Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tính chất hỗn dung thể loại của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.89 KB, 6 trang )




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 3B-2008


25
Tính chất hỗn dung thể loại
của tiểu thuyết chơng hồi chữ Hán Việt Nam

Vũ Thanh Hà
(a)


Tóm tắt. Bài viết này nghiên cứu Tính chất hỗn dung thể loại của tiểu thuyết
chơng hồi chữ Hán Việt Nam. Đây là hiện tợng một thể loại lớn, dung chứa nhiều
thể loại nhỏ khác, dấu vết của việc cha tách bạch thành các thể loại văn học khác
nhau để đảm nhiệm những chức năng đặc thù của từng thể loại.

1. Thể loại văn học là dạng thức của
tác phẩm văn học, đợc hình thành và
tồn tại tơng đối ổn định trong quá
trình phát triển lịch sử của văn học, thể
hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ
chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại
hiện tợng đời sống đợc phản ánh và
về tính chất của mối quan hệ của nhà
văn đối với các hiện tợng đời sống ấy.
Thể loại văn học trong bản chất phản
ánh những khuynh hớng phát triển
vững bền của văn học. Thể loại văn học


luôn vừa mới, vừa cũ, vừa ổn định, vừa
biến đổi. Trong những giai đoạn phát
triển lịch sử của văn học, có những thể
loại luôn đảm bảo tính hạt nhân ổn
định, đồng thời thu hút các thể loại
khác để tạo nên khả năng phản ánh lớn
hơn.
Thể loại tiểu thuyết chơng hồi chữ
Hán Việt Nam đợc xem là một hiện
tợng độc đáo của văn học Việt Nam
trung đại. Ngoài tính nguyên hợp (Văn
- Sử - Triết bất phân), tính hòa đồng
bút pháp, tiểu thuyết chơng hồi chữ
Hán Việt Nam còn là một môi trờng
dung chứa nhiều thể loại văn học khác.
Biểu hiện rõ nhất là sự cha tách bạch
rõ ràng giữa bút pháp văn chơng nghệ
thuật nghệ thuật và khoa học lịch sử,
sự đan xen giữa văn xuôi và các thể loại
văn học khác nh thơ, bao gồm thơ tứ

tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ trờng
thiên, phú, câu đối, Ngoài ra còn có
các thể loại văn học mang chức năng
nh: minh, th, sớ, chiếu, biểu, hịch,
văn sách, sắc phong vốn không thuộc
các thể loại văn chơng nghệ thuật, đều
có trong hầu hết các tác phẩm tiểu
thuyết chơng hồi chữ Hán Việt Nam.
2. Theo chúng tôi, văn học Việt

Nam trung đại có những tác phẩm tiểu
thuyết chơng hồi viết bằng chữ Hán
sau: Hoan Châu ký của Nguyễn Cảnh
Thị (thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh ở
châu Hoan cổ soạn)
1
; Hoàng Việt long
hng chí do Ngô Giáp Đậu biên soạn
2
;
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia
văn phái
3
; Nam triều công nghiệp diễn
chí do Nguyễn Khoa Chiêm soạn
4
; Việt
Lam xuân thu do Vũ Xuân Mai soạn, Lê
Hoan nhuận sắc
5
: Tây Dơng Gia Tô bí
lục do Phạm Ngộ Hiên - Nguyễn Hòa
Đờng - Nguyễn Bá Am - Trần Trình
Hiến soạn
6
; Trùng Quang tâm sử do
Phan Bội Châu soạn
7
.
Qua thống kê, có đến 28 thể loại

khác có mặt trong các tiểu thuyết
chơng hồi chữ Hán Việt Nam đợc
nghiên cứu. Bao gồm: Thơ (2 câu, tứ
tuyệt, thất ngôn bát cú), đối ngẫu,
minh, phú, cáo, th, chiếu, biểu, phổ,
văn bia, sắc phong, kim sách, chế, văn


Nhận bài ngày 04/01/2008. Sửa chữa xong 16/6/2008.




