Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhạc cung đình Việt nam và UNESCO docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.94 KB, 8 trang )

Nhạc cung đình Việt nam và UNESCO

Từ năm 1963, khi Cố Giáo sư Nguyễn Hữu Ba và tôi, được sự tài trợ của Viện
Quốc tế Nghiên cứu âm nhạc với phương pháp đối chiếu tại Tây Bá Linh, nhờ lời
giới thiệu nồng hậu của Nhà Nhạc học Alain Daniélou, lo việc ghi âm, chụp ảnh,
chọn lọc, phân tích tư liệu về Nhạc cung đình Huế, viết lời giới thiệu để thực hiện
dĩa hát về ca nhạc Huế trong đó có mấy bản nhạc cung đình, do hảng dĩa
Barenreiter-Musicaphon phát hành tại Tây Đức và trên Thế giới trong loạt dĩa
mang nhãn hiệu UNESCO.số BM 30 L. 2022. Dĩa hát đó được Giải thưởng lớn
tại Tây Đức, Deutscher Schallplatten Preiss năm 1969. Và tiếp theo năm sau, lại
được thêm một Giải thưởng lớn của Hàn lâm Viện dĩa hát Pháp (Académie du
disque français ) Giải thưởng lớn về Dân tộc nhạc học năm 1970. (Grand Prix du
Disque : Prix d'Ethnomusicologie)
Vậy mà Unesco chưa để ý đến Nhạc cung đình Huế. Khi ông Tổng Giám
đốc Unesco, Amadou M. M'bow thăm Huế năm 1981, có dịp xem một chương
trình ca múa nhạc cung đình Huế, ông rất xúc động sau khi xem tiết mục "Lân
mẫu xuất lân nhi" . Tôi ngồi bên ông và nói nhỏ với ông; " Chúng tôi vô cùng cám
ơn Ông đã lên tiếng kêu gọi thế giới giúp Việt Nam bảo vệ và trùng tu cung điện,
những di tích lịch sử và văn hoá ở Huế. Nhưng cung điện chỉ là cái xác của Huế.
Còn cái hồn của Huế là thi ca âm nhạc vũ điệu kịch nghệ của Huế. Ông có nghĩ
đến việc bảo tồn di sản văn hoá đó không.? Thì ông trả lời rằng:" Chưa nghĩ đến.
Nhưng sẽ phải nghỉ đến". Rồi ông về hưu.
Bao nhiêu lần tôi có nhắc đến việc ấy trong nhiều hội nghị, nhưng mãi đến tháng
6 năm 1993, tại Unesco có một cuộc họp quốc tế để bàn về vấn đề bảo tồn di sản
phi vật thể. Hơn 30 nước tham dự. Anh Đào Viết Trung thành viên Ủy ban quốc
gia Unesco của Việt Nam, từ Hà nội sang dự và đưa ra chương trình bảo tồn di sản
phi vật thể vùng Huế và của 54 sắc dân tộc thiểu số miền Thượng Việt Nam. Hôm
đó Giáo sư Georges Condominas và tôi có được Unesco mời tham dự. Hai chúng
tôi hết sức ủng hộ và binh vực dự án của Việt Nam và yêu cầu Unesco tổ chức tại
Việt Nam hai cuộc hội thảo quốc tế để thảo luận về các vấn đề nói trên. Lời tham
luận của chúng tôi có


sức thuyết phục mãnh liệt. Bà Gobeil chủ toạ phiên họp đã không ngần ngại khen
rằng hai bài tham luận "trên cả tuyệt vời" đó làm cho dự án của Việt Nam được
sắp vào hạng " tối ưu. Và bà nói đùa rằng Đó là một "siêu dự án".
Năm đó Unesco đã bắt đầu tổ chức hai Hội nghị quốc tế: một về "dân tộc thiểu số
trong nước Việt Nam" tại Hànội, do Giáo sư Georges Condominas chủ toạ, và Hội
nghị quốc tế về Di sản văn hoá vùng Huế tại Huế, do tôi chủ toạ. Năm đó Hội nghị
đã đưa ra nhiều nghị quyết :" Ưu tiên thực hiện việc bảo tồn và phát huy Nhạc
cung đình Huế; và tiếp theo Nhạc Phật giáo Huế, và sau đó truyền thống âm nhạc
dân gian trong đó có nhạc Hầu Văn Hòn chén ". Cậu Jacques Lemoine, đại biểu
Pháp hứa sẽ vận đông chánh phủ Pháp ủng hộ chương trình bảo tồn nhạc cung
đình Huế. Nhưng hai Giáo sư Nhựt bổn Yamaguti và Tokumaru đã đưa ra một
chương trình cụ thể chia ra làm ba giai đoạn:
1 Mời một đoàn Ca vũ nhac cung đình Huế tham dự Nhạc hội Tokyo Hè năm
1993. Và nhân dịp đó Đài Truyền hình quốc gia Nhựt bổn NHK đã dựng một
chương trình rất đăc sắc về Nhạc cung đình Huế chiếu trên các màn ảnh nhỏ của
toàn quốc Nhựt bổn.Đoàn do La Cẩm Vân điều khiển và đã gây tếng vang rất tốt
trong giới nghiên cứu Nhạc cung đình châu Á
2 Tổ chức một đoàn nghiên cứu Nhạc cung đình Huế và trong dịp đó ghi âm ghi
hình với phương tiện hiện đại các tiết mục cơ bản của Ca Vũ nhạc cung đình Huế.
Tôi được mời làm Cố Vấn đặc biệt cho Đoàn và Toyota Foundation đã tài trợ
chuyến đi nghiên cứu trên thực địa ấy năm 1995.Đoàn dã quay nhiều cuốn phim
video rất đẹp về ca múa nhạc cung đình Huế để tàng trử tại trường Đại học Osaka
và có mấy cuồn chép lại cho Việt Nam.
3 Sau khi đồng ý với quan điểm của tôi " ghi âm giữ lại những loại nhạc mà
chúng ta sợ sẽ mất đi, thì rất tốt, nhưng dó chỉ là bảo vệ tiêu cực; làm sao gây lại
sức sống bằng cách tìm chức năng và chỗ đứng mới cho loại nhạc đang sợ bị mất,
mới quí hơn, vì bảo vệ cách đó là bảo vệ tích cực "hai Giáo sư Nhựt đã xin được
tài trợ của Japan Foundation để tổ chức một trường tại Huế , "một Đại học Nhã
Nhac" để đào tạo diễn viên và nhà nghiên cứu nhạc cung đình. Và đó cũng là một
trong những điều kiện tất yếu để được Unesco xem xét hồ sơ của Việt Nam trong

