Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Chương trình giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.53 KB, 33 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1:
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÒA
NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRONG
NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BÁO CÁO VIÊN: Nguyễn Minh Trường
PHÒNG HỖ TRỢ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Chương trình GDHN học sinh khuyết tật
trong trường trung học
NỘI DUNG
I. Sự cần thiết của Phòng hỗ trợ
II. Vị trí, mục đích, chức năng, nhiệm vụ,
cơ sở vật chất,...
III.Lập kế hoạch :
1. Kế hoạch giáo dục cá nhân
2. Vòng tay bè bạn
3. Nhóm hỗ trợ cộng đồng
I. Sự cần thiết của Phòng hỗ trợ
1. Khái niệm:

HS có nhu cầu GD đặc biệt

HS khuyết tật

Nhu cầu của HS có nhu cầu
Giáo dục đặc biệt
2. Giáo dục hòa nhập
3.Thành tựu và hạn chế của GDHN
I. Sự cần thiết của Phòng hỗ trợ GDHN
1. Những học sinh nào có nhu cầu giáo dục
đặc biệt?


2. Trong trường, lớp của thầy cô công tác
hoặc quản lý, có những học sinh nào cần
chăm sóc, giáo dục đặc biệt?
I. Sự cần thiết của Phòng hỗ trợ GDHN
1.Khái niệm
* Đối tượng HS có nhu cầu Giáo dục đặc biệt
1) Học sinh khuyết tật
2) Trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,
kinh tế khó khăn; 3) Trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ bị bỏ rơi; 4) Trẻ em lang thang; 5)
Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; 6) Trẻ
em nhiễm HIV/AIDS; 7) Trẻ phải lao động sớm,
làm việc nặng nhọc; 8) Trẻ em phải làm việc xa gia
đình; 9) Trẻ em bị xâm hại tình dục; 10) Trẻ em
nghiện ma tuý; 11) Trẻ em thuộc các dân tộc thiểu
số; 12) Trẻ em vi phạm pháp luật.
I. Sự cần thiết của Phòng hỗ trợ GDHN
1. Khái niệm
Đối tượng HS có nhu cầu GD ĐB
1) Học sinh khuyết tật
Người khuyết tật( NKT) là người bị suy
giảm về mặt thể chất, thần kinh, trí tuệ hay
giác quan được biểu hiện dưới các dạng tật,
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
nhiều khó khăn và cản trở sự tham gia bình
đẳng vào hoạt động xã hội
Nguồn: Luật người khuyết tật, 6/2010
Khái niệm trẻ khuyết tật (WHO, 2001)

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì phân loại NKT

không phải là phân loại con người, mà là phân loại những
đặc điểm sức khoẻ của họ cùng với những hạn chế trong
hoạt động của cá thể cộng với môi trường sống của họ.

Phân loại khuyết tật căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản:
1- Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các
chức năng.
2- Những hạn chế trong hoạt động của cá nhân.
3- Môi trường sống: những khó khăn, trở ngại do môi
trường sống mang lại làm cho họ không thể tham gia
đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng.
Kh¸i niÖm cña Austrailia

Thiếu hụt toàn bộ hoặc một phần cơ thể;

Thiếu hụt toàn bộ hoặc một phần chức năng cơ thể hay tinh thần;

Sự khiếm khuyết các cơ quan do bệnh, hay ốm:
* Sự khiếm khuyết khả năng các cơ quan của cơ thể các cơ quan do
bệnh, hay ốm; sai lệch chức năng, dị tật hay sự biến dạng một
phần cơ thể; rối nhiễu hay sai lệch chức năng dẫn đến có cách
học khác với những người không bị rối nhiễu hay sai lệch chức
năng;
* Rối nhiễu, ốm, bệnh ảnh hưởng quá trình tư duy, nhận thức thế
giới khách quan, tình cảm hoặc sự suy xét làm ảnh hưởng đến
biểu hiện hành vi;

Có khuyết tật bao gồm:

Khuyết tật đang thể hiện;


Đã xuất hiện trong một thời gian;

Có thể xuất hiện trong tương lai; tiềm ẩn trong con người.
Người khuyết tật
1.Các dạng khuyết tật (cấu trúc và chức năng):
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không
thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng
ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự
thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng
ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp
quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nguồn: Luật người khuyết tật, 6/2010
Các dạng khuyết tật ở trẻ em
1. Khiếm thính (Hearing Difficulty) Sự suy giảm hay
mất khả năng nghe, dẫn đến chậm phát triển hoặc
không có khả năng tự hình thành ngôn ngữ nói
2. Khiếm thị (Seeing Difficulty). Sự suy giảm hay
mất khả năng nhìn do nhiều nguyên nhân khác
nhau (mù hoặc nhìn kém)
3. Khuyết tật trí tuệ (mental disability) Bị suy giảm

nhiều hay ít năng lực hoạt động nhận thức và khả
năng thích ứng trong sinh hoạt cá nhân, cộng đồng
và xã hội
Các dạng khuyết tật ở trẻ em
4. Khó khăn về học (Learning Disability) Khó khăn
một trong các kĩ năng nhận thức như học đọc, học
viết, tính toán, nhận biết màu sắc,...
5. Khuyết tật vận động (Moving Difficulty)Những cơ
quan vận động bị tổn thương do các nguyên nhân
khác nhau (chấn thương, hậu quả của một số
bệnh,...) gây nên những khó khăn khi di chuyển,
hoạt động cầm nắm, đứng, ngồi... Phần lớn trẻ
dạng khuyết tật này có năng lực trí tuệ phát triển
bình thường
Các dạng khuyết tật ở trẻ em
6. Khuyết tật ngôn ngữ -giao tiếp (Language
Disability) Biểu hiện rất đa dạng, từ nói ngọng, nói
lắp, nói khó đến không nói được, mất tiếng nói,...
Hậu quả: trẻ khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ nói
để giao tiếp
7 Rối nhiễu tâm lý: trầm cảm, tăng động giảm tập
trung, hành vi xa lạ
8. Dạng khác: Tự kỷ, Đao,…
9. Đa tật (Multi Disability) Là những trẻ có từ hai tật
trở lên (ví dụ như vừa khiếm thính, vừa khiếm thị
hay vừa chậm phát triển trí tuệ, vừa khuyết tật vận
động,...) Các dạng khuyết tật khác Hành vi xa lạ,
động kinh, bệnh về tim,...

×