Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

BÁO cáo THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM năm 2011 báo cáo PHÂN TÍCH nền KINH tế VIỆT NAM 2011 và THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2012 công ty CP chứng khoán FPT bộ phận phân tích đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 34 trang )

 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT



BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

NĂM 2011
www.fpts.com.vn







BÁO CÁO PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2011 VÀ
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2012



I. TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI 3
II. KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NĂM 2011 8
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 22
IV. PHỤ LỤC 32

















Ngày 02 tháng 02 năm 2012





Công ty CP Chứng khoán FPT
Bộ phận Phân tích Đầu tư





CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN FPT
Trụ sở chính: Tầng 2, 71
Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
Tel: (84.4) 3773 7070
Xem các nghiên cứu của FPTS tại
địa chỉ:


Thông tin miễn trách nhiệm ở cuối
báo cáo

này.





Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 2 / 34


























DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Core CPI
Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản
Headline CPI
Chỉ số giá tiêu dùng toàn phần
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
FED
Cục dự trữ liên bang Mỹ
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP
Tổng thu nhập quốc dân
IOR
Hệ số đầu tư tăng trưởng/ Tỉ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm

IMF
Quỹ Tiền tệ quốc tế
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
ODA
Nguồn vốn hỗ trợ chính thức
PMI
Chỉ số Quản lý hàng hóa










Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 3 / 34


























I. TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI

Hứng chịu những cú sốc khác nhau từ góc độ chính trị, kinh tế đến thiên tai, nền kinh tế toàn
cầu kết thúc năm 2011 trong ảm đạm và nhiều lo lắng.
Ngay Quý I/2011, Nhật Bản đã hứng chịu thảm họa kép gồm động đất, sóng thần và rò rỉ
phóng xạ làm trầm trọng hơn những tác động của đợt suy thoái kinh tế xảy ra năm 2010.
Không chỉ có vậy, tác động của nó vẫn còn tiếp tục gây ra sự thiếu hụt nguồn cung không thể
thay thế của Nhật Bản trong hệ thống phân phối toàn cầu. Thái Lan cũng chịu tổn thận nặng nề
bởi thiên tai trong năm 2011, kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng khả năng cung cấp gạo và ổ
cứng điện tử cho toàn thế giới. Có thể nói thiên tai đang tác động rõ rệt đến kinh tế thế giới đặc
biệt khi xu hướng toàn cầu hóa giữa các quốc gia ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Chỉ số Vận

tải biển Baltic (BDI) toàn cầu đã chạm đáy trong Quý I/2011 sau thảm họa tại Nhật Bản và có
sự phục hồi nhẹ trong Quý III. Tuy nhiên mức điểm cuối năm 2011 của chỉ số đang cho thấy
nhu cầu hàng hóa toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể so với năm 2010.

Chỉ số Vận tải Biển Baltic – BDI, Nguồn: www.bloomberg.com
Tâm điểm năm 2011 chính là diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.
Giới đầu tư toàn cầu đã không thể lường trước được tốc độ lan rộng nhanh chóng và tầm ảnh
hưởng của nó đến sự tồn tại của khối đồng tiền chung Châu Âu. Sự cách biệt về năng lực sản
xuất và quy mô giữa hai mảng kinh tế phía Nam và phía Bắc trong cùng một khối liên minh
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 4 / 34

























tiền tệ Eurozone đã và đang làm trầm trọng hơn diễn biến cuộc khủng hoảng. Kết hợp với sự
bất đồng trong phương án hỗ trợ từ các nền kinh tế chủ chốt như Pháp, Đức… đang đẩy
những nỗ lực của các quốc gia khu vực vào bế tắc.
Trong khi đó, những quốc gia đang gánh các khoản nợ công lớn vẫn phải “thắt lưng, buộc
bụng” bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đang làm gia tăng các biến động về
chính trị và xã hội. Hơn thế nữa, trong năm 2012 hàng loạt các khoản vay cứu trợ đến hạn
thanh toán sẽ còn tiếp tục tạo sức ép lên các quốc gia này nếu như không có các giải pháp
triệt để. Mô hình của một khối đồng tiền chung có thể sẽ phải thay đổi khi dần loại bỏ các
quốc gia không thể giải quyết các khoản nợ. Trên thực tế đã manh nha xuất hiện các phương
án quay trở lại đồng tiền quốc gia mà trước đây đã từng bị loại bỏ và thay thế khi gia nhập
Eurozone. Hy Lạp vừa qua cũng đề cập đến khả năng rời khỏi Eurozone. Kinh tế toàn cầu sẽ
phải hứng chịu những biến động rất tiêu cực nếu như hệ thống thanh toán quốc tế không còn
đồng Euro và đồng USD sẽ trở nên rất mạnh sau thời gian giảm giá vừa qua.
Nguyên nhân và hệ quả nhãn tiền của việc khủng hoảng nợ công chính là mức thâm hụt ngân
sách quốc gia và định mức tín nhiệm bị suy giảm. Thực tế này xảy ra như một phản ứng dây
chuyền khi các quốc gia khó có thể huy động được vốn trên thị trường quốc tế và buộc phải
trông chờ vào các quỹ giải cứu. Hệ quả là các quốc gia lớn trong cộng đồng chung châu âu
đều bị liên đới ảnh hưởng.

Nguồn: www.tradingeconomics.com
Điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2011 vẫn là hai trụ cột chính đó là Mỹ và
142.8
119

96.8
96.2
93
83.2
81.7
72.3
63.7
60.1
48.4
41
38.8
18.4
6.6
Hy lạp
Ý
Bỉ
Ai len
Bồ Đào Nha
Đức
Pháp
Áo
Hà Lan
Tây Ban Nha
Phần Lan
Slovakia
Slovenia
Luxembua
Estonia
Nợ Chính phủ so với GDP
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011



