Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

PHÂN TÍCH cổ PHIẾU VSH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.91 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU VSH
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN –
SÔNG HINH VÀ MÃ CỔ PHIẾU VSH 3
I.1. Quá trình hình thành và phát triển: 3
I.2. Thông tin công ty 3
I.3. Ngành nghề kinh doanh 4
I.4. Các mốc lịch sử 4
I.5. Mã cổ phiếu VSH của Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh 4
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU VSH 5
II.1. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH 5
II.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8
II.3. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 13
CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 15
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN –
SÔNG HINH VÀ MÃ CỔ PHIẾU VSH
Ι.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tiền than là Nhà máy Thủy
điện Vĩnh Sơn trực thuộc Công ty Điện lực III, được khởi công xây dựng vào ngày
15/9/1991. Nhà máy chính thức đưa vào sản xuất và hòa lưới điện quốc gia vào
ngày 04/12/1994. Với công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm đạt 230 triệu
KWh, Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn là nhà máy thủy điện có quy mô lớn đầu tiên ở
miền Trung và Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu về điện cho vùng lõm và
ổn định chất lượng điện cho hệ thống điện quốc gia.
Tính đến cuối năm 2000, Nhà máy Vĩnh Sơn đã sản xuất được 1,880 tỷ KWh,
đạt sản lượng bình quân 310 triệu KWh/năm, tăng hơn 35% so với thiết kế. Đặc biệt


năm 1999, sản lượng đạt 419 KWh – vượt mọi dự kiến trong tính toán thiết kế trước
đây.
Ι.2. Thông tin công ty
o Tên gọi: Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
o Tên giao dịch quốc tế: Vinh Son – Song Hinh Hydropower Joint Stock
Company.
o Tên viết tắt: VSH
o Địa chỉ: 21 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
o Vốn điều lệ: 2.062.412.460.000 VND (Hai ngàn không trăm sáu mươi hai tỷ,
bốn trăm mười hai triệu, bốn trăm sáu mươi ngàn đồng).
o Các văn phòng đại diện và nhà máy trực thuộc:
+ Văn phòng nhà máy: 21 Nguyễn Huệ, Thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Thuỷ điện Vĩnh Sơn nằm phía Tây Bắc cách thành phố Quy nhơn 120 km,
toạ lạc tại xã Vĩnh Sơn - Huyện Vĩnh Thạnh - Tỉnh Bình Định.
+ Thuỷ điện Sông Hinh nằm phía Tây Nam cách thị xã Tuy Hoà 45 km, toạ lạc
tại xã Sơn Thành - Huyện Tuy Hoà - Tỉnh Phú Yên. Nhà máy có chức năng quản lý
vận hành, cung ứng điện năng cho hệ thống điện quốc gia, phục vụ tưới cho 450 ha
cho hạ lưu sông Kôn - tỉnh Bình Định, tưới cho 4000 ha vùng hạ lưu huyện Tuy
Hoà - Phú Yên.
3
Ι.3. Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000058 ngày 04/05/2005
của phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư - Tỉnh Bình Định. Đăng ký
thay đổi lần thứ 4 ngày 29/12/2009, ngành nghề kinh doạnh của công ty bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh điện năng;
- Dịch vụ quả lý vận hành, bảo dưỡng các nhà máy thủy điện;
- Tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án nhà máy thủy điện;
- Tư vấn thiết kế công trình thủy lợi, giao thông và thủy điện;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi và giao thông;
- Thí nghiệm điện;

