Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sức "nóng" của tính từ trong câu văn Nguyên Hồng" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.22 KB, 6 trang )




Nguyễn Hoàng Yến Sức nóng của tính từ trong câu văn , tr.78-83


78

Sức nóng của tính từ trong câu văn Nguyên Hồng

Nguyễn Hoàng Yến
(a)


Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu một đặc điểm trong câu văn Nguyên Hồng: câu văn
đầy ắp tính từ. Từ loại này xuất hiện khi nhà văn tái hiện cảnh vật, tăng dần lên
trong lúc miêu tả con ngời và tần số dày đặc khi khắc họa tâm trạng nhân vật.
Chính hiện tợng trên góp phần không nhỏ tạo nên chất thơng cảm thống thiết làm
xốn xang lòng ngời trong văn Nguyên Hồng.

1. Nhắc đến tên tuổi các nhà văn
hiện thực 1930 - 1945, các nhà nghiên
cứu văn học không thể không nhắc đến
Nguyên Hồng. Là nhà văn viết về
những kiếp ngời nghèo khổ, những nỗi
đau trần thế với một trái tim trân
trọng, thơng yêu [1, tr. 233], văn
Nguyên Hồng là thứ văn dạt dào cảm
xúc. Chủ nghĩa nhân đạo là cốt lõi tạo
nên chất Nguyên Hồng trong văn.
Văn ông đã nói đợc nỗi lòng, tâm trạng


của ông. Vì vậy văn Nguyên Hồng có
nét đặc sắc riêng. Nếu nh ngời đọc
bắt gặp cái dí dỏm hài hớc của Nguyễn
Công Hoan, cái trào phúng chua cay ở
Vũ Trọng Phụng, chất chữ tình sâu
lắng ở Thạch Lam thì đến với Nguyên
Hồng, chúng ta sẽ nhận thấy nỗi
thơng cảm thống thiết thấm sâu từng
câu văn. Bài viết của chúng tôi chỉ khảo
sát chủ yếu qua các truyện ngắn
Nguyên Hồng, nhng qua các truyện
ngắn chúng ta cũng có thể thấy đợc
đặc điểm của văn Nguyên Hồng nói
chung.
2. Câu văn chắc chắn là một
mảnh của nhà văn, đôi khi là bức ảnh
thu nhỏ của cá tính nhà văn theo một
quy luật phối cảnh nào đấy [1, tr. 239].
Đúng vậy, câu văn là một mảnh của
nhà văn, là hình ảnh thấp thoáng của
nhà văn và ít nhiều cũng góp phần tạo
nên nét riêng cho nhà văn. Nh tác giả
Linh Thi - ngời đã tìm hiểu hiểu khá
kỹ về câu văn Nguyên Hồng, đã so sánh
cô đọng: hình ảnh câu văn Nguyên
Hồng là một cái cây sum suê, lúc lỉu
nhiều thành phần, là đoàn tàu chợ.
Bên cạnh đặc điểm đó, điều đặc biệt tạo
chất Nguyên Hồng là hiện tợng xuất
hiện tính từ dày đặc trong câu văn của

ông. Có lẽ, trái với cây bút nghiêng về
duy lý - đủ bình tĩnh và thản nhiên để
dồn, cán ép câu chữ, những ngời viết
bằng tình cảm và cảm xúc thờng là
ngời bị kích động và chúa tham lam.
Cái khuôn khổ chật chội của sự cô đúc
không làm họ thoả, đã và hả đợc. Họ
cứ phải dốc ra, trút ra, tuôn ra cho bằng
cạn kiệt [1, tr. 242]. Sự dốc tuôn cạn
kiệt để đợc thoả, đã và hả đợc chính
là nguyên nhân chính của tần số tính từ
xuất hiện trong câu văn Nguyên Hồng.
Cùng phản ánh hiện thực xã hội nhng
văn của Nguyên Hồng và Vũ Trọng
Phụng khác xa nhau. Câu văn của nhà
văn họ Vũ lạnh lùng, sắc bén, cô động
và rất ít tính từ. Ngợc lại, câu văn của
Nguyên Hồng thì đầy ắp tính từ, dồn
dập tính từ. Bảng thống kê (so sánh 10
truyện ngắn của hai nhà văn) sau đây
của chúng tôi cho thấy tỉ lệ tính từ xuất
hiện nh sau:

Nhận bài ngày 13/02/2009. Sửa chữa xong 04/04/2009.



