Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguyễn Đình Thi nghĩ về lao động viết văn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.18 KB, 9 trang )

Nguyễn Đình Thi nghĩ về lao
động viết văn




Một nhà văn lớn thông thường không chỉ sáng tạo nên các tác phẩm văn học, mà
còn hay nghĩ ngợi về nghề viết với bao nhiêu công việc bếp núc, những vui buồn cùng
hệ lụy mà nghề nghiệp đem lại. Đó là cách tự ý thức về nghề. Suy cho cùng, đã là người
cầm bút thì ai cũng có nghĩ ngợi ít nhiều về cái nghề mà mình đeo đuổi. Nhưng nghĩ về
nó một cách ráo riết, rồi lại trình bày nó ra như những xác tín nghề nghiệp thì không
phải mấy ai cũng làm được. Tôi muốn nói đến Nguyễn Đình Thi, ông là một trong số
những người trăn trở nhiều với nghề, đặt ra nhiều vấn đề để nghĩ. Trong số đó, tôi đặc


biệt quan tâm đến vấn đề lao động viết văn, một loại công việc đặc biệt mà nhà văn
Nguyễn Đình Thi đã bận tâm về nó trong suốt cuộc đời cầm bút của mình.
1. Để có điều kiện triển khai vấn đề, tôi phải khẳng định ngay một điều rằng,
trong bối cảnh những năm 1945-1954, khi văn nghệ tập trung nhằm phục vụ kháng
chiến, tuyên truyền cho kháng chiến theo nghĩa sát sườn, trực tiếp, mang tính vụ lợi
nhất, thì Nguyễn Đình Thi vẫn tìm cách vượt thoát ra khỏi cái tinh thần đám đông ấy. Ai
cũng biết ông là một quan chức văn nghệ. Lẽ thông thường, ông phải răm rắp tuân theo
cái mệnh lệnh chung của thời cuộc. Thế nhưng, bằng một lý do nào đó, cả thời gian sau
này cũng vậy, ông cứ tìm cách tuôn ra, vượt ra ngoài khuôn phép. Bằng cớ là, có thể tìm
thấy mấy biểu hiện sau: a) Theo ông, thôi thì cứ tạm chấp nhận cho là văn nghệ phải làm
nhiệm vụ tuyên truyền đi, nhưng phải hiểu tuyên truyền theo cách đặc thù, tinh tế, quyết
không như cách tuyên truyền của một cán bộ chính trị. Ông nói: “Nếu bảo văn nghệ là

mượn sự việc để tuyên truyền, thì ít ra đó cũng là một loại tuyên truyền rất đặc biệt.
Chất đem tuyên truyền ra là cả sự sống con người, và cách tuyên truyền cũng không
giống chút nào với cách diễn thuyết trong một cuộc mít tinh chẳng hạn. Văn nghệ là một
thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”
(1)
(V.G nhấn
mạnh). Vào thời điểm bấy giờ, những cách nói như thế quả là điều bất cẩn. b) Đang
trong lúc hô hào văn nghệ phải mang tính đại chúng, nghĩa là dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ,
Nguyễn Đình Thi thể nghiệm, công khai đưa ra chủ trương làm thơ tự do không vần, và
lúc bấy giờ được xem như một tiếng nói lạc điệu
(2)
. Chỉ cần hai biểu hiện ấy thôi, để

thấy ông là người mang trong máu ý thức đổi mới nghệ thuật. Không chỉ bằng cách phát
biểu trực diện theo hướng mệnh đề, mà bằng vào nhiều tác phẩm thơ ca lúc kháng chiến,
sau này là một số vở kịch, ta thấy khao khát cách tân, đổi mới nghệ thuật luôn cựa quậy
ở trong con người này. Chỉ có thể giải thích được điều đó bởi một lý do tưởng như rất
giản dị này thôi, nhưng không phải ai cũng có được, ấy là: nội lực nghệ sĩ trong ông quá
mạnh. Khi cầm bút, cái nội lực nghệ sĩ ấy lên tiếng, ra lệnh. Và cứ thế, trong dòng chảy
đời sống văn nghệ chính thống mà ông là một trong những kiến trúc sư trưởng, đã có lúc
ông đi những bước chệch đáng yêu như vậy.
Đó chính là lý do trực tiếp để Nguyễn Đình Thi có được một số bài tiểu luận bàn
về nhà văn, về lao động thơ và tiểu thuyết khá sâu sắc và cho đến nay vẫn còn nhiều giá
trị.
2. Vấn đề trước tiên, Nguyễn Đình Thi dành nhiều trang viết bàn về phẩm chất