- Kinh doanh vật tư, thiết bị trong lĩnh vực thủy điện;
- Đầu tư xây dựng các dự án điện;
- Kinh doanh bất động sản.
Ι.4. Các mốc lịch sử
Thời gian Sự kiện
15/9/1991 Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn
04/12/1994 Khánh thành và hòa lưới điện Quốc gia
23/11/1995 Khởi công Thủy điện Sông Hinh
23/10/1999 Tiếp nhận, quản lý, vận hành thủy điện Sông Hinh
03/7/2000
Đổi tên Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn thành Nhà máy thủy điện Vĩnh
Sơn – Sông Hinh
31/3/2001 Khánh thành kết thúc quá trình xây dựng
04/5/2005
Chuyển đổi thành Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
theo Quyết định 151/QĐ-BCN ngày 02/12/2004 của Bộ Công nghiệp
Ι.5. Mã cổ phiếu VSH của Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
Mã cổ phiếu VSH
Ngày giao dịch đầu tiên 18/7/2006
Ngành Điện
Vốn hóa 2.826 tỷ đồng
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 206.241.246
Số lượng cổ phiếu niêm yết 206.241.246
Vốn điều lệ 3.073 tỷ đồng
Năm tài chính gần nhất 2013
Thời điểm tài chính gần nhất Quý III - Năm 2013
4
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU VSH
ΙΙ.1. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH
1/. Ngành nghề kinh doanh

Công ty CP Thủy điện Vĩnh sơn Sông hinh tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện
Vĩnh Sơn trực thuộc CT Điện Lực III thành lập năm 1991. Năm 2005 chuyển sang
hoạt động theo mô hình cổ phần. VSH là doanh nghiệp thủy điện đầu tiên niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM với hoạt động kinh doanh chính là sản
xuât và kinh doanh điện năng, dịch vụ quản lý, vận hành bảo dưỡng các nhà máy
thủy điện, tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công các nhà máy thủy điện.
Ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh
tế quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh lợi thế có tính độc quyền cao, giá bán điện lại đang bị quản lý để
kiểm soát chi phí đầu vào của nền kinh tế nên tính đột biến về kết quả hoạt động
kinh doanh của ngành này qua các năm không nhiều.
2/. Lợi thế so sánh của công ty
VSH là nhà máy thuỷ điện có sản lượng tương đối lớn so với các nhà máy
thuỷ điện hiện đang niêm yết trên HSX và hiện là chủ sở hữu của 2 nhà máy thuỷ
điện là Vĩnh Sơn - công suất 66MW và Sông Hinh - công suất 70MW. Hàng năm
VSH chiếm 1.1% tổng sản lượng điện cả nước. VSH bán điện duy nhất cho EVN
theo hợp đồng mua bán điện theo giá 580VNĐ/Kwh vào mùa khô và 476VNĐ vào
mùa mưa. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có thoả thuận nào được ký kết với EVN về
giá điện mới do đó doanh thu sẽ được tính bằng 90% giá bán theo hợp đồng cũ.
Với vốn điều lệ hơn 2.062 tỷ đồng, VSH đang sở hữu, quản lý vận hành hai
nhà máy thủy điện lớn là Vĩnh Sơn và Sông Hinh, với tổng công suất 136MW. Đặc
biệt, VSH có lợi thế về nguồn tiền mặt (trên 1.000 tỷ đồng), được đầu tư vào các
kênh tài chính một cách thận trọng và hiệu quả cao, đã tạo thu nhập ổn định cho
Công ty. Ngoài ra, lượng cổ phiếu đầu tư vào VSH từ các tổ chức đầu tư nước ngoài
quan tâm là một trong những yếu tố cơ bản khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư
đối với VSH, đồng thời là nền tảng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong
nước…. Đây chính là nền tảng vững chắc về mặt tài chính, giúp VSH thuận lợi
trong việc triển khai dự án thượng Kon Tum.
5

