Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mối quan hệ giữa "nhập thế" của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.34 KB, 8 trang )

Mối quan hệ giữa "nhập thế"
của Phật giáo Việt Nam với sự
hình thành và phát triển của văn
học cổ điển Việt Nam
Khi bàn về tình trạng văn học đương thời, Lê Quý Đôn đánh gia cao thơ và từ
của Đỗ Pháp Thuận và Ngô Chân Lưu: “Câu thơ của sư Thuận làm cho sứ
thần nhà Tống phải kinh phục, văn từ Chân Lưu vang tiếng trong một thời”
(26)
.
Quốc sư Vạn Hạnh đã viết 5 bài thơ, trong đó bài Thị đệ tử là bài thơ có
giá trị nhất:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô.
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
(Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kia ngọn cỏ giọt sương đông)
Bài thơ Cáo tật thị chúng của Đại sư Mãn Giác (? ~ 1096) tuy là cảm thán
sự ngắn ngủi của cuộc đời con người, nhưng đồng thời cũng báo cho chúng ta
biết một hy vọng của cuộc sống đang khi khó khăn gian nan, thể hiện một tinh
thần khắc phục hoàn cảnh để mà vươn lên:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa tươi.


Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước nở hoa mai)
Dương Không Lộ (?~1119 ) có để lại 2 bài thơ, trong đó Ngư Nhàn là một
bài thơ hay. Với ngôn ngữ chất phác, bài thơ cho chúng ta thấy cảnh tượng
trong sáng tĩnh mịch, siêu nhiên cao khiết, hoà nhập vào thiên nhiên:
Vạn Lý thanh giang, vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên.
Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.
(Bát ngát sông xanh, bát ngát trời,
Một thôn mây khói, một dâu gai.
Ông chài ngủ tít không người gọi,
Tỉnh dậy thuyền trưa ngập tuyết rơi)
Tóm lại, trên văn đàn Việt Nam vào thế kỷ X-XII, có khoảng trên bốn chục
nhà sư viết văn làm thơ
(27)
. Sự nghiệp sáng tác của các nhà sư đã góp phần
không nhỏ vào sự nảy nở và hình thành của văn học chữ Hán nói riêng và văn
học cổ điển Việt Nam nói chung.
III. “Nhập thế” của Phật giáo Việt Nam thúc đẩy văn học cổ điển Việt
Nam phát triển
Thế kỷ XIII, XIV, Phật giáo vẫn cực kỳ thịnh hành trong xã hội Việt Nam.
“Nhập thế” của Phật giáo vẫn có một ảnh hưởng to lớn đối với nội dung tư
tưởng, đặc sắc nghệ thuật của văn học chữ Hán nói riêng và văn học cổ điển
Việt Nam nói chung. Trong thời kỳ này, thơ văn của Tuệ Trung Thượng sĩ,
Trúc Lâm Tam Tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang, v.v đã góp
phần vào cái phong phú và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam, nhất là
văn học chữ Hán Việt Nam.

Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 ~ 1291) tên thật là Trần Tung. Thượng sĩ
“bẩm tính thanh cao, nổi tiếng thuần hậu. được cử trấn giữ quân dân ở lộ Hồng.
Hai lần giặc Bắc xâm lăng, có công với nước, lần hồi được thăng chuyển giữ
Tiết độ sứ vùng biển trại Thái Bình”
(28)
. Tuệ Trung Thượng sĩ sáng tác một số
bài thơ hay với phong cách nghệ thuật phóng khoáng, siêu việt, độc đáo:
Thiên địa diếu vọng hề hà mang mang,
Trượng sách ưu du hề phương ngoại phương.
Hoặc cao cao hề vân chi sơn,
Hoặc th âm thâm hề thuỷ chi dương.
Cơ tắc xan hề hoà la phạn.
Khốn tắc miên hề hà hữu hương
(Ngắm trông trời đất sao mà mênh mông,
Chống gậy nhởn nhơ ngoài thế gian.
Hoặc đến chỗ núi mây cao cao,
Hoặc đến chỗ biển nước sâu sâu.
Đói thì ăn cơm hoà la,
Mệt thì ngủ làng “không có làng” )
(Phóng cuồng ngâm)
Để bày tỏ tình cảm của mình, Tuệ Trung Thượng sĩ đã khéo cải biến
những câu thơ Đường Trung Quốc: Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi
nhập tầm thường bách tính gia (Đàn chim én trước lầu họ Vương họ Tạ thời
trước, Nay bay vào đậu ở nhà trăm họ tầm thường) thành Quân khán Vương,
Tạ lầu tiền yến, Kim nhập tầm thường bách tính gia (Hãy xem đàn én lầu
Vương, Tạ, Nay xuống làm thân với mọi nhà. Thế thái hư huyễn). Ông cải biến
như vậy đã làm phong phú thủ đoạn diễn đạt thơ ca chữ Hán Việt Nam.
Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tông tên họ là Trần Khâm, là vua thứ ba nhà
Trần, cũng là một vua có thành tựu lớn nhất về văn học trong thời kỳ nhà Trần.
Trần Nhân Tông “thánh tính sáng suốt, đa tài, hiếu học, đọc khắp sách vở,