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009



79


NGUYÊN HồNG Vũ TRọnG PhụNG



Stt


Tên truyện
Số tính
từ / số
trang
Trung
bình / 1
trang


Tên truyện
Số tính
từ / số
trang
Trung
bình / 1
trang

1

Đây, bóng tối 210 / 13


16,2 Một cái chết 61 / 9 6,8
2

Trong cảnh khốn cùng

178 / 9 19,8 Bà lão loà 86 / 10

8,6
3

Con chó vàng 74 / 8 9,3 Cô Mai thởng xuân

36 / 6 6,0
4

Hàng cơm đêm 168 /13 12,9 Phép ông láng giềng 41 / 8 5,1
5

Những mầm sống 51 / 3 17 Cuộc vui ít có 31 / 6 5,2
6

Mợ Du 181 /12 15,1 Tình là giây oan 40 / 5 8,0
7

Nhà bố nấu 117 / 15

7,8 Bộ răng vàng 29 / 5 5,8
8


Miếng bánh 129 / 13

9,9 Hồ sê líu hồ líu sàng

40 / 7 5,7
9

Một tra nắng 87 / 7 12,4 Một đồng bac 137/16

8,5
10

Hai nhà nghề 159 / 7 22,7 Đoạn tuyệt 36 / 4 9,0
Tổng 1354/100

13,54

537/76

7,1

Nh vậy, cùng số lợng truyện và
tơng ứng với số trang nhất định, số
lợng tính từ xuất hiện trong câu văn
Nguyên Hồng gần gấp đôi lợng tính từ
trong câu văn của Vũ Trọng Phụng.
Điều này cho thấy không phải ngẫu
nhiên mà văn Nguyên Hồng thống thiết
đến vậy. Đấy chính là do tính từ trong
đó có sức nóng của nó. Phan Cự Đệ đã

nhận xét văn Nguyên Hồng nh sau:
Trong các tác phẩm của Nguyên Hồng
thời kì đầu, những tình cảm không
những tơi mới, trẻ trung, mà lúc nào
cũng đợc biểu hiện ở cờng độ cao: nó
phải ngùn ngụt nóng hổi, nó phải đằm
thắm thiết tha, nó phải trong ngần tơi
mát,Còn những cảnh sắc thì bao giờ
cũng lao xao phấp phới, chói lòa rực rỡ
hoặc rùng rùng âm vang [1, tr. 127].
Có đợc những sắc thái tình cảm ấy
phần nào là do hệ quả của các tính từ.
Nh vậy chúng ta thấy tính từ trong
câu văn của nhà văn mau nớc mắt này
thờng xuất hiện khi hớng vào hai đối
tợng: cảnh vật và tâm trạng.
2.1. Cảnh vật trong câu văn
Nguyên Hồng tơi rói sự sống và đầy
sức ám gợi. Hàng loạt tính từ chỉ tính
chất của sự vật hiện tợng đợc nhà
văn tung ra thật đúng lúc, đúng chỗ và
đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Đây là
hình ảnh của một tra nắng: không
trung bao la, không trung bát ngát.
Không trung chót vót. Nắng sém lại
thành một tảng vàng dầy đặc, nắng
không cái gì đủ để đo lờng, bốc khói
cuồn cuộn mênh mông, chỉ chờ ngời
ta chớp mắt một cái là sập xuống [2,
Một tra nắng, tr. 282-283]. Các góc độ,

sắc màu và trạng thái vận động của bức
tranh ấy vừa tái hiện sinh động cái
không trung dữ dội đó và nh ngầm báo
nó đang muốn vồ lấy, đè bẹp một nhóm
ngời khổ sở trên đờng kia Còn đây
cũng là bầu trời nhng đã về chiều:
Gió chiều đã thổi. Cái mát cuối tháng
tám thoáng qua với những làng ánh
sáng trắng xoá. Trời cao xanh mênh
mông, mây tuyết và nắng vàng lung
linh. Những cây sữa bên đờng đã nhã
thứ hơng thơm rờn rợn và nồng
nàn [2, Miếng bánh, tr. 246]. Cảnh
vật thật thơ mộng, đẹp và quyến rũ
nhng đấy là vẻ đẹp, hơng thơm của
Hà Nội đang sắp cuốn hút và quật ngã



