Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu - 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 10 trang )

Việc so sánh như trên sẽ cho biết khối lượng, quy mô mà doanh nghiệp đạt ở mức
độ nào, với tỷ lệ đạt bao nhiêu.
* So sánh có liên hệ:
So sánh có liên hệ là phương pháp so sánh để xem xét sự biến động của chỉ tiêu
phân tích nhưng có liên hệ với tình hình thực hiện của một chỉ tiêu khác có liên quan.
Phương pháp so sánh còn được dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ
tăng trưởng của chỉ tiêu cần phân tích (thường là 5 năm).
Tốc độ phát triển liên hoàn:
Tốc độ phát triển định gốc:
Tốc độ phát triển bình quân:
Trong đó:
: tỷ lệ phát triển liên hoàn
: tỷ lệ phát triển bình quân
: tỷ lệ phát triển định gốc
: doanh thu bán hàng kỳ i
: doanh thu bán hàng kỳ i -1
: doanh thu bán hàng kỳ gốc
Phương pháp so sánh giản đơn được sử dụng để phân tích tình hình xuất khẩu theo
thị trường, theo các đơn vị trực thuộc, theo các phòng kinh doanh và theo tháng. Thông
qua việc so sánh này ta biết được các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có hoàn thành
nhiệm vụ xuất khẩu của mình hay không cả về số tương đối và số tuyệt đối, phương pháp
so sánh còn được sử dụng để theo dõi tình hình xuất khẩu qua các năm (thường là 5 năm
trở lên) để thấy được xu hướng của xuất khẩu qua các năm là tăng hay giảm.
Như vậy phương phương pháp so sánh được sử dụng hầu hết trong các nội dung
phân tích tình hình xuất khẩu. Ngoài phương pháp so sánh còn có một số phương pháp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
cũng được sử dụng trong phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu, sau đây là các
phương pháp đó.
2.2/ Phương pháp biểu mẫu sơ đồ
Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để phản ánh
một cách trực quan qua các số liệu phân tích. Biểu phân tích nhìn chung được thiết lập


theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích
thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau: so
sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước huặc so sánh giữa
chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng các dòng cột tuỳ thuộc vào mục đích yêu
cầu và nội dung phân tích. Tuỳ theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác
nhau, đơn vị tính khác nhau.
Còn sơ đồ, biểu đồ đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động
tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau huặc các mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế. Khi tiến hành
phân tích tình hình hay hiệu quả xuất khẩu thì ta đều phải lập bảng biểu để ghi các số liệu
vào các dòng cột đã chọn thực chất chính là ta đang áp dụng phương pháp biểu mẫu sơ
đồ, tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng một mình nó nó còn kết hợp với các
phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, tỷ trọng, tỷ
suất. Ngoài ra, trong phân tích hoạt động kinh tế người ta còn sử dụng các phương trình
quy hoạch tuyến tính huặc phương trình phi tuyến trong trường hợp các chỉ tiêu phân tích
kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng các phương trình trên. Các kết quả thu được
khi sử dụng các hàm hồi quy thông qua ngoại suy chủ yếu phục vụ cho phân tích dự đoán
để lập các chỉ tiêu cho các kế hoạch ngắn và dài hạn. Nhưng khi sử dụng các kết quả đó
cần phải lưu ý rằng chúng được tính toán dựa trên các hiện tượng và kết quả kinh tế đã
xảy ra trong quá khứ và lại được sử dụng cho hiện tại và tương lai gần, trong đó chúng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Do đó, cần phải tính đến sự tác động của các
nhân tố đó để tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu đã được lập ra sao cho phù hợp với tình
hình biến động của thực tế, đảm bảo tính hiện thực, tính khoa học của các chỉ tiêu, giúp
cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao nhất. trọng, tỷ suất.
Phương pháp này được dùng để phân tích tình hình xuất khẩu theo các nội dung như đã
nêu ở phương pháp so sánh. Đây cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến giống
như phương pháp so sánh.
2.3/ Phương pháp cân đối
Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế – tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu

có liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối. Các quan hệ cân đối
trong doanh nghiệp có hai loại: cân đối tổng thể và cân đối cá biệt
Cân đối tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
Ví dụ: giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh liên hệ với nhau bằng công thức:
Tài sản = Nguồn vốn
Huặc giữa các chỉ tiêu của lưu chuyển hàng hoá có mối quan hệ cân đối được phản ánh
qua công thức:
Hàng tồn đầu kỳ + Hàng nhập trong kỳ = Hàng bán
trong kỳ + Hao hụt + Hàng tồn
cuối kỳ
Cân đối cá biệt là quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt
Nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + Nợ phải thu khách hàng trongkỳ = Nợ
phải thu khách hàng đã thu trong kỳ + Nợ phải thu khách hàng cuối kỳ
v.v…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Từ những mối liên hệ mang tính cân đối nếu có sự thay đổi một chỉ tiêu nào đó sẽ
dẫn sự thay đổi một chỉ tiêu khác từ đó xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến
đối tượng phân tích.
Do vậy khi phân tích một chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế khác
bằng mối liên hệ cân đối ta phải lập công thức cân đối, thu thập số liệu, áp dụng phương
pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ: Khi tính toán phân tích trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ ta có công thức sau:
Trị giá vốn hàng xuất bán = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng
mua vào trong kỳ - Hao hụt trong kỳ - Trị giá hàng tồn cuối kỳ
Huặc
Nợ phải thu khách hàng cuối kỳ = Nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + Nợ
phải thu khách hàng trong kỳ - Nợ phải thu khách hàng đã thu trong kỳ
2.4/ Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu sự tác động ảnh
hưởng của các nhân tố trong đó có những nhân tố mang tính chất khách quan và có

