Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Lý giải một số tập quán của người H''''Mông ở Việt Nam theo quan điểm địa lý" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.58 KB, 6 trang )




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4A-2007

19
Lý giải một số tập quán của ngời H'mông
ở việt nam Theo quan điểm địa lý


Đào Khang

Tóm tắt. Ngời H'Mông đến Việt Nam muộn hơn một số dân tộc ít ngời khác và
sống tách biệt trên núi cao nên các tập quán của ngời H'Mông ít có sự pha trộn. Các
nét đặc trng nhất của ngời H'Mông ở Việt Nam là: hay di c tự do; luôn thể hiện sự
hớng về cội nguồn; trồng cây anh túc, chế luyện thuốc phiện và sử dụng tài nguyên
rừng rất lãng phí.
Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu và lý giải một số tập quán của ngời
H'Mông ở Việt Nam.

I. Đặt vấn đề
Dân tộc H'Mông đã đợc cán bộ
Viện Bảo tàng Dân tộc học và một số
tác giả thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu,
đề cập đến nh nhà báo Hữu Thọ, nhà
dân tộc học Nguyễn Văn Huy, nhà sử
học Hoàng Lân Những bí ẩn về một
tộc ngời có nguồn gốc xa xôi, lịch sử bi
hùng, một thời gắn với chốn thâm sơn
cùng cốc, phá rừng làm rẫy, canh tác
cây anh túc trên các dải núi cao Bắc Bộ


và Thanh - Nghệ, nay đã có một bộ
phận di c vào Tây Nguyên đang rất
cần đợc tiếp tục nghiên cứu.
II. Nghiên cứu và lý giải
một số tập quán của ngời
H'Mông ở Việt Nam
2.1. Ngời H'Mông và lịch sử
chuyển c vào Việt Nam
Vào thế kỷ VII trớc Công nguyên,
có một cộng đồng đợc nói đến trong
cụm từ Tam Miêu, ngời Hán đặt ra để
chỉ tộc ngời trồng lúa nớc trên ruộng.
H'Mông là do tộc ngời này tự gọi, có
nghĩa là ngời". Tam xuất xứ từ 3 màu
trang phục Hồng, Bạch, Thanh, Miêu
nghĩa là "mầm" đợc viết bằng bộ
"thảo" đặt trên chữ "điền".
Ngời H'Mông sinh sống tại nhiều
quốc gia: Trung Quốc 7.383.622 ngời
(0,65% dân số, theo tổng điều tra dân số
TQ năm 1990); Lào khoảng 313 ngàn
ngời (6,1% dân số); Thái Lan 124 ngàn
ngời (0,21% dân số); Mianma 2.656
ngời (0,01% dân số); Việt Nam 787.604
ngời (1% dân số, theo Tổng điều tra
dân số năm 1999). Ngoài ra còn có gần
20 vạn ngời H'Mông sống rải rác ở
khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, trong đó, ở Mỹ là 170.000
ngời; Pháp 15.000 ngời; Guyana

1.800 ngời; Australia 1.600 ngời;
Canada 1.200 ngời; Arhentina 250
ngời; New Zeelan 150 ngời.
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi
về nguồn gốc ngời H'Mông ở Việt Nam,
nhng nhìn chung tơng đối thống nhất
là đến từ 2 nguồn:
- Nguồn đến từ Trung Âu
Nhiều ngời H'Mông ở Mèo Vạc, Hà
Giang có mắt xanh, tóc vàng, da trắng
nh ngời Châu Âu. Theo F. M. Savina
trong Lịch sử dân tộc Mèo (1924) thì
một bộ phận ngời H'Mông có quê
hơng cổ đại ở Trung Âu, trên cao
nguyên Inan và vùng Caucase, di c
qua Sibir, lu vực sông Hoàng Hà, đến
Việt Nam từ 300 năm trớc.

Nhận bài ngày 22/11/2007. Sửa chữa xong 11/01/2008.