Vũ Thanh Hà Tính chất hỗn dung chữ Hán Việt Nam, TR. 25-30


26
tế, tán, khải, cáo, sấm ngữ, dụ, hịch,
hành, ca dao, ngạn ngữ, đồng dao, địa
chí, sách văn, hát, sớ. Tuy nhiên, việc
vận dụng các thể loại trong một tiểu
thuyết cụ thể không đều nhau. Có tác
phẩm vận dụng đến 60 bài thơ thất
ngôn bát cú, có tác phẩm chỉ có 2 bài.
Tính chung trong 6 tác phẩm, có 150
câu đối ngẫu, 142 bài thơ hai câu, 53
bài thơ tứ tuyệt, 70 bài thơ thất ngôn
bát cú, 1 bài thơ ngũ ngôn, minh 2 bài,
14 bài (hoặc đoạn) phú, 2 bài cáo, 23
bức th, 5 bản chiếu, biểu 5, 1 bài phổ,

3 bài văn bia, 4 sắc phong; kim sách,
chế, hành, sớ, sách văn, địa chí, ngạn
ngữ, mỗi loại 1 bài; văn tế 2 bài, tán 2
bài, khải 4 bài, 2 tờ cáo thị, 2 câu sấm
ngữ, 2 tờ dụ, hịch 3 bài, ca dao 2 bài,
đồng dao 2 bài, hát 5 bài.
Việc xuất hiện đan xen các thể loại
nhỏ (văn học nghệ thuật và văn học
chức năng) trong tiểu thuyết chơng hồi
là một trong những đặc điểm để phân
biệt giữa một bên là tác phẩm lịch sử và
một bên là tác phẩm văn học. Vận dụng
hợp lý các thể loại khác trong một thể
loại lớn nh tiểu thuyết chơng hồi thể
hiện mục đích của các tác giả là viết
văn chứ không phải chép sử. Về phơng
diện văn bản, có thể coi đây là dấu hiệu
của hiện tợng liên văn bản. Việc đặt
hai câu đối ngẫu ở đầu các hồi để khái
quát nội dung và hai câu thơ có ý đánh
giá, bình luận ở cuối hồi đã tăng thêm
tính hấp dẫn của sự kiện đợc phản
ánh. Chính điều này tạo nên một nét
đặc trng của thể loại tiểu thuyết
chơng hồi nói chung và tiểu thuyết
chơng hồi chữ Hán Việt Nam nói
riêng.
3. Biểu hiện thứ hai của tính chất
hỗn dung thể loại chính là sự giao thoa
giữa một ký sự lịch sử với một tiểu

thuyết chơng hồi. Ngay việc gọi chúng
là thể loại sử hay văn cũng là một vấn
đề đang còn nhiều ý kiến khác nhau,
chứ cha nói đến chuyện chúng là tiểu
thuyết chơng hồi hay là ký sự lịch sử.
Xin đơn cử những ý kiến khác nhau của
các nhà nghiên cứu trong việc nhận
diện đặc trng thể loại của một tác
phẩm cụ thể. Với Hoàng Lê nhất thống
chí chẳng hạn, tác giả Nguyễn Lộc cho
rằng: Không thể gọi Hoàng Lê nhất
thống chí là tiểu thuyết lịch sử đợc,
mà phải gọi nó là một tác phẩm ký sự
mới đúng và nhấn mạnh thêm Quả
thật nếu Hoàng Lê nhất thống chí
không phải là một ký sự lấy việc ghi
chép một cách trung thực, chính xác các
sự kiện, con ngời và năm tháng làm
trọng tâm, mà là một tiểu thuyết, cho
dù là tiểu thuyết lịch sử đi nữa, thì chắc
chắn với nhiều ngời viết và viết ở
những thời điểm khác nhau nh thế
khó có thể nhất quán đợc[3, 240-241].
Trần Đình Sử cho rằng: Văn học Việt
Nam trung đại có ba bộ tiểu thuyết
chơng hồi, viết bằng chữ Hán. Đó là bộ
Nam triều công nghiệp diễn chí, còn gọi
là Việt Nam khai quốc chí truyện gồm 8
quyển do Nguyễn Khoa Chiêm, tớc
Bảng trung hầu soạn vào năm 22 đời

chúa Minh Vơng 1719 ở đàng Trong.
Tây Dơng Gia Tô bí lục gồm 9 quyển
do tác giả Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa
Đờng, Nguyễn Bá Am, Trần Trình
Hiến soạn và Hoàng Lê nhất thống chí
của Ngô Gia văn phái[9, 300]. Trong
công trình Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán
Việt Nam, tác giả Trần Nghĩa đã tuyển
chọn đợc 37 tác phẩm, trong đó có
Hoàng Lê nhất thống chí. Trong câu mở
đầu cho bài viết Tính cách điển hình
trong Hoàng Lê nhất thống chí, nhà
nghiên cứu Đỗ Đức Dục đã khẳng định:
Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 3B-2008