Nguyễn Hoàng Yến Sức nóng của tính từ trong câu văn , tr.78-83


80

Hng trớc mãnh lực của ma đói ám
ảnh. Có khi Nguyên Hồng dùng một
dãy tính từ liên tiếp để miêu tả cánh
đồng làng quê, con đờng quê - nơi
Muỗng sắp trốn chạy nó nh trốn chạy
số phận nghiệt ngã của chính mình:

Ma phùn lớt phớt, cảnh vật mịt
mùng xa xôi thêm khí mờ và hơi nớc.
Cánh đồng mấy làng đều nhoè nét nh
biển khói xám đục trong đó ngoi ngóp
nổi lên mấy rặng tre, mấy nóc nhà
nhớp nháp, nặng trĩu. Đờng đê chỉ
còn là một vệt đen loãng chạy biến vào
chân trời, chập chờn mấy dáng ngời
với những quang gánh nhún nhảy [3,
Quán nải, tr. 267].
Không chỉ xuất hiện khi tả cảnh
vật, mà tần số của tính từ cũng dày đặc
không kém khi miêu tả con ngời. Đây
là hình ảnh của ngời mẹ đáng thơng
trong lời kể của ngời con: Cái thân
hình gầy còm lẩy bẩy ấy đi lại trong
bóng tối đặc và ớt át với những tiếng
rên khe khẽ và những tiếng thở ì ạch,
cho đến bây giờ vẫn còn rõ ràng trớc
mắt tôi,thấm thía ở trong lòng tôi [3,
Vực thẳm, tr. 312]. Chỉ trong một câu
văn miêu tả ấy đã trào dâng lòng
thơng cảm. Những gầy còm, lẩy bẩy,
khe khẽ, ì ạch, ớt át ấy không chỉ tái
hiện sinh động hình ảnh, âm thanh, sắc
màu mà chứa cả một nỗi niềm tâm sự.
Hoặc khi miêu tả bà cụ Nấu, ngời đàn
bà hiền từ, lặng lẽ chịu đựng vì con
cháu: Nhiều nếp nhăn chất thêm lên
cái trán lặng lẽ dới những sợi tóc

cứng, bạc lam nham. Hai gò má bà
cụ trũng thêm làm chìa hàm răng
móm mém. Trên cái thân hình còm cõi
ấy, vẫn cái thứ áo nâu mỏng tứ thời,
lúc nào cũng nhớp nháp rãi của con bé
cháu [2, Nhà bố Nấu, tr. 115]. Sự có
mặt của 8 tính từ càng tô đậm dáng vẻ
cơ cực và chịu đựng vì con cháu của
một bà cụ nghèo.
Con ngời Nguyên Hồng là vậy.
Yêu thơng, cảm thông, san sẻ nên văn
Nguyên Hồng đậm chất trữ tình. Điều
này thật khác xa với nhà văn họ Vũ.
Cùng là nhà văn của trào lu hiện thực
phê phán, cùng phản ánh hiện thực xã
hội nhng văn Vũ Trọng Phụng không
sử dụng nhiều tính từ nh Nguyên
Hồng. Vũ Trọng Phụng miêu tả sự vật,
cảnh vật ngắn gọn, khách quan, lạnh
lùng với tần số tính từ rất ít: Mặt trời
sắp lặn, còn xiên qua luỹ tre xanh, tầu
lá chuối mà rọi ánh sáng đỏ ối vào gian
nhà. Dới những đám mây thiên hình
vạn trạng màu cá vàng chăng dọc
chăng ngang phủ kín một bầu trời, một
đàn sếu xếp hình chữ nhân bay từ Bắc
về Nam, vơn cổ kêu oang oác. Trên
mấy ngọn tre thổi ngả nghiêng, dăm
ba con chèo bẻo tung tăng chuyền cành
này sang cành khác, còn đua nhau hót

nh muốn cất giọng chào mời trớc khi
vào tổ [4, Bà lão lòa, tr. 22]. Hoặc
đây là một cảnh khác: Cái nhà chênh
vênh hứng gió, cửa trông thẳng ra bờ
sông, chúng tôi ngồi trong, nghe bên
ngoài tiếng gió ào ào, cột nhà chuyển
lắc rắc mà những rùng mình. [4, Một
cái chết, tr. 14]. Còn khi miêu tả ngời,
Vũ Trọng Phụng nh phác họa một bức
chân dung, nh chụp lại hình ảnh mà
nhà văn trông thấy, không bình phẩm
gì thêm: Cái nón lá rơi ra một bên, bộ
tóc lơ thơ, mấy chòm râu lốm đốm
phất phơ bay theo ngọn gió, cái thân
da bọc ngoài xơng nằm đó cho ruồi
bâu nhặng bám. Đấy là hình ảnh
của một ông lão ăn mày, và ông chết
nh thế này: Trong cái miệng cống
tròn bằng xi măng một cái xác ông lão
nằm còng queo, hai chân co lên bụng,
còn hai tay vẫn nh ôm lấy bị gậy [4,



