Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích và đánh giá cổ phiếu PVS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.14 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá cổ phiếu
PVS
1
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ (PTSC)
(MÃ CỔ PHIẾU PVS)
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I. Giới thiệu doanh nghiệp 3
1. Lĩnh vực kinh doanh 4
2. Mặt hàng kinh doanh 6
3. Thị trường kinh doanh 13
II. Phân tích môi trường kinh doanh 14
1. Môi trường kinh tế vĩ mô 14
2. Môi trường cạnh tranh ngành 17
III. Phân tích doanh nghiệp 17
1. Phân tích SWOT 17
IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 20
1. Các chỉ tiêu tài chính qua các năm 20
V. Phân tích định giá cổ phiếu 23
1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức 23
2. Theo phương pháp chiết khấu luồng tiền 24
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
2
MỞ ĐẦU


Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (Công ty Dịch
vụ Kỹ thuật Dầu khí trước đây) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
(PetroVietnam).được thành lập từ tháng 2/1993 trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị là Công ty
Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS). Sau 19 năm
phát triển, cho đến nay, PTSC đã có những bước phát triển vượt bậc và được đánh giá là
Tổng Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt
Nam, một thương hiệu lớn trong thị trường dầu khí khu vực.
Định hướng xây dựng thương hiệu PTSC với khẩu hiệu “GIẢI PHÁP CHO NỀN
CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ” , với phương châm “đoàn kết, năng động sáng tạo, đồng
tâm hiệp lực, tăng tốc phát triển, đổi mới quyết liệt”, PTSC cam kết đặt lợi ích của khách
hàng lên hàng đầu đồng thời nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp tục
phát triển đảm bảo cung cấp các dịch vụ dầu khí đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Là một trong những tổng công ty lớn mạnh và có uy tín tại Việt Nam, cổ phiếu
của công ty hứa hẹn sẽ trụ vững được trên thị trường. Dưới đây là phần phân tích đánh
giá cổ phiếu PVS của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam trên sàn
HNX, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của những năm gần đây.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính
sau:
I. Giới thiệu doanh nghiệp
II. Phân tích môi trường kinh doanh
III. Phân tích doanh nghiệp
IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
V. Phân tích định giá cổ phiếu
3
Nội dung
I. Giới thiệu doanh nghiệp
Tên công ty: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
Tên viết tắt: PTSC
Tên tiếng anh: PetroVietnam Technical Services Coporation.
Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 5, số 1-5 Lê Duẩn, Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ: 4.467.004.210.000đồng
Ngày niêm yết: 20/09/2007
Ngày chính thức giao dịch: 9/2007
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 446.700.421 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 446.700.421 cổ phiếu
Loại cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông
Mã chứng khoán: PVS
Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng ( mười nghìn đồng)
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá: 4.467.004.210.000 đồng
1. Lĩnh vực kinh doanh
• Dịch vụ phục vụ hoạt động khảo sát đại vật lý - địa chất công trình, dịch vụ
lặn,dịch vụ cung cấp ROV phục vụ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu
khí và công trình công nghiệp, dân dụng;
• Dịch vụ vận hành bảo dưỡng các công trình khai thác dầu khí;
• Sửa chữa các công trình dầu khí trên biển;
• Các dịch vụ sinh hoạt dầu khí;
• Dịch vụ quản lý, khai thác các tàu chứa dầu, tàu chứa và xử lý dầu thô, các tàu
dịch vụ, tàu vận chuyển các sản phẩm dầu và khí;
• Dịch vụ quản lý, điều hành kinh doanh, khai thác cảng, căn cứ dịch vụ kỹ thuật
dầu khí;
4
• Dịch vụ quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực cơ khí hàng
hải;
• Sản xuất các sản phẩm từ dầu khí;
• Sản xuất phân đạm;
• Sản xuất thiết bị vật tư, thiết bị dầu khí phục vụ cho công nghiệp dầu khí, các
ngành công nghiệp khác và dân dụng;
• Đóng mới, hoán cải các phương tiện nổi;
• Sửa chữa tàu biển;
• Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện nổi;

• Khai thác, chế biến, mua bán nước khoáng;
• Sản xuất hóa chất phục vụ nông nghiệp;
• Chế tạo và lắp đặt các bể chứa xăng dầu, khí hóa lỏng và các đường ống dẫn
dầu khí;
• Mua bán sản phẩm thiết bị đầu cuối viễn thông;
• Mua bán thiết bị vật tư, thiết bị dầu khí phục vụ cho nông nghiệp dầu khí, các
ngành công nghiệp khác và dân dụng;
• Mua bán kim khí điện máy, vật tư thiết bị phục vụ dân dụng và các ngành công
nghiệp, vật tư, trang thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy phục vụ cho công
nghiệp dầu khí, các ngành công nghiệp khác và dân dụng;
• Lai dắt tàu biển và cứu hộ;
• Bốc xếp hàng hóa;
• Kinh doanh vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế;
• Vận chuyển, bảo quản và giao nhận hàng hóa;
• Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hóa, dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch
vụ kiểm đếm và giao nhận vận chuyển hàn hóa;
• Dịch vụ thuê tàu, môi giới tàu biển;
• Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Khách sạn;
• DỊch vụ lưu trú ngắn ngày;
• Kinh doanh nhà ở, văn phòng làm việc. Kinh doanh bất động sản;
• Quản lý tổ chức các hoạt động xây lắp, chế tạo, chạy thử và hoàn thiện các dự
án, các công trình công nghiệp ngoài ngành dầu khí;
• Cung cấp lao động chuyên ngành dầu khí;
• Đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động;
• Mua bán các sản phẩm dầu khí;
• Mua bán phân đạm và hóa chất phục vụ nông nghiệp;
5
• Vận chuyển các sản phẩm dầu khí
2. Mặt hàng kinh doanh
Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí tập trung vào 6 mặt hàng kinh doanh