Biểu so sánh vị thế ngành của VSH
Tiềm lực tài chính mạnh và vững chắc, kết hợp với đội ngũ cán bộ quản lý có
trình độ kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo và trưởng thành từ 2 Dự án
Vĩnh Sơn và Sông Hinh, cùng mối quan hệ rộng và chặt chẽ giữa các đơn vị trong
ngành điện, VSH thừa khả năng đảm nhận việc đầu tư xây dựng nhiều dự án thủy
điện lớn, cũng như cam kết vận hành có hiệu quả những nhà máy thủy điện có công
suất lớn. Chiến lược đầu tư của Công ty hiện nay là tập trung nguồn lực để triển
khai những dự án khả thi nhất tại khu vực miền Trung.
Ngoài lợi ích kinh tế và đảm bảo nguồn điện quốc gia, những dự án thủy diện
do VSH trực tiếp đầu tư mang tính xã hội cao, được chính quyền các địa phương
đặc biệt ủng hộ. Riêng Dự án Thượng Kon Tum, VSH đã lập phương án giải toả
đền bù cho 82 hộ dân thuộc vùng Dự án, với tổng kinh phí 119 tỷ đồng, đồng thời
tham gia hỗ trợ 1 tỷ đồng xây dựng trạm y tế huyện Kon Plông… Ngoài việc trực
tiếp khai thác thủy năng sông Đăk Nghé cung cấp điện năng cho lưới điện quốc gia,
Dự án Thượng Kon Tum còn bổ sung nguồn nước phục vụ dân sinh, nông nghiệp
và công nghiệp hạ du.
3/. Lợi thế sở hữu và các giao dịch nội bộ
6
Vốn điều lệ hiện tại của VSH là 2.062.412.460.000 đồng. Những cổ đông lớn
bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (31.2%); SCIC (24.5%); VIAC Limited
Partnership (9.8%) và Deutsche Bank London (5.1%).
VSH có hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định và có tiềm năng tăng
trưởng tốt nhờ dự án thủy điện Thượng Kon Tum sẽ đi vào hoạt động từ năm 2014.
4/. Chính sách quản trị doanh nghiệp
Hội đồng Quản trị Công ty VSH đã chính thức thông qua kế hoạch định hướng
phát triển ngắn hạn và dài hạn, xúc tiến đầu tư một số dự án thủy điện trọng điểm,
nâng công suất điện trực tiếp quản lý từ 136 MW lên 436 MW, với tổng mức đầu tư
dự kiến tính đến năm 2014 là 8.500 tỷ đồng. Để thực hiện thành công chiến lược
này, Hội đồng Quản trị VSH đề ra sách lược là phát huy các nguồn vốn tích lũy, kế
hoạch đáp ứng nhu cầu vốn cho các năm tiếp theo phải thực hiện linh hoạt, đồng bộ,

thông qua việc huy động vốn từ bên ngoài, như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay
các tổ chức tín dụng… với mục tiêu đảm bảo lợi ích của cổ đông, cũng như hiệu
quả các dự án đầu tư.
Có thể nói, với kết quả đạt được, VSH đã và đang khẳng định là một trong
những đơn vị sản xuất kinh doanh điện hàng đầu tại khu vực miền Trung. Với chiến
lược kinh doanh khả thi kết hợp bộ máy lãnh đạo trẻ, VSH thật sự vươn lên tầm cao
mới. Đây có thể là tín hiệu đáng mừng cho cổ đông hiện hữu và cho cả những cổ
đông tiềm năng của VSH.
5/. Cơ sở khách hàng
Cổ đông lớn nước ngoài VIAC (No.1) Limited
Partnership đã mua hơn 201.000 cổ phiếu VSH,
nâng tỷ lệ sở hữu từ 7,98% lên 8,08% vốn. Giao
dịch thực hiện ngày 17/12/2013.
7
ΙΙ.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Do đến thời điểm hiện tại chưa có báo cáo tài chính năm 2013 của công ty
nên bài tiểu luận sẽ tập trung đánh giá hoạt động của công ty từ năm 2009 đến hết
năm 2012 kết hợp sử dụng số liệu dự kiến năm 2013. Các số liệu này được lấy từ
báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm của công ty, riêng số liệu năm 2013 được
tham khảo từ nguồn chính thức của các công ty phân tích chứng khoán.
Báo cáo tài chính được lập theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán
Việt Nam, được kiểm toán bởi công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Các số liệu trong
báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực, hợp lý. Báo cáo tài chính lập theo từng
quý, phản ánh đầy đủ, minh bạch hoạt động của công ty được niêm yết trên sàn
chứng khoán.
I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( Số liệu đã kiểm toán từ 2009 - 2012)
Đơn vị : x 1.000.000.000 VND
Năm tài khóa 31/12 2009 2010 2011 2012 2013F
TỔNG TÀI SẢN 2581 3029 3346 3382 3405
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1159 1659 1811 1468 1302

