Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số đặc điểm dạy học trong môi trường E-learning" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.03 KB, 5 trang )




Trần Trung một số đặc điểm dạy học trong môi trờng , Tr. 80-84



80

một số đặc điểm dạy học trong môi trờng e-learning

Trần Trung
(a)



Tóm tắt. E-learning là thuật ngữ chỉ việc đào tạo hay học tập đợc quản lý, phân
phối và hợp tác thông qua công nghệ thông tin và truyền thông. Hệ thống e-learning
gồm hai thành phần chính đó là hệ thống xây dựng nội dung bài giảng - Content
Authoring System (CAS) và hệ thống quản lý học tập - Learning Management System
(LMS). Sản phẩm trung gian để kết nối hai hệ thống này chính là các khoá học trực
tuyến - coursware. Trong khi CAS cung cấp các phần mềm hỗ trợ giáo viên tạo lập nội
dung của khoá học thì LMS lại là nơi quản lý và phân phát nội dung khoá học tới học
sinh. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích đặc điểm của e-learning, những thuận
lợi và khó khăn khi chuyển từ đào tạo truyền thống sang e-learning, đồng thời phân
tích những thay đổi mới về đặc điểm của các thành tố trong môi trờng e-learning.
Từ khoá: e-learning, phơng pháp dạy học.

Hệ thống e-learning là một môi trờng dạy học sử dụng e-learning, trong đó
các cá nhân cũng nh các thành phần có thể tơng tác với nhau thuận tiện, an toàn
và đợc cá thể hoá cho việc học tập. Hệ thống e-learning tham gia quá trình dạy học


với vai trò là phơng tiện dạy học cung cấp cho giáo viên (GV) phần mềm tạo lập và
quản lý khoá học trực tuyến (KHTT), quản lý học sinh (HS), phân phối nội dung học
tập.
1. Đặc điểm của e-learning
- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: HS có thể linh hoạt lựa chọn
KHTT từ MVT có kết nối internet ở bất cứ đâu.
- Tính linh hoạt: KHTT theo nhu cầu HS không nhất thiết phải tuân theo
một thời gian biểu cố định. Vì thế HS có thể lựa chọn, tham gia khoá học tuỳ theo
hoàn cảnh, điều kiện, nhu cầu của mình.
- Truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép HS lựa chọn
phần bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy cập
mạng của mình. HS tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của
những tài liệu trực tuyến.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi chuyển từ đào tạo truyền thống
sang e-learning
2.1. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên
- Thuận lợi: Giảm chi phí đào tạo. Sau khi đã phát triển xong một khoá học e-
learning có thể dạy hàng nghìn HS với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ chức
đào tạo cho một nhóm nhỏ HS; Tăng số lợng học sinh (Việc học trên mạng có thể
đào tạo cấp tốc cho một lợng lớn HS mà không bị giới hạn bởi số lợng GV hớng
dẫn hoặc lớp học); Chi phí ít hơn: Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học
trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phòng học, bảng, bàn
ghế, và các cơ sở vật chất khác; Tổng hợp đợc kiến thức; Việc học trên mạng có thể



Nhận bài ngày 24/8/2009. Sửa chữa xong 06/11/2009.




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 3A-2009



81

giúp HS nắm bắt đợc kiến thức của GV, dễ dàng sàng lọc và tái sử dụng chúng; GV
và HS không phải đi lại nhiều.
- Khó khăn: Chi phí phát triển một khoá học lớn: Việc học qua mạng còn mới
mẻ và cần có kỹ thuật để thiết kế khoá học. Triển khai một lớp học e-learning tốn
gấp 4 - 10 lần so với một khoá học thông thờng với nội dung tơng đơng; Yêu cầu
kỹ năng mới: Những ngời có khả năng giảng dạy tốt trên lớp cha chắc đã có trình
độ thiết kế khóa học trên mạng. Phía cơ sở đào tạo có thể phải đào tạo lại một số GV;
Không phải bất kỳ môn học nào cũng có thể đào tạo bằng e-learning: nh Giáo dục
thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật.
2.2. Đối với học sinh
- Thuận lợi: Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu; HS có thể tiết kiệm
chi phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù
hợp với thời gian làm việc của mình. HS có thể tự quyết định việc học của mình, chỉ
học những gì cần thiết. Nâng cao tính nhân văn của nền giáo dục, tạo cơ hội học tập
cho những HS vùng khó khăn và học sinh khuyết tật.
- Khó khăn: Trớc khi có thể bắt đầu khoá học, HS phải thông thạo các kỹ
năng mới; Việc học có thể buồn tẻ, một số HS sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và
sự tiếp xúc trên lớp; Việc học qua mạng yêu cầu bản thân HS phải có trách nhiệm
cao hơn đối với việc học của chính mình.
3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong môi trờng e-learning
Môi trờng là toàn bộ các thành tố vật chất cũng nh tinh thần có tác động
qua lại với chủ thể, chi phối hình thức, tính chất và kết quả hoạt động của chủ thể.
Đặc trng của môi trờng là cấu trúc các thành tố tạo nên môi trờng và tơng quan
giữa các thành tố đó.