việc xin Unesco công nhận Nhạc cung đình là một kiệt tác phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại.
Lẽ tất nhiên muốn được nhìn nhận như vậy, trước hết Nhạc cung đình phải có một
giá trị rất cao về phương diện lịch sử cũng như về nghệ thuật.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng tuy được sử dụng ở trong cung đình,việc sáng tạo và
biểu diễn nhạc cung đình đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ trong dân
gian, nhờ có tay nghể cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều đình.
Về mặt lịch sử, chưa có một bộ môn âm nhạc nào được ghi vào sử sách Việt Nam
nhiều như Nhạc cung đình: "Đại Việt sử ký toàn thư ", "Khâm định thông giám
Việt sử cương mục "," Lê triều hội điển ", "Lịch triều hiến chương loại chí "và đặc
biệt nhứt trong" Khâm định Dại Nam Hội điển sự lệ ", sách sử trong nước và cả
nước ngoài như " Khâm Định Đai Thanh hội điển sự lệ " của Trung quốc, và bài
viết bằng tiếng Pháp trong nhiều tập của " Tạp chí nhửng Người bạn của cố dô
Huế "( Bulletin des Amis du Vieux Huế.)
Về mặt nghệ thuật:
1 Nhạc khí dùng trong nhạc cung đình rất đẹp trong hình thức, đóng ráp kỹ, chạm
trổ khéo, đầy đủ màu âm, có tiếng kim, tiếng thổ, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đồng,
tiếng đá, tiếng da, tiếng mộc
2 Dàn nhạc đa dạng: Đại nhạc gồm Đại hồng chung, đai cổ, trống võ, bồng, mõ,
thanh la, chập choã, sinh tiền, kèn, nhị.Tiểu Nhạc hay Nhã nhạc có đàn dây tơ: đàn
nguyệt (2 dây), đàn tam (3 dây) đàn tỳ bà (4 dây) đàn nhị (2 dây có cung kéo), có
2 sáo trúc, trống bảng một mặt, tam âm la ( 3 thanh la nhỏ ) sinh tiền.
Còn Ty cổ, ty chung, Ty khánh. Huyền nhạc gồm nhiều nhạc khí chỉ chưng bày
mà không diễn tấu trong các lễ lớn như Tế đàn Nam Giao.
3 Việc thành lập những dàn nhạc không quan tâm đến số lượng mà đặt trọng tâm
vào chất lượng, và sự phối hợp màu âm: Trong dàn Nhã nhạc, khi các nhạc công
hoà tấu mà ta vẫn nghe rõ tiếng của từng cây đàn: tiếng chững chạc, trang nghiêm
của đàn nguyệt, tiếng chuyền tiếng phi bay bướm của tỳ bà, tiếng trong vắt, vuốt
ve " nên lời dịu ngọt " của đàn nhị, tiếng đục khi vê khi khảy của đàn tam, tiếng nỉ
non vi vút của hai chiếc sáo trúc, tiếng kim của tam âm la, tiếng mộc của sinh