cốt lõi: Dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí, Dịch vụ kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô
FSO/FPSO; Dịch vụ căn cứ cảng; Dịch vụ sửa chữa vận hành, lắp đặt và bảo dưỡng công
trình dầu khí (O&M); Dịch vụ cơ khí, đóng mới và xây lắp; Dịch vụ khảo sát địa chấn,
địa chất công trình và khảo sát sửa chữa công trình ngầm bằng thiết bị ROV. Trong đó,
hầu hết các dịch vụ hiện nay PVS đang cung cấp đều có lợi thế lớn về việc chiếm lĩnh chi
phối thị phần cũng như dẫn đầu về cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam.
2.1Dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí
Hoạt động cung cấp tàu chuyên dụng của PVS bao gồm các loại tàu như tàu dịch vụ dầu
khí đa năng (ATSHS), tàu định vị động học ( DP1&DP2), tàu kéo, tàu bảo vệ, tàu vận
chuyển, tàu khảo sát địa chất. Hiện nay PVS đang sở hữu 20 tàu chuyên dụng chuyên
phục vụ các công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Các tày này gồm các tàu dịch vụ dầu khí
đa năng, tàu định vị động học, tàu cứu nạn trên biển, tàu chữa cháy, tàu lai dắt.Hiện PVS
đang đóng mới 1 tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khì với công suất 10.000BHP và dự kiến sẽ đi
vào hoạt động vào năm 2014.
Trong tương lai PVS tiếp tục tăng tỉ lệ sở hữu đội tàu của mình và giảm đội tàu thuê
ngoài nhằm chủ động được chất lượng dịch vụ, tận dụng được cơ hội giá mua tàu xuống
thấp như trong năm 2008-2010 nhằm mua được tàu giá cả phải chăng, dự kiến 2015 đội
tàu của PVS tăng lên 24-25 tàu.
Trong năm 2010, PVS đã ký kết và thực hiện trên 240 hợp đồng cho thuê tàu dịch vụ
ngắn và dài hạn với tổng giá trị hợp đồng trên 240 triệu USD.Hiệu suất khai thác đội tàu
của PVS bình quân đạt trên 87%. Doanh thu từ hoạt động này vẫn tăng 1% nhưng lợi
nhuận đã giảm 4% so với năm 2009. Trong năm 2011 PVS đã thực hiện hơn 300 thông
báo thuê tàu và đã ký kết hơn 210 hợp đồng cung cấp tàu ngắn và dại hạn cho các đối tác
với tổng số ngày làm việc đạt 17.900 ngày tăng 10% so với năm 2010. Gía cho thuê tàu
trong năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 do sự cải thiện của giá dầu thô trên thế giới.
Trong năm 2012, chi nhánh PTSC - Công ty Tàu dịch vụ Dầu khí (PTSC Marine) đã thực
hiện được trên 280 thông báo thuê tàu, ký kết trên 200 hợp đồng ngắn và dài hạn với tổng
giá trị hợp đồng trên 145 triệu USD, đáp ứng yêu cầu sản xuất của các công ty, nhà thầu
dầu khí. Tổng số ngày làm việc của đội tàu do PTSC Marine quản lý và khai thác là
19.577 ngày, tăng 9,3% so với năm 2011; trong đó có 5 tàu hoạt động an toàn liên tục

6
366 ngày trong năm 2012 là các tàu An Phong, Phong Lan, Hoa Mai 93, PTSC Vũng
Tàu, PTSC Lam Sơn. Đối với công tác cung cấp tàu bảo vệ và trực an ninh mỏ, PTSC
Marine đã đàm phán và giành được nhiều hợp đồng cung cấp tàu bảo vệ cho công tác
khảo sát địa chấn, địa chất công trình; phối hợp tốt cùng các đơn vị của Bộ Quốc phòng
cung cấp tàu trực an ninh, trực bảo vệ cho các hoạt động thăm dò của Tập đoàn, trực an
ninh cho các mỏ của JVPC, Trường Sơn JOC, Petronas, Cửu Long JOC, Biển Đông
POC…, góp phần thực thiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tại Dung Quất, PTSC Quảng Ngãi đã phối hợp chặt chẽ với PTSC Marine, các đối tác và
cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp tàu lai dắt và trực ứng cứu sự
cố tràn dầu cho NMLD Dung Quất; thực hiện lai dắt tuyệt đối an toàn cho hơn 80 lượt
tàu vào rót dầu thô tại Phao rót dầu không bến (SPM), gần 5.000 lượt tàu chở dầu sản
phẩm ra vào tại Cảng xuất sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và trên 65 lượt tàu ra
vào Bến số 1 - cảng Dung Quất làm hàng.
Doanh thu từ loại hình dịch vụ này năm 2012 là 5.140 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch năm,
tăng 2% so với năm 2011. Lợi nhuận gộp đạt 520 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011.
2.2 Dịch vụ kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô FSO/FPSO
Sau nhiều năm phấn đấu, PTSC đã gây dựng thành công đội ngũ cán bộ, kỹ sư nhiều kinh
nghiệm, có trình độ quốc tế, đủ năng lực triển khai thực hiện các dự án FSO/FPSO trong
và ngoài nước. PTSC đã chủ động, tham gia sâu vào quá trình triển khai dự án để cung
cấp nhiều gói dịch vụ như cung cấp, chế tạo cấu kiện, thiết bị phục vụ hoán cải/đóng mới.
Hiện tại, PTSC đang triển khai tham gia sở hữu/đồng sở hữu 5 FSO/FPSO, tổ chức cung
cấp các dịch vụ vận hành, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa cho trên 8 tàu FSO/FPSO trong
và ngoài nước và là đơn vị trong nước đứng đầu trong việc làm chủ công nghệ quản lý,
vận hành, bảo dưỡng tàu FSO/FPSO.
Các dịch vụ chủ yếu của PTSC về kho nổi chứa và xử lý, xuất dầu thô FSO/FPSO bao
gồm:
• Cung cấp kho nổi FSO/FPSO;
• Lắp đặt, đấu nối, chạy thử các kho nổi FSO/FPSO.
• Quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, cung ứng lao động kỹ thuật kho nổi