những nhân tố mang tính chất chủ quan. Về mức độ ảnh hưởng có nhân tố ảnh hưởng
tăng, nhưng có những nhân tố ảnh hưởng giảm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Do vậy, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được mức độ
và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu ta phải áp dụng những
phương pháp tính toán khác nhau trong đó có phương pháp thay thế liên hoàn và phương
pháp số chênh lệch.
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng
phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện
bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số trong đó có sự thay đổi của các
nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: khi phân tích doanh thu bán
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hàng ta thấy có hai nhân tố ảnh hưởng cơ bản là số lượng hàng bán và đơn giá bán. Hai
nhân tố đó có liên hệ với doanh thu bán hàng bằng công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán Đơn giá bán
Phương pháp thay thế liên hoàn cho phép thu nhận một dãy số những giá trị điều
chỉnh bằng cách thay thế liên hoàn các giá trị ở kỳ gốc của các nhân tố bằng giá trị của
các kỳ báo cáo. Số lượng nhân tố càng nhiều thì số điều chỉnh càng nhiều. Mỗi lần thay
thế là một lần tính toán riêng biệt. Kết quả tính toán được khi thay thế trừ đi giá trị của kỳ
gốc huặc giá trị thay thế lần trước thể hiện mức độ ảnh hưởng nhân tố đó đến đối tượng
phân tích.
Nếu số chênh lệch mang dấu (+) thì ảnh hưởng tăng và ngược lại. Khi thay thế
một nhân tố thì phải giả định nhân tố khác không thay đổi. Các nhân tố thay đổi phải
được sắp xếp trong công thức tính toán theo một trình tự hợp lý. Khi thay đổi trình tự
thay thế có thể cho ta những kết quả khác nhau, nhưng tổng của chúng không thay đổi.
Dạng tổng quát của phương pháp thay thế liên hoàn có thể được minh hoạ như
sau:
Giả sử một chỉ tiêu phân tích có hai nhân tố ảnh hưởng được thể hiện bằng biểu
thức:
Z = f(x,y) = x.y
Trong đó: Z là chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích

F là hàm số
x;y là những biến số biểu thị sự biến đổi của hai nhân tố ảnh hưởng.
Ta có: là giá trị gốc
là giá trị kỳ thực tế
là giá trị điều chỉnh của nhân tố x
là giá trị điều chỉnh của nhân tố y
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích được xác định bằng công thức:
Số chênh lệch do tác động của nhân tố x
Số chênh lệch do tác động của nhân tố y
Trong thực tế phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực hiện bằng
phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của
các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của
nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.
So với phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch đơn giản hơn
trong cách tính toán, cho ngay kết quả cuối cùng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được
áp dụng trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng bằng
công thức tính giản đơn, chỉ có phép nhân, không có phép chia.
Phương pháp chênh lệch được minh hoạ tổng quát như sau:
là số chênh lệch của nhân tố x
là số chênh lệch của nhân tố y
là số chênh lệch do tác động của nhân tố x
là số chênh lệch do tác động của nhân tố y
phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch không được dùng trong
phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
nhưng phương pháp này vẫn được đưa ra nhằm giúp cho công ty có thể dùng phương
pháp này để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu. Để
xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kim ngạch xuất khẩu có thể dùng công
thức sau:
Kim ngạch xuất khẩu (USD) = Số lượng hàng xuất khẩu Đơn giá xuất khẩu Tỷ giá ngoại

tệ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sử dụng công thức trên cùng phương pháp thay thế liên hoàn huặc phương pháp số chênh
lệch ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến kim ngạch xuất
khẩu.
2.5 Phương pháp chỉ số
Phương pháp chỉ số được áp dụng để tính toán phân tích sự biến động tăng giảm
và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có một huặc nhiều
yếu tố khác. Chỉ tiêu chỉ số được xác định bằng mối liên hệ so sánh của một chỉ tiêu kinh
tế ở những thời điểm khác nhau, thường là so sánh kỳ báo cáo và kỳ gốc. Các chỉ số áp
dụng trong phân tích kinh tế có hai loại: chỉ số chung và chỉ số cá thể.
Chỉ số chung là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp có nhiều yếu tố hợp thành. Ví dụ: Chỉ số tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu bán
hàng trong kỳ.
Chỉ số cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế
riêng biệt. Ví dụ: Chỉ số giá cả hàng hoá bán ra trong kỳ; chỉ số tăng giảm lao động huặc
mức thu nhập của người lao động trong kỳ…
Phân tích kinh tế bằng phương pháp chỉ số cho phép ta thấy được mức biến động
tăng giảm và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố hợp thành của một chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp tại những thời điểm khác nhau.
Ví dụ:
Trong đó: chỉ số doanh thu bán hàng trong kỳ
chỉ số số lượng hàng bán
chỉ số giả cả hàng bán
áp dụng công thức trên, kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác
định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (số tuyệt đối) đến Doanh thu bán hàng,
doanh thu xuất khẩu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Tỷ trọng: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ tiêu tổng thể.
Tỷ trọng được sử dụng trong phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá theo thị trường, dựa