 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 5 / 34

Trung Quốc. Mặc dù không thực sự bứt phá mạnh nhưng giới đầu tư đã có thể chứng kiến
những thay đổi tích cực trong các vấn đề đã từng kìm hãm nền kinh tế này như thất nghiệp,
giá bất động sản và lạm phát. Gói cứu trợ nền kinh tế QE2.5 dường như chưa thể đẩy nền
kinh tế Mỹ bật dậy mạnh mẽ nhưng phần nào cho thấy đây là sự lựa chọn an toàn khi dựa
trên mục tiêu bền vững và đối tượng được hỗ trợ chính là các doanh nghiệp, nhân tố cốt lõi
của nền kinh tế. Các số liệu cho thấy kinh tế Mỹ đã có sự hồi phục đáng kể khi chỉ số PMI
của lĩnh vực sản xuất tháng 12/2011 tiếp tục tăng lên mức 53,9 điểm, tương đương tăng 1,2%
so với tháng trước từ mức 52,7 điểm. Con số này cao hơn dự báo của giới chuyên gia, đặc
biệt hơn khi chỉ số này đã tăng liên tiếp trên mức 50 điểm trong 29 tháng vừa qua, hàm ý
hoạt động sản xuất tiếp tục có sự tăng trưởng. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng công
bố chi tiêu xây dựng đã tăng 1,2% trong tháng 11. Ngoài ra, tín hiệu lạc quan cũng thể hiện
qua chỉ số hàng tồn kho khi tiếp tục giảm mạnh từ mức 48,3 điểm xuống 47,1 điểm trong hai
tháng cuối năm 2011.
Tuy vậy, sức ép dư luận sau thời gian dài nền kinh tế chìm trong trì trệ và sự chênh lệch lợi
ích quá lớn giữa các tầng lớp xã hội đang kéo theo làn sóng biểu tình “Chiếm Phố Wall”
ngày một lớn. Sự kiện Mỹ bị Standard & Poors giảm hạng tín nhiệm từ AAA xuống AA+
vào tháng 8/2011 cũng gây lên sự quan ngại về sự ổn định của nền kinh tế sau các diễn biến
về trần nợ công liên tục điều chỉnh tăng. Các biến động này sẽ gây ra tác động tiêu cực đối
với chính trường Mỹ, đặc biệt là chính quyền của Thủ tướng Obama khi cuộc bầu cử Tổng
thống sẽ diễn ra vào tháng 6/2012.
Trung Quốc vẫn tiếp tục thành công khi duy trì mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhất thế
giới đồng thời dần kiểm soát được diễn biến nóng của lạm phát. Lạm phát tháng 12/2011 đã
giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng, tạo cơ sở cho chính phủ triển khai các chính sách
tiền tệ nhằm kích thích kinh tế. Sự vươn lên nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đang
khiến đồng Nhân dân tệ chịu sức ép tăng giá đặc biệt là từ phía Mỹ. Thực tế đồng Nhân dân
tệ đã tăng 4,1% so với USD trong năm 2011 và được dự báo có khả năng tăng trong năm

2012 do Trung Quốc tiếp tục có thặng dự thương mại lớn trong năm qua và sức ép đòi tăng
giá đồng tiền này từ phía Mỹ. Mặc dù vậy, chính phủ Trung Quốc sẽ khó để đồng tiền của
mình tăng mạnh khi các biến động tại khu vực Châu Âu chưa có hướng giải quyết triệt để.
Như vậy khả năng đồng Nhân dân tệ yếu vẫn có thể được duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho thương mại của Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, năm 2011 kinh tế toàn cầu đi xuống đã kéo theo sự sụt giảm rõ rệt nhu cầu tại hai
thị trường hấp thụ hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc đó là Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu đến tháng 11/2011 chỉ còn 5% từ mức
7,5% của tháng 10/2011 và 18,1% của quý 3/2011. Trong khi đó, các thị trường mới nổi sẽ
khó bù lấp được khoảng trống này, giải pháp chỉ có thể đó là đa dạng hóa thị trường, đồng
thời quay trở lại với thị trường nội địa. Ngoài ra, nguy cơ về nợ công tăng cao tại các chính
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 6 / 34

quyền địa phương và bong bóng bất động sãn vẫn còn đang tiềm ẩn những rủi ro cho nền
kinh tế Trung Quốc.
Năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà leo thang mạnh mẽ của thị trường hàng hóa, từ vàng, bạc,
dầu thô đến các mặt hàng khác. Ngay từ đầu năm, những cuộc nội chiến liên miên tại khu
vực Trung Đông và Bắc Phi đã đưa giá dầu lên 100 USD mức cao nhất trong vòng hai năm
rưỡi. Còn thị trường vàng thì liên tục lập kỷ lục này đến kỷ lục khác từ giữa năm và đạt đỉnh
cao nhất lịch sử ở 1.920 USD vào tháng 9/2011, tăng tới 500 USD một ounce so với thời
điểm đầu năm. Đà tăng của vàng được giải thích là do cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu
ngày một xấu đi. Tuy nhiên vào cuối năm, cũng chính nguyên nhân này khiến giá hạ nhiệt và
mất tới 300 USD so với đỉnh cao.

Biến động giá vàng năm 2011, Nguồn: www.kitco.com
Phản ánh gần như chính xác các diễn biến kinh tế, các chỉ số chứng khoán cũng có những
biến động mạnh trong năm 2011, chủ yếu theo xu hướng giảm và đi ngang. Chứng khoán

toàn cầu đã có sự phân hóa khá lớn khi nhóm chứng khoán Mỹ và Châu Âu đã dần hồi phục
khi kết thúc năm 2011 với sự xác lập mức đáy trong tháng 8. Trong khi đó nhóm chứng
khoán Châu Á lại có diễn biến khá xấu điển hình là Nikkei 225 và Shanghai Composite vẫn
trong kênh giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục. Nguyên nhân chính là do tình trạng nền kinh
tế trì trệ, lạm phát cao do những ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và
Châu Âu.
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 7 / 34


Biến động các chỉ số chứng khoán năm 2011, Nguồn: www.bloomberg.com
Dựa trên bối cảnh kết thúc năm 2011 trong nhiều lo lắng, hầu hết các tổ chức tài chính quốc
tế đều đưa ra các nhận định thận trọng về kịch bản kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Trong
đó, Morgan Stanley tỏ ra lạc quan nhất khi dự báo mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 3%
trong năm 2012. Trong khi đó, những tổ chức tài chính như ADB, HSBC hay Standard
Chartered đều đưa ra những con số tăng trưởng thấp hơn nhiều lần lượt là 0,5%, 1,9% và
2,2%. Rõ ràng việc dự báo khó có thể chính xác khi các nguyên nhân bất ổn gần đây có sự
đan xen phức tạp.Tuy nhiên những con số tăng trưởng thấp đã phần nào phản ánh những lo
ngại của giới đầu tư và như vậy thị trường chứng khoán cũng sẽ còn rất nhiều trở ngại để có
thể hồi phục mạnh mẽ trong năm 2012.









Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 8 / 34

II. KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NĂM 2011
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Không đạt được mục tiêu tăng trưởng đặt ra từ đầu năm, GDP cả năm 2011 chỉ tăng 5,89%
so với năm 2010, tổng giá trị ước đạt 119 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1.300
USD, tương đương khoảng 27 triệu đồng/năm (GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt
1.160 USD). Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP năm nay cao hơn so với năm 2008 (là năm
bắt đầu của khủng hoảng tài chính toàn cầu), nhưng năm 2011 được đánh giá là năm nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất trong suốt hơn 20 năm cải cách. Từ sự liên thông với thế
giới thông qua mở cửa thương mại và gia nhập WTO, khó khăn giờ đây mà Việt Nam đang
đối mặt là tổng hợp của rất nhiều vấn đề như lạm phát cao, tăng trưởng giảm sút, nợ chính
phủ (chưa bao gồm nợ của khối doanh nghiệp nhà nước) cao, đầu tư công cao nhưng hiệu
quả đem lại rất thấp, cán cân thương mại và thanh toán của ngân sách nhà nước đều thâm
hụt, đặc biệt là nguy cơ về tính thanh khoản và nguy cơ sụp đổ của nhiều ngân hàng cũng
như sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp do thiếu vốn hoặc do không tiếp cận được
nguồn vốn giá thấp.
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 - 2011

(Nguồn: GSO, FPTS)
Trong giai đoạn 4 năm vừa qua tính từ thời điểm bắt đầu khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng
kinh tế thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,18% giai đoạn 2000-2004 và đang có xu
hướng giảm dần từ mức bình quân 8,38% giai đoạn 2005-2007 xuống mức bình quân 6,08%
6.79%
6.89%
7.08%
7.34%

7.79%
8.44%
8.23%
8.46%
6.31%
5.32%
6.78%
5.89%
5.00%
5.50%
6.00%
6.50%
7.00%
7.50%
8.00%
8.50%
9.00%
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
tốc độ tăng GDP hàng năm

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 9 / 34

giai đoạn 2008-2011.
Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao với động lực chủ yếu từ nguồn vốn vay
của chính phủ, các tập đoàn nhà nước và dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam thay vì
dựa trên sự gia tăng năng suất lao động và đổi mới công nghệ. Điều này dẫn tới hệ lụy tăng
trưởng “nóng” với tốc độ tăng trưởng sản lượng thực tế vượt quá sản lượng tiềm năng, giá trị
tạo ra chủ yếu từ hoạt động gia công, bán nguyên liệu thô thay vì tự sản xuất hàng hóa có giá
trị gia tăng cao. Để cho toàn bộ hệ thống nền kinh tế tránh một cuộc đổ vỡ quy mô lớn, lạm
phát – thanh khoản ngân hàng – cán cân thanh toán tổng thể đang là 3 yếu tố được các chính
sách đặc biệt chú trọng nhằm giải quyết khó khăn.

(Nguồn: GSO, FPTS)
Điểm sáng trong giai đoạn khó khăn này là tốc độ tăng CPI đạt đỉnh vào tháng 8 vừa qua và
đang có xu hướng dần dần được kiểm soát với các chủ trương đưa ra trong Nghị quyết 11 của
Chính phủ dường như bắt đầu có hiệu lực.
Năm 2011 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 878 nghìn tỷ đồng, tăng 5,15 lần so với năm 2001
và tăng 12,1 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng đầu tư bình quân hàng năm đạt gần 17%.



6.52%
11.00%
23.02%
18.13%
0.0%
5.0%

10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
30.0%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
30.0%
Tăng trưởng GDP
CPI (YoY)
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 10 / 34

Vốn đầu tư theo thành phần giai đoạn 1995 - 2011

(Nguồn: GSO, FPTS)
Trong giai đoạn 2006-2010, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn
tiếp tục huy động được lượng vốn đầu tư lớn với tỷ trọng đầu tư trên GDP luôn đạt trên 40%,
đây là động lực chính cho việc duy trì tăng trưởng GDP. Sự giảm tốc đầu tư theo Nghị quyết
11 về giảm tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 34,6% năm
2011. Tuy nhiên, dù tỷ lệ đầu tư đã giảm xuống đáng kể, nhưng nợ công (đường đồ thị màu
xanh dương) vẫn đang tăng lên liên tục trong 5 năm trở lại đây với tốc độ cao.
Tương quan giữa Đầu tư – Nợ Chính phủ và tăng trưởng GDP


(Nguồn: GSO, FPTS)
8.5
9.8
11.5
12.1
-1
1
3
5
7
9
11
13
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
x tram nghin ty dong
Tổng đầu tư toàn XH
Nhà nước
Ngoài Nhà nước
7.8%
8.4%

8.2%
8.5%
6.2%
5.4%
6.8%
5.9%
36.3%
38.7%
41.0%
40.4%
43.1%
42.8%
41.9%
34.6%
44.1%
49.4%
51.2%
54.6%
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
% tăng trưởng GDP
% đầu tư / GDP
% Nợ CP/ GDP
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011



 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 11 / 34

Ở các quốc gia phát triển, chính phủ chỉ tham gia vào nền kinh tế trên cương vị nhà quản lý
và hoạch định chính sách nên nợ công và nợ chính phủ có thể được đánh đồng với nhau. Tuy
nhiên ở Việt Nam, Nhà nước ngoài vai trò quản lý chính sách còn tham gia vào quá trình làm
kinh tế thông qua các Tổng Công ty và tập đoàn nhà nước. Theo cách tính hiện tại của Tổng
Cục thống kê, số liệu nợ công mới chỉ thể hiện nợ của Chính phủ. Nếu tính thêm các khoản
nợ của khối các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ nợ công thực tế sẽ còn cao hơn nhiều so với
con số công bố 54,6% GDP năm 2011.
Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP cao trong khi tăng trưởng GDP chỉ đạt bình quân hơn 6%
cho giai đoạn 2008-nay khiến hệ số ICOR trung bình giai đoạn này tăng cao ở mức 7,17 lần,
cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (ICOR dưới 5 lần).
Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1995 - 2011

(Nguồn: GSO, FPTS)
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Ngoài Nhà nước và khu vực Đầu tư nước ngoài có xu
hướng ngày càng mở rộng hơn, nhưng sự mở rộng đó chưa đáng kể do tỷ trọng đầu tư ở khu
vực Nhà nước duy trì mức cao trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Trong 3 năm trở lại
đây, cơ cấu giữa các khu vực gần như được giữ nguyên.
Cuối năm 2011, cả nước có 1091 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký gần 11,5 tỷ
USD, bằng 65% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn hẳn so với mục tiêu thu hút 20 tỷ USD
vốn đầu tư FDI trong năm nay. Lượng vốn FDI giải ngân năm nay ước đạt 11 tỷ USD, bằng
với vốn giải ngân thực hiện năm ngoái. Mặc dù thấp hơn hẳn về mức vốn thu hút năm 2011,
khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện đang được rút ngắn đáng kể. Điều
này một mặt thể hiện tính kém hấp dẫn đầu tư của môi trường kinh tế Việt Nam khi kết quả
đạt được thấp hơn hẳn năm ngoái, nhưng nó cũng cho thấy dòng vốn đầu tư phản ánh thực
0%
20%