FSO/FPSO;
Trong năm 2012, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận hành và bảo dưỡng
tàu FPSO Ruby II do một số thiết bị trên tàu hoạt động không ổn định, PPS đã tích cực
7
tăng cường công tác quản lý vận hành và bảo dưỡng sửa chữa cho tàu và đã đạt 99.98%
uptime, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng VOFT và PCVL. Bên cạnh đó, Công ty
PPS cũng đã thực hiện tốt công tác cung cấp dịch vụ O&M phần hàng hải tàu FPSO
TBVN, cung cấp nhân sự làm việc trên các tàu FSO MV12 cho Modec, FSO Orkid cho
MVOT và FPSO Thaibinh VN, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.
Doanh thu thực hiện từ dịch vụ FSO/FPSO năm 2012 là 411 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch
năm. Lơi nhuận gộp đạt 75 tỷ đồng. Nếu tính cả doanh thu cho thuê bare boat FSO/FPSO
từ các liên doanh có vốn góp của PTSC ở nước ngoài thì tổng doanh thu từ lĩnh vực dịch
vụ này đạt trên 1.509 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch năm.
2.3 Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình và khảo sát sửa chữa công
trình ngầm bằng thiết bị ROV
Với việc sở hữu tàu khảo sát địa chấn 2D Bình Minh 02, tàu khảo sát địa chấn 3D
Amadeus, tàu khảo sát PTSC Surveyor, 3 thiết bị ROV, PTSC có khả năng chủ động
khảo sát trên tất cả các vùng biển thềm lục địa Việt Nam và thế giới; thực hiện công tác
khoan khảo sát địa chất công trình trong vùng nước có độ sâu từ 7m đến 300m.
Năm 2012, PTSC G&S và liên doanh 2D/3D PTSC CGGV đã thực hiện khảo sát 2D trên
14.000 km tuyến và khảo sát 3D trên 15.000km2. Bên cạnh đó, PTSC G&S cũng đã thực
hiện cung cấp tốt các tàu khảo sát địa vật lý với trên 16.000 giờ làm việc an toàn trên biển
và cung cấp trên 25 lượt ROV phục vụ các công tác khảo sát địa chất công trình và khảo
sát sửa chữa công trình ngầm cho các nhà thầu dầu khí với tổng số ngày làm việc trên
biển của ROV là 433 ngày. PTSC G&S đã phối hợp tốt với các đối tác CGGV, Asian
Geos thực hiện thành công các dự án thu nổ địa chấn 3D, khảo sát địa vật lý, khảo sát địa
chất công trình cho PVEP Overseas tại lô M2 ngoài khơi Myanmar với khối lượng thu nổ
3D là 1.255km
2
, khối lượng khảo sát ĐVL, địa chất công trình gồm 2 vị trí 2km x 2km

và hơn 390m khoan.
Doanh thu thực hiện từ dịch vụ khảo sát địa chấn địa chất công trình và khảo sát sửa chữa
công trình ngầm bằng ROV năm 2012 là 3.793 tỷ đồng, đạt 220% kế hoạch năm, tăng
71% so với năm 2011. Lợi nhuận gộp đạt 471 tỷ đồng tăng 2 lần so với 2011.
2.4 Dịch vụ căn cứ cảng
Hiện nay, PTSC đang quản lý và vận hành hệ thống 6 căn cứ cảng dịch vụ dầu khí tại tất
cả các trung tâm trên cả ba khu vực Bắc - Trung - Nam Việt Nam với hơn 150ha cảng
như: Cảng hạ lưu Vũng Tàu (82,2 ha), Cảng Tổng hợp Phú Mỹ (26,5ha), Cảng Dung
8
Quất (4,12 ha), Cảng Hòn La - Quảng Bình (8,8 ha), Cảng Đình Vũ - Hải Phòng (15,3
ha), Cảng Nghi Sơn - Thanh Hóa (9,8 ha), đáp ứng tốt và đầy đủ các dịch vụ hậu cần
khác cho tất cả các công ty và nhà thầu đang hoạt động thăm dò khai thác dầu khí Việt
Nam.
Với vai trò là dịch vụ truyền thống, nền tảng và mang tính chiến lược của PTSC, trong
năm 2012, PTSC tiếp tục quản lý và vận hành ổn định hệ thống 06 căn cứ cảng dịch vụ
dầu khí trên cả ba khu vực Bắc - Trung - Nam Việt Nam, đáp ứng tốt và đầy đủ các yêu
cầu về dịch vụ căn cứ cảng như kho bãi, văn phòng, nhà xưởng và các dịch vụ hậu cần
khác cho tất cả các công ty và nhà thầu dầu khí. Kết quả kinh doanh năm 2012, Cảng Hạ
lưu PTSC Vũng Tàu tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Tổng công ty với doanh
thu cả năm đạt 1.373 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 314 tỷ đồng.
Tại Đà Nẵng, PTSC Đà Nẵng đã tiếp tục tổ chức triển khai tốt các dịch vụ hậu cần căn cứ
cảng như cung cấp kho, bãi (thuê tại Cảng Tiên Sa), nhân lực, cung cấp thiết bị, vật tư
phục vụ cho các nhà thầu khoan thăm dò VietgazProm và ExxonMobil, đồng thời tích
cực làm việc với các bên liên quan để triển khai dự án góp vốn đầu tư căn cứ cảng Sơn
Trà.
Công ty CP Đầu tư Dầu khí Sao Mai Bến Đình và Công ty CP Dầu khí Đầu tư Cảng
Phuớc An trong năm 2012 cũng đã tích cực triển khai các công tác đầu tư theo nhiệm vụ
được giao, đồng thời tổ chức triển khai cung cấp một số dịch vụ hậu cần khác nhằm tích
lũy năng lực, kinh nghiệm để phát triển hoạt động SXKD của đơn vị sau khi hoàn thành
đầu tư đưa vào khai thác.

Tổng doanh thu từ dịch vụ căn cứ cảng năm 2012 là 1.876 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch
năm, tăng 20% so với năm 2011. Lợi nhuận gộp đạt 395 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng
kỳ năm trước.
2.5 Cơ khí đóng mới và xây lắp
PTSC đã có bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, lắp đặt đầu nối các
công trình dầu khí cả về quy mô tổ chức, năng lực lẫn tiềm lực kỹ thuật và cơ khí cơ sở
hạ tầng để có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng và mang tính chất
phức tạp của các chủ đầu tư. Để thực hiện các dự án lớn, PTSC hiện có nguồn nhân lực
(công nhân, kỹ sư và chuyên gia nước ngoài) và điều kiện cơ sở vật chất, cảng bãi, kho
hàng, thiết bị cẩu kéo, thiết bị nâng hạ và các dịch vụ cơ sở khác… luôn đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của khách hàng: một công trường thi công tại Vũng Tàu với diện tích gần 23,6
ha, hệ thống cầu cảng, đường trượt 25.000 tấn, nhà xưởng, kho chứa vật tư, văn phòng và
9
các khu phụ trợ khác cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công
tác thi công (cẩu 550T, máy cắt CNC, máy cắt dầm tự động, máy uốn ống, xe tải, xe
nâng, xe cẩu 50-70T, )
Các dịch vụ chủ yếu: thực hiện các dự án EPC/EPIC/EPCI chế tạo, vận chuyển, lắp đặt,
chạy thử giàn khoan, chân đế giàn khoan, các cấu kiện, thiết bị dầu khí, các công trình
dầu khí ngoài khơi, trên bờ.
Dịch vụ Cơ khí Dầu khí trong năm 2012 tiếp tục có những đóng góp chủ chốt vào kết quả
SXKD chung của toàn Tổng công ty với thành công của các công ty:
PTSC M&C đã tổ chức thực hiện các dự án cơ khí chế tạo, đóng mới các công trình dầu
khí ngoài khơi đảm bảo chất lượng, tiến độ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, cụ thể:
hoàn thành các dự án Sư Tử Trắng của CLJOC; tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ
các dự án Biển Đông 1, Dự án Rồng Đôi KNOC, Dự án Hải Sư Trắng/Đen - TLJOC, Dự
án Thăng Long - Đông Đô của Lam Sơn JOC, Dự án Dừa của POVO Đối với việc phát
triển năng lực thiết kế, Công ty PTSC M&C đã hoàn thành thiết kế chi tiết giàn Thăng
Long và giàn Đông Đô của Lam Sơn JOC, đã và đang triển khai thiết kế chi tiết giàn Hải
Sư Đen (chủ đầu tư TLJOC); thiết kế hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng -
Thái Bình, lô 102&106 (Chủ đầu tư PVGas). Hiện nay, công ty đang tiếp cận với chủ đầu