cần có của một nhà văn trong tư cách một người lao động viết văn. Một nhà văn cần
phải có những phẩm chất đặc biệt gì? Một lần, trong bài giảng ở Trường Viết văn
Nguyễn Du
(3)
ông cho rằng: a) trước hết, người nghệ sĩ phải giữ được “cái trong” của
tâm hồn. Ông nói: “Tâm hồn con người càng trong bao nhiêu, thì đón nhận sự vật bên
ngoài càng dễ bấy nhiêu”, và phải “Sống thế nào để càng sống càng trong. Càng sống
càng mờ đi, đục đi, dày cộm lên, thì không làm nghệ thuật cho hay được”. Theo tôi hiểu,
“cái trong” mà ông nói đến là cái vẻ hồn nhiên, tự nhiên, không vụ lợi, không cố chấp
của tâm hồn, nhờ vậy mà có trực giác mạnh, mẫn cảm tinh. Phẩm chất này thực sự quan
trọng trong năng lực của người nghệ sĩ. Nếu một người nào đó sống với nhiều toan tính,
vướng bận nhiều thứ của cõi phàm rất khó có thể làm nghệ thuật

(4)
; b) Từ xuất phát điểm
này, ông đề cập đến một cặp phẩm chất quan trọng đặc biệt của nhà văn là năng lực hiểu
biết đời sống và năng lực tưởng tượng, nhờ tưởng tượng mà sinh ra xúc động, sinh ra
đạo đức.
Bàn về nhà văn, ông nêu lên một khái quát sâu sắc: “Tất cả những cái viết của nhà
văn, sáng tạo của nhà nghệ sĩ là để cuối cùng tác động vào tâm hồn con người, và từ đó
mà con người làm thay đổi thế giới”.
Cũng trong bài giảng này, ông còn đề cập đến ý thức của mỗi nhà văn sao cho
mỗi tác phẩm của mình phải có được “bản sắc dân tộc”. Vì là bài giảng, trong một thời
lượng có hạn, chỉ nêu lên các khía cạnh vấn đề đã là một cố gắng, chứ khó có thể giải
quyết thấu đáo được. Tuy nhiên, về phẩm chất nhà văn trong tư cách người lao động viết

văn cũng có thể tìm thấy rải rác trong các tiểu luận, bút ký khác nữa, nhất là những bài
viết về bạn văn của ông như Trần Đăng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng…
Với văn nghệ sĩ, mỗi người một thân phận không ai giống ai, khổ đau và hạnh
phúc cũng không giống nhau, có người mắc tai nạn nghề nghiệp, có người xuôi chèo
mát mái từ đầu chí cuối. Có không ít người kém tài hoặc bất tài, đánh mất khả năng sáng
tạo, bèn đổ lỗi cho hoàn cảnh. Có tình trạng một số người thổi phồng những “tai nạn
nghề nghiệp” như một thứ thời thượng để che đậy cái kém tài của mình. Chính vì thế, tôi
tâm đắc với lời tâm sự này của Nguyễn Đình Thi: “Cũng có những lúc tôi va chạm với
những khó khăn do quan niệm chung quanh không thuận, nhưng sự khó khăn nhất vẫn là
ở chỗ phải luôn tự đánh vật với những yếu kém của chính mình”
(5)
. Đây là một sự tự ý