40%
60%
80%
100%
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Đầu tư nước ngoài
Ngoài Nhà nước
Nhà nước
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 12 / 34

chất hơn và thể hiện sức hàm thụ hợp lý hơn với thực trạng nền kinh tế hiện tại thay vì đăng

ký quá cao thời gian trước đây nhưng tỷ lệ dự án thực hiện rất thấp.
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến chế tạo với 435 dự án đăng ký mới, tổng số
vốn cấp mới và tăng thêm hơn 7,1 tỷ USD, chiếm 48,5% tổng vốn FDI đăng ký trong 12
tháng. Cơ cấu các lĩnh vực đầu tư được thống kê cụ thể trong bảng sau đây:
Lĩnh vực
Tổng số vốn
đăng ký (tỷ
USD)
% trên tổng vốn
đầu tư FDI
Công nghiệp chế biến, chế tạo
7,12
48,5%
Sản xuất phân phối điện
2,53
17,2%
Lĩnh vực xây dựng
1,25
8,5%
Lĩnh vực Bất động sản
0,85
5,8%
Khác
2,94
20,0%
Một số dự án lớn được cấp phép trong năm 2011 gồm có:
Dự án đầu tư FDI
Vốn đầu tư
(tỷ USD)
Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (BOT Nhiệt Điện)

2,26
Công ty TNHH Sản xuất First Solar Việt Nam (Singapore)
1,00
Công ty TNHH Viễn thông và Thông tin di động S-Telecom
0,45
Công ty TNHH Lốp xe Việt Luân
0,40
(Nguồn:
Mặc dù sức hấp dẫn dòng tiền đầu tư mới trong năm nay thấp hơn hẳn so với với câc năm
trước, giá trị sản xuất do khu vực doanh nghiệp FDI vẫn đóng góp chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong tổng giá trị sản lượng xuất nhập khẩu cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu
vực FDI bao gồm cả dầu thô ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước, tăng 39% so với năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế
trong nước. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI đạt 47,8 tỷ USD, như vậy mức
xuất siêu của khu vực này đạt 6,7 tỷ USD (nếu tính dầu thô) và nhập siêu 400 triệu USD (nếu
không tính dầu thô).


2.2 Cán cân thương mại
Xuất khẩu gặp thuận lợi về giá và sản lượng
Năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đã đạt con số 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với
cùng kỳ năm 2010. Thực tế cho thấy hoạt động xuất khẩu trong năm qua đã được hỗ trợ
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 13 / 34

mạnh mẽ nhờ sự phục hồi về giá và nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu chủ lực. Tuy
nhiên mức tăng trưởng ấn tượng này được dự báo sẽ không duy trì lâu do yếu tố giá đã tăng
rất mạnh trong khi sản lượng đã có dấu hiệu chạm ngưỡng. Nếu loại bỏ yếu tố tăng giá thì

kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ tăng 11,4% so với năm 2010.
Nhóm hàng xuất khẩu
Tăng trưởng so với 2010 (%)
Giá
Kim ngạch
Cà phê
44
48,1
Gạo
9
12,2
Điện thoại linh kiện
-
197,3
Cao su
29
35
Xăng dầu
36
53,6
Máy tính
-
16,9
Dầu thô
40,8
45,9
Dệt may
-
25,1
Giày dép

-
27,3
Thủy sản
-
21,7
Sản phẩm gỗ
-
13,7
Máy móc
-
34,5
(Nguồn: GSO)
Trong năm 2011 đã không có nhiều biến động về thị trường xuất khẩu. Mỹ tiếp tục dẫn đầu
với kim ngạch 16,7 tỷ USD (chiếm 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 17,5%) theo sau
là EU, ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc.

(Nguồn: GSO)
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong năm 2011 cho thấy xu hướng thu hẹp của nhóm
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (từ 42,6% giảm còn 40,6%) trong khi tỷ trọng đóng
góp của nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản lại tăng mạnh (từ 31,2% lên 35,2%). Với mức
tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên tới gần 34% so với năm trước, rõ ràng cơ cấu
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 14 / 34

xuất khẩu đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Cụ thể, nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản
nhờ tận dụng được thế mạnh về sản lượng và lợi thế về giá nên tiếp tục tăng trưởng tốt. Tuy
nhiên nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đang khó khăn về vốn đặc biệt là thị
trường tiêu thụ còn hạn chế khiến mức tỷ trọng đóng góp bị suy giảm. Hiện tượng này đã xuất

hiện sớm khi các chính sách tiền tệ có xu hướng thắt chặt kể từ cuối năm 2010.
Với cơ cấu xuất khẩu này, mặc dù Việt Nam có thể hưởng lợi thế trong ngắn hạn nhờ nhu
cầu nhập khẩu thế giới hồi phục tuy nhiên những nhóm hàng hóa xuất khẩu vẫn là loại thô,
chỉ qua sơ chế và sản lượng có hạn thì tổng kim ngạch sẽ dần bị chững lại trong những năm
tới. Hệ quả là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại vẫn chưa thể cải thiện.
Nhập khẩu
Nhóm hàng Nhập khẩu
Tăng trưởng so với 2010 (%)
Giá
Kim ngạch
Cao su
22
-
Xăng dầu
46
62,2
Nguyên liêu dệt, may
-
12
Sản phẩm hóa chất
-
16,3
Thức ăn gia súc
-
7,2
Chất dẻo
-
25,7
Máy móc
-

12
Vải
-
26,1
Khí đốt
18
-
Hóa chất
-
25,7
(Nguồn: GSO, FPTS)
Tính chung cả năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm
2010. Tuy nhiên khi loại bỏ yếu tố giá tăng trong năm 2011, kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng
3,8% so với năm 2010. Như vậy có thể khẳng định một nghịch lý đang xảy ra, đó là yếu tố
giá tăng dù hỗ trợ xuất khẩu nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân gây gia tăng đột biến của
kim ngạch nhập khẩu trong năm qua.