Trong môi trờng e-learning, các KHTT có những tác động: Thực hiện vai trò
giảng dạy nh một GV; Cung cấp tài liệu học tập mới có tính tơng tác, dễ mang, dễ
cập nhật; Cung cấp nguồn tài nguyên học tập phong phú, rất dễ truy cập, phân phối
và có thể khai thác linh hoạt; Cung cấp công cụ học tập mới có khả năng hợp tác với
ngời sử dụng để giúp ngời sử dụng khai thác hết khả năng làm việc của họ; Cung
cấp kênh giao tiếp, truyền thông mới giữa GV và HS, giữa HS với HS, giữa HS với
các đối tợng khác; Cung cấp công cụ kiểm tra, đánh giá mới khách quan và chính
xác; Cung cấp một hệ thống và công cụ quản lý dạy học mới.
Nh thế, sự xuất hiện của hệ thống e-learning trong dạy học tạo cơ sở để có
những thay đổi căn bản trong môi trờng dạy học. Trong đó, khả năng thay đổi rõ
nhất, quan trọng nhất là diện mạo và vai trò của GV, HS, nội dung và tài liệu học
tập. Khi tích hợp hệ thống e-learning vào môi trờng lớp học, số các thành tố cơ bản
của lớp học về cơ bản vẫn nh cũ, nhng từng thành tố có những thay đổi nh sau:
3.1. Vai trò của học sinh
HS không chỉ là những ngời đang "ngồi" trong lớp học, mà là những ngời
đang "hiện diện" và chia sẻ cùng một chủ đề học tập, cùng tham gia các hoạt động
học với những HS khác và với GV đang làm việc trong lớp (qua hệ thống e-learning).
HS cũng có thể không cùng lứa tuổi, dân tộc, quốc tịch nhng điểm chung giữa
những HS là cùng chấp nhận KHTT và vợt qua vòng kiểm tra kiến thức đầu vào.



