Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

BÁO cáo THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM QUÝ 2 năm 2008 phòng phân tích đầu tư công ty cổ phần chứng khoán FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.69 KB, 27 trang )

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


QUÝ 2 - NĂM 2008
www.fpts.com.vn
© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang1

Thay đổi
Chỉ số Đầu Quý Cao nhất Thấp nhất Cuối Quý
3 tháng 6 tháng 1 năm
VN-Index
520,53 552,05 366,02 399,4 -23% -57% -63%
HaSTC-Index
184,41 198,33 107,76 112,67 -39% -65% -66%
FPTS-Index
80,44 85,06 55,44 59,85 -26% -57% -60%
NỘI DUNG

Tóm tắt Trang 1-2
D
ự báo vĩ mô và Thị trường Quý 3 Trang 15- 19
Kinh tế vĩ mô Quý 2 Trang 3-12 Phụ lục: Thống kê thị trường và ngành Trang 20- 27
Diễn biến thị trường Quý 2 Trang 13-14


Phòng Phân tích Đầu tư

Võ Quốc Khánh

ĐT: 084 (04) 7737 070 ext 4301
Giang Trung Kiên



Nguyễn Trường Sơn

Nguyễn Văn Quý

Nguyễn Tuấn

ĐT: 084 (04) 7737 070 ext 6363

Ngày 7 tháng 7 năm 2008

Trụ sở chính:
Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh
Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: (84.4) 773 7070 / 271 7171

Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh:
Lầu 3 - Toà nhà Citilight - 45 Võ Thị Sáu
Phường Đa Kao - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (84.8) 290 8686

Chi nhánh Đà Nẵng
Số 9, Nguyễn Văn Linh
Phường Nam Dương
Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
ĐT: (84.8) 290 86 86
Fax: (84.8) 290 60 70

Đại lý Nhận lệnh Thanh Hóa
253 Trần Phú - TP. Thanh Hóa

ĐT: (84.373) 72 63 73
TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM
TÓM TẮT
Khó khăn vẫn đang ở phía trước nhưng niềm tin
đang dần trở lại


• Lạm phát tiếp tục là mối lo ngại hàng đầu

Chỉ số lạm phát tháng 6 tăng 2,14% so với tháng 5, đưa mức lạm
tháng 6/2008 so với 1 năm trước lên mức 26,8%. CPI cho cả năm
2008 dự kiến sẽ ở mức 30-31% trong điều kiện giá xăng dầu trong
nước không có biến động lớn.

• VND biến động mạnh so với USD

Sau tết, tỷ giá VND liên tục chịu sức ép tăng giá so với đồng USD
do lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng nhanh và
nhu cầu vay VND của các doanh nghiệp ở mức cao. Tuy nhiên,
sức ép lên VND đã quay ngược 180
o
, VND bắt đầu giảm giá mạnh
so với USD và chỉ dần trở lại ổn định vào cuối tháng 6.

• Chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt dần phát huy tác
dụng

Thay đổi chính sách tài khóa, tiền tệ tạo làn sóng lãi suất tăng cao,
gây ra sức ép cho doanh nghiệp trong cắt giảm chi phí và nâng
cao hiệu quả hoạt động. Chính phủ tăng cường kiểm soát chi tiêu

công, tạm dừng hoặc loại bỏ các công trình không cần thiết.

• Giảm chỉ tiêu tăng trưởng GDP

Quốc hội trong phiên họp giữa năm đã thông qua chỉ tiêu tăng trưởng
cho năm 2008 ở mức 7%, mục tiêu này sẽ vẫn là thách thức cho
Chính phủ, nhất là trong điều kiện lạm phát vẫn chưa có xu hướng
giảm rõ ràng.


• Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục

FDI cuối quý 2/2008 đạt mức kỷ lục 31,6 tỷ USD, tăng 3,7 lần so với
cùng kỳ năm trước. Riêng quý 2, Việt Nam đã thu hút 26,2 tỷ USD,
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang2

Các thông tin và nhận định trong báo cáo
này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các
nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng tin
cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Ngsoại
trừ các thông tin về FPTS, chúng tôi không
đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các
thông tin này. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo
này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo
cáo này mang tính chất chủ quan của
FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự
chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

gấp 4,8 lần so với lượng vốn thu hút từ quý 1. Các dự án từ hướng
chủ yếu tập trung vào đầu tư bất động sản đã dịch chuyển sang lĩnh
vực sản xuất công nghiệp.
• Các diễn biến trái chiều trên Thị trường Bất động sản

Trong khi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà và đầu cơ bất
động sản điêu đứng, thì phân khúc thị trường dành cho người có
thu nhập trung bình vẫn chưa từng được coi là “đóng băng“. Nhu
cầu về bất động sản khu công nghiệp và khu chế xuất cũng vẫn
không ngừng tăng lên từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt ở
các tỉnh phía Nam.

• Hướng phát triển thị trường quý 3/2008

Diễn biến thị trường quý 2 sau những đợt điều chỉnh tăng biên độ
giao dịch đã khẳng định sự vận động của TTCK không cần sự can
thiệp quá lâu của các biện pháp hành chính. Việc tiếp tục mở rộng
biên độ giao dịch nhiều khả năng sẽ xảy ra trong quý 3/2008.

DỰ BÁO QUÝ 3/2008


• Tình hình kinh tế

Tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại nhưng khả năng kiềm chế
lạm phát bắt đầu có dấu hiệu từ tháng 6. Tuy vậy, năm 2008 sẽ
chứng kiến lạm phát rất cao trong nhiều năm trở lại đây. Các dấu
hiệu tích cực hơn trong tình hình kinh tế vĩ mô đã xuất hiện tuy
nhiên những yếu tố không chắc chắn còn khá lớn.


• Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán nhiều khả năng đã tìm thấy đáy cho năm
2008 trong quý 2 vừa qua khi mức đáy 366 đã được kiểm chứng 2
lần. Tuy vậy, xu hướng đi lên vững chắc khó có thể xảy ra trong
quý 3/2008 trừ phi có những chuyển biến rõ nét hơn trong tình
hình kinh tế vĩ mô. Thanh khoản của thị trường do đó sẽ tiếp tục
được cải thiện nhờ sự trở lại của các nhà đầu tư ngắn hạn, còn
các nhà đầu tư dài hạn cũng đang cân nhắc thời điểm mua vào.


Các phân tích kỹ thuật cho thấy nếu không có những biến
động lớn trong tình hình kinh tế vĩ mô, VN-Index sẽ dao động
trong khoảng 366 đến 480 điểm.


Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang3






Lạm phát dù có tín hiệu
khả quan hơn trong tháng
6 nhưng sẽ ở mức cao
trong năm 2008


























Việc tiếp tục giữ giá dầu
và một số mặt hàng thiết
yếu khác trong thời gian
tới là hết sức cần thiết
trong việc kiềm chế lạm

phát và ổn định vĩ mô


Tốc độ tăng giá lương
thực giảm mạnh góp
QUÝ 2 - NĂM 2008
Tình hình kinh tế vĩ mô

1. Lạm phát tiếp tục là mối lo ngại hàng đầu

Mối lo lạm phát tiếp tục trở nên nóng bỏng hơn trong quý 2/2008. Trong quý 1,
Chính phủ đã đề cập đến chỉ tiêu lạm phát năm 2008 không cao hơn mức năm
2007. Tuy vậy với những diễn biến khó lường của lạm phát, chỉ tiêu lạm phát cho
năm 2008 đã không được đặt ra trong kỳ họp Quốc hội giữa năm. Với chỉ số lạm
phát tháng 6 vừa công bố tăng 2,14% so với tháng 5 thì lạm phát trong tháng 6 so
với 1 năm trước (CPI year-on-year) đã ở mức 26,8% và mức tăng lạm phát bình
quân hàng tháng trong 6 tháng đầu năm 2008 ở mức 2,86% (so với con số này
cùng kỳ năm 2007 và 2006 là 0,88% và 0,67%). Chỉ số lạm phát trung bình trong
các tháng của nửa sau năm 2007 ở mức 1,15%. Nếu chỉ số lạm phát trung bình
hàng tháng trong các tháng còn lại của năm 2008 không được kéo xuống dưới
mức 1,15% thì lạm phát cho cả năm 2008 chắc chắn sẽ trên mức 26,8%. Theo
nhận định của chúng tôi, CPI cho cả năm 2008 nhiều khả năng sẽ ở mức 30-31%
trong điều kiện giá xăng dầu trong nước không có biến động lớn.

Trong khi cơn bão lạm phát đang hoành hành tại hầu như tất cả các nền kinh tế
trên thế giới thì lạm phát tại Việt Nam đang ở mức nặng nề nhất. Các yếu tố dẫn
đến lạm phát đều đang tồn tại ở Việt Nam, từ nguyên nhân tiền tệ (cung tiền quá
cao so với tăng trưởng GDP), cầu kéo (do sản xuất đang gặp nhiều khó khăn), chi
phí đẩy (nguyên liệu đầu vào tăng cao, đầu tư kém hiệu quả).
Chính phủ đang tập trung mọi nỗ lực để điều hành các giải pháp nhằm kiềm chế

lạm phát. Lạm phát theo tháng trong tháng 6 tuy có giảm nhẹ so với tháng 5 cho
thấy các giải pháp tài chính và tiền tệ đã phần nào phát huy hiệu quả của nó
nhưng còn quá sớm để khẳng định cơn bão lạm phát đã qua. Điều này sẽ chỉ có
thể thấy rõ hơn vào 2,3 tháng cuối năm 2008 và các năm tiếp theo khi các chính
sách hiện tại phát huy một cách vững chắc hơn. Việc tiếp tục giữ giá dầu và một
số mặt hàng thiết yếu khác trong thời gian qua và trong các tháng tới do đó là hết
sức cần thiết dù rằng khả năng chịu đựng của ngân sách đang được đặt dấu hỏi.
Trong tháng 6, thực phẩm (chiếm tới 25% trong rổ CPI), đã có tốc độ tăng cao hơn
so với tháng trước, tăng 3,05% so với tháng 5 (tháng 5 tăng 2,28% so với tháng