tư để thực hiện thiết kế chi tiết các dự án mới như Sư Tử Nâu, Kình Ngư Trắng, Gấu
Chúa - Cá Chó
PV Shipyard đã chính thức bàn giao Giàn Tam Đảo 03 cho Chủ đầu tư đảm bảo an toàn,
chất lượng và vượt tiến độ 2 tháng so với tiến độ hợp đồng. Thành công này đã giúp PV
Shipyard có được sự tín nhiệm của các đơn vị trong và ngoài nước và là bước ngoặt lớn
đưa ngành công nghiệp cơ khí chế tạo lên một tầm cao mới, mở ra cơ hội, tiền đề để
mang các loại giàn khoan do Việt Nam chế tạo vươn ra cạnh tranh trên thị trường khu
vực và thế giới.
Chi nhánh Tổng công ty PTSC - Ban Dự án Nhiệt điện Long Phú đã tiếp tục tăng cường
huy động các nhân sự có kinh nghiệm để chuẩn bị cho giai đoạn thiết kế chi tiết và thi
công các hạng mục dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú. Tính đến hiện tại, hợp đồng xử
lý nền NMNĐ Long Phú 1 đã kết thúc công tác thi công, toàn bộ Biên bản, hồ sơ nghiệm
thu đã đệ trình Chủ đầu tư phê duyệt phục vụ công tác thanh toán hợp đồng.
Tổng doanh thu từ dịch vụ cơ khí dầu khí năm 2012 là 12.356 tỷ đồng, đạt 100% kế
hoạch năm. Lợi nhuận gộp đạt 2,7 tỷ đồng.
10
2.5 Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M), vận chuyên, lắp đặt, đầu nối, chạy
thử , sửa chữa các công trình dầu khí
Bắt đầu cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng (O&M), vận chuyển, lắp đặt, đấu nối,
chạy thử, sửa chữa các công trình dầu khí tại Việt Nam từ năm 2002, đến nay, PTSC đã
cung cấp dịch vụ thành công cho nhiều công trình, dự án quan trọng của các nhà thầu dầu
khí trong và ngoài nước.
Các dịch vụ chính:
• Vận hành, bảo dưỡng (O&M) các công trình dầu khí
• Vận chuyển, lắp đặt, đấu nối chạy thử, sửa chữa các công trình dầu khí
• Cung ứng nhân lực hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng, vận chuyển, lắp đặt và đấu nối chạy thử
các công trình dầu khí.
• Dịch vụ xưởng bảo dưỡng.
• Cung cấp vật tư phụ tùng, dịch vụ kho ngoại quan phục vụ cho công tác vận hành bảo
dưỡng, lắp đặt và đấu nối chạy thử; biến cải, đại tu, bảo dưỡng trang thiết bị an toàn, cứu

hỏa, cứu sinh; kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các thiết bị
Trong năm 2012, Công ty POS triển khai thực hiện tốt các hợp đồng dự án lắp đặt, đấu
nối công trình biển đã ký kết như: Dự án đấu nối; Chạy thử giàn Chim Sáo thuộc Dự án
phát triển mỏ Chim Sáo của POVO; Dự án Subsea Tie-in Đại Hùng cho PVEP POC; Gói
thầu số 2 & 3 vận chuyển & lắp đặt giàn đầu giếng Hải Thạch 1; Giàn công nghệ trung
tâm Hải Thạch và hệ thống đường ống và cáp ngầm cho BDPOC; Gói thầu số 4; Đấu nối
& chạy thử (HUC) và COW (Carry Over Work) giàn Mộc Tinh 1 cho BDPOC; Dự án
EPCI lắp đặt Booster Compressor trên giàn Rồng Đôi cho KNOC; Dự án Lan Tây
Modification cho TNK Dự án Lan Đỏ - BP; Dự án đấu nối chạy thử HUC Thăng Long -
Đông Đô , đồng thời khẩn trương hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán các hợp đồng
dịch vụ đã hoàn tất.
Đối với công tác cung cấp các dịch vụ O&M phục vụ các công trình dầu khí, Công ty
POS đã tổ chức triển khai thực hiện tốt dịch vụ O&M đáp ứng yêu cầu của các khách
hàng như BSR, TNK (BP cũ), JVPC, PCVL, CLJOC, VSP, Đại Hùng POC, KNOC, PV
Gas, TSJOC…; cung cấp nhân lực theo hợp đồng dài hạn cho các khách hàng JVPC (79
nhân sự O&M trực tiếp vận hành giàn Rạng Đông); KNOC (cung cấp 46 nhân sự trực
tiếp vận hành giàn Rồng Đôi); Cửu Long JOC (8 Painter làm việc trên 2 giàn
STV&STĐ); Cửu Long JOC (4 Painter làm việc cho STĐ) và trên 830 lượt nhân sự
11
tham gia dịch vụ ngắn hạn cho các khách hàng CLJOC, PCVL, TNK, PVEP POC. POS
tiếp tục phối hợp cùng các thành viên trong Consortium (POS-IEV-OSS) tiến hành cung
cấp dịch vụ bảo dưỡng SPM cho BSR, cung cấp dịch vụ định vị vị trí Phao SPM và các
neo.
Ngoài ra, trong năm 2012, POS cũng đã tổ chức khai thác an toàn, hiệu quả các sà lan
nhà ở (PTSC Offshore 01) và Sà lan vận chuyển 5.000 tấn (PTSC 01), đảm bảo hiệu quả
đầu tư phương tiện thiết bị.
Doanh thu thực hiện từ dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, vận hành, sửa chữa và bảo
dưỡng (O&M) các công trình dầu khí năm 2012 là 3.755 tỷ đồng, đạt 122% kế hoạch
năm, tăng 3,7% so với năm 2011
3. Thị trường kinh doanh