Đào Khang ngời H'mông ở việt nam Theo quan điểm địa lý, tr. 19-24

20
- Nguồn đến từ Trung Quốc
Nguồn đến từ Trung Quốc là hậu
duệ của những ngời H'Mông cổ đại ở
Trung Nguyên từ thời Xuân Thu chiến

quốc, bị xua đuổi suốt từ đời nhà
Thơng đến tận nhà Thanh. Mộ ông
vua H'Mông cuối cùng ở Trung Quốc là
Trơng Tu Mi hiện còn ở thành phố
Quý Dơng, tỉnh Quý Châu. Tộc ngời
này phải phiêu bạt nhiều phơng, trong
đó có một bộ phận từ tỉnh Hồ Nam, trên
vùng đất giữa hồ Bành Lãi và Động
Đình đã chạy về Việt Nam.
Một số tài liệu nói rằng ngời
H'Mông có nguồn gốc từ dân tộc Sáng.
Dân tộc này chia thành các nhánh Dao,
H'Mông, Hán, Tạng. Ngời Dao và
ngời H'Mông có quan hệ gần hơn,
cùng vào Việt Nam, đợc tách làm hai
vào khoảng thế kỷ VII - IX. Từ thế kỷ
IX - XVI, ngời H'Mông di c sang miền
Tây Nam Trung Quốc. Thế kỷ XVII,
ngời H'Mông nổi dậy chống triều đình
trung ơng nhng thất bại ở lu vực
sông Hoàng Hà. (Mộ ông vua H'Mông
cuối cùng Trơng Tu Mi hiện còn ở
thành phố Quý Dơng, Quý Châu,
Trung Quốc). Từ đó, ngời H'Mông lần
theo núi cao về Đông Nam á và đến
Việt Nam vào các thời điểm cách đây
trên 300 năm, 200 năm và 150 năm
bằng 2 ngả đờng: ngả thứ nhất qua Hà
Giang, tập trung ở Mèo Vạc; ngả thứ
hai qua Lào Cai. Có tài liệu nói là ngời

H'Mông vào Việt Nam vào các thời Nhà
Minh, Nhà Thanh, sau khi phong trào
Thái bình thiên quốc thất bại.
ở Việt Nam, H'Mông có nhiều tên
gọi khác. Khi phiên âm chữ Miêu, ngời
xa đọc thành Mieo, quen gọi thành
Mèo. Ngời xứ Nghệ phát âm thành
Mẹo. Ngời H'Mông ở Việt Nam có 4
nhóm:
- H'Mông Đơ (H'Mông, Mèo, Mán
Trắng).
- H'Mông Lềnh (H'Mông, Mèo Hoa,
H'Mông Sỹ).
- H'Mông Đen (có nơi gọi là H'Mông
Đỏ).
- H'Mông Súa (H'Mông Hán).
Ngời H'Mông sinh sống ở miền núi
các tỉnh phía Bắc, giới hạn cuối cùng là
Nghệ An, không kể số di dân vào Tây
Nguyên gần đây.
2.2. Lý giải một số tập quán của
ngời H'Mông ở Việt Nam
Ngời H'Mông ở Việt Nam có nhiều
tập quán khác hẳn với các dân tộc khác.
Qua nghiên cứu và qua thực tế chung
sống với ngời H'Mông, chúng tôi xin
trao đổi, lý giải một số trong nhiều tập
quán rất riêng đó.
2.2.1. Ngời H'Mông hay di c tự do
Đây là tập quán rất đặc trng của

ngời H'Mông. Tập quán này hình
thành và kéo dài cho đến tận ngày nay
là do những nguyên nhân sau:
- Ngời H'Mông đến Việt Nam khi
các thung lũng màu mỡ đã có chủ. Có
thể vì sợ đụng chạm hoặc sợ bị đồng hóa
với các tộc ngời khác nên họ cứ lần
theo đỉnh núi cao mà đi - sống - đi cho
đến tận ngày nay. Điểm dừng cuối cùng
là miền núi Nghệ An (sau khi phần lớn
đã qua Lào). Tuy vậy, họ vẫn giữ tập
quán du canh du c cho đến khi còn có
thể. Họ không đi tiếp về phía Nam
Nghệ An là do khí hậu vùng núi Hà
Tĩnh không còn phù hợp với họ (vì độ
cao của vùng núi ở đây không lớn nên
nền nhiệt cao).
- Trên đờng di dời, lúc đầu ngời
H'Mông lợi dụng những đám cháy rừng
vốn vẫn xẩy ra trong tự nhiên, nhất là
vào mùa khô, mùa hay di chuyển của
họ, để gieo trồng. Dân số tăng lên, nhu
cầu lơng thực thực phẩm tăng theo, họ



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4A-2007

21
đốt thêm rừng bên cạnh các đám cháy.