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


81

Một cái chết, tr. 17]. Những tính từ xuất

hiện chỉ để làm nhiệm vụ tái hiện chính
xác dáng vẻ, chân dung đó.
2.2. Nguyên Hồng là nhà văn của
những ngời cùng khổ. Ngòi bút và trái
tim chan chứa yêu thơng thể hiện trực
tiếp trong lời văn đầy tính từ của ông.
Để diễn tả chính xác và đầy đủ mọi
cung bậc cảm xúc của nhân vật hay của
ngời kể chuyện, nhà văn thờng tuôn
ra một chuỗi tính từ. Khi tái hiện tâm
trạng nhân vật, có lúc nhà văn nhập
nhoà ranh giới của hai điểm nhìn trần
thuật chủ quan và khách quan. Suy
nghĩ của Nhân trong truyện ngắn Đây
bóng tối: Và bây giờ trong tâm trí
ngây thơ của Nhân nh có một sự
mong ớc Mũn cứ mãi mãi là một ngời
bạn không lúc nào dời bỏ Nhân để sau
những lúc cơ cực nhục nhã hai kẻ yếu
đuối trơ trọi ấy lại yên lặng an ủi
nhau bằng những bữa ngon lành nh
thế [2, Đây, bóng tối, tr. 66] khiến
ngời đọc khó phân biệt đó là cảm xúc
tủi cực, xót xa của hai đứa trẻ nghèo mồ
côi hay là nỗi xót xa thơng cảm của
nhà văn trớc cái cơ cực nhục nhã của
hai kẻ yếu đuối trơ trọi. Có lúc nhà văn
thông qua cái nhìn của nhân vật về đối
tợng nào đó để gián tiếp bộc lộ tâm
trạng nhân vật. Chúng ta không lạ lẫm

gì với sự xuất hiện một dãy tính từ thế
này: Vịnh thấy lạnh thấm vào ngời và
mọi vật chung quanh. Những bàn ghế,
giờng, phản, chõng hàng đã ọp ẹp,
Những bức vách nứt nẻ, loang lổ,
những kèo cột xộc xệch, chằng chịt
mạng nhện dới ánh đèn treo vàng
cặn, tất cả những vật ấy úp súp, tồi
tàn thêm [2, Hàng cơm đêm, tr. 106].
Nhng có điều là dãy tính từ gợi lên vẻ
cũ kỹ tồi tàn ấy còn mang một thông
điệp khác: sự cảm nhận về hiện tại và
tơng lai của cô gái nghèo đang khao
khát một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cũng nh nhiều nhà văn hiện thực
khác, Nguyên Hồng muốn văn chơng
là Sự thực của cuộc đời (lời Vũ Trọng
Phụng). Nhng với một trái tim yêu
thơng, đồng cảm và thấm đẫm tình
ngời, hiện thực đó càng đợc khắc họa
nhức nhối hơn trong tác phẩm của ông.
Hơn ai hết, nhà văn rất hiểu nỗi thống
khổ của lớp ngời tận đáy xã hội.
Những nỗi vui mừng hay đau đớn, tủi
cực, xót xa của nhân vật đợc nhà
văn tái hiện thật tinh tế và sâu sắc. Và
hơn bao giờ hết, lúc này tính từ đợc
huy động tối đa mọi năng lực vốn có của
nó. Đây là tâm trạng khi cảm nhận
tiếng kèn: Cứ khi nào tốp lính đến gần