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang4

phần đáng kể vào việc
giảm CPI















Giá dầu nếu bị điều
chỉnh sẽ có thể khiến
CPI tăng mạnh trở lại









USD tiếp tục suy yếu so
với các ngoại tệ mạnh
khác









VND giảm giá mạnh so
với USD










4). Tuy nhiên, với vụ đông xuân được mùa thì chỉ số giá lương thực đã có chuyển
biến tích cực, chỉ tăng 4,29% so với tháng 5 (tháng 5 tăng tới 22,19% so với tháng
4), mặc dù vẫn là mặt hàng có tốc độ tăng giá lớn nhất . Mức giảm mạnh này của
giá lương thực bù đắp cho việc tăng giá thực phẩm và giúp mặt hàng ăn uống
(bao gồm lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình …) giảm tốc độ tăng
(tăng 3,29% trong tháng 6 so với mức 7,25% trong tháng 5) góp phần đáng kể vào
việc giảm CPI khi mặt hàng này tính chung chiếm 42,85% trong rổ CPI.
Mặt hàng có trọng số lớn thứ 2 trong rổ CPI (với khoảng 10%) là nhà ở và vật liệu
xây dựng vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Cơn báo giá vật liệu xây dựng
trong quý 1/2008 đã đưa chỉ số CPI của mặt hàng này đạt đỉnh trong tháng 3/2008
(3,55%), sau đó đã giảm trong tháng 4 và 5 (2,62% và 1,20%) nhưng lại tăng trở
lại trong tháng 6 (1,93%). Nỗ lực chống đầu cơ, tăng cường công tác quản lý đối
với mặt hàng vật liệu xây dựng do đó sẽ đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cơ
quan quản lý trong thời gian tới.
Giá dầu sẽ là tâm điểm chú ý trong các tháng còn lại của năm, bất kỳ động thái
nào của Chính phủ trong việc tăng giá xăng dầu trong nước cũng sẽ ảnh hưởng
lớn đến chỉ số lạm phát của năm 2008. Trung Quốc (một nước có tỷ lệ tiêu thụ
xăng dầu/GDP chỉ nhiều hơn Việt Nam chút ít) gần đây cũng đã phải tăng giá xăng
dầu trong nước lên 18% và theo ước tính của Ngân hàng Thế giới thì điều này có
thể làm lạm phát của Trung Quốc năm 2008 tăng thêm 1% lên 8% từ mức dự tính
7% hiện tại (tức là tăng 14%).
2. VND biến động mạnh so với USD; xuất khẩu gặp khó khăn, thâm
hụt thương mại gia tăng kỷ lục, tuy nhiên có dấu hiệu chững lại
trong tháng 6

Tỷ giá VND/USD trong quý có những biến động mạnh. Trong quý, Cục dự trữ liên
bang Mỹ (FED) tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản từ 2,25% xuống 2,00%. USD đã
giảm giá khá mạnh so với các ngoại tệ chủ chốt khác kể từ khi FED thực hiện cắt
giảm lãi suất (giảm 12% so với EURO, giảm 9% so với JPY). Sau lần cắt giảm gần
đây nhất, FED đã ra dấu hiệu sẽ ngừng việc cắt giảm này khi nguy cơ lạm phát tại
Mỹ ngày một gia tăng. Việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất cơ bản
lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm qua từ mức 4,00% lên 4,25% cũng sẽ tăng sức
ép lên FED trong việc tăng lại lãi suất sớm hơn dự định nhằm giảm khả năng USD
giảm giá hơn nữa, tác động tiêu cực hơn nữa đến tình hình lạm phát tại Mỹ.
Mặc dù USD vẫn đang giảm giá so với các ngoại tệ khác, nhưng trong nước,
trước nỗi lo lạm phát tăng tăng cao, VND đã trải qua 1 quý biến động mạnh.
Nếu như trong khoảng thời gian sau tết tỷ giá VND liên tục chịu sức ép tăng giá so
với đồng USD do lượng vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) đổ vào Việt
Nam liên tục tăng và nhu cầu vay VND của các doanh nghiệp ở mức cao trong giai
đoạn đầu năm. Lúc này nhiều nhà đầu tư cho rằng, tiền đồng sẽ còn tiếp tục tăng
giá so với USD.Tuy vậy tình hình đã thay đổi nhanh chóng trong khoảng thời gian
sau đó. Các bất ổn của nền kinh tế vĩ mô trong quý 1 ngày càng trầm trọng hơn
trong quý 2 và gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tài chính. Lúc này, các tổ
chức xếp hạng tín dụng quốc tế liên tiếp hạ triển vọng định hạng tín dụng của Việt
Nam từ ổn định xuống tiêu cực. Đồng thời sức ép lên VND đã quay ngược 180
0
,
VND bắt đầu giảm giá mạnh so với USD.
Trước các biến động gần đây trên thị trường ngoại hối mà một trong các nguyên
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang5
nhân quan trọng là tình trạng đầu cơ, Ngân hàng Nhà nước (SBV) đã có nhiều
biện pháp can thiệp hành chính nhằm làm giảm yếu tố đầu cơ trên thị trường

ngoại hối. Đồng thời với đó, việc SBV gần đây công bố dự trữ ngoại hối đang ở
mức khá an toàn (20,7 tỷ USD) phần nào lấy lại lòng tin của nhà đầu tư, làm giảm
nhiệt trên thị trường tự do. Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do đã có dấu hiệu
giảm từ mức đỉnh khoảng 19.500 xuống mức hiện này khoảng 17.500. Trên thị
trường quốc tế, NDF đã giảm mạnh từ mức đỉnh 25.000 xuống còn 21.000. Mặc
dù hiện tại việc giao dịch NDF đối với VND là khá nhỏ và khó có thể nói mang tính
đại diện nhưng diễn biến đối với giao dịch này cũng là chỉ dấu quan trọng trong
niềm tin của các nhà đầu tư ngoại đối với giá trị VND. Tuy nhiên, những lo ngại về
việc VND mất giá trong khoảng thời gian còn lại của năm 2008 chưa thực sự lắng
xuống hoàn toàn. Trong bối cảnh thâm hụt thương mại 6 tháng ở mức kỷ lục từ
trước tới nay (đạt 14,8 tỷ USD, cao hơn 0,7 tỷ USD nhập siêu cả năm 2007) cộng
với việc các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dù đang gia tăng rất nhanh nhưng khả
năng đẩy mạnh việc giải ngân khó có thể được cải thiện trong thời gian ngắn.
Can thiệp mạnh tay của
Ngân hàng Nhà nước
giúp giảm nhiệt trên thị
trường ngoại hối. Tuy
nhiên cung ngoại tệ và
khả năng mất giá của
VND so với USD chưa
lắng xuống hoàn toàn




















Thâm hụt thương mại
cần tiếp tục được đẩy lùi
trong thời gian tới



Nhập khẩu nhiều mặt
hàng tăng mạnh trong
nửa đầu năm

















Diễn biến NDF- nguồn Bloomberg
Để đảm bảo tiếp tục ổn định giá trị VND, bên cạnh việc nâng cao khả năng giải
ngân của vốn đầu tư ngoại thì biện pháp căn cơ hơn, cả trong ngắn hạn (các
tháng còn lại của năm 2008) và dài hạn là giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại.
Phân tích tình hình xuất khẩu của các tháng đầu năm cho thấy:
- Mặt hàng ô tô tiếp tục là mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng cao nhất. Nhập khẩu
ô tô trong 6 tháng đã vượt mức của cả năm 2007, đạt 1,6 tỷ USD so với mức 1,44
tỷ USD của cả năm 2007. Một số mặt hàng khác cũng đã vượt hoặc gần đạt mức
của cả năm 2007 bao gồm: phân bón 1,03 tỷ USD (năm 2007: 996 triệu USD); sắt
thép 6 triệu tấn tương đương 4,6 tỷ USD (năm 2007: 3,7 triệu tấn tương đương
4,88 tỷ), thức ăn chăn nuôi 1 tỷ USD (năm 2007: 1,1 tỷ USD). Đây cũng chính là
các mặt hàng thuộc diện ưu tiên nhập khẩu và cung ứng ngoại tệ trong thời gian
vừa qua. Đối với mặt hàng sắt thép, tình trạng nhập khẩu phôi thép mạnh trong khi
tiêu thụ thép trong nước đã chậm lại đã góp phần khiến cung thép trên thị trường
trong nước thêm dư thừa, giá thép trong nước thấp hơn cả giá phôi thép nhập
khẩu. Và gần đây nhiều doanh nghiệp kinh doanh thép đã phải tính tới việc xuất
khẩu phôi thép.
- Trong 6 tháng qua, giá trị nhập khẩu xăng dầu đã vượt giá trị xuất khẩu dầu thô,
lần đầu tiên trong nhiều năm: nhập khẩu đạt 5,9 tỷ USD, xuất khẩu đạt 5,6 tỷ USD
(con số của cả năm 2007 là nhập khẩu 7,5 tỷ USD, xuất khẩu 8,5 tỷ USD; 2006 là
nhập khẩu 5,85 tỷ USD, xuất khẩu 8,32 tỷ USD), một phần do việc khai thác dầu
thô giảm 7,9% dẫn đến sản lượng xuất khẩu dầu giảm khoảng 11% trong khi
lượng xăng dầu nhập khẩu tăng khoảng 8%.