Đất bạc màu dần, họ du canh đến vùng
đất mới. Diễn thế sản xuất lơng thực -
du c: núi cao sờn dốc + ma nhiều


đất sớm bạc màu

sản lợng giảm,
lơng thực không đủ

cần những vùng
đất mới màu mỡ hơn

du canh du
c.
- Một loại cây trồng quan trọng của
ngời H'Mông dùng để lấy nhựa chế
luyện thuốc phiện là cây anh túc, cần
trồng trên rẫy mới đốt lần đầu. Vì vậy
ngời H'Mông luôn cần rẫy mới. Diễn
thế sản xuất thuốc phiện - du c: trồng
cây anh túc

nơng rẫy giảm dinh
dỡng

rẫy cũ trồng lúa, hoa màu,
rau quả

thiếu rẫy mới trồng anh túc


phát rẫy mới

du canh

du c.
- Một nguồn sống rất quan trọng
của ngời H'Mông trớc đây là thú
rừng. Săn bắn, bẫy thú đem lại nguồn
lợi nhanh nên rất đợc chú trọng. Đàn
ông H'Mông phải biết làm và sử dụng
súng, nỏ. Bầy thú cạn dần nên họ dời
bản đến nơi có nhiều thú hơn. Diễn thế
săn bắt - du c: săn bắt nhiều

bầy
thú giảm

tìm bãi săn mới

du c.
- Quá trình thuần hóa, chăn nuôi
phát triển. Vật nuôi cho thực phẩm dồi
dào (trâu, bò), phơng tiện vận tải
(ngựa), đồ cúng ma (lợn, gà) nhng lại
phá nơng rẫy nên ngời H'Mông
chuyển nơng rẫy ra xa bản. Nguồn
thức ăn cho gia súc cạn dần, họ phải
chuyển gia súc đến bãi chăn thả mới,
sau đó chuyển bản đến gần bãi chăn

thả. Diễn thế chăn thả - du c: vật nuôi
phá nơng rẫy

chuyển bãi chăn thả
ra xa nơng rẫy

bãi chăn thả cạn
thức ăn

tìm bãi chăn thả mới

du
c.
- Khi di dời, ngời H'Mông mang
theo thuốc phiện, công cụ lao động, đồ
dùng sinh hoạt, các loại hạt giống, vật
nuôi, lơng thực (không còn nhiều). Đến
nơi mới, thuốc phiện có giá trị trao đổi
cao lấy lơng thực với các dân tộc khác
nên an ninh lơng thực đợc bảo đảm.
Vì vậy ngời H'Mông ít gặp khó khăn
ban đầu hơn một số dân tộc khác cũng
có tập quán du c. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân tạo ra tập quán
hay di c của ngời H'Mông.
- Việc chuyển c của ngời H'Mông
đợc tiến hành vào mùa khô. Trớc khi
muốn chuyển đến vùng mới, ngời
H'Mông cử một số ngời khỏe mạnh
trong gia đình đến trớc, làm nhà tạm,

phát rẫy, trồng lơng thực. Đến mùa
thu hoạch mới chuyển cả nhà đến và
làm nhà mới. Vùng đất mới đợc chọn
bao gồm đất phát rẫy và đất lập bản
mới, không quá gần nhau để tránh sự
phá hoại của gia súc nhng cũng không
quá xa nhau để tiện đi về. Vùng đất mới
đợc chọn phải hội tụ đủ sự thuận lợi
cho cả sản xuất và c trú về chất đất,
độ dốc, nguồn nớc, hớng phơi của
sờn núi Diễn thế chuyển c: những
ngời khoẻ mạnh đến khu rừng mới