nhà tôi ở xế cổng đề lao thì tiếng kèn
vang lên vui vẻ quá, hùng tráng quá,
át cả tiếng vỏ lỡi lê đập phanh phách
vào đùi và những bớc chân soàn soạt,
tiếng kèn mỗi giây một dớn cao, một
vang to, rung động cả làn không khí
êm ả của một góc trời. Rồi nơng tiếng
gió lao xao trong những chòm cây phất
phới, âm thanh nao nức, dồn dập của
tiếng kèn càng cuốn lên cao, tràn ra xa,
rất xa, đến những vùng tơi sáng nào
đó. Càng về sau, tiếng kèn càng niềm
nở, ân cần nh những lời thúc giục
thống thiết rồi đổ hồi trong giây khắc
im bặt. [3, Những ngày thơ ấu, tr.
199-200]. Thật là một mật độ tính từ kỉ
lục! Chỉ một đoạn ngắn mà đến 20 tính
từ. Dãy tính từ ấy đang cố phô hết tất
cả rung động của một tâm hồn bé dại
mà đã sớm thấu hiểu, đồng cảm với trái
tim rạo rực thơng yêu của mẹ mình.
Nhng niềm vui thì ít mà khốn khổ
thì nhiều. Hầu hết nhân vật của
Nguyên Hồng đều chịu nhiều bất hạnh.
Bao nhiêu nỗi tủi cực xót xa của trẻ mồ
côi, nỗi đau đớn cơ cực của ngời phụ nữ



Nguyễn Hoàng Yến Sức nóng của tính từ trong câu văn , tr.78-83



82

hay sự dằn vặt day dứt của lơng tâm
trớc miếng ăn và tình ngời đều
đợc thể hiện đủ mọi cung bậc cảm xúc
với sự góp mặt của tính từ. Tâm trạng
chua chát của cậu bé Hồng nh đợc
tăng dần lên cùng với dãy tính từ này:
Dần dần tôi thấy sự lạnh lẽo thấm
thía hơn. Dần tôi cảm thấy một cách
chua cay bên sự trơ trọi hèn hạ của
tôi, một đứa trẻ côi cút cùng khổ, có
bao nhiêu ngời vui sớng, say sa,
chỉ chạm đến tôi họ cũng không dám.
[3, Những ngày thơ ấu, tr. 230]. Còn
đây là suy nghĩ của Muống về những
ngời đàn bà đã hành hạ cuộc đời mình:
Và Muống rùng rợn nghĩ đến gần nh
có một đoàn những đàn bà đanh ác
vừa có tiền vừa có tiếng tăm trong
làng, cố kết lại với nhau để hành hạ
những kẻ hèn kém, vui sớng thêm với
nhau trên sự đau khổ, nhẫn nhục
không còn đợc nhìn nhận, không còn
đợc bày tỏ, của những kẻ yếu đuối
kia, suốt một đời âm thầm trong những
luỹ tre dầy [3, Quán nải, tr. 270-271].
Ta có thể bắt gặp niềm đau khác của

một cô gái sống trong thiếu thốn: Tôi
khổ sở quá trong những câu mắng
nhiếc day dứt của mẹ tôi. Trớc còn
đau đớn, sau dần dần tôi tủi cực, uất
ức, bứt rứt cả ngời [3, Vực thẳm,
tr. 320]. Và đây là một nỗi đau khác:
Cái đói, miếng ăn đã trở thành một ám
ảnh ghê gớm, một ma lực đáng sợ cuả
con ngời. Ranh giới giữa cao cả - thấp
hèn, yêu thơng - tàn nhẫn, no - đói
đôi khi đã đánh gục con ngời để rồi họ
phải ân hận muộn màng. Hng, một
ngời chồng vì cái đói dồn nén bao lâu
mà trong một khoảnh khắc đã mất hết
lý trí, đem cả hai đồng bạc, tài sản vốn
có của hai vợ chồng lúc này, để ăn mấy
tấm bánh. Nhng cha kịp thấm thía vị
ngon của nó thì hình ảnh vợ hiện ra,
miếng bánh trở thành mảnh thuỷ tinh
tẩm mật: Hng mê man thêm, lặng
nhìn khía bánh. Hng gai tởng đến
nếu Hng ăn chiếc bánh này, vợ y
đơng lúi húi thổi cơm ở cái bếp chật
chội khói mù trong cái xóm nhà lá lụp
sụp kín mít ngời kia, đâu có biết?
Nhng không, mãi mãi mỗi khi nhớ tới
miếng ăn này, Hng sẽ bị một nhục
nhã nh chàm, nh lửa táp vào mặt.
Hng sẽ đau đớn còn hơn bị xác thịt
kìm cặp [2, Miếng bánh, tr. 252-253].

