Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khung chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.92 KB, 15 trang )

BÁO CÁO THUYẾT MINH
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
THÔNG TIN, GIÁM ĐỐC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
I. Kinh nghiệm quốc tế
1.1 Yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo thông tin
Khi CNTT trên thế giới ngày càng phát triển thì việc là ứng dụng công
nghệ thông tin để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương đổi
mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch
vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước
(Chính phủ điện tử - CPĐT) đang là một vấn đề mang tính thời đại.
Cùng với sự phát triển của CPĐT là sự xuất hiện của một chức danh đã và
đang ngày càng trở nên cần thiết là Giám đốc thông tin (CIO).
Quan điểm, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của CIO theo quan điểm một
số nước tiên tiến
Quan điểm Vai trò Nhiệm vụ Quyền hạn
Yêu cầu về năng lực đối với CIO
Theo Chương trình chứng chỉ Lãnh đạo thông tin của Chính phủ Mỹ, CIO
cần có các năng lực và hiểu biết về: Xây dựng chính sách, Lập kế hoạch chiến
lược, quản lý dựa trên kết quả và hiệu quả, cải tiến quy trình, quản lý vốn và đầu
tư, kiến trúc và cơ sở hạ tầng, quản trị dự án, đánh giá công nghệ, an toàn thông
tin, chính phủ điện tử, lãnh đạo, mua sắm.
Theo nghiên cứu của Peter LaVoie and Doug Sandova (UNLV Executive
MBA Program), mức độ những kỹ năng quan trọng CIO cần có như sau:
1.2. Đào tạo CIO ở một số nước
a) Tình hình chung
Trước nhu cầu cấp bách của xã hội, việc đào tạo CIO vô cùng cấn thiết Ở
các nước phát triển, các chương trình CIO đã được triển khai từ lâu (ở Mỹ 1999)
và chương trình đào tạo hàng năm được đổi mới sao cho phù hợp và bài bản hơn
với những yêu cầu của một CIO tại quốc gia đó.


Đối tượng đào tạo CIO tại các nước thông thường được chia làm 2 loại đối
tượng: Đào tạo CIO trong khối doanh nghiệp, và CIO trong các cơ quan nhà
nước. Ở một số nước, 2 loại đối tượng cùng được đào tạo bằng 1 giáo trình (Mỹ,
Nhật) tuy nhiên ở một số nước khác chính phủ tập trung chủ yếu vào việc tăng
cường đào tạo CIO trong khối cơ quan nhà nước (Singapore,Thái Lan,
Indonesia). Bên cạnh đó, để phát triển nguồn tài năng trẻ về CNTT, Mỹ còn mở
rộng 1 chương trình đào tạo thạc sỹ về CIO cho đối tượng là các sinh viên thuộc
các trường đại học có liên kết với trường đại học CIO trực thuộc Hội đồng CIO
của Mỹ hoặc những sinh viên có đủ tiêu chuẩn với yêu cầu nhập học tại trường.
Hình thức đào tạo: đào tạo bằng các phương pháp giảng dạy truyền thống,
chính quy tập trung, đào tạo trực tuyến, tham gia diễn đàn, hội nghị truyền
hình,thực hành,….
b) Một số chương trình đào tạo CIO trên thế giới
TT Nước Tổ chức
đào tạo
Mục tiêu
đào tạo
Nội dung đào tạo Thời
gian
đào tạo
1 Mỹ ĐH CIO Nâng cao các
kỹ năng cho
các chuyên gia
trình độ trung
và cao cấp về
CNTT.
- Phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ
điện tử,
- Chính quyền điện tử,
- Doanh nghiệp và ứng dụng CNTT,

- Bảo mật, quản lý hiệu quả nguồn vốn
và ngân sách.
- quản lý và kỹ năng lãnh đạo,
- Thương mại hóa,
- Sáng tạo và tích hợp công nghệ,
- Tư duy hệ thống
2 năm
2 Nhật
Bản
Trường
nghiên cứu
về viễn
thông và
thông tin
(GITS),
thuộc Đại
học
Waseda
Nuôi dưỡng
các tài năng
CIO và các nhà
quản lý CNTT
trong CPĐT tại
Nhật Bản và
các tổ chức
khác, quốc gia
khác tại Châu
Á
1. Cấp cơ bản:
- Tiêu chuẩn hóa quốc tế và các ngành

công nghiệp thông tin và truyền thông
- Kinh tế viễn thông
- Chiến lược CIO
- Hợp tác và tài chính quốc tế
- Kinh doanh điện tử và lý thuyết các
vấn đề suy đoán công nghệ
- Hành chính công trong chính sách
thông tin và truyền thông
2. Cấp nâng cao:
- Kinh tế viễn thông
- Tổ chức và chính sách công nghiệp
truyền thông
- Tiêu chuẩn hóa quốc tế, các hệ thống
thông tin và sức khỏe
- Kinh tế tài chính trong xã hội hướng
thông tin
- CIO, giải pháp và ứng dụng
- Hợp tác đào tạo – doanh nghiệp và lý
thuyết chuyển giao công nghệ
- Các chính sách công nghệ thông tin
trong thời đại mới
- Lý thuyết về nghề làm báo trên không
gian ảo
- Giải pháp CNTT
- Chính phủ điện tử và truyền thông
- Hệ hỗ trợ quyết định
- Luật sở hữu trí tuệ
Dài
hạn: 2
năm