Cơ cấu nhập khẩu theo khu vực kinh tế cũng như cơ cấu nhóm hàng hóa nhập khẩu đều phản
ánh những bất cập lâu nay, thể hiện qua trạng thái thâm hụt của cán cân thương mại. Cụ thể,
với tỷ trọng chiểm tới 90,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nhóm tư liệu sản xuất vẫn dẫn
đầu và thể hiện sự phụ thuộc lớn của công nghiệp sản xuất trong nước đối với nguồn nhập
khẩu. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng tiếp tục giảm từ chiếm 8,8% trong
năm 2010 xuống chỉ còn 7,6%. Đây là một con số thấp đáng kể và xu hướng này vẫn còn
đang diễn ra. Cơ cấu nhập khẩu đang phản ánh một thực tế khi các cơ quan quản lý đã siết
chặt nhóm hàng tiêu dùng ngay từ đầu năm nhưng hiệu quả đem lại chưa giúp thay đổi sự
mất cân đối cho cán cân thương mại.
Ngoài ra, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
đang diễn ra rất nhanh, tạo ra những lo ngại về tình trạng lạm dụng các ưu đãi nhập khẩu để
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011



 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 15 / 34

tránh thuế, đồng thời gây cản trở cho quá trình nội địa hóa cũng như sự phát triển của công
nghiệp phụ trợ trong nước. So với năm 2010, khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng 21,2%
thấp hơn nhiều so với mức 29,2% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, khối
doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) nhập siêu tới hơn 2 tỷ USD trong 9,5 tỷ USD nhập
siêu của cả nền kinh tế và chiếm tới 45,2% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Thị trường Nhập khẩu
Kim ngạch
NK (tỷ USD)
Kim ngạch
XK (tỷ USD)
XK-NK
Trung Quốc
4,6
10,8
-13,8
ASEAN
20,9
13,6
-7,3
Nhật Bản
10,2
10,6
0,4
EU
7,5
16,5

9,0
Mỹ
4,3
16,7
12,4


(Nguồn: GSO, FPTS)
Dự báo Cán cân Thương mại Năm 2011
Với kết quả nhập siêu năm 2011 ước tính khoảng 9,5 tỷ USD, bằng 10,4% kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu, có thể thấy bớt áp lực khi so với chỉ tiêu 16% mà Quốc hội đặt ra cho năm
nay. Ngoài ra, đây là năm có mức nhập siêu đạt ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây
và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức thấp nhất kể từ năm
2002.
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 16 / 34


(Nguồn: GSO, FPTS)
Yếu tố kim loại quý trong hai năm gần đây đã tạo ra những biến động lớn trong cán cân
thương mại. Trong năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu vàng trị giá 2,1 tỷ USD và nhập khẩu
1,9 tỷ USD. Theo Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đá quý, kim loại quý
tháng 6 đạt hơn 805 triệu USD, là yếu tố kéo giảm nhập siêu cả tháng xuống còn 160 triệu
USD, so với con số 1,4 tỷ USD của tháng 5. Xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục tăng trong
tháng 7 và giảm dần từ tháng 8 khi giá vàng trong nước tăng cao và Ngân hàng Nhà nước
phải cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn giá. Như vậy yếu tố kim loại này đã tạo lực hỗ trợ
đáng kể cho cán cân thương mại trong năm 2011.


Trong khoảng thời gian từ tháng 9 vừa qua đã xuất hiện một số tín hiệu đáng chú ý. Đầu tiên
đó là sự giảm tốc đáng kể của kim ngạch xuất khẩu của một số nhóm hàng hóa chủ lực gồm
dầu thô, kim loại quý, gạo Đây là dấu hiệu đầu tiên về khả năng giá các mặt hàng mũi nhọn
sẽ không còn duy trì lợi thế cho xuất khẩu trong thời gian tới. Hơn thế nữa, xu hướng giảm
tốc của nhập siêu có được trong Quý III cũng một phần từ sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu
trong nước. Đây là một trong những yếu tố đáng lo ngại, cho thấy nguy cơ giảm phát và trì
trệ của nền kinh tế khi cơ cấu hàng nhập khẩu có tới hơn 90% là nguyên liệu và máy móc.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012 là giai đoạn nhập khẩu có
xu hướng bùng phát theo chu kỳ bởi nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng trong dân cũng như nhu
cầu tích trữ nguyên liệu của doanh nghiệp. Thực tế, kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2011 ước
tính đạt 9,6 tỷ USD, đã tăng 1,9% so với tháng trước trong khi kim ngạch xuất khẩu ước tính
đạt 8,9 tỷ USD, chỉ tăng 0,5% so với tháng trước. Điều này báo hiệu khả năng cán cân xuất
nhập khẩu đầu năm 2012 sẽ còn những diễn biến phức tạp. Ngoài ra, cơ cấu hàng hóa xuất
15
16.7
20.2
26.5
32.4
39.8
48.6
62.7
57.1
72.2
94.8
16.2
19.7
25.2
32
37

44.9
62.7
80.7
69
84.8
105.2
-1.2
-3
-5
-5.5
-4.6
-5.1
-14.1
-18
-11.9
-12.6
-10.4
-8%
-18%
-25%
-21%
-14%
-13%
-29%
-29%
-21%
-17%
-11%
-35%
-5%

-40
-20
0
20
40
60
80
100
120
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Cán cân Thương mại Năm 2011
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại
Nhập siêu/Xuất khẩu
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 17 / 34


nhập khẩu vẫn chưa có sự cải thiện theo hướng hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
ngoại nhập. Yếu tố này chỉ có thể khắc phục trong dài hạn khi ngành công nghiệp phụ trợ đủ
sức đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Có thể nói, diễn biến tích cực của hai chiều xuất và nhập khẩu năm 2011 chủ yếu dựa trên lợi
thế về giá, sản lượng và một phần từ sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên,
như đã phân tích các yếu tố này sẽ khó được duy trì trong năm 2012 trong khi cơ cấu xuất
nhập khẩu còn nhiều bất cập. Áp lực rõ ràng vẫn hiện hữu khi hoạt động thương mại tiếp tục
theo hướng nhập siêu. Khó khăn là rất lớn và với chỉ tiêu Chính phủ đặt ra là không quá 10%
đối với nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu, rõ ràng thương mại Việt Nam phải cần thêm
những yếu tố mới để tiếp tục duy trì thành quả tích cực trong năm 2011 vừa qua.

Lạm phát
Lạm phát đạt đỉnh cao nhất tại tháng 8/2011 ở mức 23,02%, cho đến nay đang được hạ nhiệt
một cách tích cực và giảm xuống còn hơn 18,13% vào cuối tháng 12/2011. Tuy lạm phát
đang đà giảm, tiềm tàng về sự gia tăng trở lại trong năm 2012 vẫn hiện hữu rất lớn khi sự bất
ổn về giá cả hàng hóa thị trường thế giới ngày càng gia tăng, giá điện – xăng dầu có khả năng
tiếp tục tăng, thiên tai và sóng thần làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng lương thực, thực
phẩm, khiến giá lương thực, thực phẩm (vốn chiếm tỷ lệ cao trong rổ tính CPI) có khả năng
leo thang trong năm 2012.
Tương quan CPI, Cung tiền M2 và Tăng trưởng tín dụng