Với tổng giá trị tài sản Tổng Công ty PTSC tính đến cuối năm 2012 là 21.223 tỷ
đồng, PTSC hiện sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất lớn mạnh, phân bố tại nhiều tỉnh
thành trong cả nước. PTSC hiện nắm giữ trong tay đội tàu dịch vụ hơn 20 chiếc (dự kiến
sẽ tăng lên hàng trăm chiếc theo chiến lược phát triển đến 2025), bên cạnh đội tàu đại lý,
đội tàu huy động từ các nguồn lực, đối tác nước ngoài đang chiếm lĩnh 90% thị phần tàu
dịch vụ dầu khí trong nước. PTSC cũng đầu tư sở hữu và đồng sở hữu 05 kho nổi chứa
xuất và xử lý dầu thô hiện đại có giá trị lớn, lên đến hàng trăm triệu USD. Một hệ thống
căn cứ Cảng được PTSC đầu tư phát triển tại nhiều trung tâm kinh tế - dầu khí khắp cả
nước, từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu… Đặc
biệt, căn cứ cảng dịch vụ dầu khí tại Vũng Tàu đã cung cấp hỗ trợ dịch vụ cảng và hậu
cần cho toàn bộ các hoạt động chính về thăm dò và khai thác của các nhà thầu dầu khí tại
Việt nam. PTSC hiện còn đang sở hữu và quản lý các xưởng đóng tàu, xưởng cơ khí bảo
dưỡng, công trường thi công, đóng mới các chân đế giàn khoan cùng hệ thống trang thiết
bị, phương tiện hiện đại…
Bên cạnh đó, PTSC còn liên doanh liên kết với nhiều đối tác, giữ cổ phần chi phối
và không chi phối trong nhiều công ty dầu khí khác và được các đối tác tin tưởng, sẵn
sàng hỗ trợ, hợp tác khi thực hiện bất cứ dự án nào.
Nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ, gia tăng sức cạnh tranh, phát triển ổn định,
bền vững, chiến lược kinh doanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, định hướng phát
triển cho đến năm 2025 của PTSC là phấn đấu trở thành Nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật
Dầu khí, công nghiệp hàng hải mạnh có thương hiệu trong khu vực và trên thế giới, trong
12
đó lấy dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm then chốt, trở thành một trong 3 đơn vị dịch vụ kỹ
thuật dầu khí hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Môi trường kinh tế vĩ mô
-Môi trường chính trị pháp luật :Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho
việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật
sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh
nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn
đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải
chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà
nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ
nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến
khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết
quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
-Môi trường kinh tế :Tăng trưởng tiếp tục tăng dần qua các quý và ước đạt 5,54% trong
quý III, đưa GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. GDP quý IV
dự báo sẽ tăng ở mức 6% do tổng cầu nền kinh tế sẽ chuyển biến tích cực hơn khi tính
đến tính chất mùa vụ và tác động của độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những
tháng cuối năm. Do vậy, tăng trưởng cả năm được dự báo có phần khả quan hơn so với
mức dự báo ban đầu của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (5,3%). Một số chỉ số kinh tế
vĩ mô chính có chuyển dấu hiệu khả quan hơn trong tháng như sản xuất, xuất khẩu, lạm
phát, vốn đầu tư FDI. Chỉ số chứng khoán-chỉ báo sớm của nền kinh tế cũng cho thấy dấu
hiệu đã qua đáy trung dài hạn
Nguồn vốn FDI khả quan và cơ cấu vốn tích cực: Tính đến tháng 10/2013, FDI thu hút
đạt trên 19 tỷ USD, tăng 65,6%, vốn FDI thực hiện đạt 9,58 tỷ USD, tăng 6,4%. Lĩnh vực
sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện tử vẫn là các lĩnh vức hấp dẫn nhất,
trong 9 tháng chiếm 86,4% tổng vốn cấp mới & tăng thêm và tăng gấp 2 lần so với cùng
13
kỳ giúp VN cải thiện năng lực sản xuất dài hạn và phát triển các ngành công nghiệp phụ
trợ
Lạm phát tiếp tục giảm xuống mức thấp.Lạm phát theo tháng có xu hướng tăng kể từ
tháng 6 và đạt mức cao trong hai tháng cuối quý 3/2013 (bình quân tháng trong quý 3
tăng 0,7% so với mức âm của quý trước). Tuy nhiên, CPI các tháng này chịu tác động
chủ yếu của việc điều chỉnh mùa vụ (giá các hàng hóa, dịch vụ công do nhà nước quản

lý) chứ không phải do các yếu tố cơ bản của lạm phát tăng, đặc biệt là tổng cầu hiện vẫn
còn thấp (Hình 4). Sang tháng 10/2013, lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp
nhất kể từ năm 2010 (5,92%) và lạm phát cơ bản cũng trong xu hướng giảm (từ mức 10%
trong tháng 9 xuống còn 8,85%). So với tháng trước, CPI tăng 0,49% do sự tăng lên của
nhóm hàng lương thực thực phẩm và nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng.
Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, mặc dù có vài biến động ngắn hạntrong trung tuần
tháng 10 do tâm lý đón đầu nhu cầu tín dụng tăng vào cuối năm mang tính chất mùa vụ.
Trong 10 tháng qua, rủi ro của hệ thống tổ chức tín dụng đã giảm bớt với những chuyển
biến tích cực như: (1) thanh khoản hệ thống dồi dào với sự gia tăng mạnh của tiền gửi
của khu vực dân cư và TCKT (hệ LDR giảm) khiến cho mặt bằng lãi suất huy động, cho
vay và cả LNH giảm mạnh xuống mức thấp ngang với thời điểm năm 2006; (2) cơ cấu tín
dụng cũng có sự chuyển biến tích cực với việc cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền trở nên
hợp lý hơn (tín dụng VNĐ tăng trong khi tín dụng ngoại tệ giảm), đường cong lãi suất
hợp lý hơn theo nguyên lý kinh tế. Tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng đạt
6,82%, cao hơn so với cùng kỳ và chiếm hơn 50% kế hoạch. Để đạt được kế hoạch cả
năm, tốc độ tăng bình quân các tháng cuối năm cần phải đạt mức 1,7%/tháng.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái từ đầu năm đến nay khá ổn định và chỉ có vài
biến động nhỏ mang tính thời vụ và tâm lý nhất thời. Theo nhận định của UBGSTCGQ,
thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định
trong những tháng cuối năm 2013 do cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào (nguồn cung FDI,
ODA, kiều hối khả quan) trong khi cầu ngoại hối trên thị trường trong những tháng cuối
năm vẫn chưa thực sự khởi sắc.
Thị trường chứng khoán tiếp tục có những dấu hiệu khởi sắc, biểu hiện: (1) Chỉ số Vn-
index cải thiện qua từng tháng; (2) Thanh khoản tuy chưa cao nhưng ổn định qua từng
phiên giao dịch và tăng dần từng tháng; (3) Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng quay
14
lại thị trường; (4) Phân tích kỹ thuật cũng cho thấy nhiều khả năng thị trường đã qua đáy
trung và dài hạn. Như vậy, sự phục hồi của nền kinh tế trong nước cùng với khả năng gói
QE3 của nước Mỹ được kéo dài ít nhất hết năm 2013 đã khiến kỳ vọng về diễn biến thị