vào công thức này ta sẽ tính được từng thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng
bao nhiêu trong tổng số.
+ Tỷ suất: là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với
một chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi
nhuận, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư. Nó được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu. Dựa vào tỷ suất như tỷ suất lợi nhuận ta sẽ biết được lợi nhuận doanh
nghiệp thu được thực tế so với doanh thu là bao nhiêu, hay tỷ suất chi phí phản ánh tình
hình sử dụng chi phí thực tế thể hiện việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí.

chương II thực trạng về phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty
xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội
I. Giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội
Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
Tên giao dịch: tocontap
Trụ sở: 36 Bà Triệu – Quận hoàn kiếm – Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội được thành lập ngày 5/3/1956, trực
thuộc Bộ Công Thương. Trong nền kinh tế tập trung với quy mô là một tổng công ty,
công ty là một doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong hoạt động ngoại thương.
Với hơn 10 lần tách nhập, tổ chức của công ty có nhiều sự thay đổi: tách dần một
số bộ phận để thành lập các công ty khác như: Artexport, Bartex, Textimex,
Mecanimex…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Theo quyết định số 333/TM – TCCB về việc sắp xếp lại các Doanh nghiệp nhà
nước do Bộ Thương Mại ban hành ngày 31/03/1993, tổng công ty được đổi thành Công
ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội.
Đây là một công ty có bề dầy lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất ở Việt Nam.
Công ty đã xác lập mối quan hệ kinh tế – quốc tế với trên 70 nước và khu vực trên toàn
thế giới. Hoạt động của công ty không chỉ hạn chế trong lĩnh vực XNK đơn thuần mà đã
mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như: tiếp nhận gia công, lắp ráp, sản xuất theo mẫu mã

kiểu dáng mà khách hàng yêu cầu, đổi hàng, hợp tác đầu tư xí nghiệp để sản xuất hàng
XNK, đại lý nhập khẩu, chuyển khẩu…
Các chi nhánh công ty trong và ngoài nước thuộc công ty:
+ Chi nhánh tocontap tại TPHCM: 1168D - Đường 312 – Quận 11
+ Chi nhánh tocontap tại Hải Phòng: 96A – Nguyễn Đức Cảnh
+ Xí nghiệp tocan chuyên sản xuất chổi quét sơn, con lăn tường liên doanh với Canada.
+ Các văn phòng đại diện tại Đức, Nga, Séc, Hungari
Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân tự chủ về mặt tài chính, có
tài khoản VNĐ và ngoại tệ tại ngân hàng và có con dấu riêng, công ty hoạt động theo
luật pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và theo điều lệ tổ chức của công
ty.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
* Chức năng của công ty
Trong cơ chế thị trường, công ty được trao quyền tự chủ kinh doanh, tìm kiếm bạn
hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Ngoài ra, công ty phải tiếp
tục hoàn thành các chỉ tiêu do Bộ Thương Mại giao cho. Tạo lập tốt các mối quan hệ hợp
tác kinh doanh lâu dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và cải thiện đời sống cho cán bộ công
nhân viên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua các hoạt động XNK, sản xuất, liên
doanh, hợp tác đầu tư sản xuất để khai thác có hiệu quả nguồn vật tư nguyên liệu và nhân
lực của đất nước, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
- Nội dung hoạt động:
+ XNK các mặt hàng tạp phẩm và vật tư, nguyên liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng trong nước do công ty khai thác từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước và do công ty tự sản xuất và liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với tổ chức và cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Nhận XNK uỷ thác, làm đại lý, môi giới mua bán các mặt hàng cho các tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài theo quyết định của nhà nước và
Bộ Thương Mại.

+ Tổ chức sản xuất gia công hàng XNK, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức trong và ngoài nước.
* Nhiệm vụ của công ty
+ Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có
kế hoạch xuất nhập khẩu
+ Tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc, đơnvị liên doanh áp dụng các biện pháp
có hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Tự tạo nguồn vốn, đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn vốn, đáp ứng
yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và XNK của đất nước. Quản lý sử dụng theo đúng chế
độ và có hiệu quả các nguồn đó.
+ Tiếp cận thị trường, nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, cải tiến
mẫu mã, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng
lực cạnh tranh cho hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×