Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

skkn giải pháp cho nhà vệ sinh sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.12 KB, 7 trang )









SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP CHO NHÀ
VỆ SINH SẠCH


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đã có nhiều ý kiến và xã hội cũng tiêu tốn nhiều bút mực vì
nhà vệ sinh công cộng, đặc biệt trong môi trường nhà trường. Thật
vậy, hiện nay gần như toàn bộ nhà vệ sinh trường học không đảm
bảo khâu vệ sinh, lúc nào mùi xú uế cũng xông lên nồng nặc làm
các em học sinh không thể đường hoàng làm nhiệm vụ “Thiên chức
trời ban” một cách thoải mái. Thậm chí, nhiều học sinh do nín nhịn
nhiều lần mà suy thận, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, vì vậy tôi muốn
góp phần xây dựng hình ảnh nhà vệ sinh sạch bằng các giải pháp
thực tế, để khi xã hội nhìn vào trường học sẽ có cái nhìn thân thiện.
Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cở sở lý luận:
- Gần đây Bộ Giáo dục đã có chuyến thị sát 14 tỉnh thành thì
có tới 3.000 trường học không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh “mất
vệ sinh”, mùi hôi thối nồng nặc, chiếm tị lệ hơn 30% nhà trường,
ngoài ra 70% nhà vệ sinh còn lại cũng không mấy khả quan, vì số


đó cũng không sạch sẽ gì.
- Chuyện trên nhiều lãnh đạo trường học ít ai quan tâm, vì cho
là chuyện nhỏ, đó là nhiệm vụ của mấy bà tạp vụ. Lúc sinh thời,
Bác Hồ khi đến thăm đơn vị, trường học nào, Bác đều đi thẳng đến
nhà vệ sinh xem lãnh đạo đơn vị “làm ăn” tốt hay không, việc làm
ấy của Bác chứng tỏ chuyện nhà vệ sinh không nhỏ chút nào.
- Các nhà y học khẳng định việc nhịn tiểu lâu ngày sẽ gây hiệu
quả khôn lường.
+ Người lớn nhịn tiểu lâu ngày gây tăng song, xuất huyết não
hoặc nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn gây đột tử.

+ Trẻ em nhịn tiểu lâu ngày dẫn đến viêm bàng quang, sỏi
thận, suy thận và nhiều hậu quả khôn lường dễ gây tử vong.
+ Việc nhiều em học sinh do nhà vệ sinh của trường quá bẩn,
nhịn tiểu cũng hơi khó khăn nên chọn giải pháp nhịn uống, hậu quả
còn tai hại lớn hơn, vì nước còn quan trọng hơn cả thức ăn, nhịn
uống lâu ngày làm không lưu thông khí huyết, ngộ độc cấp ở thận,
dễ tử vong, điều trị lâu phục hồi.
- Vì những nguy hại cho sức khỏe kể trên do nhà vệ sinh
không sạch sẽ, các em nhịn tiểu lâu ngày hoặc nhịn uống để không
mắc tiểu, nhất là các em học sinh nhỏ tuổi, ít hiểu biết, cứ âm thầm
“chịu đựng” không dám nói với ai, nên cơ thể ngày càng ít năng
động, sức học kém, cơ thể từng bước xuất hiện bịnh lý. Nên theo
tôi, Ban Giám hiệu nhà trường không quan tâm đến nhà vệ sinh…
là tội ác, chí ít cũng làm cho thế hệ các em kém vận động, kém vận
não, suy thận, ngộ độc thận, viêm, vỡ bàng quang….
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Để đảm bảo cho nhà vệ sinh sạch, theo tôi phải hội đủ nhiều
yếu tố và được xử lý đồng bộ. Tại cơ quan của tôi, nhiều năm nay
đã áp dụng hiệu quả, sạch ở đây được tôi hiểu là sạch về vật chất

lẫn cái tinh thần, cụ thể:
a. Đầu tiên Hiệu trưởng phải hiểu biết là nhà vệ sinh hôi thối là
nguy cơ hiểm họa cho các em học sinh về sức khỏe lẫn tinh thần.
Kế đến dưới vai trò là người đứng đầu phải kiên quyết, phân công
rõ ràng, qui trách nhiệm và theo dõi việc thực hiện có đúng như
mong muốn không, phải đưa tiêu chí nhà vệ sinh sạch vào nội dung
họp của trường, kể cả hiệu trưởng phải đi chung nhà vệ sinh của
học sinh, lâu lâu đem ghế bố ra nghỉ trưa trước nhà vệ sinh để xem
mình có nằm nghỉ được không?

