KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA
VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
IUCN Loại II (vườn quốc gia)
Địa điểm: miền Nam Việt Nam
Gần thành phố: Cà Mau
Tọa độ: 8°40′30″B, 104°47′30″Đ
Diện tích: 418,62 km²
Thành lập: 2003
Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Cà Mau
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một vườn quốc gia tại xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được thành lập theo quyết định số
142/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 7 năm 2003 trên cơ sở nâng cấp khu
bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi (thành lập theo quyết định số 194/CT,
ngày 9 tháng 8 năm 1986).
Vị trí
Vườn quốc gia này có vị trí tại mũi đất cực Nam của lãnh thổ Việt
Nam.
Tọa độ: từ 8°32′ đến 8°49′ vĩ bắc và từ 104°40′ đến 104°55′ kinh
đông.
Tổng diện tích tự nhiên: 41.862 ha, trong đó:
Diện tích phần trên đất liền: 15.262 ha.
Diện tích phần ven biển: 26.600 ha.
Phân khu chức năng trên đất liền
1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.203 ha. Thuộc tiểu khu 2 và
tiểu khu 3 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi và khu rừng phòng
hộ bãi bồi.
2. Phân khu phục hồi sinh thái: 2.859 ha. Thuộc tiểu khu 4 và
phần ven biển tiểu khu 1 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi.
3. Phân khu hành chính dịch vụ: 200 ha. Thuộc khu vực ven Rạch
Tàu, khu kênh Hai Thiện, khu Rạch Bàu Lớn và khu Rạch Mũi.
Phân khu chức năng phần trên biển
Phạm vi tính từ mép bờ biển phía tây ra phía biển, chức năng chủ
yếu của phân khu này là bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh
thái ven bờ, duy trì và nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái tự
nhiên của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, bao gồm các điểm sau:
1. Cửa Sào Lưới thuộc huyện Cái Nước. Tọa độ: Từ 104°47′30″
kinh đông và 8°48′ vĩ bắc.
2. Cách bờ biển 4.700 mét. Tọa độ: Từ 104°45′ kinh đông và 8°48′
vĩ bắc.
3. Ngoài biển. Tọa độ: Từ 104°42′ kinh đông và 8°40′ vĩ bắc.
4. Ngoài biển. Tọa độ: Từ 104°42′ kinh đông và 8°35′ vĩ bắc.
5. Ngoài biển. Tọa độ: Từ 104°48′ kinh đông và 8°33′30″ vĩ bắc.
6. Đầu rạch Trương Phi thuộc huyện Ngọc Hiển. Tọa độ: Từ
104°48′ kinh đông và 8°34′30″ vĩ bắc.
Vùng đệm
Vùng đệm của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có tổng diện tích 8.194 ha,
nằm trên địa bàn các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới thuộc huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu
1. Bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc
gia, khu vực và thế giới trên cơ sở các giải pháp khoa học, kinh
tế và xã hội để bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước vùng đất mũi
đang trong quá trình diễn thế tự nhiên.
2. Xây dựng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau để phục vụ các hoạt động
tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây dựng và
thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài
nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức năng kinh tế
của hệ sinh thái đất ngập nước.
3. Phát huy vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường, hạn chế xói lở,
thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển, để bảo vệ đời sống và sản
xuất của nhân dân các vùng đất liền, bảo vệ khu cư trú của ngư
dân ở vùng ven biển, tạo nền tảng cho quá trình phát triển bền
vững ở vùng ven biển.
4. Bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng ngập mặn,
nơi cư trú cho các loài sinh vật ở vùng ven biển, cung cấp dinh
dưỡng cho các loài thủy sản, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất
ở vùng ven biển.
5. Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp với các
mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải
thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác Lâm-Ngư
nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao lợi ích kinh tế của
những diện tích rừng ngập mặn ở vùng đệm của Vườn quốc gia.
6. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm cải thiện điều kiện sinh
sống của nhân dân
7. Góp phần củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật
tự xã hội ở vùng cực Nam của Việt Nam.
8. trong vùng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị
của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước và các phương
pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
Đa dạng sinh học
Đặc trưng của vườn quốc gia này là hệ động thực vật rừng ngập mặn.
Thực vật đặc trưng gồm: sú, vẹt, đước, mắm, tràm Động vật khu
vực vườn này đa dạng, gồm có: rùa, rắn, trăn, cua, các loại cá nước
lợ, ba khía, sóc v.v. Diện tích mặt đất của vườn quốc gia này không
ngừng được mở rộng một cách tự nhiên do hàng năm Mũi Cà Mau
lấn ra biển hàng chục mét bằng nguồn phù sa do hệ thống sông,
kênh, rạch mang đến.
VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ thành
lập ngày 14/07/2003 trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên
Đất Mũi. Đây là một khu rừng trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt
Nam trực thuộc xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Vườn
quốc gia Mũi Cà Mau có quy mô diện tích 41.862 ha, trong đó diện
tích trên đất liền 15.262 ha, diện tích ven biển 26.600 ha.
Ngoài các chứ c năng lưu giữ hệ sinh thái tự nhiên, tạo môi trườ ng
cho các hoạt động nghiên cứ u khoa học, phát trien du lịch sinh thái
như các khu bảo ton khác của nướ c ta, VQG Mũi Cà Mau cò n có mộ t
vai trò đặc biệt vı̀ đây là điem cự c Nam của to quoc.