I. Tiền và tương đương tiền 196 677 483 640 732
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 786 551 700 181 20
III. Phải thu khách hàng 157 388 603 599 95
IV. Hàng tồn kho 21 42 25 31 14
V. Tài sản lưu động khác 0 0 0 16 441
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1422 1370 1535 1915 2103
I. Phải thu dài hạn 0 0 0 0 0
II. Tài sản cố định 1406 1356 1519 1899 2091
III. Giá trị ròng tài sản đầu tư 0 0 0 0 0
IV. Đầu tư dài hạn 14 12 13 14 10
V. Lợi thế thương mại 0 0 0 0 0
VI. Tài sản dài hạn khác 2 3 3 3 2
NGUỒN VỐN 2.581 3.029 3.346 3.382 3.405
A. NỢ PHẢI TRẢ 317 599 1.001 932 921
I. Nợ ngắn hạn 68 264 743 720 732
II. Nợ dài hạn 249 335 258 212 189
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.264 2.430 2.345 2.450 2.484
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0 0 0 0 0
8
II. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị : x 1.000.000.000 VND
Năm tài khóa 31/12 2009 2010 2011 2012 2013F
Doanh thu thuần 518 425 459 332 242
Giá vốn hàng bán (185) (184) (186) (155) (116)
Lợi nhuận gộp 333 241 274 178 126
Thu nhập tài chính 82 110 138 98
Chi phí tài chính (19) (16) (36) 5
Trong đó: chi phí tiền lãi vay (7) (3) (4) (4)
Chi phí bán hàng 0 0 0 0
Chi phí quản lý DN (15) (11) (19) (17) (12)

EBIT( Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) 318 229 255 161 114
Chi phí tài chính ròng 63 94 102 103 94
Lãi/ lỗ từ liên doanh 6 1 7 2 1
Lãi/ lỗ khác 0 0 0 0 0
Thu nhập trước thuế 387 325 364 266 209
Thuế thu nhập (13) (22) (35) (32) (21)
Lợi ích cổ đông thiểu số 0 0 0 0 0
Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 375 302 329 234 188
EBIDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay
và khấu hao)
469 374 372 247 202
9
III. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Đơn vị : x 1.000.000.000 VND
Năm tài khóa 31/12 2008 2009 2010 2011 2012
Lãi trước thuế 370,21 387,14 324,67 363,69 265,53
Khấu hao TSCĐ 151,29 151,51 144,47 116,99 85,75
Chi phí dự phòng 3,19 2,77 0 9,6 -9,6
Lãi/(lỗ) chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 15,13 12,77 11,94 20,35 0
Lãi/(lỗ) từ thanh lý tài sản cố định 0 0 0 0 0
Lãi/(lỗ) từ hoạt động đầu tư -64,51 -88,58 -109,96 -138,2 -99,5
Thu nhập lãi 10,62 6,51 3,41 4,13 4,22
Thu lãi và cổ tức 0 0 0 0 0
Lãi/(lỗ) trước những thay đổi vốn cố định 485,93 472,13 374,54 376,56 246,41
(Tăng)/giảm các khoản phải thu -28,48 -54,59 -54,3 -66,94 53,59
(Tăng)/giảm hàng tồn kho -0,66 -2,46 -21,63 16,74 -5,51
(Tăng)/giảm các khoản phải trả -10,29 7,65 -10,61 21,21 2,75
(Tăng)/giảm chi phí trả trước 0,42 -0,07 -0,11 0,02 -0,03
Chi phí lãi vay đã trả -10,51 -6,16 -4,31 -35,72 -4,71
Tiền thu nhập doanh nghiệp đã trả 0 0 -13,23 -22,72 -35,81

Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh 0,01 0,01 3,2 0,07 0
Tiền chi khác từ các hoạt động kinh doanh -3,19 -2,36 -3,26 -3,86 0
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ các hoạt động
SXKD
433,24 414,13 270,31 285,34 256,68
Tiền mua tài sản cố định và các tài sản dài
hạn khác -15,28 -98,57 -252,94 -428,12 -547,65
Tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định 0,04 0,02 0 0 0
Tiền cho vay hoặc mua công cụ nợ
-
1.105,00
-890 -760 0 0
Tiền thu từ cho vay hoặc thu từ phát hành
công cụ nợ
790 930 995 0 402,07
Đầu tư vào các doanh nghiệp khác 0 0 0 -233,5 0
Tiền thu từ việc bán các khoản ĐT vào các
DN khác
0 0 0 75 0
Cổ tức và tiền lãi nhận được 64,92 101,93 106,53 151,91 106,46
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu

-265,32 43,38 88,59 -434,71 -39,13
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu và vốn góp 0 0 0 0 0
Chi trả cho việc mua lại, trả lại cổ phiếu -101,28 0 -47,12 0 0
Tiền thu được các khoản đi vay -247,44 42,41 262,75 551,64 1.001,17
Tiển trả các khoản đi vay 0 -104,14 -36,13 -318,44 -977,73
Tiền thanh toán vốn gốc đi thuê tài chính 0 0 0 0 0
Cổ tức đã trả 0 -247,49 -57,27 -278,45 -83,45
Cổ tức đã nhận 0 0 0 0 0

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính -348,72 -309,22 122,24 -45,25 -60,01
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -180,79 148,29 481,14 -194,62 157,55
Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá 228,78 47,99 196,28 677,42 482,8
Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá 0 0 0 0 0
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 47,99 196,28 677,42 482,8 640,34
10
1/. Nhóm chỉ số giá thị trường
Năm 2009 2010 2011 2012 2013F
Số cổ phiếu lưu hành 206.241.246 206.241.246 206.241.246 206.241.246 206.241.246
EPS (đồng/cổ phần)

1.818,26

1.464,30
1.595,22 1.134,59 911,55
BV (đồng/cổ phần)

10.977,44

11.782,32

11.370,18
11.879,29 12.044,15
Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên
mỗi cổ phiếu. Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt. Bên
cạnh đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu
của mình. Dựa trên bảng giá trị EPS qua các năm của cố phiếu VSH ta thấy: EPS
của công ty này có sự biến động qua các năm, theo xu hướng giảm dần, và đạt mức
thấp nhất là 911,55 đồng vào năm 2013 (giá trị ước tính).
Trong khi đó: Giá trị sổ sách của cổ phiếu VSH lại có xu hướng tăng ổn định

