Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Kỳ bí tháp Chăm Bình Định pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.27 KB, 16 trang )

Kỳ bí tháp Chăm Bình Định
Khi tập trung cả cụm như tháp Bánh Ít, khi đơn độc
chỉ một như tháp Cánh Tiên, cùng nét mới lạ trong
kiến trúc, điêu khắc, các tháp Chăm của vùng đất võ
kỳ bí như những truyền thuyết của nơi này.
Tháp Bánh Ít (tháp Bạc)
Cụm tháp Bánh Ít gồm 4 thác nằm rải rác trên một
ngọn đồi thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện
Tuy Phước, Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn
khoảng 20km. Tên của tháp xuất phát từ hình dáng
của tháp cụm tháp khi nhìn từ xa trông như những
chiếc bánh ít lá gai (một loại bánh với nguyên liệu
chính là nước của phần lá gai, trộn chung với bột nếp,
có nhân là đậu xanh) ở miền Trung.
Là một cụm, nhưng kiến trúc và trang trí của mỗi
tháp mỗi khác. Tháp chính đường bệ và hoành tráng
với các cột ốp, các dưới gờ nhô ra mạnh mẽ. Ngôi
tháp phía nam có mái cong hình yên ngựa sang trọng
và sắc sảo. Tháp cổng với kiến trúc tương tự nhưng
nhỏ hơn tháp chính. Tháp nằm phía đông nam với
những nét điêu khắc hình trái bầu lọ mang lại vẻ ấm
áp.

Tháp chính.

Tháp phía nam với vòm mái hình yên
ngựa.
Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng)
Tháp Cánh Tiên thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An
Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 km.
Khác với các tháp khác hoàn toàn được xây bằng


gạch Chăm, một nửa tháp Cánh Tiên được xây bằng
sa thạch. Ngoài những họa tiết đặc trưng của kiến
trúc Chăm, tháp còn gây ấn tượng với những hoạ tiết
hình cánh phượng tại mỗi góc của tầng tháp. Vào lúc
hoàng hôn, nhìn từ xa, tháp duyên dáng như một
nàng tiên đang múa giữa lưng trời.


Kiến trúc mái tháp Cánh Tiên.
Tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh)
Toạ lạc ngay cửa ngõ trung tâm thành phố Quy Nhơn
(thuộc phường Đống Đa), tháp Đôi là một cụm tháp
gồm hai thác lớn nhỏ nằm cạnh nhau, quất quýt như
một cặp vợ chồng. Nét lạ của tháp Đôi là có kiến
trúc, hoa văn “không đụng hàng” với các ngọn tháp
Chăm khác như kỹ thuật lắp ghép các tảng đá chồng
khít lên nhau, hay các góc tháp đều được trang trí
hình chim thần Garuda bằng đá.

Tháp Dương Long (tháp Ngà)
Tháp Dương Long là một quần thể 3 tháp nằm ngang
nhau. Tháp chính giữa lớn nhất nằm trên một ngọn
đồi thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách Quy
Nhơn khoảng 50 km. Các tháp của Dương Long đều
có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh rồi kết thúc bằng
một đoá sen đang nở. Tháp Dương Long "lạ" với sự
tham gia của những tảng đá lớn ở góc cũng như sự
xuất hiện của các điêu khắc trang trí bằng đá.



Tháp Bình Lâm
Không giống các tháp khác được xây dựng trên đối
cao, thác Bình Lâm được xây dựng trên một vùng đất
bằng phẳng của thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa,
huyện Tuy Phước, Bình Định. Ngoài vẻ hùng vĩ của
ngọn tháp cao trên 20m, tháp còn gây ấn tượng với
du khách ở những mái vòm trông như những toà lâu
đài thu nhỏ, những hoa văn kiểu xoắn tinh tế và cân
đối được chạm khắc trực tiếp vào gạch Chăm. Sau
khi chiêm ngưỡng tháp, du khách có thể tham quan
dấu tích cuộc chiến chống Nguyên - Mông tại thành
Thị Nại.


Tháp Thủ Thiện
Các cột tại tháp Thủ Thiêm không được chạm khắc,
hay trang trí như những tháp khác mà được ốp trơn,
phẳng. Các ô dọc của tháp cũng không còn uyển
chuyển mà thành một gờ nổi lớn nhô ra ngoài. Bên
trong tháp, vách đối diện cửa ra vào có 12 tượng đá
bán thân, tay chắp trước ngực, xếp theo hình búp
măng. Tượng cao nhất cách tượng thấp nhất độ 2m.
Tháp cũng sở hữu một "giếng trời" để lấy ánh sáng
vào bên trong từ khung cửa vuông trên đỉnh.
Tháp Thủ Thiện thuộc làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi,
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.


Kiến trúc bên trong tháp.
Tháp Phú Lộc

Tháp Phú Lộc hay còn gọi là Thốc Lốc, thuộc xã
Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy
Nhơn khoảng 2 km. Tháp mang kiến trúc kiểu đền
núi, toạ lạc trên ngọn đồi cao 76m, mang dáng vẻ bề
thế, uy nghi. Đứng tại tháp, ta có thể ngắm những chú
trâu đang thong thả gặm cỏ, những cánh cò trắng
muốt, nhỏ xinh trên những đồng lúa xanh bạt ngàn
của hai huyện An Nhơn và Phù Cát.


Hạnh Giang - An Huỳnh

×