(Nguồn: UBGSTCQG)
Thông thường, lạm phát có xu hướng vận động cùng chiều so với xu hướng vận động của cung
tiền M2 và tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của M2 và tăng trưởng tín dụng tăng
giảm liên tục qua từng năm và có độ trễ đến lạm phát khiến đồ thị của CPI so với 2 đường còn lại
6.60%
12.63%
19.89%
6.52%

11.75%
18.13%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
2006
2007
2008
2009
2010
2011
CPI YoY (%)
M2 (%)
Tín dụng (%)
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 18 / 34

vận động ngược chiều. Đồ thì của cả 3 đường này sẽ tái lập xu hướng vận động cùng chiều khi
diễn biến của M2 và tăng trưởng tín dụng duy trì đà tăng hoặc đà giảm trong một thời gian đủ dài
(từ 2 năm trở lên). Trong diễn biến tại cuối 2011, có thể thấy cung tiền M2 và tăng trưởng tín
dụng đang được điều chỉnh về mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, tương ứng ở mức 10% và
13%. Định hướng trong năm 2012, mục tiêu của Chính phủ tiếp tục thắt chặt tiền tệ với mức tăng
trưởng khoảng 15%-17% sẽ làm giảm tác động của yếu tố cầu kéo đến lạm phát trong năm 2012.
Những yếu tố khác trong năm 2012 ảnh hưởng đến lạm phát bao gồm biến động giá hàng hóa
trên thế giới nhập khẩu vào Việt Nam, khả năng lớn tiếp tục điều chỉnh tăng giá điện, than, xăng

dầu và hiệu ứng “lạm phát kỳ vọng” đánh vào tâm lý người dân khiến mặt bằng giá chung bị đẩy
lên cao là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới xu hướng tăng mạnh trở lại của CPI. Trường hợp
các chính sách được điều tiết một cách hài hòa và tạo lòng tin tiêu dùng cho người dân, việc mặt
bằng lạm phát ở thời điểm hiện tại vốn đã bị đẩy lên mặt bằng rất cao trong năm nay là cơ sở cho
khả năng “ít tăng hơn” trong năm 2012, tuy nhiên, để đưa lãi suất ngân hàng xoay ngược xu
hướng từ thực âm sang thực dương cần phải có thêm cả một quá trình dài phía trước.

2.5. Chính sách tài chính – tiền tệ
Tăng trưởng tín dụng được thắt chặt ngay từ đầu năm nhằm ngăn chặn lạm phát tăng cao bắt
nguồn từ cuối năm 2010. Trong bối cảnh kinh tế toàn cần suy thoái và đều phải đối mặt với
khó khăn, khủng hoảng nợ công, Việt Nam cũng không năm ngoài vòng xoáy đó. Với lạm
phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề khi Chính phủ tăng lãi
suất nhằm đối phó với lạm phát 2 con số. Một trong những quyết sách lớn ảnh hưởng đến cả
nền kinh tế đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ cả năm 2011 chính là việc ban hành Nghị
quyết 11 nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa.
Trong nhiều năm tăng trưởng kinh tế cao vừa qua, chính sách nới lỏng tín dụng được xem
như là đòn bẩy góp phần đẩy hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, với sự phát triển của hạ tầng đô thị và nhu cầu nhà ở cao đã thu hút được số lượng nhà
đầu tư tham gia đầu tư và phát triển các dự án bất động sản từ trung, cao cấp và nghỉ dưỡng.
Và hoạt động chệch hướng thái quá này đã làm thị trường bất động sản phát triển quá nóng,
vượt qua nhu cầu thực của người dân. Bản thân dòng vốn tín dụng cũng chảy vào thị trường
bất động sản lớn hơn bất kì ngành nào khác cũng cho thấy sức hút lớn của thị trường này.
Tính đến cuối năm 2010, tỉ trọng tín dụng phi sản xuất trong đó dư nợ cho vay bất động sản
chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 30%. Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng, Ngân
hàng nhà nước kiên trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp dụng chung cho các ngân
hàng thương mại, đồng thời giảm tỉ trọng tín dụng phi sản xuất xuống dưới 22% trước
30/6/2011 và 16% vào cuối năm 2011. Đây chính là nút thắt chính đối với toàn bộ doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản bởi trong thời gian ngắn họ không thể giảm tỉ lệ dư nợ
xuống khi thị trường bất động sản không khởi sắc như các năm trước. Hàng loạt dự án đang
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011



 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 19 / 34

triển khai bị đình trệ vì thiếu vốn. Khả năng trả nợ đúng hạn không cao làm tăng khả năng nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng lên. Toàn hệ thống ngân hàng bước vào cuộc chạy đua kéo tỉ
trọng cho vay phi sản xuất xuống ngưỡng yêu cầu làm thị trường lãi suất biến động theo
chiều hướng tiêu cực. Cạnh tranh lãi suất huy động và cho vay giữa các ngân hàng với nhau
không những làm đẩy mặt bằng lãi suất lên cao mà còn ảnh hưởng lớn đến tính ổn định thanh
khoản giữa nhóm ngân hàng nhỏ và vừa.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng chỉ có dấu hiệu ổn định chỉ khi Ngân hàng nhà nước áp
trần lãi suất tiền gửi cho cả tiền gửi không kì hạn và dưới 1 tháng vào trung tuần tháng 9/2011
ở mức 14%, hầu hết các tổ chức tín dụng đã nghiêm túc thực hiện mức lãi suất huy động mới
này và thị trường đã có biểu hiện hình thành đường cong lãi suất đối với các kì hạn ngắn.
0.43%
2.7%
3.67%
5.01%
6.07%
7.05%
7.57%
8.15%
8.16%
8.61%
10.13%
10.90%
0.00%
2.00%

4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
Lũy kế tăng trưởng tín dụng
Lũy kế tăng trưởng tín dụng
Linear (Lũy kế tăng trưởng tín dụng)
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 20 / 34


(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Mặc dù vào cuối năm 2011, mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến, nhưng nếu so
sánh trong tương quan tăng trưởng kinh tế thì tăng trưởng cả năm 2011 có thực chất hơn
khi mà để đạt được 1% tăng trưởng kinh tế trong 5 năm trước, Việt Nam cần tăng khoảng
gần 6% tăng trưởng tín dụng, trong khi năm 2011 con số này chỉ ở mức 2,21% (Xem hình
trên). Như vậy, việc giảm tỉ trọng trong cho vay phi sản xuất chứng tỏ đã bắt được đúng
bệnh mở rộng cung tiền thái quá trong nhiều năm qua, bởi cung tiền mở rộng mà kinh tế
không tăng theo tỉ lệ tương ứng. Tuy nhiên, Việt Nam có hạ nhiệt được thị trường bất động
sản hay không thì cần phải xem xét trong khu thời gian dài hơn, không chỉ trong trong năm
2012 thậm chí cả năm 2013 khi mà số lượng doanh nghiệp đang “chôn chân” với các dự án
đang triển khai còn rất lớn. Đồng thời, thực chất tăng trưởng được cải thiện qua so sánh
tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng ta còn cần phải nhìn vào chất
lượng tài sản của ngân hàng khi mà tổng dư nợ nền kinh tế vượt quá tổng giá trị GDP năm
2011 thì giá trị tài sản xấu tăng lên thực sự đáng quan tâm.
Việc giảm mặt bằng lãi suất xuống và tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong thời gian tới là
vấn đề sống còn đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, khi