b. Về vật chất, theo thiết kế hiện nay, ống thoát nước ngành
xây dựng qui định phi 90 là không khả thi, thậm chí chủ thầu ăn
gian chỉ cho gắn phi 60, nên việc đường thoát nước bị nghẹt là
đương nhiên, cơ quan tôi kiên quyết lắp đặt ống thoát nước có phi
trên 110, dưới 110 lâu ngày phần lông, tóc, tăm, cây nhỏ là nguyên
nhân gây nghẹt, thế là các nhà vệ sinh tầng dưới sẽ bị thấm, không
mỹ quan lại hôi thối.
Nền nhà vệ sinh, một hai năm phải chà ron bổ sung những chỗ
bong tróc một lần, ron gạch men bong tróc là nguyên nhân thường
gặp để nước thải len lỏi nằm dưới nền nhà vệ sinh, gây thấm tầng
dưới.
Nhà thầu thường ăn gian trong thi công lắp đường thoát nước
thải từ tầng trên xuống tầng dưới, chỉ một đường, đáng lẽ mỗi tầng
là một đường ống từ trên thẳng xuống hầm chứa, không thông qua
các tầng giữa, vì ăn gian đường ống, nên nước tiểu từ tầng trên
không chảy thẳng xuống hầm mà chảy qua tầng dưới gặp đường
ống nằm ngang nên nước tiểu ứ lại, mùi nước tiểu thoát hơi qua ống
hoa thị (lỗ thoát nước) nên dầu có vệ sinh sạch sẽ tới đâu, nhà vệ
sinh vẫn bị hôi.
Khung cửa nhà vệ sinh nên bằng nhôm dầy, cửa nhà vệ sinh

bằng mũ dầy 5cm thật tốt, không sử dụng cửa sắt, gỗ hay cửa bằng
mũ dỏm, chỉ vài tháng là hư, cửa nhà vệ sinh không cần ổ khóa, chỉ
gắn tay cầm và bên trong có gắn chốt bằng đồng cứng.
c. Theo tôi, mỗi trường nên phân công hẳn một tạp vụ chuyên
lo vệ sinh nhà vệ sinh, trung bình 4 tầng lầu bố trí một tạp vụ, hợp
đồng ghi rõ ràng trách nhiệm, lúc nào nhà vệ sinh phải như mới,
khô ráo, không mùi hôi. Trường hợp nhà vệ sinh đã quá dơ vì nhiều
nguyên nhân, nên mời công nhân chuyên nghiệp hoặc công ty đến

xử lý như mới rồi bàn giao cho tạp vụ. Nếu sau này không đúng
như hợp đồng thì thôi hợp đồng.
d. Mỗi ngày phải vệ sinh bằng xà phòng một lần, có sạch cũng
phải sử dụng xà phòng để đánh tan mùi hôi nước tiểu, song song
mỗi ngày cũng vệ sinh lau chùi hai lần bình thường, lúc nào cũng
giữ nhà vệ sinh khô ráo. Như vậy trung bình nhà vệ sinh phải được
lau chùi 3 lần trong ngày.
đ. Mỗi ngăn nhà vệ sinh, nơi nào có nước rơi vãi nhiều, nơi
học sinh sử dụng nhiều phải gắn quạt, quạt góp phần làm khô ráo
nền nhà, dễ lau chùi sạch sẽ, học sinh đi vệ sinh cảm thấy mát mẽ,
góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
e. Nâng cao trách nhiệm của tạp vụ, mỗi khi nhà vệ sinh có sự
cố như nghẹt, vòi nước hư phải báo ngay cho lãnh đạo xử lý.
f. Mỗi ngày xịt dầu thơm hai lần, sáng và chiều.
g. Trung tâm tôi mỗi ngăn nhà vệ sinh nam, nữ đều có gắn loa
để nghe nhạc, máy vi tính có sẵn, chỉ cầm mua thêm amply và loa
không tốn bao nhiêu tiền, khi có nhạc, ta tuyên truyền được nhạc
cách mạng, học sinh đi vệ sinh có cảm giác thoải mái, đặc biệt khi
nhà vệ sinh có nhạc, tạp vụ buộc họ phải làm vệ sinh thật sạch, học
sinh không dám làm mất vệ sinh, cũng phải thôi vì nơi nghe nhạc
làm sao hôi thối được, mà ai lại không thích nhạc.