thức có tính kỷ luật của người cầm bút thời nào và với ai cũng đều trở nên quan trọng.
3. Không dừng lại ở đơn vị người viết - chủ thể sáng tạo, mà Nguyễn Đình Thi
tiến hành bàn sâu vào công việc viết tác phẩm văn học theo từng thể loại như thế nào.
Có hai thể loại mà ông quan tâm nhất là thơ và tiểu thuyết.
3.1. Về sáng tạo tiểu thuyết, Nguyễn Đình Thi thực sự có hứng thú bàn bạc, trao
đổi
(6)
. Ông đặt ra khá nhiều vấn đề trong công việc viết tiểu thuyết, và ở mỗi bài lại đặt
ra những khía cạnh khác nhau. Chung qui lại, ông tập trung trình bày một số luận điểm
chính như sau:
a) Nhà tiểu thuyết viết bằng cái gì? Ông trả lời: viết bằng kinh nghiệm sống của
chính mình. Ông nhấn mạnh đến việc mỗi nhà văn cần phải “sống nhiều”, tức là vốn

sống, vốn tri thức đầy đặn. Chỉ khi nào anh “sống nhiều” thì mới có cơ sở để tưởng
tượng trong quá trình sáng tạo. Muốn có được phẩm chất ấy, nhà văn phải gắn bó sâu
sắc với cuộc đời, với nhân dân.
b) Ông cho rằng nhà tiểu thuyết cần tôn trọng thực tế và lý tưởng. Thực tế ở đây
theo cách diễn giải của ông là sự thật, bao gồm cả sự thật khách quan của đời sống và sự
thật tâm hồn. Ông nói: “Phải nhìn vào sự thật, không ngại nó khác với mọi điều tưởng
tượng, mong muốn của mình, và phải luôn luôn cảm thấy sự thật của đời sống vùng vẫy
cưỡng lại ngòi bút của mình, phải thấy nó vật lại những điều tưởng tượng hoặc bịa đặt
không đúng. Đó chính là chỗ hào hứng và say mê của công việc viết tiểu thuyết”
(7)
. Còn
vế thứ hai là “lý tưởng”, nhà văn cho rằng mỗi người viết tiểu thuyết bao giờ cũng “có

lời kêu gọi gửi tới người đọc”, đó là lẽ sống lớn, tình cảm sâu sắc của nhà văn đặt vào
trang viết và mối quan hệ máu thịt giữa chúng. Ông hình dung cho dù có “những quan
niệm đúng về lẽ sống, về cách mạng, nhưng nếu không chứa sức điện của tình cảm bên
trong thì cũng như những con chim cắt bằng bìa giấy”. Đây cũng là một bài học rất thấm
thía đối với mỗi người cầm bút. Mà chẳng cứ ở tiểu thuyết, thể loại nào cũng cần những
cảm xúc lớn và mạnh mẽ.
c) Khi bàn về lao động tiểu thuyết, ông đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng nhân
vật. Trong bài “Mấy nhận xét nhỏ về nghệ thuật viết tiểu thuyết”
(8)
được viết năm
1964, ông khẳng định: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết, theo tôi, là
miêu tả những con người và tìm hiểu con đường đi của họ trong xã hội”. Trên tinh thần

ấy, ông triển khai mấy khía cạnh chính sau: Thứ nhất, nhân vật trong tiểu thuyết phải
là những con người bình thường chân thực trong cuộc sống thường ngày, ngay cả khi
đặt họ vào những sự kiện lớn của lịch sử thì cái phương diện con người thường ngày
vẫn rất quan trọng. Đây là một cái nhìn rất tiến bộ vào thời điểm bấy giờ. Đại đa số các
nhân vật tiểu thuyết vào thời đoạn lịch sử ấy đều hướng về những con người phi
thường, những người anh hùng, những “con người mới”, con người cán bộ gác tình
riêng vì nghĩa lớn, và chỉ khai thác cái phương diện cao cả phi thường của họ. Ấy thế
mà Nguyễn Đình Thi đã dám đặt vấn đề như vậy, quả ông có cái nhìn thật sâu sắc và
khác với dòng chủ lưu khi ấy. Thứ hai, ông cho rằng cốt truyện phải phụ thuộc vào
nhân vật, do nhân vật quy định, chứ không phải là chiều ngược lại. Ông viết: “Chỉ khi
nào nhà văn tìm ra được ý nghĩa của sự việc đối với vận mệnh những con người, và
nhìn rõ sự diễn biến của những con người tham gia vào sự việc ấy, thì bấy giờ mới