tiền, tất cả nhạc khí ấy đồng theo tiếng nhịp của trống bảng, khi khoan khi nhặt,
khi vào nội phách, khi ra ngoại phách, tấu lên 10 bài Ngự từ nhịp điệu khoan thai
của mấy bản Phâm tuyết, Nguyên tiêu lần lần dồn dập của mấy bài Hồ Quảng,
Liên hoàn, Bình bán, Tây Mai, Kim Tiền, rộn rã từ Xuân phong, qua Long hổ, đi
đến náo nhiệt như tiếng vó ngựa trong bài Tẩu Mã,
4. Thang âm điệu thức đa dạng, tiết tấu phong phú, bài bản dồi dào.
5. Công dụng, chức năng đa dạng: Khi thì là nhạc lễ, trong các tế Giao, tế miếu,
trong những buổi đại triều, thường triều, khi là loại thính phòng trung cung chi
nhạc, đàn cho vua chúa triều thần nghe chơi , lúc lại là những điệu nhạc giúp vui
trong yến tiệc, phụ hoạ cho các điệu múa, cho những vở tuồng hát bội
6. Nhạc công, nhạc sĩ, các nghệ sĩ đàn ca, múa, hát đều có kỹ thuật rất cao vì chỉ
triều đình mới có khả năng tài chánh, quyền lực chánh trị để qui tụ nhiều tài năng
từ khắp nơi trong đất nước, có thể tạo điều kiện cho các nghệ sĩ ấy có thời gian và
phương tiện trau giồi nghệ thuật để trở nên những nghệ sĩ cao tay nghề, sáng tác
dồi dào và biểu diễn tinh vi.
Bản thân của Nhạc cung đình đã có những đặc điểm về mặt lịch sử và nghệ thuật.
Nhưng dựng một hồ sơ thoả mãn được các yêu cầu của Unesco không đơn giãn.
Và chúng tôi phải ghi công Bà Noriko Aikawa rất lớn trong việc nầy. Lẽ tất nhiên
là các chuyên gia Việt Nam đã chịu khó, bền tâm, kiên trì thâu thập các tư liệu về
lịch sử, hình ảnh, dĩa hát, băng ghi âm, phim đen trắng, phim video, để giới thiệu
một cách có hệ thống, mạch lạc, khoa học trong một hồ sơ trên 100 trang thuyết
trình, 118 ảnh tư liệu, 2 cuốn băng video các băng ghi âm thể hiện từng loại nhạc
cụ như ông Phan tiến Dũng đã nói trong bài phỏng vấn ông của báo Tuổi trẻ.
Nhưng công việc đó chúng
ta chưa đủ kinh nghiệm. Nhờ Bà Nortiko Aikawa sang tận Huế, gặp các chuyên
gia Việt Nam, xem các tiết mục nhạc cung đình, góp ý kiến để bổ túc hồ sơ, để
tham khảo ý kiến của các Giáo sư Nhựt bổn Yoshihiko Tokumaru , Giáo sư Đại
Hàn Kwon Oh Sung, những người đã có kinh nghiệm giới thiệu thành công hồ sơ
của Nhựt bổn và Đại Hàn trong lần công bố về kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại 2 năm trước của Unesco. Bà thường trực liên lạc với tôi, không ngại

cho chụp hình cả hồ sơ của Việt Nam, cho người mang tay tận nhà tôi ở ngoại ô
Paris, vì tôi di chuyển rất khó khăn, và qua điện thoai đã thảo luận trong chi tiết
những điểm ghi trong hồ sơ, và
chỉ chuyển đến Ban Giám khảo, một hồ sơ Nhã nhạc Việt Nam khi bà xét là đầy
đủ, vững vàng trong nội dung lẫn hình thức. Và các bạn Việt Nam cũng tận tình,
chịu khó sửa chữa bổ sung mấy lượt. Trong nước lại có những công trình bảo tồn
nghiên cứu về nhạc cung đình của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Phải có rất
nhiều đặc điểm phải được chứng minh đầy đủ, hồ sơ mới được chấp nhận, xem xét
và đánh giá, mà hôm nay chúng tôi chỉ nêu ra một so nhỏ.
Chúng ta rất vui mừng, phấn khởi khi được thế giới công nhận Nhạc cung đình
Việt Nam là một "kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu" của nhân loại. Đúng như lời
của ông Phan tiến Dũng đã nói: "Giữ gìn danh hiệu cao quý đó còn gian nan hơn "
Riêng chúng tôi, từ lâu đã lên tiếng bảo tồn vốn cổ, không phải chỉ trong truyền
thống âm nhạc Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới. Bảo tồn vốn cổ không
phải là "nệ cổ" Phát triển vốn cổ không phải cùng nghĩa với công việc đổi mới một
cách vô ý thức. Chúng tôi đã thường nói:
"Di sản văn hoá của Cha Ông chúng ta để lại có bề dầy của lịch sử, chiều sâu
của nghệ thuật. Chúng ta nên vô cùng thận trọng trong việc giữ gìn và nhưt là
trong công việc "phát triển."Đừng để cho lòng nhiệt tình của chúng ta bị danh từ
"hiện đại " "đưa chúng ta đi đến chỗ lòng muốn làm cho đẹp cho hay hơn xưa,
làm giàu cho vốn cổ, mà thật sự làm "biến chất" cái hay của truyền thống có khi
đi đến chỗ phá tan truyền thống, làm mất bản sắc dân tộc và rơi vào mảnh đất
ngoại lai ".

Chúng ta sẽ cùng nhau lo công viễc giữ gìn danh hiệu cao quí mà Am nhạc cung
đình Huế vừa nhận được .


×