chọn đất làm nhà, đất phát rẫy

làm
nhà, phát rẫy

trồng sẵn cây lơng
thực, rau quả

đa cả nhà đến.
- Ngoài ra, việc di c tự do của
ngời H'Mông còn do hiềm khích với các
tộc ngời khác, do chiến tranh, dịch
bệnh hoặc muốn tìm nơi c trú mới có
điều kiện sống tốt hơn.
Trớc đây, ngời H'Mông chỉ di dời
trong nội tỉnh, nội vùng hay sang nớc

bạn. Ngày nay họ còn vào tận Tây
Nguyên, làm thay đổi cơ cấu địa bàn c
trú các dân tộc ít ngời ở Việt Nam.
2.2.2. Ngời H'Mông rất coi trọng
ngời cùng huyết thống



Đào Khang ngời H'mông ở việt nam Theo quan điểm địa lý, tr. 19-24

22

Ngời H'Mông không kết hôn với
ngời cùng xênh (dòng họ) cho dù c trú
rất xa nhau. Điều này góp phần tạo ra
những thế hệ khoẻ mạnh, chống chịu
mọi trở ngại của tộc ngời sống nơi rẻo
cao lại hay di chuyển chỗ ở.
Ngời H'Mông ít khi kết hôn với
ngời dân tộc khác để tránh sự ràng
buộc mỗi khi di dời. Họ sẵn sàng di dời
đến ở với ngời cùng xênh để có đông
anh em, làm cho bản ngời H'Mông đôi
khi có số dân thay đổi rất nhanh trong
thời gian ngắn.
Ngời H'Mông thờng sống theo chế
độ gia đình lớn gồm nhiều thế hệ. Khi
ngời chồng chết, nếu vợ của ngời chết
đồng ý, ngời anh hay em trai có thể lấy
làm vợ. Hỏi về tục này, già làng giải

thích rằng: để con của ngời quá cố
không bị khổ khi vợ đi lấy chồng khác
mang theo con. Cuộc sống hay di
chuyển cực khổ, trẻ nhỏ cần đợc chăm
sóc bởi chính ngời ruột thịt.
2.2.3. Ngời H'Mông luôn thể hiện
sự hớng về cỗi nguồn
2.2.3.1. Tục mặc váy áo đàn bà cho
ngời chết
Khi chôn cất ngời chết, ngời
H'Mông mặc váy áo đàn bà đã bị xé
rách cho thi thể dù ngời chết là đàn
ông hay đàn bà và bắn súng tiễn đa
ngời chết. Tập tục này có thể liên quan
đến quá khứ tranh giành quyền lực và
đất đai với các tộc ngời khác. Bắn súng
để xua đuổi kẻ thù. Hoá trang phụ nữ
để tránh sự trả thù của đối phơng đối
với chiến binh H'Mông. Quần áo bị xé
rách để tránh bị cớp làm chiến lợi
phẩm và / hoặc để cải trang, chuyện
thờng xẩy ra trong các cuộc chiến.
2.2.3.2. Đúc lỡi cày to bản
Lỡi cày của ngời H'Mông to bản,
phù hợp với sản xuất lúa nớc hơn là
canh tác nơng rẫy trên đất dốc lổn
nhổn đá và rễ cây. Những lỡi cày này
ngày nay tuy còn ít nhng ngời
H'Mông vẫn sử dụng vào những địa
hình khả dĩ nhất. Những chiếc cày loại

này đợc bảo quản ngoài chức năng sản
xuất còn đợc coi nh là tài sản truyền
thống của gia đình.
Nguyên nhân có thể là do sự tởng
nhớ tổ tiên từng sống ở đồng bằng với
nghề trồng lúa (bộ "thảo" trong chữ
Miêu) trên ruộng nớc (chữ "điền" trong
chữ Miêu) nh đã nói ở trên.
2.2.4. Ngời H'Mông ở nhà trệt làm
bằng gỗ Pơmu
Ngời H'Mông ở nhà trệt trong khi
nhiều dân tộc khác ở miền núi Việt
Nam ở nhà sàn. Nguyên nhân có thể là
do:
- Ngời H'Mông sống trên núi cao,
gió mạnh và lạnh, có thói quen không
để bếp tắt lửa. Họ rất coi trọng nghề
rèn, nhà nào cũng có lò rèn. Điều kiện
đó thích hợp với nhà trệt hơn nhà sàn.
- Cuộc sống hay di dời nên ngời
H'Mông sống theo chế độ gia đình lớn.
Anh em lập gia đình rồi vẫn sống
chung. Khi số ngời trong nhà tăng lên,
phải nối nhà dài ra. Nối nhà trệt dễ hơn
nhà sàn.