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008



© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang6







Xuất khẩu vẫn đang là
điểm sáng của nền kinh
tế










Thâm hụt thương mại có
xu hướng giảm trong các
tháng của Quý 2






Ngân hàng Nhà nước siết
chặt tăng trưởng tín dung
sau 1 năm tăng trưởng
quá nóng, một nguyên
nhân quan trong dẫn tới
tăng cung tiền


Lãi suất cơ bản được
điều chỉnh tăng 2 lần
Nhập khẩu trung bình tháng trong nửa đầu năm đạt 7,4 tỷ USD (số cùng kỳ năm
trước là 4,5 tỷ, giá trị nhập khẩu 6 tháng 2007 chiếm 44,8% cả năm 2007). Tuy vậy
với các biện pháp thuế gần đây, giá trị nhập khẩu tháng 6 giảm khá mạnh so với
con số trung bình này, đạt 6,8 tỷ USD. Điều này cho thấy tín hiệu khả quan trong
việc kiềm chể nhập siêu trong các tháng còn lại của năm.
Xuất khẩu vẫn đang là điểm sáng của nền kinh tế. Trong 6 tháng qua xuất khẩu đã
đạt giá trị 29,7 tỷ USD (trong đó dầu thô là 5,6 tỷ USD) đạt mức tăng 31,8% so với
cùng kỳ 2007. Dầu thô có mức tăng trưởng mạnh nhất với mức 49% do giá dầu
thế giới tăng cao. Cũng do giá dầu thế giới tăng cao nên dù xét về lượng, dầu thô
xuất khẩu trong 6 tháng 2008 chỉ bằng 45% cả năm 2007 nhưng giá trị đã bằng
66%. Giá trị xuất khẩu dầu trong tổng giá trị xuất khẩu đã tăng lên mức 18,9% so
với mức 17,5% năm 2007. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác (có giá trị
xuất khẩu trên 1 tỷ USD/ năm, có 3 mặt hàng có mức tăng xuất khẩu cao hơn mức
tăng trung bình 31,8% là gạo (tăng 99%), điện tử máy tính (tăng 35,1%) và than đá
(tăng 43,3%). Xuất khẩu dệt may sau một năm 2007 tăng trưởng ấn tượng với
mức 33,4% đã gặp nhiều khó khăn hơn trong nửa đầu năm 2008 khi chỉ tăng
17,7% sau 6 tháng qua. Khó khăn của ngành dệt may đến chủ yếu từ sự biến
động mạnh của USD khi mà ngành này vừa phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
và các thị trường xuất khẩu và chủ yếu thanh toán bằng USD. Các mặt hàng chủ

lực khác như giày dép, thủy sản, gỗ vẫn giữ được mức tăng của năm 2007 trong
khi giá trị xuất khẩu cà phê chỉ bằng 96% so với cùng kỳ 2007 do các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê phụ thuộc khá nặng nề vào các nguồn vốn vay
ngắn hạn của các ngân hàng buộc phải giảm sản lượng thu mua và chế biến trong
các tháng gần đây.
Sau khi đạt đến mức cao nhất trong tháng 3 (3,3 tỷ USD) thâm hụt thương mại đã
giảm trong các tháng tiếp theo của quý 2 và đang đứng ở mức 1,3 tỷ USD trong
tháng 6. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy khả năng kiểm soát của Chính phủ đối
với tình hình thâm hụt thương mại. Tính chung cho cả quý 2, thâm hụt thương mại
đã giảm khoảng 23% so với quý 1. Mặc dù vậy, thâm hụt thương mại 6 tháng đầu
năm đã vượt mức của cả năm 2007 (14,8 tỷ USD so với mức 14,1 tỷ USD). Các
tháng cuối năm sẽ khó khăn hơn trong cuộc chiến chống thâm hụt thương mại khi
các tháng cuối năm thường cùng là thời điểm nhập siêu gia tăng mạnh.
3. Chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt phát huy đang dần phát huy
tác dụng
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng dư nợ tín dụng của
các ngân hàng thương mại với mức tăng tối đa 30% trên toàn hệ thống. Biện pháp
có phần hành chính này gần như là giải pháp duy nhất cho việc kiềm chế tín dụng
đã quá nóng trong năm 2007, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tăng cung
tiền và tình hình lạm phát hiện tại. Cho đến thời điểm hiện tại thì tốc độ tăng dự nợ
tín dụng của hệ thống ngân hàng đã vào khoảng 20%, việc đáp ứng nhu cầu vốn
của doanh nghiệp trong các tháng còn lại của năm do vậy sẽ vẫn tiếp tục khó
khăn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng GDP nhưng như đã phân tích trong báo cáo quý 1 của FPTS, tăng trưởng
GDP dù chỉ đạt 6,5% trong năm 2008 cũng là một con số ấn tượng trong tình hình
khó khăn chung của thế giới, và là một “giá” xứng đáng để đổi lấy sự ổn định vĩ
mô, điều nếu không thực hiện được sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong các
năm tiếp sau của Việt Nam
Trong quý 2, lãi suất cơ bản đã hai lần được được điều chỉnh tăng, và đã lên đến
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008



© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang7
mức 14%, đây là mức lãi suất cơ bản cao nhất trong khu vực. Động thái và mức
tăng này là vừa phải trong tình hình hiện tại của Việt Nam dù rằng lãi suất cho vay
tương ứng (ở mức 21%) có thể nói đang là ngưỡng chịu đựng của đa phần các
doanh nghiệp. Điều này cũng tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc cắt giảm
chi phí không thực sự cần thiết và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn
nữa.
Kiểm soát chi tiêu của Chính phủ, rà soát các dự án của các tập đoàn cũng đang
được thực hiện. Đi đôi với các biện pháp tiền tệ, Chính phủ cũng đã quan tâm hơn
các biện pháp tài khóa. Thắt chặt chi tiêu công, tạm dừng hoặc loại bỏ các công
trình không thực sự cần thiết cũng là các giải pháp phù hợp trong tình hình hiện
nay. Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư mới công bố, tổng vốn đầu tư đình
hoãn, ngừng triển khai trong năm 2008 của các dự án dùng vốn ngân sách của
các bộ ngành, địa phương đạt 17.700 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) so với mục tiêu
đặt ra trước đó là 20.000 tỷ đồng . Giảm đầu tư công sẽ giúp giảm tổng cầu và tác
động tích cực tới tình hình lạm phát ngay trong năm 2008. Tuy vậy biện pháp này
cần được thực hiện mạnh hơn trong thời gian tới không chỉ dừng ở việc đình
hoãn, giãn tiến độ mà trong cả việc đánh giá tính hiệu quả của các dự án công.
4. Tăng trưởng GDP bị ảnh hưởng mạnh, Quốc hội giảm chỉ tiêu tăng
trưởng GDP
Những ảnh hưởng từ các biến động vĩ mô đã ngày càng thể hiện rõ hơn trong tăng
trưởng GDP. Trong quý 1/2008, GDP tăng 7,4%, đã giảm nhẹ so với cùng kỳ năm
trước (7,8%), thì đến hết quý 2/2008, GDP chỉ tăng 6,5% (số cùng kỳ năm trước là
7,87%). Cũng cần lưu ý là GDP trong quý 2 các năm trước thường tăng trưởng tốt
hơn trong quý 1. Quốc hội trong phiên họp giữa năm đã thông qua chỉ tiêu tăng trưởng
cho năm 2008 ở mức 7%, mục tiêu này sẽ vẫn là thách thức cho Chính phủ, nhất là
trong điều kiện lạm phát vẫn chưa có xu hướng giảm rõ ràng.
Giá nguyên liệu đầu vào gia tăng, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó

khăn với lãi suất cao cùng với việc thặt chặt chi tiêu của Chính phủ là các nguyên
nhân chủ đạo của việc suy giảm GDP. Bên cạnh đó, với sự gia tăng lạm phát và
triển vọng chưa thực sự sáng sủa, mức tăng tiêu dùng trong dân cư trong nửa đầu
năm đã giảm mạnh. Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa, theo giá so sánh, 6
tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước ở mức 8% (giảm gần ½ so với mức tăng
15% trong 6 tháng đầu năm 2007)
Tốc độ tăng GDP so với cùng kỳ năm trước
0
2
4
6
8
10
12
TỔNG SỐ Nông, lâm
nghiệp, thuỷ
sản
Công
nghiệp, xây
dựng
Dịch vụ
%
6 tháng đầu năm 2006
6 tháng đầu năm 2007
6 tháng đầu năm 2008
trong quý lên mức 14%.
Lãi suất đi vay tăng cao
buộc các doanh nghiệp
tiếp tục cắt giảm chi phí.
Biện pháp tài chính đang

được thực hiện cùng với
các biện pháp tiền tệ.
Trong đó việc cắt giảm
chi tiêu công đã gần đạt
mục tiêu của Chính phủ






Tốc độ tăng trưởng GDP
đã giảm khá mạnh trong
quý 2














Xây dựng và công nghiệp


Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang8

là các lĩnh vực bị ảnh
hưởng nặng nề nhất.













Khu vực dịch vụ lần đầu
tiên vượt khu vực công
nghiệp và xây dựng dù
tốc độ tăng trưởng cũng
sụt giảm



FDI vào Việt Nam tiếp tục
tăng mạnh, đặc biệt trong

các dự án bất động sản


Các dự án lớn vào lĩnh
vực sản xuất cũng đang
được thực hiện


Trong khi nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá so với các cùng kỳ các năm
trước thì công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề trong 6 tháng đầu năm.
Công nghiệp và xây dựng tính chung chỉ tăng 7% so với cùng kỳ 2008 (so với mức
9,88% và 9,15% tương ứng cùng kỳ năm 2007 và 2006) . Trong đó, xây dựng ảnh
hưởng nặng nề nhất, chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ 2007 (so với mức 9,51% và
8,3% tương ứng cùng kỳ năm 2007 và 2006) do các biến động giá mạnh của các
mặt hàng sắt thép, xi măng cũng như sự đi xuống của thị trường bất động sản và
hạn chế cho vay của các ngân hàng đối với lĩnh vực này. Tình hình này nhiều khả
năng vẫn sẽ duy trì đến hết năm 2008. Lĩnh vực công nghiệp tính riêng cũng chỉ
tăng 8,3% (so với các mức 9,96% và 9,41% tương ứng cùng kỳ 2007 và 2006).
Nguyên nhân chủ yếu do công nghiệp chế biến (chiếm khoảng 89% giá trị sản xuất
công nghiệp, đóng góp 21% GDP) chỉ đạt mức tăng khiêm tốn 11,4% so với cùng
kỳ năm trước (so với mức 12,3% và 11,8% tương ứng cùng kỳ năm 2007 và
2006). Ngành công nghiệp chế biến phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu vào nhập
khẩu và với giá nguyên liệu thế giới tăng cao, tiếp cận các nguồn vốn USD khó
khăn trong nửa đầu năm thì việc giảm sút tốc độ tăng trưởng của ngành này là
không đáng ngạc nhiên. Ngay cả chế biến thủy sản lâu nay vốn phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu trong nước thì cũng đang gặp khó khăn khi nguồn nguyên liệu
đầu vào trong nước không đáp ứng kịp năng lực chế biến của ngành. Đó cũng là
lý do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đề xuất
kiến nghị nhập khẩu mạnh nguyên liệu thủy sản trong các năm tới. Phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ, các vùng nguyên liệu do vậy ngày càng trở nên cấp

bách vì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, giảm thiểu ảnh hưởng từ các cú sốc
bên ngoài, nâng cao giá trị gia tăng của hàng sản xuất trong nước và giảm nhập
siêu.
Khu vực dịch vụ vì vậy lần đầu tiên đã vượt khu vực công nghiệp và xây dựng
(tính chung) với mức tăng trong nửa đầu năm là 7,6% dù cho tốc độ tăng khu vực
này cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2007 là 8,41% và gần ngang bằng mức
cùng kỳ 2006 (7,7%). Hầu hết các lĩnh vực trong khu vực dịch vụ đều có tốc độ
tăng trưởng giảm, trong đó không ngạc nhiên khi giảm mạnh nhất là lĩnh vực tài
chính tín dụng và các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư
vấn, với tốc độ tăng tương ứng là 5,8% và 1,8% (so với mức 10,3% và 5,3% của
năm 2007).