áp dụng lãi suất trần huy động trong khoảng thời gian cuối năm 2011 đã tạo ra khoảng
trống trong chênh lệch lãi suất cho vay và huy động. Mặc dù lãi suất huy động kể cả kì hạn
ngắn đều cố định ở mức 14% thì lãi suất cho vay vẫn phổ biến ở mức cao khoảng 18-22%.
Khoảng chênh lệch lớn hơn mức thông thường này xuất phát từ thanh khoản trong hệ thống
ngân hàng không cho phép các ngân hàng thương mại hạ lãi suất tương ứng với lãi suất
huy động vào. Như vậy, việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay không chỉ phụ thuộc vào yếu
tố lạm phát phải được kiềm chế mà còn phụ thuộc vào cả thanh khoản của hệ thống ngân
hàng. Thể hiện rõ nhất là khi lạm phát đạt đỉnh vào tháng 8/2011 và có xu hướng giảm rõ
rệt nhưng lãi suất lại không có chuyển biến giảm. Như vậy, thực tế hoàn toàn khác khi lãi
6.34
6.71
7.47
4.45
2.21
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
8.00
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%

2007
2008
2009
2010
2011
Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng kinh tế
Tỉ trọng Tăng trưởng Tín dụng/Kinh tế
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 21 / 34

suất cao không chỉ nhằm kiềm chế lạm phát và ngược lại, mà còn đảm bảo thanh khoản
cho hệ thống ngân hàng. Nếu quy định hạn mức huy động trần, nhưng số lượng ngân
hàng/doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn hơn khả năng cung ứng thì chưa thể hạ lãi suất cho
vay được. Các biện pháp hành chính dường như chưa thể có tác dụng ngay được bởi các
ngân hàng trong nhóm G12 cũng phải tính đến yếu tố hiệu quả kinh doanh của bản thân họ.
Rõ ràng, mặc dù lạm phát có thể hiện xu hướng giảm trong quý 4/2011 và có thể không
bùng phát cao ngay trong quý 1/2012, nhưng lãi suất còn cần nhiều thời gian hơn nữa để ổn
định với mặt bằng thấp hơn.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Trong khi đó, nếu lãi suất vẫn sẽ là vấn đề cần theo dõi của cả người làm chính sách và
doanh nghiệp thì tỉ giá có lẽ được đánh giá là thành công nhất trong điều hành chính sách của
Ngân hàng nhà nước. Xét trong nửa cuối năm 2011 thì tỉ giá khá ổn định mặc dù biến động
giá vàng trong nước khá lớn so với giá thế giới khiến nhu cầu về ngoại tệ rất cao. Việc kiên
quyết sử dụng biện pháp hành chính trong kiềm chế giao dịch ngoại tệ ngoài chợ đen trong
thời điểm này đã hạn chế được vấn đề 2 tỉ giá song hành, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công bằng hơn, tỉ giá bình ổn được đánh giá bởi 02 yếu tố, thứ nhất (01) là thái độ

dứt khoát “phá giá” mạnh trong 1 lần vào đầu năm khiến cho giá trị đồng VND được xác
định gần với giá trị thật trong tương quan cán cân thương mại; thứ hai (02) là việc kiểm soát
nhập siêu ở mức thấp hơn kế hoạch và thặng dư cán cân tổng thể của cả năm 2011 dự báo ở
mức gần 3 tỉ USD làm giảm áp lực lên đồng nội tệ vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, đó là
khi mà nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế trong nước giảm và thị trường xuất khẩu bị ảnh
hưởng bởi nền kinh tế toàn cầu chung, các yếu tố này không ổn định và khó dự đoán khiến
cho việc điều hành tỉ giá vẫn còn nhiều ẩn số trong năm 2012 khi mà dự báo cán cân thương
mại tiếp tục thâm hụt. Loại trừ nhiều yếu tố khó dự đoán như suy thoái kinh tế toàn cầu và
khối đồng tiền chung Châu âu trước áp lực thâm hụt ngân sách thì vấn đề tỉ giá được Ngân
17000
18000
19000
20000
21000
22000
01-2010
05-2010
09-2010
01-2011
05-2011
09-2011
01-2012
Tỉ giá VND/USD
Tỉ giá VND/USD
Tỉ giá được điều
chỉnh tăng 9,3%
vào ngày
11/2/2011 =>

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011



 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 22 / 34

hàng nhà nước dự báo là sẽ dao động trong khoảng 2-3% là khả thi và tạo được niềm tin từ
phía doanh nghiệp. Đây chính là điểm sáng trong năm 2011 và sẽ tiếp tục được phát huy
nhằm hỗ trợ cho sự ổn định của hệ thống tài chính trong năm 2012.
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
A. Tóm tắt thị trường năm 2011
Trong cả năm 2011 xu thế giảm điểm chiếm ưu thế mạnh, chỉ có khoảng từ giữa tháng 5 đến
đầu tháng 6 và giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, các đợt tăng
điểm này chỉ mang tính chất hoàn bù cho đợt giảm trước đó chứ không phải chuyển sang một
xu thế mới. Hai đợt tăng này chủ yếu là do dòng tiền đầu cơ tham gia thị trường, dòng tiền
đầu cơ thì chỉ mang tính chất ngắn hạn không bền. Do đó thị trường sớm quay trở lại kênh
giảm điểm do không được hỗ trợ từ tình hình vĩ mô.
Năm 2011 là năm giảm điểm mạnh của hầu hết các cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa
nhỏ và trung bình. Bình quân mức giảm điểm là 40%-50% về giá ở thời điểm cuối năm so
với thời điểm đầu năm.
Chỉ số VN-Index bị chi phối mạnh bởi một nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn điển hình là BVH
và MSN, vận động của VN-Index không phản ánh chính xác xu thế chung của toàn thị
trường, mà chỉ phản ánh xu thế của một vài mã cổ phiếu Bluechips. Hiện tượng “xanh vỏ đỏ
lòng” diễn ra khá nhiều trong cả năm 2011.
Năm 2011 chứng kiến niềm tin của giới đầu tư vào thị trường sụt giảm mạnh mẽ, khi liên tiếp
các thông tin vỡ nợ từ những vụ tín dụng đen có liên quan đến lĩnh vực bất động sản và chứng
khoán lần lượt được đưa ra ánh sáng. Đồng thời, đây cũng là năm của rất nhiều phiên bán sàn
hàng loạt, thanh khoản thấp, người bán không có người mua, giá cổ phiếu xuống quá thấp.
Tính đến thời điểm cuối năm có khoảng 430 mã có giá giao dịch dưới mệnh giá, có 9 mã cổ
phiếu có giá trên 50,000 đồng. Có thể nói đây là năm mà giá cổ phiếu rẻ nhất từ trước tới nay,
thậm chí còn rẻ hơn thời kỳ khủng hoảng 2009 khi đó đáy của VN-Index là 235 điểm.






Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 23 / 34

Diễn biến ngành:

Hầu hết các nhóm ngành đều giảm trong năm 2011. Tuy nhiên giảm mạnh nhất là các nhóm
ngành dịch vụ tài chính, bất động sản, cao su, xây dựng và vật liệu xây dựng. Nhóm ngành
được ghi nhận là giảm ít nhất trong năm 2011 là nhóm ngành bảo hiểm. Cụ thể:
Nhóm ngành dịch vụ tài chính là một trong những nhóm ngành giảm mạnh nhất năm 2011 với
mức giảm 68%. Nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng giảm 68% về giá. Nhóm ngành bất
động sản giảm mạnh trong cả năm 2011, đan xen một số đợt tăng giá nhẹ mang tính chất hoàn bù
vào khoảng tháng 5 và tháng 8 và đi ngang vào cuối quý 4. Tính đến thời điểm cuối năm nhóm
ngành này đã giảm 58% về giá so với thời điểm đầu năm 2011. Nhóm ngành công nghệ cũng
nằm trong nhóm các ngành giảm mạnh với mức giảm 53%.
Hai nhóm ngành được đánh giá là giảm ít nhất là nhóm ngành bảo hiểm giảm 27% và nhóm
ngành cao su giảm 33%.







-70

-60
-50
-40
-30
-20
-10
0
Dịch vụ TC
XD và vật
liệu XD
BĐS
Công nghệ
Bảo hiểm
Cao su
-68
-68
-58
-53
-27
-33
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 24 / 34

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN):

Năm 2011 khối đầu tư ngoại mua ròng mạnh ở hai quý đầu năm vào bán ròng mạnh ở hai
quý cuối năm, cụ thể mua ròng manh CTG, VNM và bán ròng mạnh VIC. Trong năm qua
VN-Index đã giảm 35% về giá trị tại thời điểm cuối năm so với thời điểm đầu năm, có thể

thấy khối đầu tư ngoại chịu thiệt hại khá nặng nề trong năm 2011.

Quy mô thị trường vào thời điểm cuối năm 2011
Sàn
Vốn hóa TT( tỷ đồng)
P/E
P/B
%NN
HOSE+HNX
537.505
7,85
1,58
14,34
HOSE
453.784
7,9
1,69
15,3
HNX
83.721
7,64
0,99
9,2

B. Phân tích kỹ thuật:
Xu thế vận động cho năm 2012:
Giảm mạnh xen kẽ các đợt tăng nhẹ là đặc điểm nổi bật của thị trường chứng khoán năm
2011. Kênh giảm dài hạn thiết lập từ cuối tháng 10/2009 vẫn tiếp tục chi phối vận động của
VN-Index trong suốt 2 năm qua. Phần lớn trong năm 2011 VN-Index giảm mạnh xen kẽ các
đợt tăng nhẹ, đỉnh sau luôn thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Các đợt tăng

điểm chỉ mang tính chất hoàn bù do cho đợt giảm trước đó chứ chưa chuyển sang một xu thế
mới.
(5,000)
(4,000)
(3,000)
(2,000)
(1,000)
-
1,000
2,000
3,000
4,000
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9

Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
Tỷ đồng
Giao dịch NĐTNN toàn thị trường năm 2011 (tỷ đồng)
Mua
Bán
Mua-Bán
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2011


 2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang 25 / 34

Phần lớn đường MA200 luôn nằm trên các đường MA50,MA14 và đường giá cho thấy xu
thế giảm dài hạn vẫn chưa kết thúc. Ở thời điểm hiện tại ngày 15/1/2011 đường giá đã bắt
đầu cắt hai đường MA14,MA20 từ dưới lên trên tín hiệu cho đợt tăng giá trong ngắn hạn vẫn
chưa kết thúc. Đợt tăng giá này có thể là một quá trình hoàn bù cho đợt giảm từ 470 xuống
338, quá trình hoàn bù có thể đạt tới mức 420.
Trong năm 2012, VN-Index khả năng tiếp tục vận động trong kênh hồi quy dài hạn thiết lập
từ đầu năm 2009 và hiện tại đang được đỡ mạnh bởi kênh dưới của kênh hồi quy này. Các
đường MA200, MA50 tiếp tục hướng xuống tạo nên áp lực cho sự tăng giá khá lớn cho VN-
Index trong hai quý đầu năm.
Năm 2012, có thể VN-Index sẽ bị chi phối mạnh bởi mô hình hai đáy, với đáy hai sẽ được
hoàn tất trong quý 1, mức đáy quanh vùng 300-340 xác suất xảy ra cao. Nếu vận động theo
mô hình này VN-Index sẽ quay đầu tăng giá tương đối mạnh vào quý 3,4 và đỉnh cao nhất
của năm 2012 có thể đạt được là 630.
Nếu như tình hình vĩ mô trong nước và thế giới trong năm 2012 không quá xấu thì VN-Index

sẽ tạo đáy trong quý 1, khả năng đi ngang cao trong quý 2 và khởi sắc trong quý 3,4.

Ngưỡng kháng cự, ngưỡng hỗ trợ cho năm 2012
Ngưỡng hỗ trợ:
Vùng hỗ trợ mềm: Kênh dưới của kênh giảm dài hạn đang thực hiện ở vùng 330-340
Vùng hỗ trợ cơ bản: Kênh dưới của kênh hồi quy dài hạn kết hợp với ngưỡng hỗ trợ tâm lý
tạo nên vùng 300-305
Vùng hỗ trợ mạnh: Đáy cũ 235.
Ngưỡng kháng cự:
Vùng kháng cự mềm:Sự kết hợp của hệ các đỉnh cũ và kênh giữa của kênh hồi quy dài hạn
tại vùng 450
Vùng kháng cự cơ bản: Ngưỡng kháng cự tâm lý 500
Vùng kháng cự mạnh: Sự kết hợp của đỉnh cũ và Fibonacci 61.8 tại vùng 600-630.
Các mô hình có thể xảy ra trong năm 2012

×