trường chứng khoán lạc quan hơn trong những tháng cuối năm
2. Môi trường cạnh tranh ngành
PVS là đơn vị chiếm thị phần chính tạ Việt Nam cung cấp các dịch vụ khảo sát địa chấn,
địa chất ngành dầu khí: Với 3 tàu thăm dò, khảo sát địa chấn, địa chất hiện tại thì PVS đã
chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trường thăm dò địa chấn, địa chất tại Việt Nam và vươn ra
khu vực Đông Nam Á. Cùng với các đối tác hàng đầu về vận hành, khai thác tàu khảo sát
địa chấn, địa chất thì PVS sẽ tiếp tục có những bước phát triển nhanh chóng trong lĩnh
vực này.
Chi phối thị trường dịch vụ tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Với đội tàu gồm 20 tàu thuộc sở
hữu 100% của PVS và 7 tàu thuê mua và 4 tàu thuê ngoài phục vụ cho các dự án tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam thì PVS đã nắm hơn 90% toàn bộ thị
trường tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước. Với ưu thế của mình PVS tiếp tục có sự
tăng trưởng bằng cách cung cấp các tàu cho các dự án thăm dò, khai thác mới tại Việt
Nam cũng như từng bước vươn ra thị trường trong khu vực Đông Nam Á và một số nước
khác trên thế giới và PVN đang đi thăm dò và khai thác dầu khí.
III. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
1. Phân tích SWOT
1.1 Điểm mạnh:
PVS là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nên được PVN hỗ trợ
nhiều mặt.
Tại Việt Nam , dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình và khảo sát sửa chữa
công trình ngầm không có đơn vị nào có thể đầu tư, đồng thời PVS được đối tác Pháp hỗ
trợ để cung cấp khảo sát địa chất ra khu vực.
PVS là một doanh nghiệp có nền tảng cơ bản ổn định và tốc độ tăng trưởng tốt do
công ty chủ yếu hoạt động vào hoạt động kinh doanh chính
Nắm chi phối thị trường dịch vụ tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Với đội tàu gồm 20
tàu thuộc sở hữu 100% của PVS và 7 tàu thuê mua và 4 tàu thuê ngoài phục vụ cho các
dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam thì PVS đã nắm hơn 90% toàn
15
bộ thị trường tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước. Với ưu thế của mình PVS tiếp tục

có sự tăng trưởng bằng cách cung cấp các tàu cho các dự án thăm dò, khai thác mới tại
Việt Nam cũng như từng bước vươn ra thị trường trong khu vực Đông Nam Á và một số
nước khác trên thế giới và PVN đang đi thăm dò và khai thác dầu khí.
Hợp đồng thuê dài hạn: Các tàu của PVS hầu hết được thuê dài hạn với thời gian
dài từ 2-10 năm, đặc biệt các tàu FSO/FPSO được thuê hầu như hết thời gian khấu hao
của tàu. Hầu hết các tàu FSO/FPSO có thời gian thuê tối thiểu 7 năm và gia hạn them từ
3-8 năm tiếp theo tùy thuộc điều kiện khai thác của mỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho các PVS thu hồi vốn đầu tư trong thời gian ngắn và giảm áp lực về khấu hao cho
PVS trong dài hạn do PVS cũng áp dụng hình thức khấu hao nhanh cho các trang thiết bị.
Tổng công ty là tổng thầu EPC, EPCL, EPIC: PVS cũng đã trúng thầu nhiều công
trình xây lắp và cơ khí lớn như dự án EPIC giàn khai thác Chim Sáo, EPC Topaz, EPC
nhà máy điện Long Phú 1, EPC nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, EPIC Biển Đông 1,…
với tổng giá trị hơn 4 tỷ USD trong thời gian qua. Đây tiếp tục khẳng định vị thế của PVS
trong ngành cơ khí chế tạo, xây lắp tại Việt Nam với vai trò tổng thầu lớn hàng đầu trong
nước. Thêm vào đó với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động vận hành, bảo dưỡng
(O&M) các công trình dầu khí trên biển thì PVS cũng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực
vận hành các công trình thăm dò, khai thác dầu khí, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống
đường ống nội mỏ tại các khu mỏ khai thác dầu khí.
Tập trung kinh doanh kết lõi: Là một tổng công ty chuyên về các dịch vụ kỹ thuật
chuyên ngành dầu khí, cùng với chiến lược tái cơ cấu của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam(PVN) thì đầu thị trường tại 6 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi này và tiếp tục vị thế vai
trò trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và dần vươn tầm ra khu vực Đông Nam Á
và Châu Á.
1.2 Điểm yếu
Rủi ro kinh doanh: Việt Nam là nước có trữ lượng dầu mỏ vào loại trung bình
trong khu vực. Vì vậy, rủi ro đặt ra cho PVS khi việc khai thác trong nước của PVN suy
giảm do trữ lượng dầu giảm sẽ tác động mạnh tới các hợp đồng cho thuê tàu dài hạn của
PVS hiện nay. Hoạt động cơ khí của PVS đem lại doanh thu lớn cho PVS nhưng cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh do nguồn nguyên liệu đầu vào có tính biện động
cao.