thực sự có cốt truyện để viết thành tiểu thuyết”. Thứ ba, ông đặc biệt quan tâm đến
việc dựng nhân vật. Ông nhấn mạnh đến “một phương pháp thần tình là miêu tả nhân
vật từ bên trong ra”. Nhờ phương pháp này, các nhân vật được hiện ra không chỉ với
dáng vẻ bên ngoài, mà còn có cả một thế giới tinh thần vô cùng sống động, phong phú
và bí ẩn. Trong bài viết Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nguyễn Đình Thi cũng trở lại vấn
đề này. Ông viết: “Có thể nói trong Truyện Kiều đã có đủ những nhân tố, những
phương pháp của tiểu thuyết hiện đại (…). Khi miêu tả những con người, Nguyễn Du
không những cho ta thấy những cảnh xã hội và những hành động của nhân vật, mà
luôn soi rọi ngọn đèn của ông vào những miền sâu nhất trong tâm hồn nhân vật, làm
cho những con người trong tiểu thuyết như đang hiển hiện trước mắt ta, và làm cho ta
như đang sống trong tâm hồn họ, cùng vui, buồn, mừng, giận với họ mà trải qua các
cảnh ngộ của cuộc đời”

(9)
. Đây là một tri thức lý thuyết tự sự của phương Tây những
năm đầu thế kỷ XX, kể cả của M. Bakhtin (Liên Xô cũ) được khái quát từ thực tiễn văn
học thế kỷ XIX, đi vào đời sống văn học Việt Nam khá chậm. Và khi Nguyễn Đình Thi
nêu ra vào thời điểm này, dường như cả giới nghiên cứu văn học và giới sáng tác
không mấy ai mặn mà. Phải chờ đến thập niên 80 của thế kỷ XX, luận điểm này mới
được quan tâm đến và chính thức đưa vào trong trong Giáo trình đại học, nằm trong
vấn đề trần thuật tiểu thuyết
(10)
. Rất tiếc là Nguyễn Đình Thi không quảng bá mạnh mẽ
luận điểm này vào thời bấy giờ.
d) Cùng với các luận điểm như đã nêu ở trên, trong tiểu luận này, Nguyễn Đình

Thi còn chú ý đến vấn đề văn phong tiểu thuyết. Ông triển khai mấy khía canh sau: Thứ
nhất, tiểu thuyết là một loại văn tổng hợp, có thể dung nạp cả chất kịch, chất báo chí,
chính luận, chất thơ… Thứ hai, có hai loại văn trong tiểu thuyết: kể và tả. Tiểu thuyết
truyền thống trọng về kể, tiểu thuyết hiện đại trọng về tả. Ông nói: “Người viết tiểu
thuyết phải dùng tiếng nói mà dựng lên những cảnh vật, những sự việc, những con
người, và cả những trạng thái tâm hồn không nhìn thấy được”. Thứ ba, chi tiết trong tiểu
thuyết đặc biệt quan trọng. Ông viết: “Có thể nói rằng, nghệ thuật miêu tả là ở chỗ nhìn
thấy chi tiết”. Để chứng minh cho luận điểm này, ông viện dẫn đến những chi tiết kỳ tài
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, kịch Con chim hải âu của Sekhov, Chúc phúc của
Lỗ Tấn, Lão Hạccủa Nam Cao, Anna Karenina của L.Tonxtoi. Đây là một bài học làm
nghề rất quan trọng cho những người viết truyện ngắn và tiểu thuyết.
Trên đây là một số luận điểm chính trong những luận bàn về tiểu thuyết của nhà