thông hiểu cả nội và ngoại điển. Lúc rảnh việc nước, vua mời các khách Thiền
đến giảng dạy tâm tông, lại tham vấn Tuệ Trung Thượng sĩ, nhờ thế đạt được
cốt tuỷ của Thiền, nên thờ Tuệ Trung theo lễ của bậc thầy”
(29)
. Trần Nhân Tông
không yêu ngôi vua, mà yêu Phật giáo. Năm 1293, ông truyền ngôi lại cho
Trần Anh Tông. Năm 1299, Trần Nhân Tông vào thẳng núi Yên Tử, tinh cần tu
12 hạnh đầu đà lấy hiệu là “Hương Vân Đại Đầu Đà”. Cuối đời, Trần Nhân
Tông khai sáng phái Trúc Lâm trong đạo Phật Việt Nam. Ông được gọi là “vị tổ
thứ nhất Trúc Lâm”. Ông sáng tác nhiều tác phẩm Phật giáo và thơ văn chữ
Hán. Tác phẩm thơ văn chữ Hán có Trần Nhân Tông thi tập và Đại Hương Hải
ẩn thi tập. Hai tập thơ này bây giờ không còn lại nữa. Bây giờ còn lưu lại 24 bài
thơ trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Nhiều bài thơ của Trần Nhân
Tông nặng tình cảm hướng Phật, chứa chan ý thiền. Thơ Trần Nhân Tông ý
cảnh thanh thoát, điềm nhiên, trong sáng, câu thơ cầu kỳ, thủ đoạn nghệ thuật
thơ ca điêu luyện:
Thuỵ khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.
(Ngủ dậy ngỏ song mây,
Xuân về vẫn chửa hay.
Song song đôi bướm trắng,
Phấp phới quyện hoa bay)
(Xuân hiểu)
Trần Nhân Tông viết nhiều bài thơ có giá trị nghệ thuật cao: Đề Phổ Minh
tự Thuỷ Tạ; Hựu sơn phòng mạn hứng, v.v Phan Huy Chú (1782~1840) nhận
xét thơ của Trần Nhân Tông “khoáng dật thanh nhã”. Học giả nhà Trần Hồ
Nguyên Trừng (?~?) đánh giá cao thơ của Trần Nhân Tông trong Nam Ông
mộng lục rằng: “Ở đây có cái trong trẻo tuyệt vời, một màu bát ngát, tình thơ

