Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những nguyên tắc xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.75 KB, 8 trang )

NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: Hồ Chí Minh hết sức coi
trọng chiến lược con người. Đối với Hồ Chí Minh con người là mục tiêu, đồng
thời là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Vì thế, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh sự cần thiết vũ trang cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc
ta những giá trị đạo đức mới để làm nên cuộc đổi đời lịch sử…
Những năm đầu của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
cứu nước với nguyện vọng “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành”(
1
). Như vậy, sau khi đất nước được độc lập, chính là việc lo cho con
người, vì con người và con người được đặt vị trí hàng đầu trong công cuộc xây
dựng xã hội, phát triển văn hoá, văn minh. Tư tưởng và hành động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn thống nhất, lo cho con người phải đồng thời với việc giáo dục
con người, giáo dục nhân cách con người, xây dựng con người mới Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người mới
Hồ Chí Minh đã đưa thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa
vào những khái niệm đạo đức cổ truyền và biến nó thành những chuẩn mực của
một nền đạo đức mới để giáo dục nhân dân. Con người mới, theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, có cấu trúc nhân cách là đức và tài, trong đó đức là nền tảng.
Trong giáo dục đạo đức cho con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
trước hết đến lòng yêu nước: Trung với nước, hiếu với dân. Trung, hiếu là
những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và
phương Đông song có nội dung hạn hẹp: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” phản
ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Nhưng quan niệm này đã
được Hồ Chí Minh vận dụng và đưa vào nội dung mới: mối quan hệ và nghĩa vụ
của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là phải
gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình,


hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu
rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước. Trung với nước, hiếu với
dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng.
Với quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kêu gọi hành động vừa
định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam nói chung, mỗi cán bộ,
đảng viên nói riêng. Người đánh giá trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất
hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, đối với mỗi cán bộ đảng viên,
phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, và hơn nữa, phải “tận trung
với nước, tận hiếu với dân”.
1
Tiếp theo đó, Hồ Chí Minh còn dạy mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên
phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, nhân, trí, tín, dũng và kêu gọi mọi người
chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Đó là những tiêu chuẩn cơ bản của
đạo đức cách mạng, là nền tảng cho việc xây dựng con người mới toàn diện.
Người chỉ rõ: là con người phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và giải
thích cặn kẽ từng chữ: Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế
hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không
lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết
kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ
cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô
trương, hình thức ”. Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và
của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân
dân”; “không tham địa vị, không tham tiền tài , không tham tâng bốc mình ”.
Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự
cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc,
luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công
lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ
được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.

Chí công vô tư là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ
biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí
công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng: “phải
lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi
lạc nhi lạc)”(
2
). Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì
mình” là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh
viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức
hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(
3
). Người chỉ
rõ chủ nghĩa cá nhân là “một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh
rất nguy hiểm” như bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ
luật, óc hẹp hòi, địa phương, óc lãnh tụ. Sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân
không phải ở chỗ nó mang gươm mang súng mà vì nó nằm ngay trong các tổ
chức, trong mỗi con người. Với những biểu hiện hết sức cụ thể, xuyên suốt vào
các quan hệ, kể cả quan hệ đời tư, quan hệ lãnh đạo, quản lý và kể cả quan hệ
giữa cán bộ đảng viên với quần chúng, chủ nghĩa cá nhân làm cho các quan hệ
xấu đi, làm cho nhân cách con người bị méo mó. Nó khiến cách nhìn của quần
chúng đối với cán bộ, đảng viên đó không phản ánh được bản chất của Đảng. Và
với các biểu hiện này, nó đã gây ra những hậu quả rất lớn, đe dọa sự lãnh đạo
của Đảng. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là
việc làm thường xuyên để mỗi con người, nhất là cán bộ, đảng viên, vững vàng
2
qua mọi thử thách: “Giàu sang không thể quyến rũ - Nghèo khó không thể
chuyển lay - Uy lực không thể khuất phục” (
4