Trần Trung một số đặc điểm dạy học trong môi trờng , Tr. 80-84



82

3.2. Vai trò của giáo viên
Trong môi trờng e-learning, không chỉ có GV đang trực tiếp ở trong lớp tham

gia vào các hoạt động trình bày tài liệu, trao đổi thảo luận, giải pháp thắc mắc,
nhng còn có thể có thêm những GV hoặc chuyên gia khác. Sự "tham gia" của các
GV, chuyên gia này có thể là trực tiếp trên lớp hoặc qua mạng internet. Vai trò của
GV trở nên linh động hơn, bao gồm một phạm vi rất rộng: Giáo dục, hớng dẫn, dạy
học, cố vấn, nghiên cứu lý thuyết học tập, lập chơng trình đào tạo, chuyên gia
chuyên ngành, kiểm tra đánh giá Để thành công trong một KHTT thì GV không
những phải phát triển những kỹ năng s phạm mới mà còn phải tiếp thu những kỹ
năng mới về quản lý và kỹ thuật. Sau đây là một số kỹ năng chủ yếu:
- Kỹ năng s phạm: Phải nghĩ rằng môi trờng trực tuyến là một dạng khác
so với môi trờng lớp học trong sự tơng tác với HS; Tích cực tham khảo các KHTT
khác từ các đồng nghiệp hoặc từ internet; Sẵn sàng đầu t công sức và thời gian để
phúc đáp các câu hỏi của HS; Phải sáng tạo trong việc lập kế hoạch làm thế nào sử
dụng hệ thống e-learning để dạy hiệu quả hơn.
- Kỹ năng quản lý: Phải xây dựng các nguyên tắc dạy học riêng của mình, yêu
cầu HS thực hiện theo các nguyên tắc đó và kiên trì với các nguyên tắc đã đề ra;
Phải thờng xuyên liên hệ để đợc hỗ trợ từ các chuyên gia về CNTT&TT của đơn vị
mình.
- Kỹ năng về kỹ thuật: Trang bị những kỹ năng cơ bản về máy tính; Xác định
xem cần phải học thêm các chơng trình ứng dụng mới cho việc dạy học trên hệ
thống e-learning.
3.3. Nội dung và tài liệu học tập
Với mỗi cấp học, môn học cụ thể, nội dung trong dạy học truyền thống (chủ
yếu là tài liệu in) rất khó cập nhật, không có tính tơng tác, đáp ứng thụ động với
nhu cầu học tập. Tài liệu học tập trong môi trờng e-learning rất đa dạng (e - book,
giáo trình điện tử, phầm mềm mô phỏng) dễ phân phối, dễ cập nhật, dễ truy cập.
Đặc biệt, tài liệu học tập dựa trên cơ sở máy tính là những tài liệu có tính tơng tác
cao, có thể đáp ứng tích cực (tơng đối chủ động) với nhu cầu học tập. Nguy cơ hiện
nay không phải là việc thiếu thông tin, mà là quá tải thông tin, khiến HS nhiều khi
khó có thể lựa chọn đợc thông tin phù hợp nhất. Vì thế, trong môi trờng e-learning
thì kỹ năng tìm kiếm thông tin, kiến thức để đánh giá, lựa chọn thông tin phù hợp là

rất quan trọng.
3.4. Tơng quan giữa các thành tố trong môi trờng e-learning
Môi trờng e-learning là môi trờng mở, tác động đến con ngời theo cách
không hoàn toàn giống với môi trờng truyền thống trớc đó. Mỗi cá nhân trong môi
trờng giáo dục này có thể tham gia các hoạt động tơng tác trong cả thế giới thật và
thế giới ảo. Vừa có thể tham gia tơng tác trực tiếp với GV đang dạy, với bạn học
trong lớp, lại vừa có thể tham gia tơng tác, cùng hoạt động, trao đổi với một HS
khác/GV khác trong thế giới ảo. Môi trờng e-learning đặt HS vào thế chủ động rất
cao, trao cho quyền kiểm soát phần lớn tiến trình và mức độ tham gia bài học của
bản thân. Đặc biệt, trong môi trờng e-learning, HS có thể tham gia hoặc rời bỏ



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 3A-2009



83

tơng tác bất cứ lúc nào họ muốn mà không phải chịu sự kiểm soát nh môi trờng
lớp học hiện tại.
Trong môi trờng e-learning, HS và GV có rất nhiều thay đổi trong vai trò,
hoạt động và tơng quan với các thành phần còn lại của môi trờng:
Bảng 1. Vai trò của học sinh và giáo viên trong môi trờng e-learning
Học sinh Giáo viên
Ngời khám phá Ngời hỗ trợ
Ngời thực hành nhận thức Ngời hớng dẫn
Ngời cố vấn Ngời cùng học
Làm ra tri thức Tổ chức tri thức
Chỉ đạo và quản lý việc học của

chính bản thân
Phát triển chuyên môn, thiết kế chơng
trình, chỉ đạo nghiên cứu
Bảng 2. Sự thay đổi tơng quan giáo viên - học sinh do tác động của e-learning
Môi trờng học tập truyền
thống
Môi trờng e-learning
Một GV dạy cho nhiều HS cùng lúc
trong một không gian lớp học cụ thể
và giới hạn.
Cùng một thời điểm, có nhiều GV cùng tham
gia giảng dạy ở cùng một lớp học.
Trình bày thông tin bằng lời kết hợp
với trực quan cho nhóm HS.
Trình bày thông tin cho HS bằng nhiều con
đờng khác nhau.
Trực tiếp giao bài học, bài tập chung
cho cả lớp và kiểm tra đánh giá,
cung cấp phản hồi.
Thực hiện các nhiệm vụ tơng tác, đánh giá
và phản hồi cho HS nhờ công cụ máy tính.
Đa số tơng tác giữa GV trong môi
trờng trực tiếp (face to face).
Nhiều tơng tác giữa GV- HS đợc thực hiện
gián tiếp hoặc trực tiếp nhng thông qua môi
trờng gián tiếp.
Quan hệ GV - cá nhân HS có nhiều giới
hạn, hoặc khó thực hiện với số đông.
Có nhiều khả năng để thiết lập quan hệ cá nhân
giữa GV với đa số HS.