5.
FDI đạt kỉ lục
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến cuối quý 2/2008 đạt mức kỷ lục 31,6 tỷ
USD, tăng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 2, Việt Nam đã
thu hút 26,2 tỷ USD, gấp 4,8 lần so với lượng vốn thu hút từ quý 1. Trong tổng số
478 dự án được cấp phép đã có 19 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 28
tỷ USD, với 6 dự án quy mô lớn hơn 1 tỷ USD. Đáng chú ý trong 19 dự án này có
tới 15 dự án đầu tư bất động sản, xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, khách
sạn cao cấp, văn phòng, chung cư.
Riêng trong tháng 6 năm 2008 có hai dự án lớn nhất từ trước đến nay là dự án
gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan với tổng vốn đăng ký đầu
tư hơn 7,8 tỷ USD và dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ USD.
Với hai dự án này, cơ cấu luồng vốn FDI từ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất
động sản đã dịch chuyển sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang9



Vốn FDI thực hiện đang
được đẩy nhanh hơn.




Thị trường bất động sản
đang trở nên khó khăn
hơn với các nhà đầu tư
sau thời gian tăng trưởng
nóng






Các dự án quy mô lớn là
quan tâm của nhà đầu tư
nước ngoài


Thi trường nhà ở gắn với
đối tượng có thu nhập
bình quân vẫn đang phát
triển tốt




Giá đất tại một số khu
công nghiệp vẫn có xu
hướng tăng


Một điểm khác đáng chú ý, đó là mức vốn FDI thực hiện cũng đạt cao nhất từ
trước đến nay, với hơn 4,9 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Có
được kết quả này là do có nhiều dự án quy mô lớn ngay sau khi được cấp giấy
chứng nhận đầu tư đã triển khai thực hiện như dự án sản xuất xe máy Vespa của
tập đoàn Piagio được cấp phép cuối năm 2007, dự án xây dựng khu du lịch, khách
sạn cao cấp Hồ Tràm khởi công trong tháng 4 vừa qua. Thêm vào đó, đa phần các
dự án đăng ký quý 1 đều tập trung vào mảng bất động sản, mặc dù giá nguyên vật
liệu tăng cao nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đẩy nhanh tiến độ thực hiện
nhằm có sản phẩm đón đầu thị trường trong 2 năm tới.
6. Thị trường bất động sản bị ảnh hưởng
Thị trường bất động sản quý 2 nhìn chung đang trong tình trạng 3 giảm: giảm giá,
giảm giao dịch và giảm sức mua. Thị trường được phân hóa thành nhiều mảng có
biến động rất khác nhau, bao gồm có thị trường của các nhà đầu cơ, thị trường
hướng đến nhu cầu thực với giá trị hợp lý và thị trường kinh doanh khu công
nghiệp dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các nhà đầu cơ bất động sản, 3 tháng vừa qua quả thực là thời gian khó
khăn và có thể dẫn tới khủng hoảng do thị trường bất động sản sau khi “xì hơi” ở
quý 1 đã trở nên đóng băng với rất ít các giao dịch mua bán. Giá vật liệu xây dựng
leo thang đã khiến cho chi phí đầu tư xây dựng bất động sản đội lên rất nhiều.
Chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã khiến các doanh nghiệp
bất động sản trở nên điêu đứng, khiến cho các dự án phát triển nhà ở hiện tại
đang trong tình trạng 3 dở dang: đền bù dở dang, công trình dở dang, dự án dở
dang và “khan vốn” trầm trọng. Giá nhà biệt thự cao cấp và chung cư đã giảm đi
khá nhiều nhưng vẫn bên cầu vẫn chưa thực sự xuất hiện.

Khác với năm 2007, trong các tháng vừa qua nhà đầu tư nước ngoài thăm dò, tìm
hiểu dự án kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Sự quan tâm của nhà
đầu tư nước ngoài thường tập trung vào các dự án quy mô lớn, đầy đủ tính pháp
lý, có tiềm năng kinh doanh, khả năng gia tăng giá trị bất động sản và uy tín
thương hiệu của chủ dự án. Nhìn chung giá Bất động sản đã hạ từ 20% - 30%.
Tuy nhiên, sự giảm giá này cũng được đánh giá là tín hiệu tốt cho sự trở lại giá trị
thực của bất động sản và là cơ hội cho các nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục của
mình.
Tuy nhiên, điểm sáng trong quý 2/2008 lại tập trung vào mảng dự án với giá bình
dân, phù hợp với yêu cầu thực của thị trường và hướng tới đối tượng có thu nhập
bình quân. Điều này thể hiện rõ nhất khi trong bối cảnh cả thị trường bất động sản
và thị trường tài chính đều đang xuống dốc, hai công ty bất động sản Sacomreal
và Công ty Hai Thành chỉ trong một buổi sáng đã bán hết 330 căn hộ của dự án
Phú Lợi 1 và phát hành trái phiếu thành công cho cả dự án Phú Lợi 1 và dự án
Phú Lợi 2. Sự thành công của các dự án này thể hiện thị trường nhà ở gắn với đối
tượng có thu nhập bình quân chưa bao giờ đóng băng.
Cũng là một điểm nhấn trong quý 2/2008, thị trường bất động sản khu công nghiệp
lại trở nên sôi động trong do nhu cầu thuê đất và nhà xưởng xây sẵn của các nhà
đầu tư nước ngoài rất lớn, đặc biệt tại các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Với nhu cầu này, giá
thuê đất tại nhiều khu công nghiệp đã tăng từ tới gần 50% so với thời điểm cách
đây 1 năm.
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang
10









Cuộc đua lãi suất vẫn có
nhưng dấu hiệu phức tạp
khi tính thanh khoản của
các ngân hàng thương
mại vẫn còn khá căng
thẳng


















Chính phủ hiện cũng rất chú ý tới phát triển quỹ đất và cơ sở hạ tầng cho các khu

công nghiệp và khu chế xuất. Theo kế hoạch, quỹ đất cho mảng này sẽ tăng lên
65.000 ha vào 2010 và 80.000 ha vào năm 2020. Trong quý 2, cả nước có khoảng
150 khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động với tổng diện tích khoảng
320.000 ha ở 55 tỉnh, thanh phố. Đến năm 2015, dự kiến sẽ xây dựng thêm 113
khu công nghiệp mới và tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh Bình Phước, Tây
Ninh và Đồng Nai.

7. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại: Đua lãi suất huy
động, và tình trạng thanh khoản kém chưa kết thúc.
Hệ thống ngân hàng thương mại trong quý 2 không phải chịu nhiều sự điều chỉnh
từ phía Ngân hàng Nhà nước như trong quý 1 2008, tuy nhiên biểu hiện từ đua
cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại vẫn chưa có điểm
dừng cho đến cuối quý 2 2008 đang là vấn đề khiến nhà đầu tư lo ngại. Nhiều
ngân hàng hiện tại vẫn đang hướng tới mốc 19%/năm. Tại thời điểm cuối quý 1,
đầu quý 2, mức trần lãi suất cho vay áp dụng trong hệ thống ngân hàng thương
mại chỉ khoảng 14,75% đến 15,25%.
Quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,75% trong quý 1 2008 lên 12% giữa
tháng 5 và lên tiếp đến 14% từ giữa tháng 6 của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra
xu hướng thuận lợi hơn đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngay lập
tức, lãi suất cho vay từ hệ thống ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh lên
tối đa 150% lãi suất cơ bản, ở mức 21%. Khối ngân hàng thương mại cổ phần
trong thời gian qua chủ yếu thu hút vốn thông qua kênh tiền gửi ngắn hạn. Hàng
loạt ngân hàng quy định khách hàng muốn hưởng lãi suất cao nhất mà ngân hàng
đang áp dụng thì buộc phải gửi từ 5 tỷ đồng với kỳ hạn ít nhất là 6 tháng và không
được rút trước hạn, nhận lãi vào cuối kỳ. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này rất
ít, thường chỉ gửi với kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng và họ thường là những nhà đầu
tư vàng, chứng khoán đang chờ giải ngân. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng
đang tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng cổ phần nhỏ thông qua kênh tái cấp vốn.
Điều này cho thấy tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại dù đã phần
nào được cải thiện nhưng vẫn còn khá căng thẳng. Đối với các khoản cho vay đầu

tư bất động sản, tính đến cuối tháng 4 năm 2008, dư nợ cho vay ở lĩnh vực này
ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng dư nợ của hệ thống ngân
hàng. Với tình trạng đóng băng thị trường BĐS hiện nay, ngân hàng sẽ gặp khó
khăn không nhỏ trong việc thu hồi nợ từ lĩnh vực này.