TT Nước Tổ chức
đào tạo
Mục tiêu
đào tạo
Nội dung đào tạo Thời
gian
đào tạo
JICA Đào tạo cho
cán bộ lãnh
đạo thông tin
trong cơ quan
Chính phủ để
thúc đẩy phát
triển Chính phủ
điện tử
- Chính phủ điện tử
- Kiến trúc doanh nghiệp (cơ bản, nâng
cao)
- Bảo mật cơ bản
- Cải tiến Quy trình nghiệp vụ (Business
Process Reengineering - BPR)
- Quản lý dự án (cơ bản)
- Hướng đối tượng (cơ bản)
- Chính sách bảo mật thông tin
- Giới thiệu phần mềm mã nguồn mở
- Viết đề xuất
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng trình bày
- Kỹ năng đàm phán
- Phương pháp tư vấn

- Quản trị CNTT
Trung
hạn 4
tháng.
Dành
cho
CIO
của các
quốc
gia
khác
3 Singapo
re
Viện Khoa
học các hệ
thống
(ISS),
thuộc
trường đại
học quốc
gia
Singapore
Nâng cao khả
năng lập kế
hoạch CNTT;
hợp tác khu
vực công và
khu vực tư
nhân;hiệu quả
quản lý dự án

CNTT
Cấp trung:
- Quản lý dự án CNTT
- Quản lý chất lượng và quy trình
CNTT
- Quản lý tri thức
- Công nghệ phần mềm
- An toàn an ninh
Cấp cao:
- Chính phủ điện tử
- Hành chính điện tử
- Thương mại và CNTT (Quản lý
chiến lược CNTT, quản lý quy trình và
tái kỹ nghệ, Kiến trúc cho chính phủ
điện tử)
4 Thái
Lan
Phối hợp:
Bộ Công
nghệ thông
tin và
Truyền
thông, Bộ
Khoa học
và Công
nghệ, Văn
phòng Hội
đồng Nhân
dân
Củng cố kiến

thức nền tảng
về CNTT;
Nâng cao nhận
thức và kinh
nghiệm trong
xác định tầm
nhìn, nhiệm vụ,
chính sách và
tiêu chuẩn
CNTT; Xây
dựng kế hoạch
tổng thể
CNTT&TT của
cơ quan; Phân
- Các xu hướng về CNTT&TT
- Các vai trò và trách nhiệm của CIO
- Các chính sách về CNTT&TT của
Thái Lan và của nước ngoài
- Các khái niệm, ví dụ về chính phủ điện
tử, thương mại điện tử
- Quản lý dự án CNTT
- Quản lý tri thức và học tập điện tử
- Quản lý rủi ro
- Vai trò của CNTT&TT đối với nền
kinh tế, xã hội và hành chính công
- Cải tiến quy trình công việc
- Các quy định pháp lý về CNTT&TT
- Mạng máy tính và Internet
- Thuê khoán ngoài
30h/2

tuần
TT Nước Tổ chức
đào tạo
Mục tiêu
đào tạo
Nội dung đào tạo Thời
gian
đào tạo
bổ và phê
chuẩn ngân
sách cho dự án
CNTT&TT
- An toàn an ninh thông tin
- Thực hành về các ứng dụng CNTT
- Tham quan các tổ chức CNTT điển
hình
- Hội thảo về CNTT&TT
c) Nhận xét:
- Những môn học chung trong các giáo trình:
 Sự phát triển CNTT và tổ chức CNTT tại nước đó
 Vai trò và trách nhiệm CIO tại nước đó
 Chính phủ điện tử
 Trung tâm dữ liệu quốc gia
 Bảo mật và an toàn thông tin
 Thương mại điện tử
 Quản lý dự án
- Một số môn học riêng:
 Thái Lan và Hàn Quốc: Quản lý tần số
 Singapore và Nhật Bản: Lập kế hoạch; quản trị CNTT
 Mỹ: Kỹ năng lãnh đạo; quản lý CNTT; xây dựng nguồn lực thông tin;

doanh nghiệp và ứng dụng CNTT;p quản lý hiệu quả nguồn vốn
 Nhật Bản: Kiến trúc doanh nghiệp; kiến trúc kinh doanh và kiến trúc
CNTT
II. Đào tạo lãnh đạo thông tin tại Việt Nam
2.1. Các văn bản liên quan lãnh đạo CNTT ở Việt Nam
Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một
trong các biện pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong khu vực công, Bộ Chính trị
đã chỉ đạo “mỗi cơ quan Đảng và Nhà nước cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương cử cán bộ lãnh đạo trực tiếp phụ trách về CNTT”.
Có thể xem đây là văn bản chính thức đầu tiên ở nước ta đề cập đến chức danh
CIO trong khu vực công.
Ngày 05/9/2001, Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã có
công văn số 398/BTCCBCP-CCVC đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cử một đồng chí lãnh đạo trực tiếp phụ trách thông tin và CNTT. Nói chung, các
bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh đã cử một đồng chí lãnh đạp Bộ, ngành
và Uỷ ban nhân dân trực tiếp phụ trách về lĩnh vực thông tin và CNTT của các
bộ, ngành, địa phương, với số lượng hơn 100 người.
Ngày 10/04/2007 Chính phủ đã ban hành nghị định số Nghị định số
64/2007/NĐ-CP về việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước. TRong đó, nêu rõ:
Điều 45. Hệ thống chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà
nước
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ định
một đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ chuyên trách về công nghệ thông tin trong
ngành mình.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin ở các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trong địa
phương mình.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của các
đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin thuộc ngành hoặc địa phương mình căn
cứ theo quy định tại Điều 46 Nghị định này.
Điều 46. Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị chuyên trách về công nghệ
thông tin
1. Đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm về ứng
dụng công nghệ thông tin.
2. Xây dựng quy chế, quy định và tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong ngành hoặc địa phương trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết
định.
3. Thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh
đạo.
4. Quản lý, vận hành, hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ
hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của ngành hoặc địa phương; bảo đảm
kỹ thuật, an toàn thông tin.

×