qua các năm và đạt mức cao nhất là 12.044 đồng/cổ phần vào năm 2013.
Giá trị sổ sách của công ty là giá trị được rút ra từ việc xác định giá trị các tài
sản. Giá trị sổ sách của một công ty là giá trị của toàn bộ tài sản (tiền, nhà xưởng,
trang thiết bị, nguyên vật liệu…) được thể hiện trên sổ kế toán trừ đi tất cả các
khoản nợ và không bao gồm lãi. Chỉ số BV có ý nghĩa với các nhà đầu tư có ý định
đầu tư dài hạn, ngành điện là một loại ngành nghề rất phù hợp cho hình thức đầu tư
này.
2/. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
I Tỷ số khả năng thanh toán (lần) 2009 2010 2011 2012 2013F
1 Tỷ số thanh toán hiện thời 17,0 6,3 2,4 2,0 1,8
2 Tỷ số thanh toán nhanh 16,7 6,1 2,4 2,0 1,8
3 Tỷ số thanh toán tức thời 14,4 4,7 1,6 1,1 1,0
Tỷ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 qua các năm điều
này chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu về vốn lưu động ròng của mình có giá
trị dương đồng thời chỉ số này qua các năm có sự biến động theo chiều hướng giảm
nhanh và tới năm 2013 chỉ số ngày giảm gần 10 lần so với năm 2009. Như vậy, khả
năng thanh toán ngắn hạn của công ty đang có xu hướng giảm dần.
Tương tự, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời cũng chung một
xu hướng sụt giảm nhanh, mạnh qua các năm. Việc giảm tương ứng của chỉ số
thanh toán nhanh với mức giảm của chỉ số thanh toán hiện thời chứng tỏ về khả
11
năng trả nợ ngay của doanh nghiệp vẫn phụ thuộc lớn vào việc phải bán các loại vật
tư hàng hóa tồn kho. Chỉ số năm 2013 ước tính quá thấp của doanh nghiệp chứng tỏ
doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vào những trường
hợp gấp rút doanh nghiệp có thể buộc phải áp dụng các biện pháp bất lợi như bán
tài sản với giá thấp để trả nợ.
Với tỷ số thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp qua các năm giảm nhanh,
chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức và thanh toán trực tiếp với các khoản nợ
hiện hành của doanh nghiệp là không cao.
3/. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

II Tỷ số hiệu quả hoạt động 2009 2010 2011 2012 2013F
1 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 9,01 4,36 7,31 5,00 8,29
2 Số ngày tồn kho (ngày) 40,53 83,71 49,96 73,03 44,05
3 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 3,30 1,09 0,76 0,55 2,55
4 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 110,45 333,93 479,26 657,92 143,29
5 Vòng quay khoản phải trả 7,61 1,61 0,62 0,46 0,33
6 Kỳ phải trả bình quân (ngày) 47,96 226,82 590,26 791,21 1104,05
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ. Ta nhận thấy năm 2009 và 2013 chỉ số này của doanh nghiệp
tương đối thấp chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho tương đối cao.
Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp
trong việc sử dụng tín dụng thương mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu
hồi nợ đồng thời phản án tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Theo
bảng thống kê ta thấy 2 năm 2011, 2012 chỉ số này của doanh nghiệp tương đối
thấp điều này ảnh hưởng đến doanh thu, doanh nghiệp phải đánh giá lại chính sách
tín dụng của mình, cũng như tìm kiếm các giải pháp thu hồi nợ có hiệu quả hơn.
Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được
các khoản phải thu. Theo bảng thống kê ta thấy số ngày trên một vòng quay của
khoản phải thu của công ty là tương đối cao.
4/. Nhóm tỷ số cơ cấu nợ
III Tỷ số cơ cấu nợ (%) 2009 2010 2011 2012 2013F
1 Tỷ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản 0,123 0,198 0,299 0,276 0,270
2 Vốn CSH/Tổng tài sản 0,877 0,802 0,701 0,724 0,730
3 Nợ/Vốn CSH 0,140 0,246 0,427 0,380 0,371
4 Nợ ngắn hạn/Vốn CSH 0,030 0,109 0,317 0,294 0,295
5 Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản 0,026 0,087 0,222 0,213 0,215
12
6 Nợ dài hạn/Vốn CSH 0,110 0,138 0,110 0,086 0,076
Về mặt cơ cấu vốn, mức nợ vay của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đạt trung
bình 21% tổng nguồn VCSH, 19% Tổng tài sản trong đó vốn vay dài hạn chiếm tỷ