văn Nguyễn Đình Thi. Có thể nói rằng, toàn bộ tri thức về lao động tiểu thuyết của nhà
văn Nguyễn Đình Thi chỉ giới hạn trong phạm vi tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện thực.
Ông thường viện dẫn Banzac, L.Tonxtoi, Đotxtoievxki, Nguyễn Du với Truyện Kiều,
Hoàng Lê nhất thống chí… để minh chứng cho sự khai triển của mình. Thực ra thì ông
cũng có biết đến chút ít về một số tri thức thể loại tiểu thuyết hiện đại trên thế giới lúc
bấy giờ. Ông có nhắc đến lối viết của Hemingway với các thủ pháp diễn tả lời nói thầm
của nhân vật theo cách in nghiêng, hay lối “phục hiện” (nghĩa là đan xen thời gian trần
thuật không theo hình thức tuyến tính - V.G) của một số nhà tiểu thuyết khác. Nhưng
xem chừng ông cũng không tha thiết lắm các kỹ thuật tự sự đó. Có thể do thiếu hiểu
biết kỹ về chúng. Hoặc cũng có thể do bị cản trở bởi sự hoài nghi có tính phổ biến lúc
bấy giờ. Đây là một hạn chế tất yếu trong bối cảnh tự trị tài liệu giữa hai phe phái trên
thế giới do chiến tranh lạnh toàn cầu gây ra. Tuy nhiên, cũng lại phải nói rõ ra điều

này, chưa có dấu hiệu nào cho thấy ở ông có sự say mê cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực
xã hội chủ nghĩa”. Bằng một cảm quan nghệ sĩ bén nhạy, ông đã không rơi vào một số
luận điểm khá ấu trĩ của lý thuyết về phương pháp sáng tác hiện thực XHCN độc tôn
lúc ấy. Sự đóng khung các tri thức về thể loại tiểu thuyết vào quan niệm của chủ nghĩa
hiện thực đúng là hạn chế, nhưng cũng lại có ý nghĩa bảo toàn cho những kiến giải của
ông.
3.2. Về lao động thơ ca, trong hình thức là các tiểu luận bàn bạc trực tiếp, Nguyễn
Đình Thi dành cho vấn đề này không nhiều quan tâm và không thường xuyên. Tuy
nhiên, chỉ một bài viết Mấy ý nghĩ về thơ
(11)
được viết vào ngày 12-9-1949 lại đặt ra
được một số vấn đề căn cốt nhất của thơ ca. Ở bài viết này, Nguyễn Đình Thi tập trung

vào hai vấn đề lớn: thơ là gì, và thơ tự do không vần - một kiểu thơ của thời đại mới.
Trước hết, ông bàn về vấn đề bản chất của thơ ca. a) Ông cho rằng bản chất của
thơ là ở bên trong tâm hồn con người, khi nào tâm hồn có một rung động thơ, khi ấy tâm
hồn có một rung chuyển khác thường, và chúng được hiện ra qua chữ. b) Trong thơ cũng
có tư tưởng, có ý thức, “Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở
trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự ( ). Nên thơ không
nói bằng ý niệm thuần tuý”. Tưởng không gì có thể rõ ràng và thuyết phục hơn yêu cầu về
xúc cảm, tâm hồn và tư tưởng trong thơ mà Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra. c) Về vấn đề hình
ảnh trong thơ, ông nói, nó “phải là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn ta sống trong
một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”, “Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với
hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, bằng tất cả tâm hồn, không phải
bằng ý niệm, bằng tri thức”. d) Từ yêu cầu về hình ảnh thơ như vậy, Nguyễn Đình Thi

cũng yêu cầu: “Chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm ( ).
Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi
tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những
hình ảnh không ngờ, toả ra chung quanh nó một vùng sáng động đậy. Sức mạnh nhất của
câu thơ chính là ở sức gợi ấy”. e) Cuối cùng, ông bàn đến vấn đề nhịp điệu của thơ. Ông
cho rằng có loại nhịp làm nên thứ nhạc điệu ngoài tai, và có “một thứ nhịp bên trong,
một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”.
Tất cả những khía cạnh trên không chỉ trực tiếp bàn về bản chất của thơ ca mà
đụng chạm đến hầu hết các yếu tố nghệ thuật cơ bản nhất của một tác phẩm thơ. Ông đã
đi vào nghiên cứu bản thể thơ, chứ không bị những thứ ngoài thơ, ngoài nghệ thuật làm
rối sự quan tâm của mình.
Thứ hai, ông đặt vấn đề thơ tự do không vần. Cách đặt vấn đề của ông bắt đầu đi