Rủi ro tài chính: Hiện nay, PVS đang vay ngắn hạn và dài hạn tới gần 4.757 tỉ
đồng trong đó vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng chính trong vốn vay (vay ngoại tệ ở mức
16
199.79 triệu USD) và quy mô vốn vay tiếp tục tăng lên khi PVS sẽ tiếp tục mở rộng đội
tàu FSO/FPSO, dầu dịch vụ kỹ thuật dầu khí và tàu khảo sát, thăm dò địa chất. Vì vậy, áp
lực về lãi suất, nguồn tiền trả nợ khi đến hạn cũng như biến động tỷ giá sẽ tác động mạnh
tới hoạt động tài chính của PVS cũng như áp lực trả nợ vay hàng năm đối với các tàu mới
mua
1.3 Cơ hội
PVS là tổng thầu EPC lớn: PVS cũng đã trúng thầu nhiều công trình xây lắp và cơ
khí lớn như dự án chế tạo giàn khai thác Chim Sáo, EPC Topaz, EPC nhà máy điện Long
Phú 1, EPC nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, EPIC Biển Đông 1…
PVS đang quản lý và vận hành hệ thống 6-8 căn cứ cảng dịch vụ dầu khí tại tất cả
các trung tâm trên 3 khu vực Bắc-Trung- Nam với hơn 150ha cảng.
Hiện nay công ty đang triển khai tham gia sở hữu/đồng sở hữu 5FSO/FPSO, tổ
chức cung cấp các dịch vụ vận hành, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa cho trên 8
FSO/FPSO trong và ngoài nước.
Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình và khảo sát sửa chữa công trình
ngầm: mảng này có khả năng phát triển vì thì phần ở Việt Nam không có đơn vị nào có
thể đầu tư; đồng thời, PVS được đối tác Pháp hỗ trợ để cung cấp khảo sát địa chất ra khu
vực. Công ty đang sở hữu tàu khảo sát địa chấn 2D Bình Minh02, tàu khảo sát 3D
Amadeus, tàu khảo sát PTSC Surveyor, 3 thiết bị ROV.
Việc lãi suất đang giảm dần như hiện tại, công ty sẽ tiết giảm được chi phí lãi vay
do đó lợi nhuận sẽ tang vì PVS vay nợ khá lớn (quý1/2013, các khoản nợ ngắn+dài hạn
gần 4.431tỷ đồng)
1.4 Thách thức
Trong năm 2013, PVS đã tiến hành tăng vốn từ 2.978 tỷ đồng lên 4.467 tỷ đồng
bằng cách dùng thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển với giá trị 446,7 tỷ đồng
và phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá trị 1.042 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu với giá
10.000 VNĐ/cổ phần. Gía trị thành công của phương án có thể đạt mức 1.124 tỷ đồng với

điều kiện thị trường chứng khoán hiện nay. Khi đó vốn điều lệ mới của PVS sẽ đạt mức
4.102 tỷ đồng tức tăng 37,7 % so với năm 2011. Đây là áp lực lớn cho việc tăng trưởng
PVS trong năm 2013 cũng như các năm tiếp theo.
IV. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
17
1. Các chỉ tiêu tài chính qua các năm
Chỉ tiêu 2012 2011 2010 2009
Các chỉ tiêu quan trọng
Gía cổ phiếu cuối năm 13.800 15.200 20.800 31.900
Thu nhập trên một cổ
phiếu (EPS)
3.756 4.764 4.631 2.856
Gía sổ sách một cổ
phiếu(BVPS)
20.974 19.324 17.733 17.601
Thu nhập trước thuế và
lãi suất (EBIT) đv: tỷ
VNĐ
1965,86 2108,5 1271,61 911,25
Các chỉ số thanh khoản
Hệ số thanh toán hiện
thời
1,27 1,21 0,84 1,02
Hệ số thanh toán nhanh 1,21 1,11 0,79 0,93
Hệ số thanh toán tức
thời
0,6 0,54 0,34 0,38
Các chỉ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 27 28 35 27
Vòng quay khoản phải

thu
6 6 6 4
Vòng quay khoản phải
trả
6 6 5 5
18
Thời gian lưu kho trung
bình
9,23 17,09 10,36 16,56
Vòng quay tổng tài sản 1 1 1 1
Khả năng trả lãi vay 9 8 9 9
Các chỉ số cơ cấu tài chính
Hệ số nợ dài hạn/Vốn
chủ sở hữu
0,54 0,56 1,2 1,01
Hệ số tổng nợ /Tổng tài
sản
0,63 0,71 0,79 0,71
Tổng tài sản nợ/Vốn chủ
sở hữu
2,14 2,82 3,91 2,46
Nợ ngắn hạn/Tổng tài
sản
0,45 0,52 0,47 0,42
Vay dài hạn/Tổng tài
sản
0,16 0,14 0,24 0,29
Nợ ngắn hạn/Vốn chủ
sở hữu
1,52 2,06 2,33 1,45

Các chỉ số lợi nhuận
Lợi nhuận/Tổng tài sản 5% 5% 5% 5%
Lợi nhuận/Vốn chủ sở
hữu
18% 19% 26% 18%
Các chỉ số tăng trưởng
Tăng trưởng tổng tài sản -6% 29% 41% 55%
19
Tăng trưởng vốn chủ sở
hữu
9% 63% 0% 51%
Tăng trưởng lợi nhuận
thuần
-21% 16% 44% 19%
Tăng trưởng doanh thu 1% 44% 58% 23%
Tăng trưởng EPS -13% 67% 9% 22%
Các chỉ số định giá
P/E 4,77 3,76 3,87 6,27
P/B 0,82 0,86 0,96 0,96
P/S 0,22 0,22 0,21 0,34
V. PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức
Thông tin giá cổ phiếu PVS (niêm yết trên sàn HNX) ngày 10/01//2014 như sau:
Gía cổ phiếu: 23.700 VNĐ
Dư mua: 440,686 Dư bán: 725,186
Cao nhất 52 T: 23,900 Thấp nhất 52 T: 12,500
Khối lượng trung bình 10 ngày: 1.623.325
NN mua: 345,300 % NN nắm giữ: 24.51%
Cổ tức TM: 1,400 đồng/CP Tỷ suất cổ tức: 6.00%
Hệ số Beta: 0.88 EPS:2.822