27
tiểu thuyết lịch sử hiện thực chủ nghĩa
vẽ lên một cách chân thực và sinh động
bức tranh xã hội - chính trị rộng lớn
thời Lê mạt[1, 57]. Trong tác phẩm
Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại
những vấn đề văn xuôi tự sự, Nguyễn
Đăng Na cho rằng: Có thể nói Hoàng
Lê nhất thống chí là tiểu thuyết đầu
tiên phá bỏ lối kể chuyện theo trình tự

thời gian[4, 90]. Nhà nghiên cứu B. L.
Riptin đã đa ra một thuật ngữ khác:
Nh chúng tôi nghĩ, có lẽ hợp hơn cả là
dùng thuật ngữ tiểu thuyết - biên niên
sử để giải thích bản chất thể loại của
tác phẩm này[8, 40] và trong công
trình nghiên cứu của mình, Riptin gọi
Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết.
Phải chăng nên theo ý kiến của tác giả
Đặng Thanh Lê: Có lẽ nên trở về với
quan niệm của ngời xa về thể loại, về
tính chất thể loại. Cần tránh cách làm:
lấy tính chất của thể loại ngày nay đo
đạc tác phẩm ngời xa[2, 12]. Còn
theo ý kiến của Trần Nho Thìn: Những
ý kiến khác nhau của một số nhà
nghiên cứu về bản chất thể loại của
Hoàng Lê nhất thống chí là một ví dụ về
sự không thích hợp của hớng tiếp cận
hiện đại hoá. Ngời thì bảo đây là tiểu
thuyết chơng hồi, ngời thì cho đây là
truyện sử, ngời thì nói đó là "ký sự
lịch sử" và có lẽ không có ý kiến nào có
cơ hội giành u thế bởi lẽ đơn giản đây
là "chí" nh chính ngời xa gọi, một
thể loại văn xuôi có tính nguyên hợp
của thời trung đại cần đợc khảo sát
trong tính hệ thống của nó là thể chí.
Và thể chícũng nh các khái niệm
truyện, sử, thi, phú, truyền

kỳ, lại là những khái niệm vùng của
văn học trung đại rất khó lồng ghép vào
ba loại hình tự sự, trữ tình, kịch
của phơng Tây[10, 20]. Với việc chọn
Hoàng Lê nhất thống chí để đa vào
tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam,
tác giả Trần Nghĩa đã khẳng định đặc
trng thể loại của tác phẩm này. Trần
Nghĩa cho rằng: Về phơng diện nghệ
thuật, có thể chia tiểu thuyết chữ Hán
Việt Nam ra thành hai nhóm: nhóm lấy
việc tả thực làm chính, gồm tiểu thuyết
lịch sử, tiểu thuyết bút ký, du ký; và
nhóm lấy việc h cấu làm chính, gồm
tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết chí
quái, tiểu thuyết công án, tiểu thuyết
diễm tình[5, 37]. Và

Hoàng Lê nhất
thống chí, các tác giả đã biết kết hợp
sử với văn một cách hợp lý, làm cho
tác phẩm tuy thực mà h, tuy h mà
thực, nhờ vậy đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ,
có thể sánh ngang các bộ tiểu thuyết
lịch sử u tú của các nớc trong cùng
khu vực[5, 37]. Hoan Châu ký lại là sự
kết hợp giữa một nội dung của một cuốn
gia phả với hình thức tác phẩm tiểu
thuyết chơng hồi. Tính chất liệt truyện
của tác phẩm này thể hiện một cách

đậm đặc trong tác phẩm khi tác giả của
nó say sa đề cao công tích của các
nhân vật thuộc họ Nguyễn ở đất Châu
Hoan cổ bằng những đoạn liệt kê đầy
đủ tên tuổi từng chi phái trong dòng tộc
và những đoạn kể có đầu có đuôi về
thế thứ tông phái. Mục đích các tác giả
họ Nguyễn là muốn chép về một gia tộc
có tám đời nhân nghĩa, bốn lớp trung
cần là những ngời đã từng làm rạng
rỡ ông cha, tạo phúc cho con cháu[6,
10].
Sẽ là cực đoan nếu cứ nhất nhất
khẳng định đặc trng thể loại của một
tác phẩm văn học cổ khi bản thân
chúng mang tính hỗn dung thể loại.
Hơn nữa, gọi chúng là thể loại gì cũng
là do cách nhìn nhận của từng ngời và
tùy thuộc vào điểm nhìn của ngời
nghiên cứu khi đứng trên quan điểm
trung đại hay hiện đại.