h. Mỗi ngăn nhà vệ sinh phải có sọt và giấy vệ sinh, có xà
phòng rửa tay càng tốt.
Tóm lại, theo kinh nghiệm của tôi, nhà vệ sinh phải đảm bảo
các qui chuẩn như tôi vừa trình bày về lâu dài sẽ không mối mọt,
nghẹt hoặc mục rã, học sinh không phá hư cửa được, nhà vệ sinh
được vệ sinh như trên không thể không sạch, và khi cơ bản đã sạch
thì việc duy trì rất dễ dàng.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Thời gian hơn 15 năm trước, do chưa có kinh nghiệm, nên nhà
vệ sinh trung tâm thường hay bị hư, nghẹt, phải tiêu tốn nhiều tiền
sửa chữa. Ngay như khung cửa bằng cây bị mọt ăn phải thay, bằng
sắt lại bị mục do hơi nước tiểu, cửa mũ dỏm bị học sinh đá lủng lỗ,
tay cầm ổ khóa một hai tháng lung lay, đường ống bị nghẹt…. Nay
thì không, họa hoằn lắm mới sửa vài ba chi tiết nhỏ. Ngay như cửa
nhà vệ sinh khi vào vệ sinh ta nhấn nút cũng không an toàn, lại mau
hư. Chỉ cần mua hai tay cầm trong ngoài là được, không tốn tiền ổ
khóa, bên trong có gắn chốt loại tốt, lại không lo bị học sinh phá
phách nhấn nút rồi đóng lại khiến trường mất công mở ra.
Riêng nhà vệ sinh mấy mươi năm nay lúc nào cũng thông
thoáng, học sinh rất đông nhưng chỉ vệ sinh thoáng qua là sạch do
đã có nề nếp, Trung tâm còn được cử báo cáo điển hình tại đại hội
thi đua tỉnh Đồng Nai về môi tường xanh, sạch trong đó có nhà vệ
sinh.


IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Bản thân tôi có đi nhiều trường và nhiều nhà vệ sinh, nhưng
tuyệt nhiên không thấy nhà vệ sinh nào khô ráo, sạch sẽ, toàn mùi
hôi nước tiểu, nhà trường nào cũng xem vệ sinh nhà vệ sinh là của

tạp vụ, không phải là do năng lực của hiệu trưởng. Trong khi nhà vệ
sinh hôi lại ảnh hưởng sức khỏe và sức học của học sinh, mắc tiểu
không dám đi thì sao ngồi tập trung học được. Vì vậy tôi kiến nghị
1. Qui trách nhiệm hiệu trưởng nếu để nhà vệ sinh hôi, dụng cụ
thiết bị phục vụ vệ sinh hư hao không sửa chữa, không có cách để
nhà vệ sinh sạch thì không xếp lao động tiên tiến.
2. Giải pháp cho nhà vệ sinh sạch áp dụng cho đa số các
trường trong toàn tỉnh là khả thi nếu tỉnh xem đây là công việc phải
chấn chỉnh ngay, vì nó là văn hóa công sở, ngay như cơ quan tôi
không có nguồn xã hội hóa vẫn làm được, chủ ý là do quyết tâm
của hiệu trưởng.
Xin trân trọng kính chào.

Ngày 24 tháng 5 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN


Nguyễn Anh Kiệt

×