từ một nhận định quan trọng: ở thơ, vần không phải là yếu tố tất yếu, nghĩa là không bắt
buộc; gắn liền với vần chỉ là “những hình thức đều đặn, cố định”, “nhịp điệu cũ” không
còn phù hợp nữa. Ông khẳng định một cách dứt khoát: “Tôi cho rằng, chúng ta không
nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác. Mà trước hết nên lo sao thơ phải nói
lên được những tình cảm, tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là
thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới hôm nay” (V.G nhấn mạnh). Những cách
nói như vậy rõ ràng là rất không hợp thời lúc bấy giờ. Trong bài viết này, tôi rất cảm
phục ý kiến dưới đây của Nguyễn Đình Thi: “ nhưng nếu theo dõi những thời kỳ lớn
của thơ, đi cùng nhịp với những thời kỳ lớn của lịch sử, thì một thời đại mới của nghệ
thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới”. Như chúng ta biết, hầu hết các lý
luận gia văn nghệ suốt từ những năm sau 1954 trở đi đều sợ nói chuyện đến hình thức.
Một quãng thời gian dài sau đó, cho đến hôm nay chưa hẳn đã hết, câu chuyện hình thức

nghệ thuật vẫn chưa bao giờ được đặt vào vị trí trọng yếu của các cuộc thảo luận nghệ
thuật. Lý do của tình hình này là ở chỗ, nhiều năm dài, chúng ta chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ các lý thuyết của Liên Xô cũ, mà ở nước này cũng đã nhiều năm, không chỉ bài
phương Tây, mà bài luôn cả một lý thuyết văn học lớn với nhiều tên tuổi lớn, đó là
Trường phái hình thức Nga những năm đầu XX chẳng hạn. Ở ta, trong nhiều năm, các
công trình lý luận hoặc giới thiệu lịch sử văn học phương Tây, các trường phái lý thuyết
sinh ra từ phương Tây bị phê phán triệt để. Thế cho nên, câu chuyện hình thức trở thành
sự kiêng kỵ, thành một định kiến ám ảnh, lây lan. Trong một bối cảnh như vậy, những
phát biểu của Nguyễn Đình Thi như trên trở nên lạc điệu, có ý nghĩa khiêu khích. Thực
tế cho thấy, trong Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc, một số văn nghệ sĩ đã không
đồng tình, thậm chí có người phê phán chủ trương này của Nguyễn Đình Thi với những
cấp độ khác nhau như Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Ngô Tất Tố Về chuyện này, cho

đến hôm nay, nhiều người đã lên tiếng tiếc cho một nỗ lực cách tân rất có triển vọng của
Nguyễn Đình Thi về thơ tự do không vần đã không được chắp cánh và bay hết đường
bay của nó. Lịch sử là như vậy. Tôi tự thấy không cần phải nói thêm gì nữa về câu
chuyện này.
4. Sau khi chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Đình Thi trên phương diện tiểu
luận phê bình bàn về lao động viết văn, tự nhiên một câu hỏi được đặt ra: vậy thì giữa tư
duy có tính lý thuyết ấy với thực tiễn sáng tạo của Nguyễn Đình Thi có sự tương hợp
hay độ chênh nào không? Về câu hỏi này chúng ta đã tìm thấy ít nhiều câu trả lời trong
một số bài viết khác
(12)
. Tôi chỉ nghĩ rằng, lý thuyết là điều muốn làm, còn thực tiễn sáng
tác là những gì đã làm, điều muốn làm không phải bao giờ cũng làm được. Thực ra, ông

ít bàn về thơ, thì thơ ông lại có nhiều thành tựu và sáng giá hơn; còn về tiểu thuyết, ông
bàn hơi nhiều, và sáng tác cũng khá nhiều, thế nhưng chất lượng tiểu thuyết của ông lại
có vẻ non lép, thiếu kết tinh.
Cùng với thành tựu ở các lĩnh vực nghệ thuật khác, cùng với thơ ca và tiểu thuyết,
những tiểu luận, phê bình, bút ký của Nguyễn Đình Thi giúp ta nhận ra một thân phận
nghệ sĩ điển hình trong một thời kỳ lịch sử cụ thể và cũng hiểu thêm giới hạn có tính
định mệnh ở người nghệ sĩ lớn này

×