Từ một hội thảo quốc tế về “quản lý bền vững các khu dự trữ sinh
quyển và các khu di sản thế giới tại Việt Nam” diễn ra ở Vườn Quốc
gia Nam Cát Tiên vào tháng 12/2006, ngày 19/03/2007 Ủy ban
Quốc gia UNESCO Việt Nam và Uy ban Nhân dân tı̉nh Cà Mau đã thảo
luận ve việc xây dự ng ho sơ thành lập Khu dự trữ sinh quyen the
giớ i VQG Mũi Cà Mau. Cuoi năm 2007, UBND tı̉nh Cà Mau và U y ban
quoc gia UNESCO Việt Nam đã phoi hợ p to chứ c hộ i thảo xây dự ng
khu dự trữ sinh quyển quốc tế Mũi Cà Mau lần thứ nhất.
Khu dự trữ sinh quyen Mũi Cà Mau đe xuat nam trên địa bàn 3
huyện là Ngọc Hien, U Minh và Tran Văn Thờ i, có hai vù ng lõ i, thuộ c
VQG Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ. Nơi đây có những hệ sinh thái
điển hình theo các tiêu chí của UNESCO thế giới như hệ sinh thái
rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất than bùn, hệ sinh thái biển…
Mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên
địa chất độc đáo, có giá trị bảo tồn cao, đã và đang được các tổ chức
bảo tồn quo c te quan tâm bảo vệ. Bên cạnh đó, khu dự trữ sinh
quyen Mũi Cà Mau đe xuat còn có nhieu di sản văn hóa nhân văn đặc
sac, phản ánh lịch sử hı̀nh thành và phát trien, đờ i song tâm linh của
các dân tộc cư trú trong vùng. Việc hình thành Khu dự trữ sinh
quyen Mũi Cà Mau sẽ mang nhieu ý nghı̃a quan trọ ng đoi vớ i cô ng
tác bảo ton và phát trien đờ i so ng dân cư quanh vù ng.
Trong chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học, VQG Mũi
Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng, nơi nghiên cứu ve
các loài chim nướ c ven bien củ a Việt Nam và khu vự c châu A - Thái
Bı̀nh Dương. Vườ n cũ ng có nhữ ng đặc điem độc đáo ve địa lý tự
nhiên và địa mạo, tạo nên một vùng sinh thái cửa sông, ven biển có
một không hai ở Việt Nam với những nét đặc trưng của hệ động thực
vật rừng ngập mặn.
Đã có ý kien cho rang sự đa dạng nơi đây chı̉ kém nhữ ng cánh rừ ng
ngập mặn ở Nam Mỹ. Thảm thự c vật phong phú vớ i nhieu loại cây
như đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ
và dây leo… trong đó đước là loài cây chiếm đại đa số nên còn được
gọi là rừng đước.
Theo ghi nhận năm 2006 của Trung tâm nghiên cứ u rừ ng ngập mặn
Cà Mau, hệ sinh thái nơi đây có 22 loài cây ngập mặn, 13 loài thú, 74
loài chim, 17 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư, 14 loài tôm, 175 loài cá, 133
loài độ ng thự c vật phiêu sinh. Trong đó có nhieu loài động thự c vật
có trong Sách Đỏ Việt Nam và nhữ ng loài chim qúi như giang sen
(Mycteria leucocephala), bo nô ng chân xám (dân gian cò n gọ i là
chàng bè, Pelecanus philippensis). Giữ a rừ ng là một vườ n chim lớ n,
có tới hàng ngàn con đến trú ngụ ban đêm.
Trong 307km dải rừ ng ngập mặn kéo dài từ Bạc Liêu xuong tớ i Mũ i
Cà Mau và đi dọc sang bien Tây tớ i cử a bien Khánh Hộ i huyện U
Minh, riêng tı̉nh Cà Mau có 254km. Bên cạnh đó còn có một bãi bo i
rộ ng lớ n ở phı́a tây VQG vớ i to ng diện tı́ch 6.456ha, mo i năm lại lan
thêm ra biển. Đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh
- là nguồn cung cấp con giống thiên nhiên vô tận cho ngành nuôi
trồng thủy sản tỉnh Cà Mau.
“Vùng Đất Mũi Cà Mau có các hệ sinh thái hết sức đa dạng và phong
phú, đặc biệt là rừng ngập mặn và rừng tràm. Các hệ sinh thái này
cung cấp nguồn con giống thủy hải sản tự nhiên cho cả một vùng
rộng lớn phía tây nam của Tổ quốc và Vịnh Thái Lan. Việc đề cử Khu
dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau không chỉ tôn vinh giá trị đa dạng
sinh học mà cả truyền thống lịch sử và văn hóa nơi tuyến đầu Tổ
quốc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch
sinh thái của địa phương, quốc gia và quốc tế. Ủy ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam và Ủy ban Quốc gia chương trình con người và
sinh quyển của Việt Nam ủng hộ kiến nghị của UBND tỉnh Cà Mau về
việc xây dựng hồ sơ để xin công nhận khu dự trữ sinh quyển thế
giới”.(Trích thư phúc đáp của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam gửi
UBND tỉnh Cà Mau ngày 28/02/2007).
Song trên thự c te, khoảng 10 năm trở lại đây, diện tı́ch rừ ng ngập
mặn ở khu vự c Tây Nam Bộ nói chung, trong đó có VQG Mũi Cà Mau
đã suy giảm đáng ke do việc chuyen đo i đat rừ ng o ạt thành đat nuô i
trong hải sản. Bài họ c từ sự sai lam đó chı̉ đượ c “cô ng nhận” khi hậu
quả ve thiên tai, dịch bệnh nuôi trong đã trở thành nhãn tien.