trọng thấp còn lại là vốn vay ngắn hạn.
Chỉ số công nợ/vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm 2011, 2012 là cao;
điều này chứng tỏ mức độ công nợ/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua các năm
này là đáng lo ngại. Tuy nhiên đến năm 2013, doanh nghiệp đã có giải pháp cơ cấu
lại và đạt chỉ số năm 2011 là 37,1 nhỏ hơn nhiều so với trung bình các năm trước.
Điều này phù hợp với các biến động của thị trường năm 2012, 2013 khi doanh
nghiệp giảm bớt công nợ để tránh các khoản lãi vay cao của thị trường đồng thời
tránh các rủi ro khác ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu vốn của công ty được đánh giá là phù hợp đối với mô hình hoạt động
của công ty trong ngành điện.
5/. Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi
I
V
Tỷ số khả năng sinh lợi (%) 2009 2010 2011 2012 2013F
1 Tỷ suất lợi nhuận gộp 0,643 0,567 0,596 0,535 0,521
2 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 0,614 0,539 0,555 0,485 0,471
3 ROE 0,906 0,881 0,810 0,744 0,835
4 ROA 0,145 0,100 0,098 0,069 0,055
Cả hai chỉ tiêu ROE và ROA của công ty đều có xu hướng giảm qua các năm,
điều này thể hiện sức sinh lời và hiệu quả hoạt động của công ty đang có dấu hiệu
sụt giảm.
ΙΙ.3. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
o Theo dự báo kết quả kinh doanh của Công ty chứng khoán Bảo Việt: Trong
năm 2013, ước tính VSH có sự giảm đáng kể về doanh thu và lợi nhuận so với cùng
kỳ năm 2012. Thứ nhất, sản lượng điện thấp do Quý 3 và Quý 4 năm 2013 luôn là
quý thấp điểm về sản lượng của VSH do lượng mưa ít và hạn hán kéo dài. Thứ hai,
hiện EVN vẫn chưa thông qua giá điện của VSH nên nhiều khá năng công ty vẫn
tiếp tục tạm tính giá điện ở mức 351 VND/KWh, chỉ bằng 62,3% giá điện năm
2009.
o Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là khá thấp, lượng hàng tồn kho của

doanh nghiệp là rất cao, chu kỳ phải thu của khách hàng không tương ứng với chu
13
kỳ phải trả nợ khách hàng. Điều này gây ra những khó khăn ngắn hạn cho doanh
nghiệp.
o Nhân tố khác: Lùi thời hạn phát hành trái phiếu chuyển đổi. Việc chậm trễ
trong đàm phán giá điện đã kéo theo việc trái phiếu chuyển đổi của VSH tiếp tục bị
lùi thời gian phát hành do Ủy ban Chứng khoán chỉ chấp thuận phương án phát
hành trái phiếu khi Công ty thống nhất được về giá điện.
o Tình hình dự án hiện hành: Dự án Thượng KonTum đã điều chỉnh thời gian
hoạt động xuống tháng 6/2016 thay vì năm 2015 như dự kiến. Trong vòng 3 năm
tới, vay nợ của công ty VSH sẽ tăng lên mỗi năm khoảng 1.000 tỷ để tiến hành đầu
tư cho Thượng KonTum.
14
CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ
Khuyến nghị đầu tư đối với cổ phiếu mã VSH: VSH là cổ phiếu của công ty
hoạt động trong lĩnh vực chủ chốt là ngành điện. Tuy nhiên, đây không hẳn là ưu
thế tuyệt đối đối với Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh. Dựa trên
các phân tích và kết luận nêu trên, có thể rút ra tổng quát: trong ngắn hạn, tình hình
sản xuất kinh doanh năm 2014 của VSH dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do điều kiện
thời tiết và hạn hán kéo dài kết hợp với giá bán điện vẫn chưa được thống nhất sẽ
tạo rào cản đối với khả năng tăng giá của VSH; Lượng tiền mặt yêu cầu để đầu tư
cho dự án lớn, thời gian thu hồi dài. Khuyến nghị: Không nên đầu tư vào cổ phiếu
VSH trong ngắn hạn.
15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×