Giá trị thể hiện của những tính từ lúc
này thật là đắc địa trong việc tái hiện
tâm trạng ấy.
Nhìn chung, khi khắc họa tâm
trạng nhân vật, Nguyên Hồng gần nh
sống cùng nhân vật. Cha bao giờ tính
từ xuất hiện liên tiếp, dày đặc và dồn
dập nh những lúc này. Đấy là lúc
những khoảng khắc tâm trạng của nhà
văn đang trào dâng mãnh liệt: khi sôi
nổi thiết tha, khi chua cay dữ dội, khi
se sắt tột cùng Ngợc lại, trong
truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, nhân vật
ít đợc khắc họa nội tâm hơn. Dù số
lợng tính từ có tăng một chút so với tả
cảnh, nhng những tính từ ấy cũng để
góp phần tái hiện đúng tâm trạng nhân
vật mà thôi: Bao nhiêu cái gì là ích kỷ,
là đê hèn, là chó má, là tàn nhẫn, lúc
ấy đều thức dậy cả trong cái tấm lòng
khốn nạn của tôi. Cúi đầu xuống, tôi
bĩu môi nghĩ về vợ chồng Ký Bích [4,
Đoạn tuyệt, tr. 368]. Đọc những đoạn
văn ấy, ngời đọc không cảm thấy bị
sức ám ảnh của tính từ truyền sang
nh tính từ trong văn Nguyên Hồng.
3. Trong thơ, tính từ là gam màu
giúp ngời đọc có cơ sở để giải mã đợc
chất thơ và tâm hồn nhà thơ thì cũng có
thể nói, trong văn xuôi, dùng tính từ

nh Nguyên Hồng cũng sẽ giúp chúng
ta thấy đợc tâm hồn nhà văn [5, 6].



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


83

Những tính từ ấy dờng nh là tâm
tình, là sức sống của nhà văn Nguyên
Hồng. Một cái gì say sa, rạo rực, tha
thiết, tin yêu đã in dấu lên mọi cảnh
vật, mọi màu sắc. Nó làm cho những
cảnh sắc, cảm xúc đó sôi động hẳn lên,
rung lên, vang lên mạnh mẽ, thu hút
tình cảm ngời đọc, khiến cho chúng ta
không thể dửng dng lạnh nhạt trớc
một sự chân thành, nồng nhiệt đến nh
thế. Nó là yếu tố góp phần quan trọng
làm nên chất Nguyên Hồng trong văn
của ông. Ngời ta thờng nói văn là
ngời. Điều này thật đúng với Nguyên
Hồng. Mặt khác, sự có mặt thờng
xuyên của tính từ trong câu văn
Nguyên Hồng đã lí giải đợc điều này:
Chính những nỗi đau của họ mới là
điều Nguyên Hồng dồn nén trong lòng
để cuối cùng bùng ra thành lời tâm

huyết - Phan Diễm Phơng [1, tr. 227].
Vâng, đấy là lời tâm huyết của một tấm
lòng yêu thơng vô hạn, của một trái
tim dạt dào cảm xúc, đã sống hết mình
với ngời nghèo và với cả văn chơng.

TI LiệU THAM KHảo

[1] Hà Minh Đức, Hữu Nhuận, Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2007.
[2] Nguyên Hồng, Tuyển tập, Tập 1, NXB Văn học, 1983.
[3] Nguyên Hồng, Tuyển tập, Tập 2, NXB Văn học, 1983.
[4] Vũ Trọng Phụng, Truyện ngắn, NXB Văn học, 2005.
[5] Đinh Trí Dũng, Thế Lữ - Ngời vẽ tranh bằng ngôn từ thi ca, Tạp chí Ngôn ngữ
và đời sống, Số 8, 2007.
[6] Biện Minh Điền, Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến, Tạp chí Ngôn
ngữ, Số 7, 2007

SUMMARY

THE HEATING OF ADJECTIVES IN NGUYEN HONG LITERATURE WORK

The article studies the aspect where the writers sentence is full of adjectives.
This part of speech appears many times when the writer writes about natural
sights, more than while describing the person and increasing the most at analysing
mood of characters in the works. That is essential to contribute to create Nguyen
Hongs stype in Vietnam literrature. This meaning also explain that the writer have
produced those heartfelt words, thanks to the own heating power in his sentences.

(a) cao học 14, chuyên ngành văn học việt nam, trờng đại học vinh.


×