thanh thoát, ý thú siêu quần”. “Cái tươi mới, chắc khoẻ ở đây vượt xa khuôn
khổ người thường. Vị quốc quân nghìn xe mà hứng cảm như vậy, ai bảo là
người cùng khổ thì thơ mới hay?”
(30)
.
Huyền Quang, vị tổ sư đời thứ ba của phái Trúc Lâm “học rộng xem
nhiều, tinh thông Phật pháp, tăng ni theo học đến gần ngàn người” Các tác
phẩm Phật học “từng qua tay Huyền Quang thì một chữ không thể thêm, một
chữ cũng không thể bớt. Rồi in thành sách để truyền lại cho đời sau”
(31)
. Tam
tổ thực lục chép: “Buổi chiều trở về phòng tăng thiền định, chợt thấy đôi chim
khách trắng không biết từ đâu bay tới đậu trên cây trước sân, rồi vừa bay liệng
vừa kêu như điềm báo tin vui, sư liền ngâm một bài theo điệu Tây Giang
nguyệt”
(32)
. Đoạn văn nói trên có thể chứng tỏ tài năng thơ văn cao siêu của
Huyền Quang. Nói chung, thơ chữ Hán của Huyền Quang cô đọng, súc tích,
cảnh thơ cao xa:
Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha,
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la.
Dĩ hỉ thành thiền tâm nhất phiến,
Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa.
(Gió thu ban tối thổi hiên tây,
Nhà núi đìu hiu tựa đám cây.
Tấm dạ tu hành từ những thuở,
Dế kêu rầu rĩ bởi ai đây)
(Sơn vũ)
Phật giáo Việt Nam không những góp phần lớn vào sự hình thành và
phát triển của văn học chữ Hán Việt Nam, mà còn thúc đẩy sự hình thành và

phát triển của văn học chữ Nôm Việt Nam. Hầu như tất cả tác phẩm chữ Nôm
trong thời kỳ ban đầu của văn học chữ Nôm bây giờ vẫn giữ được đều là do
các đại sư phật học sáng tác. Ví dụ như: Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm
tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, Vịnh Hoa Yên Tự Phú của Huyền
Quang. “Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thấy được một tác phẩm Nôm chắc
chắc thuộc đời Trần mà lại không phải là của nhà chùa”
(33)
.
Tư tưởng từ bi của Phật giáo thấm đẫm trong tâm hồn các nhà thơ, nhà
văn cổ điển Việt Nam và thể hiện đậm nét trong tác phẩm của họ. Thuyết “luân
hồi chuyển thế”, “nhân quả báo ứng” của Phật giáo đã ảnh hưởng không nhỏ
tới tư tưởng sáng tác và nội dung tác phẩm của nhiều nhà thơ, nhà văn cổ điển
Việt Nam. Thuyết “nhân quả báo ứng” của Phật giáo cũng đã trở thành một
phương thức tự sự của văn học cổ điển Việt Nam. Nhiều truyện thơ Nôm Việt
Nam đã kể chuyện theo lô gích “thiện hữu thiện báo”, “ác hữu ác báo”. Quan
điểm “vạn vật nhất thể” của thiền tông Việt Nam đã đưa đến sự hoà đồng giữa
các nhà thơ và thiên nhiên, giữa nội tâm và ngoại giới. Thiên nhiên thể hiện
trong thơ của các nhà thơ cổ điển Việt Nam một cách trong trắng, hồn nhiên.
Sự đốn ngộ và giác ngộ của thiền tông Việt Nam cảm thông với sự cảm ngộ và
linh cảm của thi sĩ Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu hình thành thơ nói riêng và văn học viết Việt Nam
nói chung, ngôn ngữ Phật giáo đã góp phần vào sự hình thành và chín muồi
của ngôn ngữ thơ. Hàng ngày khi giảng kinh Phật hoặc trả lời đệ tử, các nhà
sư dùng nhiều văn vần, để lại nhiều bài kệ Phật. Kệ Phật ngắn gọn, súc tích,
cấu trúc chặt chẽ, gieo vần. Nhiều bài kệ có dáng dấp thơ cổ phong. Có thể
nói, kệ Phật góp phần vào sự hình thành thơ ca chữ Hán Việt Nam.
IV. Lời kết
“Nhập thế” của Phật giáo trên lịch sử Việt Nam, nhất là trên giai đoạn lịch sử thế
kỷ X-XIV là biểu hiện của việc Việt Nam hoá Phật giáo. Sau khi truyền vào Việt
Nam, Phật giáo đã hoà nhập vào văn hoá Việt Nam, dung hợp Nho giáo, Đạo

giáo. Phật giáo Việt Nam có tính cởi mở, tính hiện thực và tính đa dạng riêng biệt
của mình. Những đặc tính nói trên của Phật giáo Việt Nam đã hun đúc nên tính
“nhập thế tích cực” của mình. Chính tính “nhập thế tích cực”này đã trở thành
nguồn động lực của văn học cổ điển Việt Nam hình thành và phát triển./

×