8. Giá vàng hạ nhiệt, giá dầu đạt đến các mốc kỷ lục mới
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang










Giá vàng thế giới có 1 quý
biến động mạnh













Giá vàng thế giới cuối quý đạt 918 USD/oz giảm 20 USD so với cuối quý 1 2008.
Có những thời điểm giá vàng sụt giảm mạnh xuống mức 849 USD/oz. Trong quý
2/2008, giá vàng thế giới biến động với biên độ khá mạnh. Khoảng cách giữa điểm
cao nhất và thấp nhất trong quý 2 gần 100 USD, và tại mức hạ nhiệt mạnh nhất
khiến giá vàng gần như trở lại mức giá đầu năm 2008. Tuy nhiên, giá vàng đang
có xu hướng tăng trở lại trong các ngày gần đây, dao động trong khoảng 930 USD
– 940 USD/oz. Tuy nhiên, do sự cố liên tiếp xảy ra tại sàn giao dịch vàng ACB,
nhà đầu tư đã dần chuyển hướng luồng tiền của họ từ đầu tư vàng sang đầu tư
chứng khoán với mức độ ổn định cao hơn và mức rủi ro thấp hơn.
Diễn biến giá dầu quý 2 năm 2008

Trái ngược với diến biến 2 chiều của giá vàng, giá dầu trong quý 2 nhìn chung liên
tục tăng. Cuối quý 1/2008 giá dầu đạt mức 100,98USD/thùng, sau đó giá dầu liên
tục leo thang và thời điểm cao nhất lên vượt mức 142 USD/thùng vào những ngày
cuối tháng 6. Với giá kỷ lục mới xác lập này, giá dầu đã tăng lên gấp đôi so với
thời điểm này năm ngoái. Theo dự báo của OPEC, giá dầu có thể tiến tới
170USD/thùng trong mùa hè năm nay do đồng USD suy yếu và bất ổn chính trị ở
nhiều nơi trên thế giới.
Với chính sách bảo hộ giá xăng dầu trong nước hiện nay, việc giá xăng tăng
không ngừng sẽ khiến cho áp lực bù lỗ từ ngân sách nhà nước ngày càng lớn
hơn. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đều đã điều
chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước. Gần đây hiện tượng “chảy máu” xăng tại các
tỉnh biên giới lại xuất hiện trở lại do chênh lệch giá xăng trong nước và các nước
này. Vì vậy, không loại trừ khả năng giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh chút ít trong
tháng các tháng tới đây, dù rằng điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình
lạm phát.

Giá dầu tiếp tục duy trì xu
hướng đi lên

Gánh nặng ngân sách
trong việc bù giá xăng
dầu ngày càng lớn
11

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang
12



Thống kê cơ bản thị trường chứng khoán Việt Nam Quý 2-2008
• Tính đến ngày 30/6/2008, mức vốn hoá toàn thị trường đạt gần 228 ngàn
tỷ, chỉ chiếm khoảng 25% GDP. Hiện nay, mức vốn hóa này giảm 26% so
với mức vốn hóa thị trường cuối năm 2007 bắt nguồn từ đà sụt giảm rất lớn
trong 2 quý vừa qua.
• Tính tới cuối quý 2/2008, có 153 doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và 142 doanh nghiệp niêm yết tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
• Trong quý 2/2008, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã thực hiện được
52 phiên giao dịch với tổng khối lượng gần 364 triệu cổ phiếu, gần 23 triệu
chứng chỉ quỹ và 45 triệu trái phiếu tương ứng giá trị giao dịch của tất cả
các loại chứng khoán đạt gần 19.879 tỷ đồng; bình quân đạt 382,3 tỷ
đồng/phiên. Tại sàn Hà Nội, kết quả số thống kê cho thấy gần 161,8 triệu
cổ phiếu, 400 triệu trái phiếu đã được giao dịch tương ứng với giá trị giao

dịch của các loại chứng khoán là 40.697 tỷ đồng, sau 59 phiên giao dịch
bình quân một phiên đạt 689,7 tỷ đồng/phiên.
• Tính đến 30/6/2008 có trên 10.689 tài khoản giao dịch thuộc khối đầu tư
nước ngoài, trong đó có trên 742 tài khoản là của các tổ chức đầu tư nước
ngoài. Con số này gia tăng khá lớn khi tổng số tài khoản thuộc khối này
cuối năm 2007 dừng ở con số 7.500, trong đó có 300 tài khoản của nhà
đầu tư tổ chức nước ngoài.
• Tính đến 30/6/2008, nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Giao dịch Chứng khoán
TP.HCM vẫn duy trì sức mua của mình, chiếm 38,01% giá trị giao dịch
khớp lệnh và chiếm 6,95% giá trị giao dịch thỏa thuận đối với cổ phiếu. Tại
Trung tâm giao dịch Hà Nội, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch hơn 8,9 triệu
chứng khoán đạt 275,5 tỷ đồng giá trị giao dịch.
• Theo thống kê UBCKNN, trong quý 2/2008 có 11 công ty được phép chào
bán gần 130 triệu cổ phiếu ra công chúng. Trong khi, tổng khối lượng phát
hành năm 2007 là 2,46 tỷ cổ phiếu với giá trị tương ứng trên 48.000 tỷ
đồng.
Theo thống kê của UBCKNN, khối lượng lưu hành trái phiếu chính phủ đến
cuối quý 2 năm 2008 trên thị trường niêm yết chiếm hơn 11% GDP. Giao dịch
trái phiếu đang giao dịch tại HASTC có 479 loại và HOSE có 63 loại. Ngoài ra
còn khoảng các loại trái phiếu không giao dịch khác. Bước sang quý 3/2008,
UBCKNN đang gấp rút xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ thứ
cấp theo như lộ trình đã được phê duyệt của Bộ Tài chính.




Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang


Diễn biến trên thị trường chứng khoán


• Thị trường chứng khoán (TTCK) trong đầu quý 2 nối tiếp đà giảm sút liên
tục của TTCK trong tháng 3, UBCK đã quyết định thu hẹp biên độ giao dịch
chứng khoán trên cả 2 sàn HOSE và HASTC vào ngày 25/3 nhằm hạn chế
khả năng sụt giảm nhanh của TTCK. Hệ quả của chính sách này là TTCK
đã có chuổi tăng điểm trong 10 phiên liên tiếp, vào những tuần đầu tháng 4.
Tuy nhiên, tính thanh khoản của TTCK bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi khối
lượng khớp lệnh thấp kỉ lục.
• Ngày 7/4/2008, UBCK chính thức nới biên độ chứng khoán thêm 1%, tức là
lên 2% và 3% ở hai sàn HOSE và HASTC. Ngay sau khi áp dụng biên độ
mới, tính thanh khoản đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên biện pháp này
vẫn không thể vực dậy VN-Index tuy tốc độ giảm có chiều hướng chậm lại.
• Tháng 5 là tháng cao điểm của cơn bão “Lạm phát” khi mà chỉ số CPI đạt
cao nhất trong cả năm 2008 (3,99%). So với cùng kì năm ngoài, CPI đã đạt
khoảng 25%. Với mức lạm phát lên đến mức báo động, NHNN đã sử dụng
công cụ lãi suất để hút bớt tiền từ lưu thông. Ngày 19/5, lãi suất cơ bản
được nâng lên 12%, gián tiếp áp dụng mức lãi suất cho vay đối với các
NHTM là 18%/năm (mức lãi suất cho vay tối đa bằng 150% của lãi suất cơ
bản). Mức lãi suất huy động cao đã thu hút được một lượng tiền lớn từ lưu
thông và các kênh đầu tư khác, điều này trực tiếp ảnh hưởng đều luồng
tiền đầu tư vào chứng khoán. Khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm dần và
chỉ bằng 49% so với tháng 4. Tính chung cả tháng 5, trên cả 2 sàn giao
dịch chứng khoán không có 1 phiên tăng điểm nào. Với 26 phiên giảm điểm
liên tiếp (mất 41%) trên sàn HOSE và 29 phiên giảm điểm liên tiếp (mất
57%) trên sàn HASTC, đã ghi nhận một kỉ lục giảm điểm sâu và kéo dài
trên TTCK Việt Nam.
10 17 24 31

Apri l
71621285
May
12 19 26 2
June
9 162330
July
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
11000
12000
13000
14000
15000
16000
17000
18000
19000
20000
21000
22000
23000
24000

25000
26000
x1000
300
350
400
450
500
550
600
650
700
750
800
850
900
VNINDEX (395.270, 399.400, 394.970, 399.400, +6.79001), Volume (6,897,900)
Biên độ được thu
hẹp xuống còn 1%
và 2% tại Ho và Ha.
VN-Index tăng trần
10 phiên liên tục.
Thị trường gần như
mất thanh khoản.
Nhằm khắc phục hạn
chế về tính thanh
khoản, UBCK đã nâng
biên độ lên 2% và 3%
tại Ho và Ha.
CPI cao nhát trong năm.

Lãi suât ngân hàng biến
đông. Vn-Index có 26
phiên giảm liên tiếp. Một kỉ
lục!
Biên độ
thêm 3%
Index hình
hình 2 đ
tăng 7 ph
cuối thá
được nới rông
và 4%. VN-
thành mô
áy kép. TTCK
iên liên tiếp
ng 6
13

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam quý 2/2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang
• Một lần nữa tính thanh khoản của các cổ phiếu bị đe dọa nghiêm trọng khi
mà người mua thì không muốn mua, vì họ chờ giá cổ phiếu rẻ hơn nữa,
còn người bán thì không thể bán được. Tâm lý của nhà đầu tư chứng
khoán xuống rất thấp. Cũng trong tháng 5 này, các tổ chức nước ngoài đã
ra hàng loạt báo cáo nhằm “mổ xẻ” các dấu hiệu “khủng hoảng” nền kinh
tế, hay “đổ vỡ” của TTCK. Tâm lý tiêu cực càng lên cao hơn khi tính thanh
khoản của các ngân hàng trong nước cũng rơi vào tình trạng khó khăn.
Vốn huy động đang có dấu hiệu chạy lòng vòng qua các ngân hàng.