Vũ Thanh Hà Tính chất hỗn dung chữ Hán Việt Nam, TR. 25-30


28
4. Thể loại tiểu thuyết chơng hồi
chữ Hán Việt Nam đợc xem là có

nhiều trang liệt truyện về các nhân vật
nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Đây
cũng chính sự pha trộn thể loại liệt
truyện vào những tác phẩm tiểu thuyết.
Biểu hiện dễ nhận thấy chính là việc
các tác giả vẫn dừng lại để giới thiệu về
nhân vật mình đang kể, nhằm giúp
ngời đọc dễ dàng hình dung về nhân
vật, tiện theo dõi diễn biến của câu
chuyện. Kiểu nh Lại nói về bảy viên
phụ chính này. Khang Quận công
Hoàng Quận công Tứ Xuyên
hầu[6, 538] hoặc Mọi ngời đều reo
mừng hởng ứng,và cùng nhìn về phía
kẻ mới nói, thì ra đó là viên Biện lại của
đội Tiệp bảo tên là Bằng Vũ. Gã Bằng
Vũ này là ngời huyện[6, 542], hoặc
nh Nguyễn Khản ngời làng Tiên
Điền[6, 554], ở ấp Tây Sơn có ngời
họ Nguyễn tên là Văn Nhạc, tổ tiên
nguyên là ngời Nghệ An[6, 573],
An Tĩnh hầu có con tên là Nguyễn
Hoàng, bản tính thông minh mẫn
tiệp[6, 152], Lại nói năm ấy, Thanh
Đô vơng Trịnh Tráng xuống lệnh mở
khoa thi chọn học trò. Bấy giờ có ngời
học trò quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc
Sơn, phủ Tĩnh Gia là Đào Duy Từ, tên
hiệu là[6, 221], Lại nói Tống thị
nguyên là con gái của cai cơ Mậu Lễ

hầu sinh đợc ba con trai[6, 262],
Lại nói bấy giờ ở Bắc triều có viên cựu
thần là Lại bộ thợng th Tả đô đốc
Trạc quận công, ngời xã Thổ Sơn,
huyện An Lão xứ Hải Dơng[6, 361],
Lại nói đến năm Thống Nguyên (1522-
1527) có Mạc Đăng Dung ngời làng Cổ
Tế nổi lên cớp ngôi[6, 21], Ngời
con trai cả là Cảnh Quế (mẹ họ Phạm,
con gái của Lai quận công) lấy Trịnh
Thị Ngọc Loan, con gái [6, 133], Hiền
Vơng (chúa Hiền), tên húy là Phúc
Tần, con thứ hai của Thợng
Vơng[7, 106], Lại nói Nguyễn Văn
Nhạc ngời ấp Tây Sơn huyện Phù Li
phủ Quy Nhơn:[7, 111], Bấy giờ viên
Đội trởng quân hầu vào báo có ngời
nghĩa dân là Phan Văn Triệu xin vào
yết kiến. Triệu ngời ấp Bảo An trấn
Vĩnh Long[7, 181], Lại nói Trần
Thiêm Bình nguyên là cháu của Trần
Thánh Tông, con của Thiêm Minh[7,
376], Lại nói Giản Định nguyên là con
Trần Nghệ Tông; Quý Khoáng là cháu
của Giản Định"[7, 474], Lại nói kẻ
vén màn sụp lạy Lê Lợi chính là
Nguyễn Trãi, ngời Nhị Khê, huyện
Thợng Phúc[7, 537]. v. v
Những tác phẩm nh Hoan Châu
ký, Việt Lam xuân thu, Hoàng Lê nhất

thống chí chính là những liệt truyện
về những ngời tiêu biểu của dòng họ.
Nếu Hoan Châu ký là trang liệt truyện
về những ngời thuộc dòng họ Nguyễn
Cảnh ở Châu Hoan, giai đoạn anh em
nhà Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến
chống quân Minh thì Việt Lam xuân
thu chính lại là liệt truyện về ngời anh
hùng Lê lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
Trong khi đó, Hoàng Lê nhất thống chí
là liệt truyện về các đời chúa Trịnh, các
đời vua cuối cùng của nhà Lê, về vị anh
hùng áo vải Quang Trung. Nh trên đã
nói, đấy là một cách nhận thức khác về
lịch sử, về những nhân vật lịch sử.
Không chỉ là sự đề cao dòng dõi chính
thống theo một quan niệm cố hữu của
Nho giáo mà chính là vì các tác giả tiểu
thuyết chơng hồi muốn dùng một lối
kể khác với chính sử để đem đến cho
ngời đọc những câu chuyện về những
nhân vật quan trọng của lịch sử nớc
Nam. Một trong những thành công của
tiểu thuyết chơng hồi chữ Hán Việt
Nam là đã khắc họa đợc những hình
tợng các anh hùng dân tộc nh Lê Lợi