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4A-2007


23
- Ngời H'Mông có tác phong
nhanh. Nhà sàn lên xuống chậm. Số
ngời trong nhà đông, bản tính dũng
mạnh, luôn có súng trong nhà nên
không sợ thú dữ tấn công. Núi cao khí
hậu trong lành ít bệnh cũng là
nguyên nhân không cần làm nhà sàn.
- Nguyên liệu làm nhà trên núi cao
của ngời H'Mông phải không mối mọt
để có tuổi thọ cao, phải mềm để dễ thi
công, phải nhẹ để dễ vận chuyển; vật
liệu lợp phải dễ chẻ và bền, có mùi thơm
dễ chịu đối với ngời nhng lại có khả
năng xua đuổi ruồi muỗi Gỗ Pơmu có
đủ các đặc tính đó. Những nơi ngời
H'Mông sống thờng sẵn gỗ Pơmu.
2.2.5. Ngời H'Mông hay trồng cây
anh túc lấy nhựa chế luyện thuốc phiện
làm hàng hoá trao đổi và chữa bệnh.
Nguyên nhân của tập quán này có thể
là do:
- Mệt mỏi, lạnh, bệnh tật luôn đồng
hành với ngời H'Mông trên đờng di
chuyển, cần một thứ để giải quyết
nhanh những thách thức đó; không thứ
gì hơn thuốc phiện. Hút thuốc phiện
vào xua tan đợc mệt mỏi, đẩy lùi đợc
giá lạnh, các bệnh thông thờng tạm
thời biến mất. Cây anh túc non là

nguồn rau xanh. Hoa anh túc nhiều
màu, đẹp, giống màu chỉ thêu váy áo
của phụ nữ Mông
- Cây anh túc chỉ bị cấm trồng từ
năm 1989. Trớc đó, nhiều tỉnh còn
giao chỉ tiêu thuốc phiện cho các hợp
tác xã ngời H'Mông nh là một thứ
thuế. Lệnh cấm đến với những dân tộc
sống biệt lập trong các khu rừng cao xa
có hiệu quả thấp và chậm.
- Cây thuốc phiện dễ trồng, thu
hoạch nhanh, sản phẩm gọn nhẹ, vận
chuyển dễ, có thể trồng ở rẫy rất xa
bản, thậm chí trên đất bạn (mặc dù ở
đâu cũng cấm trồng). Kiểm tra sản xuất
và buôn bán thuốc phiện gặp nhiều khó
khăn do địa hình hiểm trở.
- Giá trị quy thành tiền của cây
thuốc phiện cao gấp hàng chục lần các
loại cây khác, lợi nhuận buôn bán lớn,
tiêu thụ dễ dàng.
- Thuốc phiện chỉ trồng đợc trên
những vùng đất cao thoáng ẩm lạnh trở
thành mặt hàng độc quyền của những
tộc ngời sống trên núi cao nh Hà Nhì,
Dao, Mông.
- Trong quan niệm xa xa của ngời
H'Mông, quy mô sở hữu rẫy thuốc phiện
là biểu tợng sức mạnh. Thuốc phiện là
của cải trong nhà thể hiện sự giàu có.