).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức, nhưng cũng không hề
coi thường tài năng. Người đã từng ví người có đức mà không có tài giống như
ông bụt vậy. Trong “Đời sống mới”, Người viết: “Mình có quyền dùng người thì
phải dùng những người có tài năng, làm được việc”(
5
), đừng để bọn cơ hội và
tài, đức không ngang tầm với công việc chiếm lĩnh vị trí, thì đất nước được nhờ.
Cho nên, có đức là phải có tài, hồng và chuyên phải kết hợp, tài càng lớn thì đức
càng phải cao, vì đức – tài đều nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tổng hợp lại, những phẩm chất con người mới theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là những phẩm chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trí tuệ, tài
năng thể hiện sức mạnh nội lực của con người Việt Nam phải có trong hành
động để giành thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đó là con
người sống có lý tưởng cao đẹp và có năng lực hoạt động biến lý tưởng thành
hiện thực: có tinh thần làm chủ xã hội, có trí thức văn hoá và khoa học, có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư, phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân. Có những
phẩm chất nhân cách đó, con người chúng ta vẫn vững vàng, tự chủ thực hiện
thành công nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Ở Hồ Chí Minh, giữa những phẩm chất đạo đức, tác phong của con người
mới với những nguyên tắc để xây dựng nên con người mới một cách bền vững
có mối quan hệ biện chứng. Muốn đạt được những chuẩn mực đạo đức cao đẹp,
khi tu dưỡng, rèn luyện và thực hành trong cuộc sống thường nhật, chúng ta nhất
thiết phải tuân thủ những nguyên tắc bất di bất dịch mà Người đã đề ra. Ngược
lại, khi thực hành theo các nguyên tắc mà Hồ Chí Minh đề ra là con người đã
đảm bảo cho sự rèn luyện, tu dưỡng đạt kết quả tốt đẹp. Từ đặc điểm và quy luật
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học cũng đã rút ra ba nguyên
tắc chung nhất để xây dựng con người mới theo tư tưởng của Người như sau:

Nói phải đi đôi với làm
Nguyên tắc nói đi đôi với làm trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có cơ
chế thật giản dị: mỗi người, trước hết là cán bộ đảng viên, quyền càng cao, chức
càng trọng càng phải tự mình nêu gương nói trước, nói đúng những điều có nội
dung đạo đức để trước hết là tự mình và sau đó làm cho nó lan tỏa, thấm sâu vào
cộng đồng cùng nhận thức, rồi tự mình phải làm đúng và làm trước để nêu
gương cho mọi người cùng làm. Trong cuốn Đường cách mệnh- cuốn cẩm nang
đầu tiên dành cho những người cách mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh
Hồ Chí Minh viết: "Nói thì phải làm" "Có lòng bày vẽ cho người" hay trong tác
phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh
yêu cầu Đảng cần thực hiện "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Hồ Chí
3
Minh dạy các cán bộ, đảng viên rằng " Trước mặt quần chúng không phải ta
cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến
những người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm
mực thước cho người ta bắt trước"(
6
). Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề
nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ giáo dục đạo đức bằng lời nói mà còn
bằng chính tấm gương sống của bản thân mình. Người suốt đời tự rèn luyện và
lúc nào cũng nghiêm cẩn khép mình vào đạo đức. Người nói ít làm nhiều, có
nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà không nói, phải đi sâu nghiên cứu hành
vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả
dân tộc, cho các thế hệ mai mãi về sau.
Xây đi đôi với chống
Theo Hồ Chí Minh, trong đời sống hàng ngày của con người, cái tốt, cái
xấu, đạo đức, phi đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy việc xây

dựng con người mới vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa phải chống cái phi
đạo đức.
Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ
Chí Minh căn dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân
nâng cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết,
tính tổ chức và kỷ luật" (
7
). Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến
hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia
đình, nhà trường, xã hội nhất là trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi
người. Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức
đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự giác nhận thức được trách
nhiệm đạo đức của mình.
Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại
cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày. Để xây và chống có
kết quả để tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Muốn xây dựng đạo đức
mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Tác phẩm: Nâng
cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Người được đăng trên
báo Nhân dân số ra ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống: Muốn nêu cao
đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Phải đẩy mạnh cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn
luyện thấm nhuần và nâng cao đạo đức cách mạng.
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái
tốt, cái xấu, vấn đề là không được tự lừa dối mình mà phải nhìn thẳng vào mình,
4
thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy
việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, phải thực
sự tự giác và rèn luyện suốt đời, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh cụ thể,