Chúng ta thấy rằng, chuyển từ lớp học truyền thống sang e-learning, vai trò
của GV chuyển từ truyền thụ tri thức sang tổ chức điều khiển, hỗ trợ, đánh giá quá
trình tự tìm kiếm, xây dựng tri thức của HS. Nh thế tơng tác thầy - trò trở nên đa
dạng hơn, vai trò của GV trở nên nặng nề, khó khăn hơn. Hệ thống e-learning không
làm giảm đi vai trò của GV, mà thực chất là nâng vai trò của GV lên tầm cao hơn.
Đồng thời với tính đa dạng của tơng tác, tính linh hoạt của tơng tác thầy - trò
cũng cần cao hơn so với trớc đây, Thể hiện ở chỗ các phản hồi của thầy đối với trò
cũng đa dạng và linh hoạt hơn. Hệ thống e-learning cho phép tổ chức, điều khiển và
kiểm soát nhiều hoạt động cùng lúc, cho phép cung cấp tài nguyên học tập đa dạng
cho từng HS một cách đồng thời, rất phù hợp với việc phát triển dạy học cá nhân
hoá.
Vì vậy khi tham gia vào quá trình dạy học, hệ thống e-learning mang lại cho
HS, GV một vai trò mới và quy định những hoạt động mới cần thực hiện. Tuy nhiên,
để HS và GV thực hiện vai trò mới ấy theo các hoạt động quy định, cần có môi



Trần Trung một số đặc điểm dạy học trong môi trờng , Tr. 80-84



84

trờng học tập với đầy đủ các tài nguyên học tập sự kiện, tài liệu, phơng tiện, các
công cụ (giao diện, công cụ tơng tác) hoạt động. Đồng thời cũng cần thiết kế các
hoạt động học - hoạt động dạy cụ thể (kịch bản s phạm). Có nghĩa là, phụ thuộc vào
môi trờng học tập cần thiết kế mà xác định mô hình học tập cụ thể sẽ đợc tổ chức
trên KHTT sao cho phù hợp.

Tài liệu tham khảo


[1] Allen, M., Mabry, E., Mattrey, M., Bourhis, J., Tistworth, S., and Burrel, N.,
Evaluating the effectiveness of distance learning: a comparison using meta-
analysis, Research report by Sloan C
TM
, USA, 2004.
[2] Bate, A.W., Technology, E-learning and Distance Education, Routledge, London,
2005, (2
nd
edition).
[3] Beck, C. E. and Schornack, G. R., "Theory and Practice for Distance Education: A
Heuristic Model for the virtual Classroom", In: C. Howard, K. Schenk, and R.
Disccenza (Eds), Distance Learning and University Effectiveness: Changing
Educational Paradigm for Online Learning, Information Science Publishing
(INFOSCI), Hershey, USA, 2004, p.119-143.
[4] Nguyễn Hữu Châu, Trao đổi về dạy - học Toán nhằm nâng cao tính tích cực trong
hoạt động nhận thức của học sinh, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 55, 1996.
[5] Đào Thái Lai, ứng dụng công nghệ thông tin và những vấn đề cần xem xét đổi
mới trong hệ thống phơng pháp dạy học môn Toán, Tạp chí Giáo dục, Số 9,
2002.


Summary

Some teaching features in E-learning environment

E-learning is a term denoting education or studying which is managed,
delivered and co-operated through information technology and communication
(ITC). E-learning system consists of 2 main parts that are Content Authoring
System (CAS) and Learning Management System (LMS). An intermediary product

for the connection of these two small systems is the courseware. While CAS is
providing teachers with software supporting construction of courseware content,
LMS is a system controlling and delivering courseware content to the students. In
this article, we analyse the characteristics of e-learning, the advantages and
disadvantages of changing from traditional teaching method to e-learning, as well as
new changes of the elements in e-learning environments.

(a)
Trờng Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

×