Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công việc _ Những kỹ năng và nghiên cứu vì sự phát triển ở Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.55 KB, 2 trang )




Báo cáo về Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới

Phát triển Giáo dục Đại Học đáp ứng yêu cầu công việc – Những kỹ năng và
nghiên cứu vì sự phát triển ở Đông Á

Tóm tắt

Đông Á là khu vực đã phát triển nhanh chóng, nhưng các nước có thu nhập trung bình và thấp phải đối mặt với
những thách thức của việc duy trì tăng trưởng và leo lên các bậc thang thu nhập, cả hai điều này cần có sự cải thiện
về năng suất.
Giáo dục đại học đóng vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề nà vì nó cung cấp những kỹ năng cao cấp và những
nghiên cứu nhằm áp dụng những công nghệ hiện tại và nhằm đồng hóa, thích nghi và phát triển công nghệ mới, hai
yếu tố quyết định đến năng suất.
Đã có những thành tựu ấn tượng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục đại học từ 20-30 năm qua. Ngày
nay, tại các nước Đông Á có mức thu nhập trung bình và thấp, phạm vi tuyển sinh đại học có tỷ lệ từ 10% đến 50%
và ngang tầm với các nước có mức thu nhập tương tự, nhưng vẫn thấp hơn những nước có mức thu nhập cao hơn.
Một lỗ hổng quan trọng đối với sự tăng trưởng ổn định của khu vực Đông Á với mức thu nhập thấp và trung bình
nằm ở vấn đề phát triển và triển khai đúng loại kỹ năng và nghiên cứu để tăng năng suất và đổi mới.
Tuy nhiên, giáo dục đại học chưa phát huy hết tiềm năng của nó để đóng góp cho lộ trình tăng trưởng của khu vực.
Nó chưa cung cấp đủ cho sinh viên những kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để tăng năng suất. Tại các nước Đông
Á có mức thu nhập thấp và trung bình, người sử dụng lao động cần những kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán (STEM). Họ cũng cần những kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo để hỗ trợ sản xuất kinh doanh ở mức giá trị
cao hơn, kỹ năng tư duy và hành vi cần thiết cho lĩnh vực dịch vụ năng suất cao. Nhận thức sử dụng lao động và
lương kỹ năng chỉ ra khoảng cách trống trong tất cả các nhóm kỹ năng đối với người mới gia nhập thị trường lao
động trong khu vực.
Ngoài ra, các tổ chức giáo dục đại đang không tạo ra được những loại hình nghiên cứu cần thiết cho việc thúc đẩy
quá trình nâng cấp công nghệ tại các doanh nghiệp. Các trường đại học có thể đưa ra các ý tưởng cho cộng đồng
doanh nghiệp, đóng góp cho khối kiến thức và đổi mới công nghệ thông qua những nghiên cứu cơ bản và ứng dụng


cũng như chuyển giao công nghệ. Nhưng sự tham gia của các trường đại học vẫn bị hạn chế ở nhiều nước, thậm chí
cả trong lĩnh vực ứng dụng và nâng cấp công nghệ.
Lý do chính mà giáo dục đại học không thực hiện được tiềm năng của mình là do nó được quản lý như các tổ chức
độc lập “không liên kết”. Giáo dục đại học cần phải được biết đến như một “hệ thống” nơi mà các tổ chức giáo dục
đại học được liên kết tốt với nhau cũng như với các doanh nghiệp, với các viện nghiên cứu, với các tổ chức dự bị đại
học, và các tổ chức khác. Đầu ra của giáo dục đại học phụ thuộc vào sự tương tác giữa tất cả các ngành trên.

Phần lớn sự “thiếu liên kết” này là do những hạn chế về thông tin, năng lực, và động cơ được giải quyết yếu kém,
mang lại những thất bại về chính sách và cả thị trường. Chính sách công có thể đóng vai trò xây dựng trong việc giải
quyết các vấn đề này. Điều kiện giữa các nước khác nhau, tuy nhiên những cải cách trong các lĩnh vực sau nên được
ưu tiên cao nhất tại khu vực Đông Á với mức thu nhập thấp và trung bình:

Chi tiêu hiệu quả và năng suất hơn
 Đầu tư phù hợp và khuyến khích nghiên cứu
 Ưu tiên những lĩnh vực đang thiếu kinh phí như khoa học và kỹ thuật
 Cấp học bổng đầy đủ và tao các khoản cho vay cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn

Quản lý các tổ chức công tốt hơn
 Cải thiện khả năng quản lý của các tổ chức giáo dục đại học công với 70% sinh viên Á Đông đang theo
học, bằng cách khuyến khích quyền tự chủ và trách nhiệm lớn hơn.
 Cần khuyến khích vai trò tự quyết lớn hơn trong các vấn đề như chương trình giảng dạy học tập, biên chế
và ngân sách.
 Trách nhiệm giải trình phải tăng bằng việc giao quyền và trách nhiệm cho các tổ chức và ban quản lý, và
bằng cách cung cấp cho sinh viên những thông tin để họ lựa chọn chuyển trường.

Quản lý hệ thống giáo dục đại học
 Có những ưu đãi phù hợp cho các cơ sở tư nhân để họ có thể giúp đỡ chính phủ tăng tỉ lệ nhập học và phát
triển kỹ năng.
 Đảm bảo liên kết chặt chẽ hơn giữa các trường đại học và các ngành công nghiệp
 Tận dụng cơ hội mà các thị trường giáo dục đại học quốc tế mang lại





Bản báo cáo này phân tích vấn đề giáo dục đại học tại khu vực Đông Á có mức thu nhập trung bình và thấp. Giáo
dục đại học được định nghĩa theo nghĩa rộng bao gồm mọi tổ chức học tập chính quy của tư nhân hoặc của nhà
nước ngoài lĩnh vực giáo dục phổ thông.


Để biết thêm thông tin, vui lòng tải bản báo cáo tại địa chỉ: www.worldbank.org/eap/highered


×