không được nhụt chí, không phút lơi là cho dù có bất cứ hoàn cảnh nào chi phối.
Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên chăm lo tu dưỡng
đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải kiên trì bền bỉ
suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. Theo Người: "Đạo đức cách
mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong" (
8
).
Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có
công với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại sa vào chủ nghĩa cán nhân trở
thành con người ngăn cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì lẽ đó
mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi
hoàn cảnh, có như vậy mới phân biệt được đạo đức mới khác với đạo đức cũ.
Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở thành tấm
gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính quý báu của Người không
phải là bẩm sinh có được mà do quá trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước
hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.
Tóm lại, những luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con
người mới phù hợp với sự phát triển của đất nước là cơ sở phương pháp luận
cho thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới XHCN trong giai đoạn phát
triển mới của cách mạng nước ta.
3. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng con người Việt Nam trong
thời đại mới
Ngay từ những buổi đầu tiên, tiến hành sự nghiệp cách mạng của mình,
Đảng ta đã nhiều lần lần khẳng định: "Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh
phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta", chăm lo cho
hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đã được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và
coi đó là nhiệm vụ trung tâm. Thực hiện nhất quán giữa nói và làm, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã cùng với Đảng ta đào tạo nên bao thế hệ chiến sĩ cách mạng có

phẩm chất tốt, lấy lời dạy của Bác làm phương châm hành động: Trung với
Đảng, trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sẵn
sàng hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng.
Quán triệt quan điểm đó, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH của Đảng ta đã khẳng định: "Phương hướng lớn của chính sách
xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng
về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã
5
hội, giữa đời sống vật chất và đới sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu
trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã
hội" (
9
).
Những luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người
mới chính là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người
Việt Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người mới, Đảng ta đã xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong giai
đoạn cách mạng mới với những phẩm chất như sau: Có tinh thần yêu nước, tự
cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Có ý thức tập
thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn
minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, qui ước của cộng
đồng; Lao động chăm chỉ có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao
Để phát triển những phẩm chất nhân cách đó, trong toàn xã hội phải kết
hợp giáo dục hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng) với giáo dục lòng tự hào dân tộc và các truyền thống yêu nước,
kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường, nhân nghĩa và thông minh sáng tạo,
đồng thời động viên toàn dân vươn tới tiếp cận những đỉnh cao văn minh nhân

loại, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, những giá trị văn hoá nghệ
thuật tiên tiến trên thế giới.
Đảng viên là hạt nhân trong đội ngũ cán bộ của bộ máy Nhà nước và các
tổ chức chính trị xã hội. Quan điểm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"
không bao giờ lỗi thời, giờ đây đang cần toàn Đảng nghiêm chỉnh thực hiện để
khôi phục lại lòng tin của quần chúng, khắc phục hiện tượng dân chỉ tin đảng
nói chung, không còn nguyên vẹn niềm tin đối với những đảng viên cụ thể. Giải
pháp nêu gương trong xây dựng con người không phát huy được hiệu quả, cũng
như trong sự nghiệp cách mạng, ở chiến lược xây dựng con người, xây dựng
đảng luôn luôn giữ vai trò then chốt.
Bên cạnh công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên thì tư tưởng Hồ
Chí Minh cũng đề cập đến vấn đề cấp bách là phải giáo dục tư tưởng cho thanh
niên học sinh, sinh viên, đặc biệt là về chính trị. Đối với họ, chính trị đứng ngoài
cuộc sống hằng ngày, đó là công việc của chính khách, của các lãnh tụ, của các
nhà ngoại giao, của các tổ chức chính trị, các đảng phái, sự tham gia chính trị
vào công việc của họ chỉ làm rắc rối thêm các mối quan hệ.
Để phát triển những phẩm chất nhân cách đó, trong toàn xã hội phải kết
hợp giáo dục hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng) với giáo dục lòng tự hào dân tộc và các truyền thống yêu nước,
kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường, nhân nghĩa và thông minh sáng tạo,
đồng thời động viên toàn dân vươn tới tiếp cận những đỉnh cao văn minh nhân
6
loại, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, những giá trị văn hoá nghệ
thuật tiên tiến trên thế giới.
7
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.12, tr.501
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.215
3

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.557-558
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.184
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.105
6
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.5, tr.552
7
Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.12, tr.439
8
Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.9, tr.293
9
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.Sự thật, H.1991,
tr13.

×