• Lãi suất cơ bản một lần nữa được nâng lên 14%, từ 12%/năm áp dụng từ
ngày ngày 11/6/2008. Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng lần
lượt được nâng lên thêm 2%, lên mức lần lượt là 13% và 15%/ năm. Việc
nâng lãi suất cơ bản lần này được các nhà nghiên cứu kinh tế cả trong và
ngoài nước đánh giá khá cao và là một bước đi quyết liệt, đồng thời linh
hoạt nhằm kiềm chế lạm phát. Lãi suất cho vay tối đa do đó cũng được
nâng lên 21%, làm cho các NHTM dễ dàng thu hút tiền nhàn rỗi hơn. Với
mức lãi suất huy động khoảng 19%/năm, khả năng dòng tiền đưa vào
chứng khoán ngày càng khó khăn.
• Ngày 17/6, UBCK chính thức nới biên độ thêm 1% trên cả 2 sàn HOSE và
HASTC lên tương ứng là 3% và 4%. VN-Index đã test lại đáy 366 điểm đã
được xác định vào ngày 11/06, một lần nữa vào ngày 20/06, và sau đó là
chuỗi ngày “thăng hoa” liên tục trong 10 phiên giao dịch trong cuối tháng 6
mà chưa có điểm dừng. Các nguyên nhân lý giải cho việc tăng mạnh trong
thời gian này được cho là do (1) TTCK đã sụt giảm quá lâu, giá các cổ
phiếu đã xuống đến mức hấp dẫn để mua vào; (2) Các khó khăn về kinh tế
cũng đang được kiềm chế như CPI trong tháng 6 và thâm hụt thương mại,
sau khi các chính sách tài chính bắt đầu phát huy tác dụng; (3) Với chính
sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, việc sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất và
hỗ trợ vốn khả dụng nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản cho các tổ chức
tín dụng đã làm giảm bớt lo ngại về một đợt bán giải chấp như trước. Với
các diễn biến trong thời gian vừa qua cho thấy TTCK hoàn toàn vẫn có thể
tự điều chỉnh và vẫn không mất đi tính hấp dẫn của nó!

14

DỰ BÁO QUÝ 3 - NĂM 2008
Một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 3/2008
© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang15































1. Lạm phát

Trong các biện pháp kiềm chế lạm phát thì việc giữ giá các mặt hàng thiết
yếu như phân tích ở trên là hết sức quan trọng, đặc biệt là giá dầu vì mặt
hàng này “có mặt” tại hầu như tất cả các hóa hóa dịch vụ khác. Chính phủ
cũng có thể sẽ tiếp tục tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng không
thiết yếu vừa đảm bảo giảm thâm hụt thương mại vừa tạo nguồn thu cho
việc trợ giá các mặt hàng thiết yếu.
Gần như chắc chắn trong năm 2008 chúng ta sẽ có con số lạm phát xấp xỉ
30%. Những yếu kém trong việc dự báo tình hình và điều hành chính sách
sẽ là bài học lớn cho Việt Nam trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó
những vấn đề thuộc về cơ cấu của nền kinh tế cũng cần có thời gian để
khắc phục.
Tuy nhiên, những giải pháp ngắn hạn vẫn đang có tác dụng tích cực trong
việc kiềm chế từng bước lạm phát. Thống kê các năm gần đây cho thấy
lạm phát thường đạt mức thấp nhất trong các tháng của quý 3.
2. Tỷ giá USD/VND và hoạt động xuất nhập khẩu
Các biến động gần đây trên thị trường ngoại tệ khẳng định vai trò của yếu
tố niềm tin trong việc duy trì giá trị đồng tiền. Trước khi Ngân hàng Nhà
nước công bố dự trữ ngoại tệ thì đã có nhiều đồn đoán khác nhau vế quỹ
này, với giá trị không khác nhiều so với mức công bố chính thức. Tuy vậy,
việc công bố chính thức đã là yếu tố quan trọng giúp bình ổn thị trường.
Bên cạnh đó, niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào kinh tế Việt Nam thể
hiện qua cam kết FDI cũng đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo tâm lý
dù rằng việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn này khó có thể diễn ra
trong thời gian ngắn.
Những động thái của Chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu đã tác
động tích cực đến tình trạng nhập siêu trong các tháng qua, nhiều khả
năng Chính phủ sẽ còn tiếp tục “mạnh tay” trong các biện pháp về thuế
nhằm củng cố đà giảm của thâm hụt thương mại. Điều này nếu thực hiện
được sẽ có tác động tích cực trong việc ổn định tỷ giá USD/VND.


3. Tăng trưởng GDP
Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2008 ở mức từ 6,3% đến
6,7% trong điều kiện lạm phát được giữ ở mức khoảng 30-31%.
Các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do tình trạng dịch bệnh vẫn
chưa kết thúc. Trong khi đó, tình trạng thiếu điện như dự báo cho quý 2
trong báo cáo quý 1 sẽ còn tiếp tục trong quý 3. Các biến động của tình
hình kinh tế vĩ mô đã khiến cho việc phát hành trái phiếu quốc tế của EVN
trong 2008 đã không thực hiện được đã ảnh hưởng nhất định đến việc
đảm bảo nguồn vốn cho các dự án điện theo kế hoạch của EVN.
Không chỉ EVN mà việc khó khăn trong vay vốn tín dụng đang là thách


Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang16































thức lớn đối với các doanh nghiệp khi mà các kênh huy động vốn qua thị
trường chứng khoán (cả chứng khoán nợ và vốn) cũng gặp nhiều khó
khăn sẽ vẫn có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên với sự ổn định niềm tin hơn vào giá trị tiền đồng, cùng với việc kinh
tế vĩ mô tiếp tục có dấu hiệu khả quan, chúng tôi chờ đợi tiêu dùng trong quý 3
sẽ có sự tăng trưởng khá hơn chút ít so với quý 2. Thương mại và dịch vụ, do
đó có thể trở thành lực đẩy kinh tế trong các tháng tiếp theo. Bên cạnh đó sự
ổn định hơn của thị trường ngoại tệ và việc đảm bảo vốn ngoại tệ từ Ngân
hàng nhà nước sẽ trợ giúp tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp
tăng trưởng xuất khẩu vẫn được duy trì tốt trong các tháng tiếp theo.
Hướng phát triển của Thị trường chứng khoán quý 3/2008
• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chỉ đạo về việc siết chặt lại hoạt động
của các công ty đại chúng và TTCK nói chung nhằm củng cố lòng tin

của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số vụ vi phạm liên quan đến
chào bán, phát hành riêng lẻ chứng khoán trong quý 2 tăng lên, đồng
thời các giao dịch bất hợp pháp gây mất lòng tin trong giới đầu tư. Các
biện pháp tiến hành đồng thời hy vọng sẽ lập được hành lang pháp lý
vững chắc cho việc quản lý hiệu quả thị trường chứng khoán
• Các kế hoạch đưa thị trường OTC vào giao dịch tập trung một lần nữa
lỗi hẹn trong quý 2. Với việc thị trường niêm yết tập trung đang kém
tính thanh khoản như hiện nay, thì sàn OTC tập trung chính thức hoạt
động sẽ là một dấu hiệu tăng tính thanh khoản, khơi thông dòng vốn
đang bị “chôn” ở thị trường này, mang lại nhiều cơ hội hơn cho các
nhà đầu tư. Thị trường OTC vẫn đang chờ thời điểm thích hợp để
được “đánh thức”.
• Khá nhiều ý kiến xoay quanh việc có nên thành lập một Quỹ bình ổn thị
trường, do các thành viên thị trường góp vốn thành lập, tương tự như vai
trò mà Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã thực hiện trong
một thời gian ngắn trước đây. Về mặt dài hạn thì đây là một biện pháp
trực tiếp đóng góp quan trọng việc bình ổn TTCK. Tuy nhiên, có nhiều lo
lắng về Quỹ bình ổn này, đó là cơ chế điều hành và quản trị nguồn vốn
như thế nào nhằm đảm bảo lợi ích công bằng cho các chủ thể tham gia thị
trường. Đồng thời, TTCK cũng có thể bị bóp méo và không hoạt đông
theo cơ chế Cung – Cầu cũng là nhưng yếu tố tác động đến tăng trưởng
bền vững của TTCK. Việc triển khai Qũy bình ổn này sẽ khó có thể thực
hiện được trong thời gian quý 3, và có thể là trong cả năm 2008.
• Sẽ có sự phân hóa giữa các cổ phiếu đang niêm yết trên TTCK, một
số cổ phiếu thuộc các ngành tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô
sẽ được các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân lựa chọn. Đồng thời, theo
quy luật chung thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý
2 thường không tốt bằng các quý khác trong năm, do vậy, báo cáo kết
quả kinh doanh quý 2 sẽ là cơ sở để các nhà đầu tư cơ cấu lại danh
mục đầu tư của mình. Xu hướng đầu tư dựa trên các phân tích cơ bản

sẽ là cơ sở cho việc hình thành các nhóm cổ phiếu giá trị và cổ phiếu
tăng trưởng.
• Tuy nhiên, đợt tăng của TTCK trong cuối quý 2 vẫn phản ánh tính chất
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang17







đầu cơ cao của các nhà đầu tư chứng khoán. Các thông tin về tình hinh
kinh tế vĩ mô, tiền tệ, nhập siêu… sẽ tiếp tục phản ảnh trực tiếp đến vận
động của TTCK. Không ngoại trừ các nhà đầu tư thường tận dụng cơ
hội này để lướt sóng trong ngắn hạn, tuy nhiên với các đợt sóng trong
nửa cuối tháng 6 làm tăng tính thanh khoản cho thị trường đáng kể và là
cơ hội để giải quyết tính thanh khoản cho chính các nhà đầu tư chứng
khoán. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để giảm áp lực giải chấp cổ phiếu
cho các ngân hàng vẫn còn dư nợ cho vay chứng khoán lớn. Khả năng
lượng cổ phiếu giải chấp cũng giảm đi đáng kể sẽ là ngưỡng hỗ trợ để
VN-Index không giảm sâu hơn so với đáy được hình thành trong quý 2
vừa qua.
• Việc nới rộng biên độ nhằm tăng tính thanh khoản và để TTCK tự điều
chỉnh đã chứng minh được tính đúng đắn của nó. Về cơ bản, giá cổ
phiếu chỉ nên được xác định qua Cung và Cầu trên thị trường. Mọi sự
tham gia của các biện pháp hành chính chỉ với mục đích hỗ trợ sự sụt
giảm sâu và củng cố tâm lý nhà đầu tư. Các diễn biến của TTCK trong