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 3B-2008



29
(Việt Lam xuân thu), Quang Trung
(Hoàng Lê nhất thống chí), Trần Quý
Khoáng (Trùng Quang tâm sử) ; hình
tợng các văn thần, võ tớng nh Lê
Thiện, Nguyễn Trãi (Việt Lam xuân
thu), Nguyễn Hữu Dật, Đào Duy Từ,
Nguyễn Hữu Tiến (Nam triều công
nghiệp diễn chí), Ngô Văn Sở, Ngô Thì
Nhậm (Hoàng Lê nhất thống chí), Võ
Tánh, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng,
Bùi Thị Xuân (Hoàng Việt long hng
chí) , kể cả hình tợng các nhân vật
phản diện nh Hồ Quý Ly, Trơng Phụ
(Việt Lam xuân thu), Nguyễn Hữu
Chỉnh, Tôn Sĩ Nghị (Hoàng Lê nhất
thống chí) v.v
Trong môi trờng văn học trung
đại, tiểu thuyết chơng hồi chữ Hán
Việt Nam thờng cha tách bạch để
đảm trách những nhiệm vụ riêng biệt
nh trong văn học sau này. Đấy chính
là chỗ phức tạp và khó khăn cho ngời
nghiên cứu văn học trung đại. Nhng
nếu nghiên cứu tiểu thuyết chơng hồi
chữ Hán Việt Nam trên quan điểm của
văn học vùng trong tính hỗn dung
thể loại một cách sinh động, chúng ta

sẽ tránh đợc những nhận định áp đặt,
khiên cỡng. Hy vọng chúng ta sẽ trở
lại vấn đề này trong một dịp khác, ngõ
hầu tìm hiểu sâu hơn những giá trị còn
ẩn chứa trong loại hình văn học này.


Chú thích:
(1) Trần Nghĩa (Chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, (tập III), NXB Thế giới,
Hà Nội, 1997.
(2) Trần Nghĩa (Chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, (tập IV), NXB Thế giới,
Hà Nội, 1997.
(3), (4) Trần Nghĩa (Chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, (tập III), NXB Thế
giới, Hà Nội, 1997.
(5) Trần Nghĩa (Chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (tập IV), NXB Thế giới,
Hà Nội, 1997.
(6) Tây Dơng Gia Tô bí lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981.
(7) Trơng Thâu, Phan Bội Châu toàn tập (tập 4), NXB Thuận Hoá - Trung tâm Văn hoá
ngôn ngữ Đông Tây, 2001.



Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Đức Dục, Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí, Tạp chí Văn
học, số 9, 1968.
[2] Đặng Thanh Lê, Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ
khu vực, Tạp chí Văn học, số 1, 1992.
[3] Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX), (Tái
bản) NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.

[4] Nguyễn Đăng Na, Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại, những vấn đề văn xuôi
tự sự, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
[5] Trần Nghĩa (Chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 1, NXB Thế
giới, Hà Nội, 1997.



Vũ Thanh Hà Tính chất hỗn dung chữ Hán Việt Nam, TR. 25-30


30
[6] Trần Nghĩa (Chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 3, NXB Thế
giới, Hà Nội, 1997.
[7] Trần Nghĩa (Chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 4, NXB Thế
giới, Hà Nội, 1997.
[8] B. L. Riptin, Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn
Đông (Chu Nga dịch), Tạp chí Văn học, số 2, 1984.
[9] Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội, 2005.
[10] Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dới góc nhìn văn hoá, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2003.


Summary

The mixed genre characteristics of chapter novel in
vietnamese - chinese

This writing studies Mixed genre characteristics of chapter novel in
Vietnamese - Chinese. This is a phenomenon of a huge genre, containing other

several small genres, trace of unclear-cut into other literature genres to under-take
peculiar functions of each genre.


(a)
Trờng THPT Đông Sơn I, Thanh Hóa.



×