 4 dãy. Đánh số từ 1 đến 16 cho mỗi dãy.
Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml hoặc 5 ml các dung dịch đệm đã pha loãng ra
phần nghìn như trên theo nồng độ giảm dần ( ống số 1 nồng độ 7 ‰ …ống số
16 nồng độ 1‰).
- Cho vào mỗi ống nghiệm 1 giọt hồng cầu hoặc 2 giọt hồng cầu (sau khi
ống máu đã gạn bỏ phần huyết tương).
- Lắc nhẹ 2-3 lần cho đều hồng cầu trong các ống nghiệm.

- Để ở nhiệt độ phòng xét nghiệm 22
0
C từ 1h2h thì đọc kết quả(có thể
quay ly tâm rồi đọc kết quả và tính tỷ lệ phần trăm huyết tán.
Kết quả đánh giá bao gồm mức bắt đầu tan (phần trên dung dịch có màu hồng,
có lắng cặn) và mức tan hoàn toàn (toàn bộ dung dịch có màu đỏ trong suốt).
 So sánh kết quả giữa các điều kiện kỹ thuật khác nhau bằng phương pháp so
sánh trung bình.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:
1. Kết quả sức bền hồng cầu ở người bình thường ở mức bắt đầu tan:
Bảng 1: Kết quả sức bền hồng cầu ở người bình thường ở mức bắt đầu tan:
HC
ml
1 giọt 2giọt p
3 ml dd nhược trương
4,725  0,218 4,725  0,218
> 0,05
5 ml dd nhược trương
4,778  0,150 4,725  0,218
> 0,05
p > 0,05 > 0,05
Mức bắt đầu tan của hồng cầu ở các điều kiện được trình bày trong bảng 1. Theo đó
mức bắt đầu tan của hồng cầu không có sự khác biệt giữa các điều kiện kỹ thuật (với p
> 0,05).Giá trị của mức bắt đầu tan trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong giới hạn
bình thường 4,5 - 5‰. So sánh với một số nghiên cứu trước đó như Nguyễn Thuý Nga
(2005), kết quả mức bắt đầu tan của chúng tôi cao hơn (4,778  0,15 so với 4,13 
0,34). Khi so sánh mức bắt đầu tan của hồng cầu giữa các điều kiện kỹ thuật, chúng tôi
không thấy có sự khác biệt. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thuý Nga (2005).
2. Kết quả sức bền hồng cầu ở người bình thường ở mức tan hoàn toàn:

Bảng 2: Kết quả sức bền hồng cầu ở người bình thường ở mức tan hoàn toàn:
HC
ml
1 giọt 2 giọt p
3 ml dd nhược trương
2,875 0,132 2,85  0,129
> 0,05
5 ml dd nhược trương
3,075 0,168 3,025 0,132
> 0,05
p < 0,05 < 0,05
Mức tan hoàn toàn của hồng cầu ở người bỡnh thường trong nghiên cứu của chúng tôi
được trình bày trong bảng 2. Theo đó, mức tan hoàn toàn của hồng cầu ở điều kiện 3ml
dd nhược trương, một giọt hồng cầu và 3ml dd nhược trương, 2 giọt HC thấp hơn có ý
nghĩa so với ở điều kiện 5 ml dd nhược trương, 1 giọt HC (p< 0,05). Tương tự như vậy
mức tan hoàn toàn của hồng cầu ở các điều kiện nói trên cũng thấp hơn so với ở điều
kiện 5 ml dd nhược trương, 2 giọt HC. Kết quả này của chúng tôi có khác biệt so với
nghiên cứu trước đó của tác giả Nguyễn Thuý Nga (2005). Tuy nhiên mức tan hoàn
toàn trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu trước đó của tác giả Nguyễn
Thuý Nga (2005) có thấp hơn đôichút so với giới hạn 3- 3,5 ‰ đã được công bố trong
các tàI liệu chuẩn trước đây. Để có một số liệu thống nhất ở người Việt Nam bình
thường, cần có thêm những nghiên cứu với qui mô lớn hơn.
KẾT LUẬN
1. Vai trò của các điều kiện kỹ thuật:
+ Mức bắt đầu tan của hồng cầu không có sự khác biệt giữa các điều kiện kỹ thuật (3
hoặc 5 ml dung dịch muối nhược trương + 1 hoặc 2 giọt hồng cầu).
+ Mức tan hoàn toàn có sự khác biệt giữa điều kiện 3ml dd nhược trương, 2 giọt HC và
5ml dd nhược trương, 1 giọt HC.
2. Sức bền hồng cầu ở người bình thường :
 Hồng cầu bắt đầu tan ở nồng độ muối 4,507- 4,928‰

 Tan hoàn toàn ở nồng độ muối 2,721- 3,243‰.

KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả này, chúng tôi xin kiến nghị nên thực hiện kỹ thuật đo sức bền
hồng cầu ở điều kiện 5 ml dung dịch muối nhược trương + 1 giọt hồng cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, “ Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản huyết học”, Nhà xuất bản Y học, Hà nội,
tr. 93-101, 175-176.
2. Nguyễn Công Khanh (1985), “Một số đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh 
thalassemia ở người Việt nam, chủ yếu ở người Miền Bắc Việt nam”, Luận án
Phó Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà nội.
3. Nguyễn Thuý Nga (2005), “Sức bền hồng cầu ở người bình thường và một số
bệnh nhân thiếu máu tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương”, Khoá luận
tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật y học, Trường Đại học Y Hà nội.
4. Phạm Quang Vinh (2003), “Bệnh huyết sắc tố”, Bài giảng Huyết học – Truyền
máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 171.
5. Modell B., Berpouk Asv. (1984), “Celular pathology”, The clinical approach to
thalassemia, Grune-Stratton, pp. 35-52.



×