quý 2, môt lần nữa khẳng định sự vận động của TTCK không cần sự
can thiệp quá lâu của các biện pháp hành chính. Do vậy, khả năng nới
tiếp biên độ có lộ trình sẽ là một biện pháp hành chính hợp lý nhất
trong quý 3. Tuy nhiên, khả năng nới rộng ngay về biên độ như cũ
(HOSE là 5%, HASTC là 10%) có thể sẽ gây biến động lớn về tâm lý
cũng như các phản ứng của TTCK. Chúng tôi vẫn thiên về nhận định
UBCK sẽ có lộ trình phù hợp để nới biên độ giao dịch trong quý 3.
Nhận định
• Việc cam kết đưa VCB niêm yết trong quý 3 có thể tác động lớn đến
TTCK. Cụ thể, VCB sẽ thiết lập một mặt bằng giá cho cổ phiếu của
khối ngân hàng cổ phần. Mặt bằng giá và cả xu hướng vận động của
NHTM cổ phần hàng đầu này còn có thể tác động đến cả cổ phiếu
ngân hàng đang niêm yết. Với lượng Cung khá lớn (97 triệu cổ phiếu)
và mức giá trúng thầu bình quân vào khoảng 107.000 VND/cổ phiếu sẽ
là một áp lực cho chính cổ phiếu của VCB trong việc xác định giá chào
sàn và ảnh hưởng đến cán cân Cung-Cầu chung của cả thị trường.
Trong quý 2, các cổ phiếu ngành Dịch vụ tài chính, trong đó Ngân
hàng đóng vai trò chủ yếu có mức giảm đáng kể (31%) so với quý
trước. Trong khi các cổ phiếu ngân hàng thường có tỉ lệ Vốn hóa thị
trường cao, đóng vai trò lớn trong rổ cổ phiếu tính VN-Index và
HaSTC-Index. Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của nhóm cổ
phiếu ngành tài chính trong đó sẽ có cổ phiếu của VCB, có tác động
lớn đến xu hướng chung của cả TTCK.
• Tỉ lệ lạm phát mặc dù đã giảm trong tháng cuối của quý 2, với các nỗ
lực kiềm chế lạm phát mà chủ yếu bằng cách giữ giá các mặt hàng
thiết yếu. Mức giảm 1,7% xuống còn 2,14% trong tháng 6 đã làm yên
lòng các nhà đầu tư chứng khoán, tuy nhiên, vẫn còn đó các áp lực
tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, than, xi măng, thực phẩm…
Do vậy, trong thời gian tới chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn tiếp tục
“chức năng” cần thiết của nó. Khó có chuyển biến tích cực lớn từ môi

trường vĩ mô trong quý 3, theo đó khả năng có đột phá ở TTCK là
thấp.
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang18

• Thông thường, TTCK thường có đợt suy giảm thấp nhất trong quý 3,
tuy nhiên VN-Index hình thành đáy kép trong quý 2, được xác định là
366 điểm, và sau đó có một bước tăng khá mạnh chứng tỏ khả năng
các nhà đầu tư đã hành động trước những gì theo quy luật. Như vậy,
những sự vận động của TTCK đã thành quy luật thì nhà đầu tư sẽ cố
gắng đi trước quy luật đó. Chúng tôi nhận thấy, khả năng giảm sâu và
lâu (diễn ra trong 25 phiên liên tiếp) như đã diễn ra trong quý 2 khó có
thể lặp lại trong quý 3.
• Các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng liên tục trong quý 1
và mua mạnh hơn trong quý 2, kết hợp với mức tăng trưởng mạnh của
FDI, chúng tôi vẫn nhận thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài
vào sự ổn định vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới. Khả năng tiếp
tục mua ròng sẽ là lực đỡ và tạp thêm sức cầu quan trọng cho VN-
Index
• Tiếp tục các nhận định về hiệu quả của các chính sách tài chính tiền
tệ, TTCK cũng sẽ cần thời gian hấp thụ và tự điều chỉnh. Các chuyển
biến của tình hình kinh tế sẽ phản ánh trực tiếp tâm lý của nhà đầu tư.
Chúng tôi tin tưởng VN-Index sẽ vận động theo hướng tích tụ trong
quãng thời gian Quý 3, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng tăng
mạnh trong thời gian ngắn khi tâm lý nhà đầu tư tỏ ra “quá hưng phấn”
.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Kết thúc chuỗi ngày dài giảm giá kéo dài từ đầu tháng 04/2008, từ

23/06/2008 VN-Index đã bắt đầu khởi sắc với 10 phiên tăng điểm liên tiếp,
đẩy mức điểm của chỉ số này vượt qua mức 400 điểm vốn được cho là
ngưỡng kháng cự (Resistance) tương đối khó khăn khi trước đó VN-Index
trượt dốc xuống 366,02 điểm (ngày 20/06/2008). Như vậy, với giả thiết đáy
đã được thiết lập (và test) tại mức điểm này, VN-Index đang tạo một xu thế
up trend chọc thủng ngưỡng 410 điểm, tương đương mức 23,6%
Fibonacci Retracement (FR). Về lý thuyết, đây vẫn chưa phải mức cản
mạnh, do đó, VN-Index có khá nhiều cơ hội vươn tới 480 điểm trước khi bị
chặn lại tại mức 61,8% FR. Vượt qua mức chặn “cứng” này, VN-Index có
thể sẽ bắt đầu kiến tạo một quá trình tăng trưởng ổn định và dài hạn hơn
tại mức 540 điểm (tương đương mức 23,6% FR của quá trình hoàn giá trị
cho đợt suy giảm bắt đầu từ tháng 10/2007).
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang19

Với xu thế tăng những phiên gần đây của VN-Index, mẫu hình “Double
Bottom” thiết lập trong tháng 06/2008 đã được khẳng định sau khi chỉ số
này vượt mốc 410 điểm ngày 07/02 vừa qua. Cùng với đó, đường giá trị
đã cắt lên MA-20 tương đối chắc chắn, trong khi xu thế hai biên của
Bollinger Bands (20) vẫn đang mở rộng với biên trên bám khá sát đường
giá trị, cho thấy khả năng VN-Index có nhiều khả năng vượt qua 450 điểm
và cắt lên MA-60 trong thời gian từ 01 đến 02 tuần đầu tháng 07/2008.
Nếu điều này xảy ra, MA-20 sẽ có cơ hội vượt lên MA-60 vào khoảng cuối
tháng 07/2008, mở ra khả năng phục hồi cho chỉ số này trong nửa cuối
quỹ 3/2008. Cũng ủng hộ xu thế này, các chỉ báo kỹ thuật RSI (60), MFI
(60) và MACD đều đang cho những tín hiệu tốt nhưng lại chưa thể khẳng
định một xu thế tăng dài hạn (MACD đã cắt lên đường tín hiệu nhưng vẫn
duy trì vị trí dưới chuẩn 0, RSI (60) mới chỉ vượt ngưỡng 30 và MFI (60)

tạm trên mức 50). Dùng hệ đường hồi quy để định hướng sự vận động
của VN-Index, căn cứ vào diễn biến của chỉ số này trong các quá trình
ngắn, trung và dài hạn, có thể nhận thấy VN-Index đang nỗ lực thoát ra xu
hướng giảm trong quý 2/2008. Đường giá trị của chỉ số này hiện đang
hướng lên biên trên của đường hồi qui 03 tháng (quý 2) và nếu chọc thủng
biên này tại khoảng điểm 450 – 470 trong nửa đầu tháng 07/2008, VN-
Index sẽ được hỗ trợ mạnh tại mức 480 điểm (61,8% FR ngắn hạn) để tạo
đà bật lên mức 550 điểm (mức hoàn 100% FR ngắn hạn) trước khi bám
vào biên trên của đường hồi qui trung hạn để về đích cuối quý 3 tại khoảng
điểm 600 điểm – 650 điểm. Ngược lại, nếu thị trường tiếp tục đón nhận
những thông tin vĩ mô bât lợi trong quý 3, xu thế giảm chủ đạo của quý 2
có thể được tái lập. Ở trường hợp này, cứu cánh duy nhất của VN-Index
chính là mức đáy đã được test tại 366,02 điểm như một ngưỡng hỗ trợ
(Support) ngắn hạn. Chỉ số này có thể sẽ cầm chừng bằng cách sideways
trong khoảng 350 điểm – 410 điểm đến giữa tháng 08/2008 trước khi bám
lại vào đường hồi qui trung hạn và trượt về mốc 300 điểm vào khoảng cuối
tháng 08, đầu tháng 09. Cuối cùng, một kịch bản hỗn hợp của 02 kịch bản
trên với khoảng giá trị được chặn trên bới mức 480 điểm và chặn dưới với
mức đáy 366 điểm sẽ chỉ diễn ra khi trong quý 3 thị trường liên tục đón
nhận những luồng thông tin vĩ mô trái chiều xen kẽ.