2.2.6. Ngời H'Mông rất lãng phí
tài nguyên rừng
Do hay di dời và thiếu hiểu biết về
tài nguyên và thiếu hiểu biết về sử
dụng hợp lý tài nguyên, coi rừng do trời
sinh ra, rừng là vô tận, nên ngời
H'Mông rất lãng phí tài nguyên. Khi
làm nhà, ngời H'Mông sử dụng rất
nhiều gỗ. Các bộ phận trong ngôi nhà
đều bằng gỗ, kể cả vách (tờng nhà),
mái lợp. Điều đáng nói là mỗi khi làm
nhà, họ vào rừng, chia thành nhiều tốp,
chặt hạ rất nhiều cây, không tính toán
để tận dụng gỗ. ở Nghệ An có một ngôi
trờng 5 phòng học gồm 10 gian dài
30m, toàn bằng gỗ pơmu, kể cả vách và
mái lợp. Số gỗ này chỉ là một phần số gỗ
bỏ thừa lại trong rừng sau khi làm xong
một ngôi nhà của một gia đình ngời
H'Mông ở bản Mờng Lống, xã Tri Lễ
huyện Quế Phong. Huyện đã huy động
nhân lực đi tận thu để làm trờng cho
các cháu ở bản đó.
2.2.7. Ngời H'Mông rất thích cập
nhật thông tin. Trên núi cao sóng khỏe
nên họ thờng sử dụng rađiô, kể cả khi
đi làm nơng. Họ thờng xuyên nghe
các buổi phát thanh tiếng H'Mông, kể




Đào Khang ngời H'mông ở việt nam Theo quan điểm địa lý, tr. 19-24

24
cả các buổi phát thanh của nớc ngoài
bằng tiếng H'Mông.
Trên đây chỉ là một số trong nhiều
tập quán của ngời H'Mông ở Việt
Nam. Hầu nh các tập quán này đều
liên quan, thậm chí bắt nguồn từ tập
quán hay di c tự do của ngời H'Mông.
III. Kết luận
Những tập quán của ngời H'Mông
góp phần làm phong phú bản sắc văn
hóa các dân tộc Việt Nam. Một số tập
quán cần đợc nghiên cứu thêm để các
cơ quan chức năng có những hớng dẫn
để bảo tồn, cải tiến hay vận động từ bỏ.
Đây là việc làm khó vì các tập quán đều
có lịch sử lâu đời, đã trải nghiệm và tồn
tại đến tận ngày nay. Điều đáng quan
tâm là nhiều tập quán có liên quan đến
tập quán tiền đề: ngời H'Mông hay di
c. Giải quyết đợc vấn đề di c tự do
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện nhiệm vụ đó.
Do đặc điểm tâm lý ham hiểu biết,
cập nhật thông tin của ngời H'Mông,
ngành văn hóa thông tin cần tăng
cờng các biện pháp truyền thông bằng

tiếng H'Mông. Cần tuyên truyền phổ
biến đờng lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nớc, phổ biến các
giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi nhằm phát triển kinh tế - xã
hội để ngời H'Mông không bị kẻ xấu
lợi dụng trong bối cảnh hiện nay.

Tài liệu tham khảo

[1] Ninh Viết Giao, Địa chí huyện Tơng Dơng, NXB Khoa học Xã hội 2003.
[2] Nguyễn Văn Huy (Chủ biên), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXBGD,
2005.
[3] Huyện uỷ Kỳ Sơn, Đặc trng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở
Kỳ Sơn - Nghệ An, NXB Chính trị Quốc gia, 1995.
[4] Thái H (biên dịch), Tản mạn văn hoá phòng the Phơng Đông, Tạp chí Tri thức
trẻ, số 150 tháng 5 năm 2005.
[5] Đào Khang, Vì sao ngời Mông ở Nghệ An hay di c tự do, Kỷ yếu Hội nghị Khoa
học Ngành Địa lý, Trờng ĐHSP-ĐHQGHN, 1999, 126-129.
[6] Bùi Minh Thuận, Về nguyên nhân vấn đề di c tự do của ngời H'Mông ở Nghệ
An, Thông tin Khoa học & Công nghệ Nghệ An, 3, 2007, 40-44.
Summary

interpreting some customs of H'Mông people in Vietnam
according to geographical opinion

The H'Mông people came to Vietnam later than other ethnic minority. They live
separately in the high moutains. So their habits have a little mixture. Their specific
characteristics are: free migration, geting back to their orgins planting drug and
using the forest resources wastefully.

In this paper, we studied and interpreted some customs of H'Mông people in
Vietnam.

(a)
Khoa Địa lý, Trờng Đại học Vinh.

×