P/E: 8.40 P/B: 1.39
Thông tin cổ phiếu vào cuối năm 2012(28/12/2012)
Gía đóng cửa: 12.500 VNĐ Gía mở cửa:12.500VNĐ
20
ROE: 16,08% Tỷ lệ chia cổ tức: 15%
Cổ tức: 1000 đồng/CP
Như vậy lãi suất chiết khấu (tính theo phương pháp Implied) là:
R =16.08% x(1-0.15)+1000/12500=21,67%
Gía cổ phiếu vào ngày 10/01/2014 là 23.700VNĐ/CP
Như vậy giá cổ phiếu tính theo 12 tháng năm 2013 :
Price (PVS/10-01-2014) = (1400+23.700)/(1+21,67%)
12/12
= 20.629 VNĐ
Gía hiện tại của cố phiếu đang giao dịch là 23.700VNĐ cao hơn giá thị trường
.Các nhà đầu tư nên tiến hành bán ra chốt lãi.
Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro = Lợi suất kỳ hạn 1 năm vào tháng 01/2014 = 9%
Tỷ lệ lãi suất theo phương pháp CAPM:
R = 9%+(0.88 x(16,08%-0,09))= 15.2%
Như vậy giá cố phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức :
= (1400+24700) /(1+15,2%)
12/12
= 21.788 VNĐ
2. Theo phương pháp chiết khấu luồng tiền
Ta có bản báo cáo kết quả kinh doanh của công ty như sau:
(đơn vị: 1 000 000 VNĐ)
KẾT QUẢ KINH DOANH
Quý 3/2013
CKT/HN
Quý
2/2013

CKT/HN
Quý 1/2013
CKT/HN
Quý 4/2012
CKT/HN
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,665,169.0 6,466,997 4,794,540 6,389,000
Giá vốn hàng bán 6,952,850 6,028,284 4,271,823 6,248,063
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 712,319 438,714 522,717 140,937
Doanh thu hoạt động tài chính 81,101 61,372 61,023 54,127
21
Chi phí tài chính 83,881 68,841 62,977 74,844
Chi phí bán hàng 8,988 18,123 13,120 20,636
Chi phí quản lý doanh nghiệp 163,809 160,260 138,201 185,934
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 536,741 252,862 369,442 -86,351
Lợi nhuận khác 19,007 9,840 684 440,279
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh 109,268 68,695 37,168 69,200
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 665,016 331,396 407,294 423,129
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 502,325 230,214 301,377 229,735
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ 482,197 224,237 262,400 203,001
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ)
Gỉa sử: Doanh thu quý 4/2013 và Quý 4/2012 như nhau
a. Nếu r = 15.2 % ta có lợi suất theo quý là:
r’=0,152/4=0,03808 = 3.8 %
NPV = 482,2/(1+0,038) + 224,4/(1+0,038)
2
+ 262,4/(1+0,038)
3
+ 203/(1+0,038)
4
=

1.082 (tỷ đồng)
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu = 1.082 (tỷ đồng)/446.700.416= 2.422 (đồng/cp)
Vậy giá cổ phiếu : 23.700 + 2.422 = 26.122 VND/CP
b. Nếu r = 21,67%
r’ = 0,2157/4 = 0,0545 = 5,41%
NPV = 482,2/(1+0,0541) + 224,4/(1+0,0541)
2
+ 262,4/(1+0,0541)
3
+ 203/
(1+0,0541)
4
= 1.047,5(tỷ đồng)
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu = 1.047.5 (tỷ đồng)/446.700.416= 2.345 (đồng/cp)
22
Vậy giá cổ phiếu : 23.700+2.345= 26.045 VNĐ/CP
23
KẾT LUẬN
Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) công
bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2013.Riêng quý 3, LNST
của PVS đạt 502 tỷ đồng, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận dành cho
cổ đông công ty mẹ đạt 482 tỷ đồng, tăng 64,5%. So với lợi nhuận riêng công ty mẹ,
kết quả hợp nhất của PVS cải thiện rõ rệt.Phía PVS cho biết, lợi nhuận quý 3 của hoạt
động tàu dịch vụ dầu khí, dịch vụ cơ khí dầu khí và dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo
dưỡng công trình dầu khí biển tăng so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu và lợi nhuận
hoạt động kinh doanh chính của PVS quý 3 nói chung tăng khá mạnh so với cùng kỳ.
Doanh thu thuần đạt 7.665 tỷ đồng, tăng 14%, lãi thuần đạt 536,7 tỷ đồng, tăng 25%.
Tăng trưởng mạnh nhất phải kể đến khoản lợi nhuận thu được từ các công ty liên
kết liên doanh. Quý 3/2013, khoản lợi nhuận này của PVS đạt 109 tỷ đồng, gần gấp
đôi con số cùng kỳ. Tính đến thời điểm cuối quý 3, PVS có 9 công ty liên kết, trong

đó có 5 công ty đặt trụ sở ở nước ngoài. Tổng giá trị đầu tư vào công ty liên kết tại
cùng thời điểm lên tới 3.339 tỷ đồng, tăng 58,2% so với số dư đầu năm.
Thu nhập khác quý 3 tăng gần 20 tỷ đồng so với cùng kỳ 2012.Chủ yếu là nhờ khoản
hoàn nhập dự phòng chi phí thanh lý tàu Ruby. Khoản lợi nhuận khác cũng tăng lên
đáng kể nhờcông ty không phải trích trước hi phí vật tư tàu Bình Minh 2
Với những thuận lợi đến từ nhiều nguồn, quý 3 PVS báo lãi 482 tỷ đồng (phần
dành cho cổ đông công ty mẹ), tăng 64,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, PVS lãi
1.024 tỷ đồng, tăng 16%. Với kết quả này và báo cáo quý 4, PVS vượt kế hoạch
LNTT cả năm với tỷ lệ 80%.
Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận này, do thông tin báo cáo quý 4 năm 2013
chưa công bố. Phân tích này chỉ mang tính tham khảo về thay đổi của giá cổ phiếu
PVS. Theo ý kiến chủ quan và phân tích trong thời gian ngắn hạn nên bán cổ phiếu
PVS trong điều kiện chốt lãi vì cổ phiếu liên tục tăng thời gian ngắn. Trong dài hạn
khi báo quý 4/2013 công bố thì nhiều khả năng giá PVS sẽ tăng do đó nên mua vào.
Danh mục tài liệu tham khảo
24
1. Bài giảng Phân tích đầu tư – TS. Phan Trần Trung Dũng
2. Website: />3. Website Công ty chứng khoán Tân Việt: />4. Website: />5. Website Công ty chứng khoán VCB: />25

×