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang20

Phụ lục 1: Các thống kê thị trường theo quý
Top 10 mã chứng khoán tăng giá nhiều nhất (giảm giá ít nhất) – HOSE

CK

Giá đóng cửa
01/04/2008
(ngàn đồng)
Giá đóng cửa
30/06/2008
(ngàn đồng)
Thay đổi
(ngàn đồng)
% thay
đổi
ITA
72 89 17 23,61%
SCD
17,9 21,5 3,6 20,11%
SGH
85 96,5 11,5 13,53%
VIC
86 93,5 7,5 8,72%
DPR
49,4 52,5 3,1 6,28%
TRC
59 62 3 5,08%
LBM
15,9 16 0,1 0,63%
DMC
113 112 (1) -0,88%
SHC
22 21,8 (0,2) -0,91%
NHC
28,4 28,1 (0,3) -1,06%


Top 10 mã chứng khoán giảm giá nhiều nhất – HOSE

CK
Giá đóng cửa
01/04/2008
(ngàn đồng)
Giá đóng cửa
30/06/2008
(ngàn đồng)
Thay đổi
(ngàn đồng)
% thay
đổi
NTL
115 25,9 (89,1) -77,48%
BBC
69 27 (42) -60,87%
SC5
66 27,2 (38,8) -58,79%
VIS
44,7 19,2 (25,5) -57,05%
SJS
107 46,2 (60,8) -56,82%
CLC
41,6 19,2 (22,4) -53,85%
DCC
25,6 12 (13,6) -53,13%
BMC
120 57 (63) -52,50%

ALP
25,6 12,2 (13,4) -52,34%
TTP
49,4 23,7 (25,7) -52,02%
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang21

Top 10 mã chứng khoán tăng giá nhiều nhất (giảm giá ít nhất) – HASTC

CK
Giá đóng cửa
01/04/2008
(ngàn đồng)
Giá đóng cửa
30/06/2008
(ngàn đồng)
Thay đổi
(ngàn đồng)
% thay
đổi
MIC
58,3 65,1 6,80 11,66%
VNR
27 29,9 2,90 10,74%
DTC
38,9 41,7 2,80 7,20%
LUT
21,3 21,6 0,30 1,41%

BHV
19,9 19,2 (0,70) -3,52%
DAC
23,5 21,9 (1,60) -6,81%
VTL
25,8 23,4 (2,40) -9,30%
HLY
32,4 28,9 (3,50) -10,80%
VTS
27,6 24,4 (3,20) -11,59%
CAP
17,1 14,9 (2,20) -12,87%
Top 10 mã chứng khoán giảm giá nhiều nhất – HASTC

CK
Giá đóng cửa
01/04/2008
(ngàn đồng)
Giá đóng cửa
30/06/2008
(ngàn đồng)
Thay đổi
(ngàn đồng)
% thay
đổi
SD7
63,4 20,1 (43,3) -68,30%
TST
34,2 12,4 (21,8) -63,74%
KLS

27 10 (17) -62,96%
BVS
84,4 32,2 (52,2) -61,85%
SDA
61,7 23,9 (37,8) -61,26%
ILC
49,8 19,7 (30,1) -60,44%
S99
88,5 35,1 (53,4) -60,34%
TLT
33,5 13,5 (20) -59,70%
S96
38,2 15,7 (22,5) -58,90%
SD9
40,4 16,9 (23,5) -58,16%

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang22

Top 10 mã chứng khoán giao dịch nhiều nhất và ít nhất – HOSE
10 mã giao dịch nhiều nhất 10 mã giao dịch ít nhất
Mã CK Khối lượng Mã CK Khối lượng
STB
53.107.323 BTC 19.590
DPM
40.739.960 VKP 90.620
SSI
32.237.830 SGC 92.780

VIC
13.789.305 SDN 107.700
PPC
13.274.060 SFN 110.250
FPT
9.051.060 TTP 113.620
VFMVF1
8.335.020 SGH 122.530
HPG
7.682.230 DPC 132.590
PVD
7.592.240 SJ1 154.240
VTO
7.103.260 SFC 170.380
Top 10 mã chứng khoán giao dịch nhiều nhất và ít nhất – HASTC
10 mã giao dịch nhiều nhất 10 mã giao dịch ít nhất
Mã CK Khối lượng Mã CK Khối lượng
ACB
19.886.190 NPS 3.200
PVS
11.578.600 ONE 16.300
KLS
11.203.900 LUT 19.900
PVI
8.899.040 HSC 26.400
TBC
5.408.300 LBE 26.900
PAN
4.250.100 CID 34.100
NTP

4.245.700 PSC 36.000
DBC
4.171.900 VBH 44.000
NVC
3.805.200 YSC 46.600
HPC
3.615.200 DTC 49.000

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang23


Phụ lục 2. Tổng hợp các chỉ số tài chính theo Ngành

STT Ngành Số công ty
trong
ngành
Vốn hóa thị
trường
(tỷ đồng)
P/E
(6/2008)
Chênh lệch
quý (%)
P/B % vốn
hóa thị
trường
1

Bảo hiểm phi nhân thọ 3 5.504 10,48 -2,58% 1,19 2,41%
2
Bất động sản 10 34.587 12,25 -16,85% 2,24 15,17%
3
Các dịch vụ hỗ trợ 5 536 4,53 -9,76% 0,88 0,24%
4
Các ngành Công nghiệp
chung
10 1.148 5,81 -12,95% 0,83 0,50%
5
Chế biến thực phẩm 32 34.493 14,64 11,65% 3,57 15,13%
6
Công nghiệp cơ khí /
Công nghiệp sản xuất
6 352 14,18 -16,96% 1,05 0,15%
7
Công nghiệp vận tải 20 6.938 6,04 -1,57% 1,17 3,04%
8
Đại lý bán lẻ 9 1.030 5,54 -6,00% 0,89 0,45%
9
Dịch vụ máy tính và công
nghệ phần mềm
2 1.904 8,35 10,10% 1,77 0,84%
10
Dịch vụ tài chính 4 6.641 3,10 -31,82% 0,44 2,91%
11
Điện 10 13.599 10,05 -0,27% 1,27 5,97%
12
Đồ da dụng 4 1.607 6,00 -24,33% 0,79 0,71%
13

Đồ dùng cá nhân 8 1.454 11,31 -12,78% 0,82 0,64%
14
Đồ uống 3 366 7,69 7,74% 1,26 0,16%
15
Du lịch & Giải trí 5 12.027 40,87 -23,47% 5,21 5,28%
16
Dược phẩm & Công nghệ
sinh học
3 5.533 20,15 -5,45% 3,35 2,43%
17
Gas, nước và Công ty
dịch vụ tiện ích đa ngành
2 338 11,09 -0,62% 0,91 0,15%
18
Giấy & Các chế phẩm từ
gỗ
5 631 5,43 -10,44% 0,94 0,28%
19
Hoá chất 15 24.276 6,41 -4,99% 2,02 10,65%
20
Khai khoáng 5 813 11,62 -9,34% 2,43 0,36%
21
Kim loại Công nghiệp 6 8.690 8,06 -20,30% 1,36 3,81%
22
Ngân hàng 2 22.183 6,34 -7,42% 1,47 9,73%
23
Ô tô & Phụ tùng 1 117 6,69 -12,27% 4,01 0,05%
24
Phần cứng và thiết bị
phần cứng

9 6.213 9,09 4,52% 1,46 2,73%
25
Quỹ đầu tư đóng 5 1.998 NA NA NA 0,88%
26
Sản xuất dầu khí 4 3.810 7,32 3,42% 1,51 1,67%
27
Thiết bị điện & điện tử 6 2.698 10,75 1,82% 1,20 1,18%
Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang24

STT Ngành Số công ty
trong
ngành
Vốn hóa thị
trường
(tỷ đồng)
P/E
(6/2008)
Chênh lệch
quý (%)
P/B % vốn
hóa thị
trường
28
Thiết bị giải trí 1 233 6,34 -12,50% 1,02 0,10%
29
Thiết bị, dịch vụ và phân
phối dầu khí

4 11.279 10,86 -18,76% 2,03 4,95%
30
Thuốc lá 1 35 3,27 -8,78% 0,74 0,02%
31
Truyền thông 11 215 6,15 -49,36% 0,99 0,09%
32
Vật liệu xây dựng 88 16.719 6,43 -9,83% 1,05 7,33%
Tổng 299 227.966 100%

Báo cáo Thị trường Chứng khoán Việt Nam Quý 2- 2008


© 2008 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Trang25


Phụ lục 3, Những cổ phiếu tiêu biểu trên 2 sàn - sắp xếp theo giá trị vốn hóa
(Vốn hóa tại 30/06/2008 > 500 tỷ, PE< 13 và EPS > 3000)
TT Mã
CK
Sàn Ngành Vốn hóa
(tỷ đồng)
Giá
(30/06/08)
TTM
P/E
P/Bv EPS cơ
bản
ROA ROE
1
VNM HO

Chế biến thực phẩm 18.579 106 19,41 4,30 5,461 21% 29%
2
DPM HO
Hoá chất 16.238 43 0,00 3,72 NA 23% 30%
3
ACB HA
Ngân hàng 12.440 48 5,84 1,59 8,095 3% 36%
4
VIC HO
Bất động sản 11.218 94 33,73 6,03 2,772 15% 23%
5
VPL HO
Du lịch & Giải trí 10.800 108 76,79 10,52 1,406 6% 12%
6
ITA HO
Bất động sản
10.235 89 22,59 3,26 3,940 8% 12%
7
PVD HO
Thiết bị, dịch vụ và phân
phối dầu khí
10.045 76 12,95 4,50 5,869 18% 43%
8
STB HO
Ngân hàng 9.743 22 6,84 1,36 3,200 2% 18%
9
KBC HA
Bất động sản 9.045 103 23,01 4,18 4,533 11% 15%
10
PPC HO

Điện
8.293 26 10,05 2,17 2,537 8% 22%
11
HPG HO
Kim loại Công nghiệp 7.223 52 6,78 2,16 7,598 24% 38%
12
FPT HO
Phần cứng và thiết bị phần
cứng
4.595 50 6,05 2,32 8,265 20% 49%
13
SSI HO
Dịch vụ tài chính 4.373 32 6,90 0,95 4,640 17% 33%
14
KDC HO
Chế biến thực phẩm 3.588 78 12,21 0,66 6,386 12% 16%
15
ANV HO
Chế biến thực phẩm 3.346 51 7,11 1,89 7,169 33% 42%
16
VSH HO
Điện 3.327 24 10,56 1,65 2,292 11% 15%
17
DHG HO
Dược phẩm & Công nghệ
sinh học
2.859 143 19,97 4,40 7,159 18% 31%
18
PVS HA
Sản xuất dầu khí 2.620 26 8,21 1,95 3,191 7% 26%

19
DPR HO
Hoá chất 2.100 53 7,64 3,14 6,868 16% 40%
20
VNR HA
Bảo hiểm phi nhân thọ 1.996 30 15,86 1,67 1,873 7% 14%
21
PVI HA
Bảo hiểm phi nhân thọ 1.899 23 5,68 1,11 3,944 6% 14%
22
SGT HO
Dịch vụ máy tính và công
nghệ phần mềm
1.890 32 9,84 2,35 3,282 19% 44%
23
TRC HO
Hoá chất 1.860 62 11,78 3,88 5,265 16% 42%
24
SJS HO
Bất động sản 1.836 46 4,95 1,47 9,333 28% 38%
25
GMD HO
Công nghiệp vận tải 1.686 39 7,91 0,75 4,902 12% 19%
26
SAM HO
Thiết bị điện & điện tử
1.638 25 7,86 0,68 3,218 8% 12%

×